Thật lao khổ cho lòng ta. Tác giả: Hình Diệu Diệu
Thể loại: Ngôn tình, cổ đại, 1×1, ấm áp, nhẹ nhàng
Số chương: 6 chương
Dịch: Tiểu Công Tử - 小公子
GIỚI THIỆU
Ta là trưởng công chúa hoành hành ngang dọc trong kinh thành nhiều năm nay.
Ta chưa bao giờ nghĩ rằng khi mình được tán tỉnh, tín vật định tình sẽ là con dao đẫm máu.
Mối lương duyên này bắt đầu vào một buổi chiều nắng vàng.
______
“3 năm, nhiều nhất là 3 năm.”
Lúc Vương Diên nói, giọng điệu của huynh ấy rất chắc chắn, kiểu có thể nhẹ nhàng như trở bàn tay để lấy cái gì đó.
"Ba năm sau, đợi khi Bắc Yến đã ổn, hoàng thượng sẽ không còn lo lắng nhiều như vậy."
Ta không biết Vương Diên sao đột nhiên lĩnh ngộ và hiểu được nỗi lòng trong lòng hoàng huynh, còn chưa kịp suy nghĩ thì đã thấy Vương Diên ho khan hai tiếng, tai đỏ bừng.
Sau đó, huynh ấy quay mặt đi chỗ khác, không còn vẻ uy nghiêm thường thấy mà nói năng khá ngượng ngùng.
“Ta hỏi A Ông rồi, người nói sao cũng được, miễn là lưỡng tình tương duyệt, nàng nguyện ý đợi ta 3 năm chứ”
Nghe vậy, ta trầm tư rất lâu, có hơi chút suy sụp nói: "Ba năm sau ta hai mươi mốt tuổi, có phải là hơi có tuổi không?"
“Một chút cũng không.”
Vương Diên trả lời rất ngắn gọn, "Ở An Tây, có rất nhiều cô nương đơn giản không trang điểm hay đeo trang sức cầu kì, nhưng phu quân họ vẫn rất tôn trọng họ. Bốn mắt chạm nhau, khi nói chuyện còn cười với nhau. Chưa kể…"
Giọng huynh ấy trầm xuống.
"Nàng rất, rất đẹp."
Lông mi của huynh ấy cũng theo đó hạ xuống, khi so sánh với con thú hung ác thường ngày thì có chút nhút nhát hơn.
Ta đứng dậy, kiễng chân hôn một cái trên má huynh ấy: "Đừng gọi ta là nàng, người An Tây các huynh nhất định không chú trọng chuyện này, ta tên là Yến Yến."
"Huynh có biết "yến yến vu phi" không?"
Hỏi xong ta hơi hối hận.
Vương Diên nói với ta, trước giờ huynh ấy không hiểu thơ văn, thư pháp.
Giọng nói của Vương Diên vang lên bên tai.
Yến yến vu phi, há thưởng kỳ âm, chi tử vu quy, viễn tống vu nam.
______
Chú thích: Đây là bài thơ "Yến yến 3" của Khổng Tử
Yến yến vu phi,
Há thưởng kỳ âm.
Chi tử vu quy,
Viễn tống vu nam.
Chiêm vọng phất cập,
Thực lao ngã tâm.
Dịch nghĩa:
Chim én bay đi,
Tiếng kêu khi bổng khi trầm.
Nàng trở về nhà cha mẹ, không trở lại nữa.
Ta tiễn đưa nàng về nam,
Ta trông theo thì không thấy nàng kịp nữa.
Thật lao khổ cho lòng ta.
chương 5