Việt Hùng Diễn Nghĩa

chương 100: 100: đấu với trời 8

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

“Trời xanh đã chết, trời vàng nổi lên!

Năm nay Giáp Tý, thiên hạ Thái Bình!”

- Một đám dân nghèo gầy gò dữ tợn hét lớn, hung hăng giơ cao cuốc thuỗng gậy gộc lao vào màn mưa tên bắn xuống từ tường trại cao.

Một đợt, hai đợt, ba đợt, bốn năm sáu đợt, xác người chất đống, ống tên đã cạn, cửa thành bị đẩy ngã, tiếp theo là sáp lá cà, hay nói cho đúng là …

Đồ sát!

Cướp bóc!

Trả thù!

Giải tỏa!

Bùng nổ!

Lửa khói và máu xương!

Nước mắt và tội ác!

Tội ác nguyên thủy!

Cảnh tượng ấy không phải đặc hữu ở Ký Châu, ở Duyện Châu, ở Dự Châu hay ở Thanh, U, Từ, Tịnh, Ung, Ích hoặc bất cứ một châu riêng lẽ nào.

Nó xảy ra ở khắp thiên hạ, là hình ảnh thu nhỏ của cả thiên hạ, hay nói cho đúng là cái thiên hạ trong mắt tầng lớp thống trị thiên hạ lúc bấy giờ!

Thế gia!

Kiến cắn chết voi!

Trong tròng mắt của sinh vật hùng mạnh, cả khu rừng đã bốc lên lửa đỏ, toàn bộ thế gian đã bước vào kỷ nguyên đổi trời, xác chết của đồng loại la liệt khắp nơi, sinh mệnh của giống loài đang thoi thóp.

Nằm ngoài dự đoán của nhiều người, nhưng vẫn trong ước tính của số ít người, lửa đã không bốc lên từ tổng bộ Trác Lộc của đạo Thái Bình,

Bởi vì cái ngày Đại Hiền Lương Sư Trương Giác vung lên bảo kiếm Ỷ Thiên cũng là ngày ngọn lửa vàng của đạo Thái Bình dẫn mồi thổi bùng ngọn lửa hận thù phẫn uất trong lòng muôn dân thiên hạ.

Thiên hạ chịu khổ Hán triều lâu rồi, muôn dân chịu khổ thế gia lắm rồi!

Vẫn là kiến cắn chết voi!

Trong tâm tưởng của sinh vật nhỏ bé, cả khu rừng đã trở nên thanh tĩnh, toàn bộ thế gian đã không còn hiểm địa, xác chết của đồng loại dẫn đường tới máu thịt của kẻ thù, sinh mệnh của giống loài chuyển từ yếu ớt hèn mọn sang phàm ăn liều lĩnh.

Mấy ngàn năm sau, có sử gia bình luận rằng:

“Nếu Trần Thắng là một tiếng nói của giai cấp nông dân phản đối bạo Tần,

Nếu Nông Gia là mồi lửa dẫn đầu Bách Gia đứng lên kháng Tần,

Thì Trương Giác là một đại diện cho nổi lòng của tất cả những kẻ yếu đang bị áp bức bóc lột,

Và đạo Thái Bình là mồi lửa thổi bùng nhiệt huyết đấu tranh cho tất cả những ai phản đối bất công trong xã hội Hán mạt”

Cũng có sử gia cho rằng Trương Giác là kẻ điên khát máu, rằng đạo Thái Bình là một hình thức tà đạo mê hoặc dân tâm, rằng khởi nghĩa Khăn Vàng là hoàn toàn không cần thiết vì cuối cùng thì Đại Việt vẫn sẽ thành lập và tiến tới chủ nghĩa khoa học bình đẳng, Quốc Tế Đồng Minh Hội vẫn thành lập và hòa bình vẫn sẽ phát triễn thành tiếng nói chung của toàn thể nhân loại.

Nhưng bất kể thế nào thì khởi nghĩa Hoàng Cân cũng đã xảy ra và trở thành một phần của lịch sử Lạc Tiên giới.

Phật tử Đại Việt và Á Đông sau này nhớ đến năm ấy như là năm thứ sau ngày Phật tổ Thích Ca đản sinh trong vườn Lumbini.

Con chiên của Chúa Jesus ở Đại Việt và Á Đông thì nhớ đến năm ấy như là năm thứ sau ngày Jesus Christ giáng sinh ngoài thành Bethlehem.

(P/s: tác dùng giả thuyết của một số nhà nghiên cứu sử học hiện đại, Jesus Christ sinh năm TCN.

Lý do đơn giản là vì truyện này ngay từ đầu đã xây dựng main đi theo chủ nghĩa khoa học.

Spoil: Quyển truyện sau không lấy khoa học làm chủ đạo)

Còn những người Á Đông đương thời chịu ảnh hưởng của Lạc Dương thì gọi năm ấy là năm Quang Hòa thứ và cũng là năm cuối cùng mà niên hiệu này xuất hiện trong lịch sử nhân loại Lạc Tiên giới.

Thời sau, có một cuộc bầu chọn vui trên mạng Internet toàn cầu dành cho niên hiệu ‘thất bại và vô dụng’ nhất trong lịch sử.

Niên hiệu Quang Hòa của Hán Linh Đế Lưu Hoành vinh quang đăng ngôi số liên tiếp mùa giải trước khi bị soán ngôi bởi niên hiệu Kiến An của con trai hắn là Liêu Vương Lưu Biền.

Bởi vì trong suốt năm Quang Hòa ấy, ánh sáng của hòa bình chưa từng một lần chiếu lên lãnh thổ Hán triều, thậm chí nó còn phải chứng kiến khói lửa chiến trận nổi lên tại từng ngõ ngách, thôn xóm, đồng quê, phố thị, lẫn núi rừng hoang dã.

Cũng vì thế, không chỉ tầng lớp thế gia Nho học Trung Nguyên, đối tượng chính bị khởi nghĩa Hoàng Cân công kích, bị đánh cho xấp mặt tan nát không kịp ứng phó,

Mà ngay cả đương kim Hán đế Lưu Hoành kẻ cười thầm trên nổi đau của địch nhân, tự cho rằng nắm vững mọi việc trong lòng bàn tay, cũng có chút luống cuống tay chân.

Diễn biến lớn đầu tiên xảy ra ở Ký Châu và Dự Châu, ổ bảo của thế gia Hà Bắc và thế gia Hoài Dự bị giáo chúng Thái Bình vây đông như ruồi bu uế thải, dùng quân số gấp mười thậm chí gấp mấy chục lần để san bằng liên tục hết nơi này đến nơi khác, từ nhà này sang nhà khác.

Ở Ký Châu, tướng lĩnh của Thái Bình đạo mang theo trăm vạn thanh niên, đẩy già lôi trẻ ra chiến trường.

Tên đạn vật tư chiến tranh của thế gia nhanh chóng hao sạch vào những thân xác già nua vô dụng hoặc vóc dáng trẻ con còm nhòm chỉ đáng làm bia thịt.

Ổ bảo, trang viên, thôn xóm lũ lượt đổi chủ hoặc hóa thành đống hoang tàn đổ nát.

Tài sản tích trữ của thế gia và lương dân thì biến thành chiến lợi phẩm hoặc quân lương ăn liền cho những kẻ đội lên đầu chiếc khăn màu đất vàng.

Sinh mệnh con người chưa bao giờ trở nên rẻ bèo như thế,.

Đọc truyện hay, truy cập ngay ++ Tг ùмTruyện.

v n ++

Hoặc bán thân trọn đời, tức là đội chiếc khăn màu đất lên đầu, gia nhập vào những kẻ từng xem mình như thịt cá, để rồi nhanh chóng trở thành dao thớt giống bọn chúng, và bán luôn cả linh hồn và nhân cách đạo đức.

Hoặc bán mình vĩnh viễn, tức là thay vì đội đất vàng lên đầu thì trực tiếp hóa thành đất vàng, đem thân thể trở về với cát bụi, hy vọng linh hồn tìm được chốn bình yên, không phải làm ác, cũng không phải chịu ác nữa.

Thật ra thì tình cảnh ở Ký Châu còn xem như may mắn, vì đám thủ lĩnh quân Khăn Vàng ở Ký Châu ít ra còn nhớ những lời giảng y hành đạo của Trương Giác, biết vùi lấp xác người để tránh ôn dịch, gián tiếp hoàn thành tâm nguyện nhỏ bé trước khi chết của những con người nhiễm nặng văn hóa tập tục Á Đông là có một nấm mồ chôn thân.

Tại những nơi khác ngoài Ký Châu, phần lớn thủ lĩnh quân Khăn Vàng đều không phải học trò của Trương Giác, cho nên vẫn thường thấy tình cảnh đám chó hoang cắn xé nhau giữa đường để tranh giành những bãi máu thịt nhàu nát mà khi còn toàn vẹn hẵn là mang hình ngươi, còn ở trên bầu trời thì lũ quạ đen quạ xám bay lượn đông nghịt như thể mọi ngày đều là tháng .

Quay trở lại với Ký Châu, phản ứng đầu tiên của thế gia Hà Bắc đến từ Thẩm thị,

Gia chủ Thẩm thị từ sớm đã liên hệ với Viên Phùng để nhờ dắt mối, nguyện ý tiếp nhận tư binh của thế gia Hà Nam vào ổ bảo và trang viên nhà mình.

Thẩm thị bỏ lương tiền mua hộ vệ tạm thời, còn thế gia Hà Nam thì có thể giữ lại một bộ phận quân lực, không đến nổi mất ráo vì chết đói.

Tuy thời ấy chưa có khái niệm win-win nhưng mô hình hai bên cùng có lợi này quả thật tạo ra hiệu quả lớn và nhanh chóng được lan rộng, bắt chước bởi các thế gia Hà Bắc khác.

Cho đến khi Trương Giác dùng một loại độc dược gọi là ma phí tán để tạo ra ‘Lực Sĩ Khăn Vàng’.

Ma phí tán liều mạnh có thể xua tan hết thảy cảm giác đau đớn sợ hãi, đồng thời tăng cường lực lượng bộc phát của người dùng.

Tác hại lớn nhất là tinh thần không ổn định, khi điền cuồng, lúc ngu ngốc, tựa như chẵng còn là người nữa.

Bằng vào ma phí tán, nông dân yếu hèn hóa thành yêu ma cuồng nộ, xông xáo không sợ chết, lực lượng kinh khủng hơn cả chiến sĩ tinh nhuệ.

Đám tư binh của thế gia Hà Nam vốn chỉ là lính nghiệp dư, tuy trang bị và kỹ thuật khá tốt nhưng tinh thần và sĩ khí thì ít được rèn luyện, vậy nên khi gặp phải đối thủ điên cuồng như ‘Lực Sĩ Khăn Vàng’ thì lập tức hãi hùng khiếp vía, thế thua như vỡ đê.

Kỳ thực thì thua thiệt ban đầu nằm ở phía Khăn Vàng bởi lẽ trữ lượng ma phí tán vốn không nhiều, bản thân ‘Lực Sĩ Khăn Vàng’ lại là hàng dùng một lần rồi phế do ma phí tán liều mạnh không chỉ phá hủy tinh thần mà còn ăn mòn thân thể.

Có thể nói rằng khi ra quyết định chế tạo ‘Lực Sĩ Khăn Vàng’ là Trương Giác đang muốn dùng tài nguyên để đánh thế gia, lĩnh vực mà thế gia am hiểu nhất.

Nhưng bởi vì quân Khăn Vàng quá đông lại thêm kiến thức hạn hẹp về y học nên đã tạo cho thế gia một ảo giác rằng ‘Lực Sĩ Khăn Vàng’ dùng mãi không hết, có thuật tự lành, là yêu ma thực sự, không thể ngăn cản được.

Vì giữ vững thế thắng, Trương Giác cũng thuận thế cổ vũ lời đồn, thậm chí không tiếc vứt bỏ danh dự của thầy mà mình gắng sức bảo vệ bao lâu nay, tuyên bố rằng Thái Bình Thiên Thư đúng là còn có tên khác gọi là Thái Bình Yêu Thuật, rằng ‘Lực Sĩ Khăn Vàng’ chính là do yêu thuật tạo ra.

Trong lúc thế gia Hà Bắc lo sợ bất an thì Lư Thực mang theo quân binh tinh nhuệ từ Tư Châu đến.

Nhưng oái oăm cho họ là ngoài lá cờ tiết chế có quyền chiêu binh mãi mã, điều động toàn quân toàn dân Hà Bắc ra thì Lư Thực còn nhận được một bức mật chiếu của Lưu Hoành.

Trong mật chiếu chỉ có một từ ‘ổn’.

Vậy là đúng theo sách lược binh gia, hay nói cho chuẫn là đúng theo dự tính của Lưu Hoành, đứng trước uy thế hùng mạnh của Khăn Vàng, Lư Thực lựa chọn né tránh mũi nhọn, án binh bất động, một bên thì chiêu binh mãi mã, chỉnh đốn rèn luyện, một bên chờ đợi viện quân từ Quan Trung tới.

Lư Thực yêu quý sĩ tốt có tầm nhìn đại cục rộng lớn thì thế gia cũng yêu quý bản thân và sớm coi thiên hạ là nhà mình.

Cho nên dưới sự dẫn đầu của Điền thị và Tự thị, Hà Bắc thế gia nhanh chóng đạt thành thỏa đàm với Tư Đồ Viên Phùng, nội dung là …

Thế gia Hà Bắc đồng ý ủng hộ môn sinh của Viên Phùng trở thành Ký Châu Thứ Sử hoặc thậm chí Ký Châu Mục nếu có thể,

Đây là một điều kiện hà khắc, bởi lẽ ngoài kẻ cuồng ngạo ngu ngốc ngồi trên ngai vàng thì ai có não cũng biết thiên hạ đã tới hồi chia xẻ , là lúc quân phiệt cát cứ, tức là việc ủng hộ người bên ngoài lên làm lãnh đạo Ký Châu chẵng khác nào đem cơ hội quật khởi của người bản địa suy yếu.

Đương nhiên có bỏ mới có được, đổi lại, Viên Phùng cần xin được lệnh bố cáo thiên hạ từ Lưu Hoành, kêu gọi chí sĩ, dũng sĩ, nghĩa sĩ trong thiên hạ đứng lên chống Khăn Vàng.

Đây tưởng chừng vô dụng nhưng kỳ thực thì thế gia Hà Bắc có thể thông qua chiếu này để mời gọi cường hào bản địa và nhân sĩ võ lâm gia nhập vào trận doanh của mình.

Lực lượng này không hề nhỏ, chí ít là trong đó có một tên mặt đỏ râu dài gánh đậu bán rong khắp Hà Bắc, lại có một tên đồ tể mổ heo thích vẽ tranh và trồng đào, càng quan trọng là có một tên tai dài chạm môi, tay dài chạm gối, đang ngồi đan cỏ bán giày bên vệ đường.

Lưu Hoành ban đầu phát chữ ‘ổn’ cho Lư Thực cũng vì muốn tiêu hao lực lượng thế gia, biết chỉ cần mình không thúc đánh thì Lư Thực tuyệt đối sẽ ngồi chờ đến khi đủ sức hoặc khi tình thế có biến.

Nhưng khi nghe Huyền Kính Ty mô tả về ‘Lực Sĩ Khăn Vàng’ và nhìn thấy ánh mắt ngây thơ hoảng sợ của Hoàng Hùng thì Lưu Hoành cũng có chút bất an.

Đương nhiên bất an thì bất an nhưng toan tính thì vẫn phải toan tính.

Khi Viên Phùng dùng danh nghĩa Tư Đồ mời Lưu Hoành ban lệnh kêu gọi nghĩa sĩ thì Lưu Hoành cũng thuận thế mượn cái miệng của Thượng Thư Hoàng Uyển để đề xuất ‘hạ giá tướng quân’.

Thái Úy Chu Cảnh, Đình Úy Chu Trung đều đi vắng, cái mác nhân vật có máu mặt nhất của phe bảo hoàng trong triều đột nhiên rơi trúng đầu Hoàng Uyển.

Về phần thứ gọi là ‘hạ giá tướng quân’ chính là nới lõng quy định trong việc thăng chức từ đô úy lên giáo úy, lên tạp hào tướng quân, lên Trung Lang tướng.

(P/s: tạp hào = gắn đại cái tên vào, ví dụ như hoàng giang, hoàng dã, quán quân, thảo khấu, trừ nghịch, thiên phượng, thần phong, …)

Những đối tượng đầu tiên được hưởng ân huệ từ việc nới lõng đương nhiên là phe bảo hoàng.

Ở Dự Châu, Nhữ Nam Viên thị và đồng minh dường như đã sớm phòng bị, ứng phó thỏa đáng trơn trụ, tự nhiên như không có gì.

Bởi lẽ tất cả những nhân vật quan trọng đã sớm mang theo tài sản quý giá và vật tư thiết yếu tụ chung lại với nhau, tạo thành siêu cấp thành bảo,

Lại đem những nơi phế bỏ hoang tàn trao tặng cho những gia tộc nhỏ và cường hào địa phương, ngoài mặt lấy được tiếng thơm hỗ trợ đồng hương chống binh tai, kỳ thực là biến họ thành khiên thịt ngăn địch cho bản thân mình.

Ba Tài và Trương Lương dường như rất ăn ý với Viên thị, chỉ tập trung đánh nhỏ mà bỏ lớn.

Ở mỗi quận mỗi huyện của Dự Hoài, hàng ngày vẫn có ổ bảo và trang viên nhỏ bị san bằng.

Thế nhưng suốt tháng đầu tiên vẫn không có một thành bảo lớn nào Viên thị và đồng minh bị công phá.

Thậm chí nghe võ lâm đồn rằng ở Dự Châu hiện giờ, nếu như thôn trang nhà cửa không còn, tướng lĩnh Thái Bình đạo sẽ cho ngươi lựa chọn.

Ngoài lựa chọn bị giết hoặc nhập vào thì còn một lựa chọn thứ là được ‘hộ tống’ tới những thành bảo lớn của Viên thị và đồng minh.

Kỳ thực đây cũng không phải là lời đồn thất thiệt mà là sự thật bởi lệnh ấy được ban ra từ chính Nhân Đạo Tướng quân Trương Lương.

Đương nhiên, nếu nói hộ tống thì hơi quá, phải nói là bị xua đuổi kéo lê hoặc cưỡng chế ép buộc mới đúng.

Đó là ở phía quân Khăn Vàng, còn về phần có vào được thành bảo của Viên thị và đồng minh hay không thì khó mà nói được.

Ban đầu cũng có một số gia tộc vì muốn bảo vệ danh tiếng của nhà mình mà tiếp nhận số nhỏ nạn dân, bổ xung vào nguồn lao lực miễn phí.

Sau đó nạn dân quá nhiều, các nhà lo sợ trong đó trộn lẫn số lượng lớn gian tế của Khăn Vàng thì khó mà kiểm soát được, thành ra không nhận nữa.

Viên thị và đồng minh từ bỏ danh tiếng, nhưng quân Khăn Vàng từ đầu đã không màng bêu danh.

Những người không được thành bảo nhận vào chỉ còn lựa chọn.

Không phải là nhập vào hoặc chết như lần đầu tiên được hỏi.

Mà là lao đầu vào thành bảo để hao tổn một phần tên đạn của thế gia,

Hoặc bị quân Khăn Vàng làm nhục rồi phanh thây mổ xẻ trước thành bảo rồi đắp thành núi thây để hù dọa người trong thành.

Nhân Đạo Tướng quân Trương Lương gọi chiêu này là công tâm kế, đánh thẳng vào nhân tâm!

Quả không hổ là Nhân Đạo Tướng Quân!

Cừ soái Ba Tài thì gọi đây là nhốt rùa trong giỏ đợi ba ba.

Quả nhiên, không được bao lâu thì ba ba đến.

Huyện lệnh huyện Thư là Chu Tuấn, ngay từ khi khởi nghĩa Khăn Vàng vừa nổ ra vài ngày đã được tiết chế mặt trận phía nam là Thái Úy Chu Cảnh dâng sớ kể công, nghiễm nhiên trở thành nhân vật đầu tiên hưởng lợi từ chính sách ‘hạ giá tướng quân’.

Tại Lư Giang, Thảo Nghịch Tướng Quân Chu Tuấn hội binh với Hoành Giang Tướng Quân Tôn Kiên, người được gấp rút triệu tập lên Bắc do tình hình chiến sự ở Giang Nam suy giảm.

Hai người đều có tài riêng,

Chu Tuấn thành thạo mua chuộc nhân tâm, lại như có mắt thần tai thánh, từ địa hình tình thế cho đến bố trí nội bộ quân địch, thậm chí một chút chuyện vặt vãnh như đầu tên tướng Khăn Vàng này xanh mượt, mồm tên tướng Khăn Vàng kia sặc mùi cồn.

Tôn Kiên giỏi về kêu gọi phấn chấn sĩ khí, bản thân nắm giữ võ dũng cực cao đủ trấn áp ba quân, tài bày binh bố trận và chỉ huy chiến đấu trực diện cũng đã được mài dũa sau nhiều năm giao tranh với phản loạn Hứa Chiêu ở Cối Kê.

Cả hai không hẵn là tuyệt phối nhưng cũng có thể nói là bù trừ bổ trợ lẫn nhau, vừa kết hợp lại thì đánh đâu thắng đó, thế tiến công không thể đỡ,

Quân khăn vàng hoặc bại thua bị giết, hoặc bỏ chạy né đường,

Lại thêm Ba Tài và Trương Lương nhiều lần tự mình tổ chức ngăn cản nhưng thất bại, khiến cho quân khăn vàng dường như bị đánh sợ, cứ thấy lá cờ thêu chữ Chu, chữ Tôn là rút lui, không còn dám chống lại nữa.

Thế là một con đường trống trãi xẻ dọc Dự Châu, nối thẳng Lư Giang và tòa thành bảo lớn nhất nhì thiên hạ, hơn xa Huyện thành, thậm chí trong đánh giá của Chu Tuấn thì bề ngoài của nó không thua Quận thành Lư Giang là bao.

Đó chính là nơi tụ tập tất cả ‘tinh hoa’ của Nhữ Nam hiện giờ,

Thành bảo của Nhữ Nam Viên thị!.

Truyện Chữ Hay