Bà Lư miệng tuy không nói gì nhưng bà rất hài lòng. Thời xưa, bà sống vất vả nhưng bà không ngờ ở thời đại mới này, không còn cái cũ của địa chủ, nhưng thay vào đó bà được sống một cuộc sống như một "vợ địa chủ.”
Kể từ khi Lý Thải Phượng về đây, những ngày tháng tốt đẹp đã không còn nữa, "vợ địa chủ" chính thức trở thành Lý Thải Phượng, còn bản thân bà bây giờ cũng chỉ là người làm việc lâu dài cho gia đình chủ nhà.
Rước cô ta về, mong cô ta sinh con nối dõi tông đường nhà họ Lư, đã ba tháng trôi qua, bụng dạ không có động tĩnh gì, còn nói con trai bà có vấn đề, cả đời này không thể có con, bà Lư thấy cô ta ăn không nói có nói, vội vàng đi hỏi chuyện con trai, nhưng anh ta mặt nặng mày nhẹ không nói không rằng, làm cho bà Lư càng nặng lòng, chỉ cảm thấy cả đời này mình đã tạo nghiệp, cuộc sống sau này càng ngày càng khó khăn hơn.
Lúc bà Lư cãi nhau với Lý Thải Phượng, Lư Thành Nguyên bí mật đến làng Đại Vũ để tìm Đổng Giai Tuệ.
Ngày hôm qua sau khi gặp Đổng Giai Tuệ ở thị trấn, Lư Thành Nguyên vẫn không thể buông được, nhớ lại lúc mới lấy nhau, Đổng Giai Tuệ cũng là một cô gái đẹp lung linh, đôi mắt sáng lấp lánh, trộm nhìn một thoáng mà cậu ta xấu hổ đỏ cả mặt, sau đó, vì Đổng Giai Tuệ mãi không có thai, mẹ cậu ngày càng có nhiều thành kiến với Giai Tuệ, thường nói bóng nói gió Giai Tuệ không đẻ được con, còn nói cái gì mà con gà mái trong nhà còn biết đẻ trứng, tốn tiền cưới con dâu về nhà còn không bằng con gà mái.
Cứ như vậy, nụ cười trên gương mặt của Giai Tuệ ngày càng ít đi, cô ấy ngày nào cũng làm việc đến tối mịt, làn da của cô không còn trắng mịn như thuở mới kết hôn, suốt ngày phơi nắng càng ngày càng đen.
Vào mùa đông, gió thổi buốt da thịt, mặt Giai Tuệ bị gió thổi lạnh đến tê cóng, cô muốn mua một lọ kem trị tê cóng và bị mẹ cậu ta mắng cả một tháng trời, nói rằng cô không có khả năng sinh con, mặt cô lúc ấy rất lo lắng.
Thấy Giai Tuệ nuốt nước mắt âm thầm chịu đựng như vậy, Thành Nguyên cũng rất đau lòng, nhưng lỗi của cậu ta quá lớn là không đứng lên và không thể sinh một đứa trẻ.
Lư Thành Nguyên không dám đến nhà họ Đổng, cậu ta đi lang thang trên bờ sông đối diện đó, thấy Chùy Tử được nghỉ đang chơi trong ở nhà, liền đưa tay vẫy vẫy Chùy Tử sang bên mình.
“Chùy Tử, cháu còn nhớ chú không? Chú là chú của cháu đây.”
Lư Thành Nguyên lấy một nắm kẹo từ trong túi ra và cho Chùy Tử, cười nói: “Chùy Tử, cháu về nhà gọi cô nhỏ ra đây đi, chú cháu có chuyện muốn nói với cô ấy.”
Chùy Tử đương nhiên nhớ chú này, và cũng biết là gia đình của chú rất quá đáng, không yêu thương cô nhỏ, lại còn đuổi cô đi, hại cô đau lòng muốn chết, làm cả nhà đều không vui.
Cậu nhóc muốn ném nắm kẹo đi, nhưng đảo mắt, cậu lại cảm thấy có kẹo để ăn lại không ăn thì quá phí, thế là nhét kẹo vào túi.
"Được rồi, chú cứ đợi ở đây.”
Nói xong, Chùy Tử quay lưng chạy đi, cậu nhóc này rất thông minh, không hề chạy về nhà, mà đến một ngôi nhà khác để tìm một người bạn chơi cùng, tiện khoe luôn nắm kẹo trong túi của mình.
Lư Thành Nguyên đứng dưới gốc cây liễu đợi hoài đợi mãi cũng không thấy ai đến, cứ nghĩ Đổng Giai Tuệ giận mình không muốn ra.
Trần Quế Huơng vừa từ cánh đồng trở về và nhìn thấy một bóng người đang lén lén lút lút đứng sau gốc cây, dáng người đó có phần giống với Lư Thành Nguyên.
Bà nghĩ thầm rằng Lư Thành Nguyên chắc là không dám tới đây rồi, ai ngờ Lư Thành Nguyên nghe thấy tiếng bước chân phía sau liền quay đầu nhìn lại, cậu ta sợ tới mức suýt chút nữa rơi xuống sông, đúng là một kẻ hèn nhát, ai hung dữ thì cũng sợ, ở nhà sợ mẹ, sau khi cưới Đổng Giai Tuệ thì cũng sợ mẹ vợ Trần Quế Hương, vì nỗi sợ này, cậu ta không thích đến nhà họ Đổng, nên dù đã lấy Giai Tuệ cậu ta cũng rất ít về nhà mẹ vợ.