Ngày tháng năm , Tiết Sơn mười tám tuổi vai đeo ba lô màu nâu sậm, mặc bộ quần áo màu đen, đăng ký tuyển binh.
Tháng năm ấy, bộ chỉ huy quân sự địa phương đăng tin tuyển binh, anh ghi danh, kiểm tra sức khỏe, thẩm tra chính trị, đến tháng thì nhận được thông báo nhập ngũ.
Đội tân binh tuyển trong ba tháng, sáu người một nhóm, tất cả đến từ các vùng miền khác nhau, vì duyên phận hiếm có này mà trở thành chiến hữu huynh đệ.
Trịnh Hoành là đội trưởng của nhóm tân binh, sĩ quan cấp một lớn hơn bọn họ bốn tuổi.
Trong ba tháng, từ huấn luyện đội ngũ... Tức mỗi ngày đứng các thể loại tư thế quân đội, đi đều bước, huấn luyện chiến thuật, quyền thuật, vũ khí... Rồi đến huấn luyện chạy việt dã năm cây số, vượt chướng ngại vật, xạ kích ném bom... Vô số lần thách thức cực hạn cơ thể người trẻ tuổi. Đương nhiên, cũng đan xen những môn học điều lệnh và giáo dục chính trị nghiêm túc...
Các hạng mục rèn luyện thể năng cường độ cao khiến bọn họ mệt mỏi, không còn đầu óc đâu nghĩ tới chuyện dọn dẹp phòng.
Để đáp ứng yêu cầu gấp chăn màn vuông vức như "khối đậu hũ", một đám con trai mười tám, mười chín tuổi hôm nào cũng phải vò đầu bứt tai rời giường sớm nửa tiếng. Sau khi kiểm tra xong xuôi, chăn màn lại bị ném lên hành lang, trên cầu thang, hoặc ném thẳng ra ngoài cửa sổ, thậm chí xếp đống trong toilet.
Học xong cấp Tiết Sơn bắt đầu hút thuốc nhưng không nghiện, chỉ hút chơi vài điếu. Hàng ngày tập luyện mệt mỏi ngả đầu nằm ngủ, hay trong lúc nhàm chán không có gì làm, cơn nghiện lại vô tình bị khui ra.
Nhưng tân binh bị cấm hút thuốc lá, nếu bắt gặp sẽ phải đứng gác đêm. Trừ phi điểm sát hạch đạt thành tích tốt, được đội trưởng tuyên dương, chủ động phát thuốc mới may mắn thoát nạn.
Tình bạn giữa Tiết Sơn và Trịnh Hoành khởi nguồn từ một lần hút trộm thuốc.
Trong nhóm có một chiến hữu hộ khẩu thành thị, từ nhỏ lớn lên trong hoàn cảnh tương đối hậu đãi, tính cách hơi ngang ngược, không chịu được khổ, thêm bệnh nghiện thuốc nên hay hút trộm.
Trong thời gian huấn luyện, cứ nửa tháng họ được gọi điện về nhà một lần. Nhà Tiết Sơn đến điện thoại cố định còn không có, nói gì tới di động. Cho nên mỗi lần liên lạc, anh thường gọi về nhà bí thư thôn, nhờ ông ấy truyền lời.
Hôm đó, buổi tập huấn vừa kết thúc, anh nói chuyện điện thoại xong trở về, trong lúc vô tình phát hiện chiến hữu kia ngồi xổm ở góc tường hút thuốc. Vào thời điểm này, đội trưởng có thể đến kiểm tra bất cứ lúc nào, anh xuất phát từ lòng hảo tâm lên tiếng nhắc nhở.
Nhưng chiến hữu không phản ứng, chậm rãi nhả một vòng khói, nói bạn gái muốn chia tay với mình, trong lòng khó chịu nên muốn hút thuốc để giải tỏa. Cậu ấy còn hỏi Tiết Sơn có gặp chuyện gì buồn không?
Chuyện buồn ư? Nhiều lắm.
Anh vừa gọi điện về, bí thư thôn kể bố anh mấy hôm trước bị ngã gãy xương, đưa vào viện bác sĩ nói cần phải phẫu thuật nhưng trong nhà không có tiền, ông Tiết đành chủ động xin xuất viện, không điều trị nữa. Về sau, họ hàng không đành lòng, góp ít tiền thuốc, khuyên can mãi mới bảo được ông nhập viện lại.
Thiếu niên mười mấy tuổi, trái tim chất chứa đau khổ người thường không hiểu nổi, cảm giác ấy cũng không hơn gì.
Chập choạng tối, hai thiếu niên mặc đồng phục huấn luyện màu xanh lá, cùng ngồi xổm dưới góc tường hút thuốc.
Sau đó không may bị nhóm trưởng đi tuần qua bắt được, báo cáo với Trịnh Hoành, họ bị ăn mắng một trận.
"Vào quân đội là để làm gì?". Trịnh Hoành cất giọng trầm khàn: "Tuyệt đối phục tùng! Kỷ luật nghiêm minh! Không phải hai người học qua rồi hay sao?".
"Vào quân đội là phải tuân thủ tất cả phép tắc ở đây! Vứt hết thói quen trước kia đi. Có phải tôi nói chưa đủ rõ ràng, chưa giảng qua cho các cậu đúng không?".
"Chạy mười vòng! Đi ra ngoài mau".
Cả hai chán chường chạy mười vòng quanh sân huấn luyện, đầu đầy mồ hôi thở hổn hà hổn hển. Trịnh Hoành còn bắt họ trực trạm gác đến giờ đêm.
Tiết trời tháng mười hai, mặc dù phía nam, buổi đêm vẫn lạnh thấu xương. Tầm giờ, anh bạn chiến hữu không chịu đựng nổi, lảo đảo trực ngã.
Trịnh Hoành tới kiểm tra, nhìn chằm chằm hai người.
"Ngay cả đứng cũng không nổi à?". Anh ta quát lớn, chiến hữu lại đứng thẳng dậy.
Nhưng chỉ kiên trì được trong chốc lát, cậu ấy không trụ được thêm nữa, ngã lăn quay ra đất, rồi lại lảo đảo đứng dậy trong tiếng răn dậy của Trịnh Hoành.
"Báo cáo". Tiết Sơn hô to.
"Nói".
"Tôi có thể đứng thay đồng chí Trương Ninh hai tiếng, đề nghị đội trưởng cho cậu ấy quay về nghỉ ngơi".
Im lặng vài giây, Trịnh Hoành đột nhiên bật cười khẽ, ra lệnh: "Trương Ninh tổ ba, về đi".
Chiến hữu cảm kích liếc mắt nhìn Tiết Sơn, khẽ cắn môi quay về.
"Cậu đứng đấy đến hai giờ sáng cho tôi, không được thiếu một giây".
"Tuân lệnh, đội trưởng".
Đêm ấy, trong gió lạnh mùa đông, Tiết Sơn không biết mình đứng bao lâu, cho đến khi cơ bắp toàn thân đau nhức, cơn buồn ngủ bắt đầu tập kích não bộ thì Trịnh Hoành đến.
Anh ta thấp hơn Tiết Sơn nửa cái đầu, dáng người hơi to con, tướng mạo khá chất phác nhưng mỗi lần mở miệng thì hết sức có uy.
"Trả lời tôi, thiên chức của quân nhân là gì?". Giọng của anh ta mềm mỏng hơn trước rất nhiều.
"Phục tùng mệnh lệnh, bảo vệ quốc gia". Tiết Sơn đáp.
"Tốt, vậy cậu hãy luôn nhớ lấy điều này, nhớ rằng cậu là một người lính. Nói đến người lính là nói đến sự hy sinh, làm những việc quốc gia đại sự, chứ không phải làm mấy trò bồng bột trẻ con, hiểu chưa?".
"Hiểu ạ".
Sau đêm đó, quan hệ giữa Trịnh Hoành và Tiết Sơn dần có sự thay đổi, không còn là mối quan hệ lạnh lùng cấp trên và cấp dưới mà có chút đồng cảm, đối xử chân thành.
Trịnh Hoành tuy nghiêm khắc nhưng những lúc riêng tư cũng sẽ nói giỡn, tám chuyện nhân sinh, kể về người bạn gái nơi phương xa. Thậm chí lúc cùng đi toilet, còn so kích cỡ của nhau.
Cường độ huấn luyện ngày càng tăng, Tiết Sơn chưa bao giờ phàn nàn, miệt mài khổ luyện, hoàn thành với hiệu suất rất cao. Trịnh Hoành đánh giá rất cao điểm này của anh.
Tuy nhiên, thi thoảng, Tiết Sơn vẫn "phàn nàn" trước mặt anh ta, than mệt mỏi quá sức chịu đựng, không muốn động tay động chân, bắt đội trưởng đại nhân hạ thủ lưu tình.
Trịnh Hoành không giận, nửa đùa nửa thật: "Đợi nước tiểu của cậu biến thành màu xì dầu hoặc đỏ quạnh, nằm trên giường ngủ cũng không yên mới thật sự là mệt mỏi quá sức chịu đựng".
Trịnh Hoành ngày ấy, nhiệt huyết, chính trực, đầy nghĩa khí, xem Tiết Sơn như một tấm gương năng lực. Hai năm sau, Trịnh Hoành xuất ngũ, hai người lưu địa chỉ và số điện thoại liên lạc, hứa hẹn sau này gặp lại.
Nhưng Tiết Sơn không thể ngờ, ba năm sau gặp lại Trịnh Hoành, cuộc đời anh vì vậy mà thay đổi.
Năm hai mươi ba tuổi, Tiết Sơn xuất ngũ, về quê làm bảo vệ cho một ngân hàng.
Nhưng làm chưa tới ba tháng thì bỏ. Bởi vì tiền lương và đãi ngộ rất thấp, hàng ngày đi sớm về trễ, đi tới đi lui giữa các ngân hàng và các máy rút tiền, công việc lu bù, một ngày ba bữa căn bản không thể đảm bảo.
Lúc ấy, Tôn Kiểu bạn gái anh biết công việc này không có cơ hội thăng tiến. Sau khi bàn bạc, Tiết Sơn từ chức, nộp sơ yếu lí lịch vào một công ty bảo vệ, công việc do công ty bảo vệ sắp xếp phân công.
Tôn Kiểu ít hơn anh một tuổi, tốt nghiệp đại học, làm kế toán cho một công ty trong vùng, còn bố mẹ là giáo viên của một trường tiểu học trong trấn.
Hai năm đầu yêu Tiết Sơn, anh đi lính, hai người không thường xuyên gặp mặt, chỉ có thể liên lạc điện thoại mỗi tuần một lần. Mỗi khi Tiết Sơn được nghỉ phép, việc đầu tiên là tới tìm cô, đưa đi ăn, đi chơi, bù đắp những ngày không được hẹn hò. Hai người ở bên nhau hạnh phúc ngọt ngào.
Tính cách Tôn Kiểu không tồi, hơi yếu ớt, khá chu đáo nhưng rất hay khóc. Khi mới quen, Tiết Sơn đã hiểu điều này.
Sau khi Tiết Sơn xuất ngũ, Tôn Kiểu muốn kết hôn.
Chuyện cô và Tiết Sơn yêu nhau, người nhà không đồng ý, nhiều lần náo loạn nảy sinh mâu thuẫn, nhưng cô vẫn bướng bỉnh muốn lấy Tiết Sơn. Bố mẹ cô lợi dụng thời cơ Tiết Sơn trong quân ngũ, âm thầm giới thiệu người khác cho cô nhưng đều bị cô mắng mỏ, làm mếch lòng không ít bạn bè thân thích của bố mẹ.
Cứ như thế, chuyện yêu đương bị gia đình cấm cản mấy năm, Tôn Kiểu nghĩ chỉ có kết hôn mới khiến mọi người thôi xì xầm.
Cô đề cập chuyện này với bố mẹ, họ tức giận nhưng không lay chuyển được sự bướng bỉnh của con gái. Họ yêu cầu Tiết Sơn thấp nhất cũng phải mua một ngôi nhà, lấy chỗ an cư trong thị trấn, họ mới yên tâm giao con gái cho.
Đi lính hai năm, được Chính phủ cấp phát một khoản trợ cấp thân nhân nhưng số tiền đó rất ít. Sau khi chuyển lên sĩ quan, hàng tháng nhận được số tiền lương nhất định, trừ khoản gửi về nhà, Tiết Sơn chỉ giữ lại cho mình một phần, dành riêng để sau này kết hôn nhưng vẫn không thể trả nổi tiền mua nhà.
Quan trọng nhất chính là Tiết Hải.
Cậu ấy cũng như anh, cùng bước sang tuổi nhưng chưa từng có bạn gái vì bị người ta thấy chướng mắt. Tàn tật là một phần, một phần nữa còn do hoàn cảnh giá đình túng bấn.
Bố mẹ anh có ý, Tiết Sơn có tay chân, có khả năng kiếm tiền, có nhiều thời gian cho tương lai. Nhưng Tiết Hải thì không đợi được, tuổi ngày một lớn, chuyện hôn nhân ngày càng trở nên khó khăn, đặc biệt là ở vùng nông thôn, bị người ta lời ong tiếng ve mỗi lúc một nhiều. Vất vả lắm mới được bà mối giới thiệu cho một đám, nhà gái thấy họ nhà Tiết không nhà cửa tử tế nên từ chối mấy lần.
Vì vậy mà ông bà muốn Tiết Sơn giúp đỡ em trai trước, sửa nhà sửa cửa để cậu ấy có thể lấy vợ sau mới lo đến bản thân.
Tiết Sơn hoàn toàn hiểu lý lẽ, sẵn sàng làm mọi việc vì em trai. Nhưng anh cũng rất mâu thuẫn – ai không muốn đưa cô gái mình yêu về nhà chứ?
Cuối cùng, anh vẫn quyết định cầm số tiền tích lũy ít ỏi trong mấy năm trở về.
Hôm ấy là trung thu, Tôn Kiểu cùng anh về nhà ăn cơm. Bên mâm cơm, ông Tiết đột nhiên nhắc tới chuyện này, không ngớt khen ngợi Tôn Kiểu là một cô gái tốt, hiểu biết sâu rộng, tương lại A Sơn nhất định sẽ đối xử tốt với cô.
Ông bà Tiết cứ ngỡ Tôn Kiểu biết chuyện, nhưng thực ra cô không hề nắm rõ. Tiết Sơn không dám mở lời vì anh không biết sẽ phải đối mặt với sự thất vọng của Tôn Kiểu như thế nào. Im lặng ăn xong bữa cơm, trên đường hai người bắt xe quay về thị trấn, Tôn Kiểu mới ép hỏi Tiết Sơn vì sao không nói, không trao đổi với cô.
Hôm ấy, họ buồn bã chia tay, Tôn Kiểu khóc lóc chạy về, không trở lại phòng trọ nơi hai người từng ở chung nữa.
Tình yêu tuổi trẻ, không có tiền vàng và trụ cột vật chất, dễ dàng bị nghiền nát trước sự thật trần trụi và tàn khốc của xã hội.
Đối với cô gái như Tôn Kiểu, không sợ đau khổ, không sợ vất vả, dù cuộc đời ba chìm bảy nổi thế nào cũng không sao.
Điều cô không thể chịu đựng được là lúc bước vào thử thách, người bên cạnh không đứng ra, cùng mình kề vai sát cánh, ngăn cản hết thảy mưa gió.
Họ cãi nhau mất một thời gian, tuy sau này làm lành nhưng Tiết Sơn mơ hồ cảm giác, Tôn Kiểu không còn như trước kia.
Thi thoảng cô ấy trở nên nóng nảy, vừa khóc vừa cười, tuy vẫn quan tâm chăm sóc nhưng nhiều khi, nhìn anh bằng ánh mắt mờ mịt lạ lẫm.
Công việc về sau, Tiết Sơn làm bảo vệ cho một câu lạc bộ giải trí. Cũng chính trong thời gian đó, anh lần nữa gặp lại Trịnh Hoành – mặc âu phục cà vạt, cơ thể hơi phì ra nhưng vẫn là một Trịnh Hoành hăng hái nghĩa khí ngày nào.
Anh ta dẫn một đám khách đến câu lạc bộ uống rượu hát hò tiêu khiển, bất ngờ gặp Tiết Sơn. Hai người đều hết sức ngạc nhiên. Sau khi Trịnh Hoành xuất ngũ một năm, Tiết Sơn gửi hai phong thư về quê anh ta. Sau dần dần không liên lạc nữa.
Lần gặp lại này, cả hai đều có phần vui mừng phấn khích.
Trịnh Hoành sau buổi bàn chuyện làm ăn hôm ấy, anh ta lái xe tới tìm Tiết Sơn để ôn chuyện. Bấy giờ Tiết Sơn mới biết, mấy năm qua, anh ta đã đổi nghề làm vật liệu xây dựng, buôn bán gỗ, quanh năm chuyên chạy tuyến Myanmar – Vân Nam -Tứ Xuyên, mua nguyên vật liệu từ các quốc gia Đông Nam Á, việc kinh doanh khởi sắc, lên như diều gặp gió.
Hôm ấy, hai người hàn huyên rất lâu, hết chuyện nhà đến chuyện trên trời dưới đất, hưởng thụ cảm giác vui mừng hội ngộ.
Sau khi kết thúc, Trịnh Hoành lái xe đưa Tiết Sơn về.
Trước khi xuống xe, giọng điệu anh ta có phần nuối tiếc:"A Sơn, đây không phải là công việc của cậu, cậu phải làm việc lớn, không thể để bị vùi dập như thế này được. Nếu cậu đồng ý, anh đây sẽ chào đón cậu bất kỳ lúc nào".
Tiết Sơn mỉm cười, nhã nhặn từ chối, xuống xe rời đi.
Nhưng Tiết Sơn cũng không làm được lâu vì thời điểm đó, công cuộc càn quét tệ nạn, phòng chống ma túy được thắt chặt, câu lạc bộ dính phải nạn bán dâm nên bị niêm phong, khiến anh không thể không đổi việc.
Quãng thời gian ấy, nghề sửa chữa ô tô bắt đầu gia nhập, hiệu quả không tệ lắm. Anh đăng ký học một lớp sửa chữa ô tô, theo một ông thợ già học việc trong hai tháng, sau đó chính thức bắt tay hành nghề.
Tại cửa hàng sửa chữa ô tô, anh lại gặp Trịnh Hoành đến sửa xe.
Lần gặp trước, Trịnh Hoành lái chiếc Buick màu trắng. Lần này, anh ta lại lái một chiếc màu đen.
Vẫn như bữa trước, trước khi rời đi, Trịnh Hoành còn nói: "Cậu muốn làm đại sự thì không nên tự vùi dập, anh đây luôn mở rộng cửa đón cậu".
Nói thật, Tiết Sơn có chút động tâm nhưng cuối cùng anh chỉ cười, không đồng ý.
Năm , trong khi cả thế giới đón chào thế vận hội thì nhà họ Tiết cũng chào đón một sự kiện trọng đại.
Tiết Hải kết hôn.
Vợ cậu ấy là người ở thôn khác đến, tướng mạo không quá xuất sắc, không trình độ học vấn nhưng lành tính, cần cù, chịu khó, không chê Tiết Hải tàn tật.
Tôn Kiểu cũng đến tham dự hôn lễ của Tiết Hải. Nhưng sau buổi lễ, lần đầu tiên cô nói lời chia tay với Tiết Sơn.
Năm đó bọn họ, một người tuổi, một người .
Rõ ràng còn trẻ nhưng cuộc sống lại vô cùng khó khăn, gần như không nhìn thấy tương lai.
Tiết Sơn không chấp nhận cũng không từ chối. Anh trầm mặc thật lâu, bảo Tôn Kiểu suy nghĩ thêm.
Phụ nữ nói chia tay, không phải thật lòng muốn chia tay mà hy vọng giữ lại chút coi trọng của đối phương. Vì vậy, Tôn Kiểu đồng ý, nói sẽ suy nghĩ thêm về mối quan hệ giữa hai người.
Trong lúc tình cảm của bọn họ đang nguội lạnh, Trịnh Hoành một lần nữa tìm đến tận cửa.
Nói đúng ra, người lần này anh ta đến tìm chính là Tiết Hải.