Tiếng chuông điện thoại xé tai vào hai ngày sau đó khiến tôi bật tỉnh. Tôi lảo đảo nhìn chăm chăm vào đồng hồ rồi vừa thở hồng hộc vừa chửi thầm khi với tay lấy mắt kính để xem giờ. Ðúng ra thì tôi chưa hoàn toàn cam chịu chấp nhận cái thực tế buồn là tôi thật sự cần mắt kính, đừng nói chi đến việc đeo kính, do đó hầu như lúc nào mắt kính của tôi cũng nằm xếp xó trong hộp để trong ngăn kéo. Tôi nhíu mắt nhìn vào đồng hồ: sáu giờ ba mươi sáng. Mẹ kiếp! Sao mà tôi có thể ngủ muộn đến thế nhỉ? Tôi thường vặn đồng hồ báo thức sáu giờ sáng mỗi ngày để có thể bắt đầu ngày mới một cách thoải mái và tự tin, và giờ đây thì tôi đã phí mất nửa tiếng đồng hồ vì dậy muộn.
Tôi đập mạnh tay lên ống nghe điện thoại, tự nguyền rủa mình vì đã thức quá khuya vào đêm trước rồi quên vặn đồng hồ báo thức. Nhưng cũng vì tôi cứ mê mải sắp xếp lại tủ sách trong phòng khách cho đúng theo thứ tự bảng chữ cái khiến tôi quên mất thời gian. “A lô?”
“Chào chị Melanie. Em xin lỗi vì gọi chị sớm quá, nhưng mà ông Handerson bảo là phải liên lạc với chị càng sớm càng tốt. Em hiểu tại sao ông ta không gọi trực tiếp cho chị và để cho em ngủ, vì ông ấy biết em thường đi đánh golf sớm vào các buổi sáng thứ Bảy.” Cái giọng mũi của cô thư ký văn phòng công ty nghe như càng chát chúa hơn vào sáu giờ rưỡi sáng thứ Bảy, nhưng khi cô ta đề cập đến tên của sếp thì lớp sương mù đang giăng phủ trong đầu tôi đã thực sự tan biến. Cô ta hắng giọng. “Có phải em đã đánh thức chị dậy không ạ?”
“Không đâu, Nancy ạ. Chỉ là tôi phải ngồi dậy để trả lời điện thoại thôi.” Tôi chờ xem cô thư ký có nhận ra giọng điệu mỉa mai của tôi hay không. Nancy Flaherty thì rất am tường công việc ở văn phòng, nhưng ai cũng biết là những nỗ lực của cô ta chỉ chủ yếu tập trung vào việc ngắm đến giờ đi đánh golf sắp tới hoặc luyện tập cú đánh võng mà thôi. Vậy thì, xem như những lời mỉa mai ấy đối với cô ta cứ như nước đổ lá khoai vậy!
“Tốt quá. Bởi vì ông Henderson đã lên kế hoạch cho chị đi họp với ông Drayton lúc chín giờ sáng hôm nay, và ông ấy không muốn chị đến muộn. Nghe nói cuộc họp này có liên quan gì đấy đến di sản của ông Vanderhorst.”
Tôi chớp mắt, rồi ngồi hẳn dậy, những lời nói này cứ quay cuồng trong đầu tôi như nước xoáy trong bồn rửa mặt. “Di sản của ông ấy? Có phải ông ấy đã...”
“Phải. Dường như ông ấy mất lúc đang ngủ.” Cô ấy ngừng nói trong giây lát và tôi nghe có tiếng thở khụt khịt nhẹ trong ống nghe, và tôi tưởng tượng cảnh Nancy đang tập mang tai nghe điện thoại trong phòng ngủ. “Qua đời như thế kể ra cũng nhẹ nhàng, chị nhỉ.”
“Nhưng tôi vừa gặp ông ấy cách đây có hai ngày thôi.” Tôi không thể giải thích được nỗi buồn đang ập đến khi nghe tin ông già ấy đã qua đời. Tôi hình dung lại hình ảnh lần cuối cùng tôi nhìn ông, là lúc ông đang nhìn ra ô cửa sổ từ căn phòng khách đã phai màu ấy, rồi nhìn ra cây sồi già đã từng có mặt trước cả khi ông chào đời và vẫn còn ở lại nơi đấy.
“Tôi không hiểu được - thế sếp có nói vì sao ông Drayton cần gặp tôi hay không?”
“Nếu em mà biết được những chuyện như thế thì em đã nói cho chị nghe rồi, phải không nào?”
“Ờ, đúng rồi.” Tôi nuốt nước bọt, ngạc nhiên vì cảm thấy nghèn nghẹn. “Nhưng hôm nay là thứ Bảy - tại sao họ không chờ đến thứ Hai được nhỉ?”
“Em cũng chẳng biết chị ạ. Em chỉ biết là ông Henderson muốn chị vào văn phòng trong hôm nay.”
Mệt mỏi, tôi ngồi dậy. “Chị đọc cho tôi địa điểm cuộc họp nhé.”
Tôi viết lại thông tin về cuộc họp mà Nancy đọc cho tôi, rồi cúp máy và nhìn chăm chăm vào điện thoại liền tù tì năm phút trước khi bước ra khỏi giường.
Sau khi tắm vội và mặc bộ đồ veston truyền thống thích hợp cho cuộc họp ở một văn phòng luật, tôi nhanh chóng lái xe qua cầu Cooper River từ đường Mt. Pleasant rồi đậu xe vào ô đã dành sẵn cho tôi ở bãi đậu xe phía sau văn phòng công ty nơi tôi đang làm việc trên đường South Broad. Rồi tôi ghé vào tiệm bánh ở góc phố, mua hai chiếc bánh tiêu đường cùng một ly cà phê sữa to có kem tươi trên mặt. Chủ tiệm bánh, dì Ruth, ngay khi vừa thấy tôi bên ngoài ô cửa sổ thì bà ấy đã bắt đầu gói hai cái bánh tiêu và khi tôi bước vào thì bà đã cho cà phê vào máy quay vù vù.
“Chào dì Ruth.”
Bà Ruth mỉm cười, khoe chiếc răng vàng lấp lánh dưới làn da màu đồng. “Cô Melanie nè, hôm nào tôi phải làm bữa sáng đàng hoàng cho cô mới được. Cô chỉ cần cho tôi thêm chừng hai phút đồng hồ thôi, nghe chưa?”
Tôi để tiền lên quầy và cầm lấy gói bánh. Tôi mỉm cười rồi nói, “Nếu cháu mà có thêm hai phút đồng hồ thì cháu sẵn lòng chờ ạ.” Rồi tôi chộp lấy ly cà phê, liếm lớp kem tươi trên mặt và bước lùi ra cửa.
“Tiểu thư ơi, cô ốm ròm chỉ còn da bọc xương. Ăn uống kiểu này thiệt là không phải mà. Cô cần phải ăn thêm rau quả. Chỉ cần ăn thêm một chút thịt và trứng nữa thì cô sẽ tròn trịa ra thôi.”
“Thôi cho cháu hẹn lần sau nhé,” tôi nói rồi đẩy cửa đi ra. “Chúc dì một ngày tốt lành.”
Khu văn phòng luật sư nằm cách đường King Street chừng vài cái ngã tư, nhưng tôi quyết định đi bộ để thư giãn đầu óc và chuẩn bị tinh thần cho những gì đang chờ đợi tôi tại buổi họp. Tôi đi theo hướng bắc, ngang qua tòa nhà đậu xe cao tầng và tòa nhà văn phòng cho thuê hiện đại ở ngã tư đầu tiên - là hai tòa nhà mà theo lời nhiều người dân Charleston miêu tả thì chúng là những tòa nhà “trơ xương” và “ảm đạm”. Mặc dù lý trí cũng có chút dằn vặt nào đấy nhưng tôi cứ bỏ mặc tất cả, miễn là tôi thấy khu đất được dùng vào việc gì có ích và đúng chức năng của nó.
Theo thói quen, tôi thường tránh nhìn vào những tòa nhà cổ dọc theo đường King Street, nằm ngay ngắn trật tự trên con đường được mệnh danh là “phố mua sắm diễm lệ nhất nước Mỹ.” Phải, có lẽ những tòa nhà này yêu kiều theo phong cách cổ điển và tốn tiền, và thi thoảng dường như có ai đó ngóng ra nhìn tôi từ những ô cửa sổ của các cửa hiệu khiến mắt tôi cứ phải tập trung nhìn thẳng phía trước. Việc này cũng giống như khi ở bệnh viện. Tôi phải mang tai nghe nhằm chặn lại những tiếng nói từ những người mà chỉ mình tôi có thể nhìn thấy.
Khi tôi bước ngang qua một dãy hành lang hẹp có cầu thang dẫn lên dãy phòng có lẽ đã được dùng làm nhà ở trong tòa nhà dùng làm cửa hiệu trước đây, tôi thấy một cô gái trẻ mặt nhợt nhạt đang đứng ở bậc thang cuối, gần như khuất sau bụi dâm bụt bám chặt vào lớp sơn tróc. Khi sắp bước ngang qua cô ta thì tôi bỗng nhận ra rằng làn da cô ấy gần như trong suốt và trang phục cô ấy mặc trên người là từ thời thế kỷ trước. Cho đến khi tôi quay lại thì cô ấy đã đi mất, chỉ có cánh hoa dâm bụt to và đỏ chót là còn đong đưa nhè nhẹ cho thấy cô gái đã từng đứng đấy.
Một lần nữa tôi lại cố tập trung nhìn vào lề đường trước mặt và đi ngang qua tòa nhà Trung tâm Hành chính - chợt nhớ đến sự ồn ào giận dữ của công chúng xoay quanh quan niệm kiến trúc của nó - rồi tôi tìm thấy văn phòng luật Drayton, Drayton và Drayton trong khu phố kế cận. Hôm ấy là thứ Bảy nên không có ai ngồi tại quầy tiếp tân ở tiền sảnh. Tôi đứng đấy, tự hỏi không biết phải làm gì thì cánh cửa kép to đùng bên hông khu tiếp tân bỗng mở rộng và một cái đầu hình chỏm quả trứng nhô ra. Người đàn ông trung niên này chau mày khi nhìn thấy tôi và tự dưng tôi cảm thấy ly cà phê sữa to và hai cái bánh tiêu vừa ăn khi nãy cứ như đang lăn lộn trong bụng mình.
“Cô Middleton phải không?” Ông ấy chìa ra bàn tay được cắt tỉa móng cẩn thận và chúng tôi bắt tay. “Tôi là Jonathan Drayton. Cám ơn cô đã đến. Mời cô vào.”
Tôi lén quẹt miệng, đề phòng có những hạt đường nhỏ còn dính trên mép, rồi đi theo ông Drayton bước vào phòng họp.
Ðã có vài người ngồi chung quanh bàn họp, hầu hết họ trông giống nhân viên hành chính văn phòng. Tôi nhận ra ông Drayton lớn tuổi nhất mà tôi đã gặp trong những lần trao đổi công việc trước đấy đang ngồi gần đầu bàn. Ông ấy cười nhẹ với tôi rồi đứng lên.
“Cô Middleton, rất vui được gặp lại cô. Mời cô ngồi.” Ông chỉ vào cái ghế đặt ở đầu bàn.
Một cách miễn cưỡng, tôi bước đến, tự dưng cảnh giác với sự có mặt của mình tại đây và tại sao tôi lại ngồi ở đầu bàn. Phải chăng vì họ quá vui mừng với việc tôi giành được quyền môi giới bán ngôi nhà cổ trên phố Tradd? Tôi ngồi xuống, chéo hai bàn chân lại, và đặt hai tay lên đùi. Tôi nhấn mạnh hai bàn tay lên đùi để giữ cho chân mình khỏi đong đưa một cách mất kiên nhẫn như thường lệ.
Ông Drayton lại ngồi xuống trong khi Jonathan Drayton ngồi đối diện với ông ta. Căn phòng bỗng yên ắng, và tôi bắt đầu cảm thấy không ổn.
Ông Drayton bắt đầu nói. “Cô Middleton, tôi xin lỗi vì đã cho mời cô đến đây vào thứ Bảy. Thực ra tình huống này khá là... bất bình thường, và tôi nghĩ nếu đợi đến thứ Hai thì sẽ không có lợi cho ai cả.”
“Tình huống này là sao?” Tôi nghiến mạnh hàm để răng không đánh lập cập.
“Phải. Như cô biết đấy, ông Vanderhorst, cầu Chúa cứu rỗi linh hồn ông ta, không chỉ là một khách hàng thân thuộc của hãng luật chúng tôi mà ông ấy còn là một người bạn thân ái.”
Tôi nhìn lại ông ta mà không nói gì, hoàn toàn chẳng hiểu gì sất và cố làm sao để mình không giống như con nai đang bị thôi miên vì ánh đèn pha sáng chói.
Ông Drayton hắng giọng và nói tiếp. “Tôi có biết là cô đã đến gặp ông Vanderhorst cách đây hai ngày để thảo luận về ngôi nhà của ông ấy, có phải thế không?”
Tiếng chuông điện thoại xé tai vào hai ngày sau đó khiến tôi bật tỉnh. Tôi lảo đảo nhìn chăm chăm vào đồng hồ rồi vừa thở hồng hộc vừa chửi thầm khi với tay lấy mắt kính để xem giờ. Ðúng ra thì tôi chưa hoàn toàn cam chịu chấp nhận cái thực tế buồn là tôi thật sự cần mắt kính, đừng nói chi đến việc đeo kính, do đó hầu như lúc nào mắt kính của tôi cũng nằm xếp xó trong hộp để trong ngăn kéo. Tôi nhíu mắt nhìn vào đồng hồ: sáu giờ ba mươi sáng. Mẹ kiếp! Sao mà tôi có thể ngủ muộn đến thế nhỉ? Tôi thường vặn đồng hồ báo thức sáu giờ sáng mỗi ngày để có thể bắt đầu ngày mới một cách thoải mái và tự tin, và giờ đây thì tôi đã phí mất nửa tiếng đồng hồ vì dậy muộn.
Tôi đập mạnh tay lên ống nghe điện thoại, tự nguyền rủa mình vì đã thức quá khuya vào đêm trước rồi quên vặn đồng hồ báo thức. Nhưng cũng vì tôi cứ mê mải sắp xếp lại tủ sách trong phòng khách cho đúng theo thứ tự bảng chữ cái khiến tôi quên mất thời gian. “A lô?”
“Chào chị Melanie. Em xin lỗi vì gọi chị sớm quá, nhưng mà ông Handerson bảo là phải liên lạc với chị càng sớm càng tốt. Em hiểu tại sao ông ta không gọi trực tiếp cho chị và để cho em ngủ, vì ông ấy biết em thường đi đánh golf sớm vào các buổi sáng thứ Bảy.” Cái giọng mũi của cô thư ký văn phòng công ty nghe như càng chát chúa hơn vào sáu giờ rưỡi sáng thứ Bảy, nhưng khi cô ta đề cập đến tên của sếp thì lớp sương mù đang giăng phủ trong đầu tôi đã thực sự tan biến. Cô ta hắng giọng. “Có phải em đã đánh thức chị dậy không ạ?”
“Không đâu, Nancy ạ. Chỉ là tôi phải ngồi dậy để trả lời điện thoại thôi.” Tôi chờ xem cô thư ký có nhận ra giọng điệu mỉa mai của tôi hay không. Nancy Flaherty thì rất am tường công việc ở văn phòng, nhưng ai cũng biết là những nỗ lực của cô ta chỉ chủ yếu tập trung vào việc ngắm đến giờ đi đánh golf sắp tới hoặc luyện tập cú đánh võng mà thôi. Vậy thì, xem như những lời mỉa mai ấy đối với cô ta cứ như nước đổ lá khoai vậy!
“Tốt quá. Bởi vì ông Henderson đã lên kế hoạch cho chị đi họp với ông Drayton lúc chín giờ sáng hôm nay, và ông ấy không muốn chị đến muộn. Nghe nói cuộc họp này có liên quan gì đấy đến di sản của ông Vanderhorst.”
Tôi chớp mắt, rồi ngồi hẳn dậy, những lời nói này cứ quay cuồng trong đầu tôi như nước xoáy trong bồn rửa mặt. “Di sản của ông ấy? Có phải ông ấy đã...”
“Phải. Dường như ông ấy mất lúc đang ngủ.” Cô ấy ngừng nói trong giây lát và tôi nghe có tiếng thở khụt khịt nhẹ trong ống nghe, và tôi tưởng tượng cảnh Nancy đang tập mang tai nghe điện thoại trong phòng ngủ. “Qua đời như thế kể ra cũng nhẹ nhàng, chị nhỉ.”
“Nhưng tôi vừa gặp ông ấy cách đây có hai ngày thôi.” Tôi không thể giải thích được nỗi buồn đang ập đến khi nghe tin ông già ấy đã qua đời. Tôi hình dung lại hình ảnh lần cuối cùng tôi nhìn ông, là lúc ông đang nhìn ra ô cửa sổ từ căn phòng khách đã phai màu ấy, rồi nhìn ra cây sồi già đã từng có mặt trước cả khi ông chào đời và vẫn còn ở lại nơi đấy.
“Tôi không hiểu được - thế sếp có nói vì sao ông Drayton cần gặp tôi hay không?”
“Nếu em mà biết được những chuyện như thế thì em đã nói cho chị nghe rồi, phải không nào?”
“Ờ, đúng rồi.” Tôi nuốt nước bọt, ngạc nhiên vì cảm thấy nghèn nghẹn. “Nhưng hôm nay là thứ Bảy - tại sao họ không chờ đến thứ Hai được nhỉ?”
“Em cũng chẳng biết chị ạ. Em chỉ biết là ông Henderson muốn chị vào văn phòng trong hôm nay.”
Mệt mỏi, tôi ngồi dậy. “Chị đọc cho tôi địa điểm cuộc họp nhé.”
Tôi viết lại thông tin về cuộc họp mà Nancy đọc cho tôi, rồi cúp máy và nhìn chăm chăm vào điện thoại liền tù tì năm phút trước khi bước ra khỏi giường.
Sau khi tắm vội và mặc bộ đồ veston truyền thống thích hợp cho cuộc họp ở một văn phòng luật, tôi nhanh chóng lái xe qua cầu Cooper River từ đường Mt. Pleasant rồi đậu xe vào ô đã dành sẵn cho tôi ở bãi đậu xe phía sau văn phòng công ty nơi tôi đang làm việc trên đường South Broad. Rồi tôi ghé vào tiệm bánh ở góc phố, mua hai chiếc bánh tiêu đường cùng một ly cà phê sữa to có kem tươi trên mặt. Chủ tiệm bánh, dì Ruth, ngay khi vừa thấy tôi bên ngoài ô cửa sổ thì bà ấy đã bắt đầu gói hai cái bánh tiêu và khi tôi bước vào thì bà đã cho cà phê vào máy quay vù vù.
“Chào dì Ruth.”
Bà Ruth mỉm cười, khoe chiếc răng vàng lấp lánh dưới làn da màu đồng. “Cô Melanie nè, hôm nào tôi phải làm bữa sáng đàng hoàng cho cô mới được. Cô chỉ cần cho tôi thêm chừng hai phút đồng hồ thôi, nghe chưa?”
Tôi để tiền lên quầy và cầm lấy gói bánh. Tôi mỉm cười rồi nói, “Nếu cháu mà có thêm hai phút đồng hồ thì cháu sẵn lòng chờ ạ.” Rồi tôi chộp lấy ly cà phê, liếm lớp kem tươi trên mặt và bước lùi ra cửa.
“Tiểu thư ơi, cô ốm ròm chỉ còn da bọc xương. Ăn uống kiểu này thiệt là không phải mà. Cô cần phải ăn thêm rau quả. Chỉ cần ăn thêm một chút thịt và trứng nữa thì cô sẽ tròn trịa ra thôi.”
“Thôi cho cháu hẹn lần sau nhé,” tôi nói rồi đẩy cửa đi ra. “Chúc dì một ngày tốt lành.”
Khu văn phòng luật sư nằm cách đường King Street chừng vài cái ngã tư, nhưng tôi quyết định đi bộ để thư giãn đầu óc và chuẩn bị tinh thần cho những gì đang chờ đợi tôi tại buổi họp. Tôi đi theo hướng bắc, ngang qua tòa nhà đậu xe cao tầng và tòa nhà văn phòng cho thuê hiện đại ở ngã tư đầu tiên - là hai tòa nhà mà theo lời nhiều người dân Charleston miêu tả thì chúng là những tòa nhà “trơ xương” và “ảm đạm”. Mặc dù lý trí cũng có chút dằn vặt nào đấy nhưng tôi cứ bỏ mặc tất cả, miễn là tôi thấy khu đất được dùng vào việc gì có ích và đúng chức năng của nó.
Theo thói quen, tôi thường tránh nhìn vào những tòa nhà cổ dọc theo đường King Street, nằm ngay ngắn trật tự trên con đường được mệnh danh là “phố mua sắm diễm lệ nhất nước Mỹ.” Phải, có lẽ những tòa nhà này yêu kiều theo phong cách cổ điển và tốn tiền, và thi thoảng dường như có ai đó ngóng ra nhìn tôi từ những ô cửa sổ của các cửa hiệu khiến mắt tôi cứ phải tập trung nhìn thẳng phía trước. Việc này cũng giống như khi ở bệnh viện. Tôi phải mang tai nghe nhằm chặn lại những tiếng nói từ những người mà chỉ mình tôi có thể nhìn thấy.
Khi tôi bước ngang qua một dãy hành lang hẹp có cầu thang dẫn lên dãy phòng có lẽ đã được dùng làm nhà ở trong tòa nhà dùng làm cửa hiệu trước đây, tôi thấy một cô gái trẻ mặt nhợt nhạt đang đứng ở bậc thang cuối, gần như khuất sau bụi dâm bụt bám chặt vào lớp sơn tróc. Khi sắp bước ngang qua cô ta thì tôi bỗng nhận ra rằng làn da cô ấy gần như trong suốt và trang phục cô ấy mặc trên người là từ thời thế kỷ trước. Cho đến khi tôi quay lại thì cô ấy đã đi mất, chỉ có cánh hoa dâm bụt to và đỏ chót là còn đong đưa nhè nhẹ cho thấy cô gái đã từng đứng đấy.
Một lần nữa tôi lại cố tập trung nhìn vào lề đường trước mặt và đi ngang qua tòa nhà Trung tâm Hành chính - chợt nhớ đến sự ồn ào giận dữ của công chúng xoay quanh quan niệm kiến trúc của nó - rồi tôi tìm thấy văn phòng luật Drayton, Drayton và Drayton trong khu phố kế cận. Hôm ấy là thứ Bảy nên không có ai ngồi tại quầy tiếp tân ở tiền sảnh. Tôi đứng đấy, tự hỏi không biết phải làm gì thì cánh cửa kép to đùng bên hông khu tiếp tân bỗng mở rộng và một cái đầu hình chỏm quả trứng nhô ra. Người đàn ông trung niên này chau mày khi nhìn thấy tôi và tự dưng tôi cảm thấy ly cà phê sữa to và hai cái bánh tiêu vừa ăn khi nãy cứ như đang lăn lộn trong bụng mình.
“Cô Middleton phải không?” Ông ấy chìa ra bàn tay được cắt tỉa móng cẩn thận và chúng tôi bắt tay. “Tôi là Jonathan Drayton. Cám ơn cô đã đến. Mời cô vào.”
Tôi lén quẹt miệng, đề phòng có những hạt đường nhỏ còn dính trên mép, rồi đi theo ông Drayton bước vào phòng họp.
Ðã có vài người ngồi chung quanh bàn họp, hầu hết họ trông giống nhân viên hành chính văn phòng. Tôi nhận ra ông Drayton lớn tuổi nhất mà tôi đã gặp trong những lần trao đổi công việc trước đấy đang ngồi gần đầu bàn. Ông ấy cười nhẹ với tôi rồi đứng lên.
“Cô Middleton, rất vui được gặp lại cô. Mời cô ngồi.” Ông chỉ vào cái ghế đặt ở đầu bàn.
Một cách miễn cưỡng, tôi bước đến, tự dưng cảnh giác với sự có mặt của mình tại đây và tại sao tôi lại ngồi ở đầu bàn. Phải chăng vì họ quá vui mừng với việc tôi giành được quyền môi giới bán ngôi nhà cổ trên phố Tradd? Tôi ngồi xuống, chéo hai bàn chân lại, và đặt hai tay lên đùi. Tôi nhấn mạnh hai bàn tay lên đùi để giữ cho chân mình khỏi đong đưa một cách mất kiên nhẫn như thường lệ.
Ông Drayton lại ngồi xuống trong khi Jonathan Drayton ngồi đối diện với ông ta. Căn phòng bỗng yên ắng, và tôi bắt đầu cảm thấy không ổn.
Ông Drayton bắt đầu nói. “Cô Middleton, tôi xin lỗi vì đã cho mời cô đến đây vào thứ Bảy. Thực ra tình huống này khá là... bất bình thường, và tôi nghĩ nếu đợi đến thứ Hai thì sẽ không có lợi cho ai cả.”
“Tình huống này là sao?” Tôi nghiến mạnh hàm để răng không đánh lập cập.
“Phải. Như cô biết đấy, ông Vanderhorst, cầu Chúa cứu rỗi linh hồn ông ta, không chỉ là một khách hàng thân thuộc của hãng luật chúng tôi mà ông ấy còn là một người bạn thân ái.”
Tôi nhìn lại ông ta mà không nói gì, hoàn toàn chẳng hiểu gì sất và cố làm sao để mình không giống như con nai đang bị thôi miên vì ánh đèn pha sáng chói.
Ông Drayton hắng giọng và nói tiếp. “Tôi có biết là cô đã đến gặp ông Vanderhorst cách đây hai ngày để thảo luận về ngôi nhà của ông ấy, có phải thế không?”
Tôi gật đầu, cảm giác như đứa trẻ đang ngồi trên bàn làm bếp của bố và sẵn sàng nghe những lời quở phạt.
“Ông ta có ngụ ý nào cho thấy ông sẵn lòng muốn bán ngôi nhà hay không?”
“Thật lòng, tôi nghĩ ông ta chưa bao giờ có cái ý nghĩ ấy. Tôi hoàn toàn không hiểu tại sao ông ấy lại muốn tôi đến nhà và gặp ông ấy nên tôi nghĩ có lẽ ông ấy chỉ cảm thấy cô đơn và muốn có người nói chuyện.” Tôi nhìn xuống bàn tay mình, chợt nhớ đến cái đĩa sứ của mẹ ông ấy. “Ông ấy có vẻ là một người rất đàng hoàng dễ mến.”
“Cô có nhớ hai người đã nói về những gì không?”
Tôi nghĩ đến người phụ nữ và chiếc xích đu trong vườn và làm sao mà ông Vanderhorst cũng biết bà đang có mặt ở ngoài ấy. Tôi nói, “Ông ấy có kể là bố của ông và ông nội của tôi là bạn thân và đã từng học chung ở Trường Luật Havard. Ông ấy cũng có nhắc đến việc ông nội tôi từng là phù rể chính cho đám cưới của bố ông ấy.”
Cả hai người đàn ông bỗng liếc mắt nhìn nhau như thể họ đang cùng hiểu vấn đề như nhau. Tôi thả chân ra rồi đưa hai tay nắm chặt lấy cạnh bàn. “Thế là thế nào? Cuối cùng thì ông ta có cho tôi quyền đăng bán nhà hay không?”
Lần này thì Jonathan Drayton lại nói. “Cô có thích nhà cổ hay không, cô Melanie?”
Ðây là lần thứ hai có người hỏi tôi cùng một câu hỏi ấy. Tôi cảm thấy như có một giọng cười mỉa đang lục bục trong vòm họng của mình, nhưng tôi đã nén nó xuống vì e sợ nó mà phát ra thì nghe sẽ giống như tiếng hét hoang dại. “Không, không hề. Thật lòng, tôi luôn cho rằng chúng là một sự phí phạm không gian và tiền bạc khổng lồ.”
Ông Drayton nghiêng người về phía tôi. “Nhưng chẳng phải mẹ cô đã từng lớn lên trong ngôi nhà của dòng họ Prioleau trên đường Legare à?”
“Phải, nhưng mà...”
“Và chẳng phải bà ấy đã bán ngôi nhà ấy sau khi bà ngoại cô mất và sau khi mẹ cô bỏ bố cô?”
“Phải, nhưng mà...”
“Có phải điều đó gây nên sự thù hằn trong cô? Rằng vì lẽ đó mà cô xem như mất cơ hội được sở hữu ngôi nhà ấy?
“Cơ hội sở hữu ngôi nhà? Ông nói cái gì...?” Tôi đứng dậy, chiếc ghế tôi ngồi cào lên thảm sàn, bỗng dưng tôi có cảm giác như tôi vừa bị đưa đến một thứ nhà ma ở những khu giải trí, với tường và sàn làm bằng những tấm gương. “Cái gì thế này? Tôi không thể hiểu tại sao việc tôi được phép đăng bán ngôi nhà này lại có liên quan đến mẹ tôi hoặc ngôi nhà của bà ấy.”
Ông Drayton lại trát lên gương mặt mình một thứ cần phải được hiểu là một nụ cười cầu hòa. “Cho tôi xin lỗi, cô Middleton. Cô vui lòng ngồi xuống nhé. Mong cô thứ lỗi về cách vặn hỏi giống chất vấn như thế này, nhưng cũng bởi vì tôi vẫn còn bị sốc về sự ra đi đột ngột của một người bạn thân, và tôi muốn làm rõ mọi việc cho ngọn ngành. Sau khi cô nghe lý do vì sao chúng tôi mời cô đến đây vào sáng nay thì cô sẽ hiểu tại sao chúng tôi lại muốn biết chắc rằng không có sự ép buộc nào từ phía cô trong vụ này.”
“Sự ép buộc?” Tôi gần như cười phá lên. “Mặc dù tôi có tiếng trong ngành nhưng tôi không hề có thói quen nài ép các khách hàng tiềm năng của mình, đặc biệt là những người già cả, nếu đó là điều mà các ông đang suy diễn.” Tôi trừng mắt nhìn ông ta rồi từ từ ngồi xuống và lại nhìn hai người đàn ông này một cách hy vọng. “Thế thì, tôi có được quyền đăng bán nhà hay không nào?”
Hai người đàn ông hết hắng giọng lại liếc nhìn nhau, rồi cuối cùng Jonathan Drayton lên tiếng. “Không hẳn là như vậy. Thật ra, có vẻ như là ông Vanderhorst đã để lại ngôi nhà và toàn bộ tài sản lại cho cô.”
Tôi chồm lên, biết chắc rằng nếu tôi lắng nghe kỹ hơn thì tôi sẽ có thể nghe thấy nhạc hiệu của phim truyền hình The Twilight Zone rít lên trong văn phòng vốn bỗng trở nên quá ngột ngạt vào lúc này. “Ôi, không!”
“Sự thật đúng là thế cô ạ.”
“Ðây là sự nhầm lẫn. Khi ấy đầu óc của ông ta không còn minh mẫn hay có cái gì đó bất ổn rồi.”
Ông Drayton nghiêng người về phía tôi. “Không, không có sự nhầm lẫn nào cả. Chính tôi đã giám thị việc viết di chúc của ông Vanderhorst không lâu sau khi cô vừa rời khỏi ngôi nhà vào sáng thứ Năm. Khi ấy ông ta hoàn toàn minh mẫn.” Ông Drayton liếc nhìn con trai mình một chốc rồi ông lại chăm chú quan sát tôi. “Chỉ có một việc lạ là ông ấy nói rằng mẹ ông ấy sẽ chuẩn ý cho việc này. Và, thật lòng mà nói, tôi rất muốn ghé thăm ông ấy vào tuần sau để khuyên ông ấy thay đổi ý định. Như tôi đã nói ấy, toàn bộ sự việc này khá là bất thường.”
Tôi quẹt tay lên hai bên thái dương lúc này đang rung giật. “Bà con họ hàng của ông ấy sẽ không thừa nhận bản di chúc này đâu.”
“Ông ấy chẳng còn ai.”
“Thì các ông cứ tìm đại ai đó.”
Cả hai cha con nhà Drayton đều đứng lên cùng một lúc. Jonathan bước đến. “Cô Middleton à, tôi biết việc này khá gây sốc - chúng tôi cũng đã bị sốc - nhưng mà ông Vanderhorst rất cương quyết muốn để lại ngôi nhà cho cô.”
Rồi ông Drayton cha đẩy nhẹ một phong bì dán kín về phía tôi. Tôi thấy tên tôi được ghi ngang trên đỉnh bì thư với tên lót viết tắt của tôi là “P” - giống y như cách tôi in tên mình trên danh thiếp đã đưa cho ông Vanderhorst.
“Cô Middleton ạ, ông Vanderhorst đã đoán trước rằng cô sẽ cần một lời giải thích nào đấy nên ông ấy có đưa cho tôi bức thư này để gửi lại cho cô trong trường hợp ông ấy qua đời. Tôi quả thật không ngờ việc này lại diễn ra nhanh đến thế.”
Tôi nhìn bức thư hồi lâu rồi kéo nhẹ nó về phía mình qua bề mặt bóng loáng của cái bàn họp bằng gỗ gụ rồi nhặt bức thư lên. Tôi cầm nó trong tay, cảm nhận được trọng lượng của loại giấy viết thư dày bằng lanh, nhưng không mở thư ra.
Nhìn lên hai người đàn ông này, tôi nói, “Tôi chẳng cần cái nhà này. Không gì trong bức thư này có thể khiến tôi đổi ý đâu.”
“Melanie - tôi có thể gọi cô là Melanie được không? Chẳng qua hiện giờ cô đang trong tình trạng bị sốc thôi. Một khi cô có dịp khảo sát ngôi nhà kỹ hơn thì cô sẽ nhận ra rằng cô vừa được thừa hưởng một kho báu thực sự đấy.” Ông Drayton cha mỉm cười ấm áp với tôi.
“Ông Drayton à, tôi đã nhìn thấy ngôi nhà. Nó là một đống hoang phế. Tôi sẽ chỉ biết sớm cho xe ủi đến phá sập ngôi nhà và kết thúc nỗi buồn thảm của nó mà thôi.”
Ông Drayton trông có vẻ cảnh giác. “Ồ không, cô Middleton. Cô không thể làm việc ấy được đâu. Toàn bộ khu phố cổ đã được bảo tồn.”
“Nhưng mà gần như là không ai có thể sống trong ngôi nhà ấy được nữa! Tôi chỉ còn có nước đi ăn mày để không bị chết đói sau khi đã dốc sạch túi ra sửa chữa ngôi nhà sao cho đủ an toàn trước khi bán nó đi.”
Ông Drayton hắng giọng. “Thật ra, tiền bạc không thành vấn đề. Ông Vanderhorst là, à, đã là một người giàu có. Vì không có gia đình nên ông ấy chẳng biết dùng tiền để chi tiêu cho việc gì thành ra ông ấy chỉ biết để dành thôi.”
Tôi thấy lóe lên một tia hy vọng. “Vậy thì tôi có thể cứ bỏ mặc ngôi nhà ấy cho đến khi nó tan hoang rồi dọn đi nơi khác và sống trong nhung lụa chứ?”
Ông Drayton lại hắng giọng một lần nữa, lần này trông ông có vẻ rất không thoải mái. “À, không hẳn là thế. Cô biết đấy, ông Vanderhorst đã lập quỹ để chắc rằng tiền ấy được dùng vào việc trùng tu ngôi nhà. Dĩ nhiên, cô sẽ có thể rút một số tiền cho chi tiêu hàng ngày miễn là cô phải sống trong ngôi nhà ấy. Số tiền chính xác được rút thì thuộc quyền quyết định thận trọng của người quản lý quỹ. Và quỹ này sẽ có hiệu lực cho đến khi cô qua đời.”
Tôi nháy mắt liên tục, cố giữ cho đầu óc không bị chao đảo. “Thế còn khả năng bán ngôi nhà theo hiện trạng thì sao? Tôi sẽ phải đăng bán với giá thấp hơn giá thị trường rất nhiều vì tình trạng tồi tệ của nó, nhưng cũng có rất nhiều người điên khùng sẽ chộp lấy cơ hội mà mua nó thôi.”
“Ðúng là cô có thể làm việc ấy,” ông Drayton nói. “Ngoại trừ một điều khoản trong di chúc nói rằng trước khi cô được phép bán nó đi thì cô phải đã sống trong ngôi nhà trong thời hạn một năm. Ðiều khoản trên cũng áp dụng cho toàn bộ tủ giường bàn ghế trong nhà.”
Tôi thở dài ngao ngán và dựa lại vào ghế. “Té ra, từ những gì ông vừa giải thích thì có nghĩa là tôi đang trong tình trạng khốn khổ khốn nạn đây.” Tôi nhìn chăm chăm vào bì thư trong tay và bắt đầu suy tính. “Hay là tôi cứ chối phắt việc này cho rảnh nợ?”
“Tôi nghĩ đó là đặc quyền của cô.” Ông Drayton chồm về phía tôi và vỗ nhẹ vào phong bì trong tay tôi. “Nhưng cô cứ đọc thư đã rồi hãy quyết định. Tôi không nghĩ là ông Vanderhorst quyết định thiếu thận trọng đâu. Ngôi nhà này cũng như đứa con mà ông ấy chưa bao giờ có, và ông ấy đã trao nó lại cho cô chăm sóc.”
Tôi nắm chặt bì thư trong tay, nhớ lại hình ảnh ông Vanderhorst đang đứng trước biểu đồ tăng trưởng vẽ trên tường trong phòng khách. MBG. My best guy (Anh chàng mẹ yêu nhất). Tôi đứng lên, vớ lấy túi xách rồi đi ra cửa. “Tôi cần được yên tĩnh một mình trong một thời gian. Tôi sẽ cho ông biết quyết định của mình trước thứ Ba tới.”
“Cô có thể chờ lâu hơn, Melanie.”
“Không. Tôi chẳng muốn vụ này cứ treo lơ lửng trong đầu mình lâu hơn mức cần thiết. Tôi sẽ cho các ông biết quyết định của mình trước ngày thứ Ba.”
Tôi không dừng lại chờ nghe câu trả lời của họ. Tôi lủi trốn khỏi căn phòng và chạy xuống các bậc thang bên ngoài mà thậm chí không nhận biết mình đang chạy về đâu.
Khi tôi bước vòng quanh góc đường rẽ sang phố Tradd, tôi lại nghe thấy âm thanh của chiếc xích đu. Một cơn gió mạnh kèm mây đen hất đầy bụi lên vỉa hè và vòng quanh mắt cá chân tôi, làm tôi rùng mình mặc dù trời đang rất nóng. Tôi để ý thấy những viên gạch nứt hai màu xanh trắng trên vỉa hè ngay trước cổng, nhà số phố Tradd.
Tôi nhìn lên bầu trời đang tối sầm lại rồi mở cổng, bước vội qua hành lang có mái vòm và đến chiếc ghế đu màu trắng tróc sơn mà tôi đã nhìn thấy trong lần đầu đến ngôi nhà này. Tôi vốn không thích ngồi ở hàng hiên, và tôi thậm chí đã đặt ra chừng chục cái tên mang tính xúc xiểm dành cho những người thích ngồi hàng hiên hóng mát trong năm vừa rồi, nhưng giờ đây bỗng nhiên tôi lại cảm thấy sự thôi thúc phải ngồi ở đấy ngay và đọc lá thư từ một người đã chết.
Cháu Middleton thân mến,
Ta biết rằng cháu sẽ bị sốc khi đọc lá thư này. Ta xin lỗi về điều ấy, nhưng thật sự là không có một khoảnh khắc nào mà ta nghi ngờ rằng mình đã quyết định sai lầm. Ngôi nhà này là dành cho cháu.
Ta hy vọng cháu đang ngồi ở đâu đó yên tĩnh khi đọc bức thư này - có lẽ trên một chiếc ghế ngoài hàng hiên. Trong suốt thời gian chúng ta quen biết nhau, ta thấy cháu hoàn toàn không có vẻ gì là loại người kiên nhẫn cả. Cái chân bắt chéo của cháu cứ bật bật liên tục, và trong khi nó có thể là hậu quả của lượng đường mà cháu đã ăn vào, thì không hiểu sao ta lại không nghĩ thế. Như ngạn ngữ xưa có nói: ta nên thi thoảng dừng lại mà thưởng thức hương thơm của hoa hồng. Và ngôi nhà mới của cháu có rất nhiều hoa hồng đẹp.
Ta để lại ngôi nhà này cho cháu cũng giống như người cha để lại đứa con của mình cho người khác nuôi dưỡng. Không ai có thể thực sự sở hữu một ngôi nhà như thế này; gia đình ta chỉ được đòi hỏi là người chăm sóc nó cho thế hệ mai sau mà thôi. Ta thấy cháu mất tinh thần khi nhìn thấy khối lượng công việc cần làm cho công tác trùng tu ngôi nhà. Ta đã không có đủ sinh lực hay sức khỏe trong những năm vừa qua mà tự mình xem xét công việc này. Nhưng ta có lập quỹ cho việc này, và ta biết chắc rằng ông Drayton đã giải thích mọi việc cho cháu, nhằm để trùng tu ngôi nhà, giúp nó trở về nguyên trạng như theo ký ức của ta thời còn là đứa trẻ.
Trước khi cháu quyết định bất cứ việc gì, cháu cần biết thêm một chút về lịch sử ngôi nhà này. Các sĩ quan Yankee miền Bắc đã từng đồn trú ở đây sau khi Charleston thất thủ trong thời Nội chiến. Cháu sẽ vẫn còn có thể nhìn thấy những dấu kiếm của họ hằn trên nắm tay vịn cầu thang ở đại sảnh. Ngôi nhà này cũng từng được sử dụng làm bệnh viện trong suốt thời kỳ dịch sốt vàng da đang hoành hành cả thành phố trong những năm . Những người phụ nữ dòng họ Vanderhorst quá mạnh mẽ không chịu đầu hàng số phận, và họ đã chăm sóc cho những người lạ và giúp an táng những người chết ở sân trước. Họ đã gửi những người con trai của mình ra mặt trận và trong nhà lúc nào cũng có thức ăn dù sau một thời gian dài khánh kiệt. Họ cắm trại ở ngoài hiên nhà trong những đợt bão lớn và sau đợt động đất năm , tự vũ trang bằng bất cứ thứ gì họ tìm được miễn là họ có thể bảo vệ những gì thuộc về mình cho cả gia đình. Họ cũng giống như nền móng của ngôi nhà này - quá mạnh mẽ không thể bị lung lay vì những điều nhỏ nhặt như chiến tranh, dịch hạch, và hoang tàn đổ nát.
Cháu biết không, cháu cũng giống như họ vậy, dù cháu có nhận ra điều ấy hay không. Ta nghĩ có lẽ vì thế mà mẹ ta đã chấp thuận cho cháu trở thành bà chủ mới của ngôi nhà. Cháu khiến ta nhớ đến bà ấy rất nhiều. Bà ấy cũng là một giai nhân đấy, nhưng chẳng bao giờ lệ thuộc vào vẻ đẹp bề ngoài của mình, thay vào đấy bà lại sử dụng đầu óc kiên cường của mình để làm cho được việc trong khi không bao giờ cho phép đối thủ của mình biết rằng cuộc đấu đã kết thúc trước khi nó bắt đầu. Cũng có một sự bất ổn nào đó trong cháu đấy, ta cảm nhận được điều ấy. Cháu khiến cho ta nghĩ đến một cái neo tàu đang tìm kiếm một điểm nào đó để móc vào. Tất cả chúng ta đều phải có cội rễ, Melanie ạ, nếu không thì chúng ta cũng chỉ giống như đám cỏ dại ngoài vườn vốn có thể mọc bất cứ nơi đâu và rồi cũng dễ dàng bị bứng gốc mà thôi. Không giống như bụi hoa hồng, chúng bám chặt vào đất và trường tồn từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Mẹ ta yêu quý ngôi nhà này gần nhiều như bà đã yêu thương ta. Cũng có người sẽ không đồng ý về việc này, dĩ nhiên, vì bà đã từ bỏ cả con trai mình cùng ngôi nhà khi ta còn là một đứa trẻ. Nhưng chuyện đã không dừng ở đó, mặc dù ta đã không thể khám phá ra câu chuyện đằng sau việc này. Có lẽ số phận đã mang cháu đến trong đời ta giúp đưa sự thật ra ánh sáng để bà ấy có thể yên nghỉ sau những năm tháng qua.
Ta biết việc này là cả một trọng trách, và nó giống như một gánh nặng hơn là một món quà. Nhưng hãy kiên nhẫn, cháu yêu quý, vì điều tốt lành rồi sẽ đến với những ai biết chờ đợi.
Cầu Chúa phù hộ cho cháu, Melanie thân mến. Ta đặt trọn niềm tin nơi cháu.
Nevin Vanderhorst
Tôi ngẩng lên sau khi đọc xong bức thư, rồi lại nghe thấy có tiếng xích đu đang đong đưa. Tôi đứng dậy rồi từ từ bước xuống bậc thang và từ đó tôi có thể nhìn bao quát bụi dâm bụt đang mọc tràn lan và rồi nhìn vào khu vườn.
Người phụ nữ ấy lại ở đó, đang đẩy chiếc xích đu, nhưng lần này thì chiếc xích đu không còn trống nữa. Một cậu bé đang nắm chặt lấy dây thừng, miệng mở rộng cười vui, tiếng cười nghe như làn gió nhẹ phết vào hai má của tôi.
Rồi tôi lại cảm nhận một luồng hơi nóng và châm chích ngay sau gáy khiến tôi phải nghiêng đầu hướng về ô cửa sổ trên lầu. Tôi nhận ra một bóng đen phía sau lớp kính gồ ghề, đôi mắt tập trung nhìn chằm chặp vào tôi. Tôi gần ngạt thở, ảnh hưởng tiêu cực của bóng ma trên cửa sổ dường như đã hút sạch ôxy trong bầu khí quyển.
Tôi lùi ra xa, quay về phía cổng và bước ra đường. Tôi cúi gằm mặt xuống. Bầu trời mở ra và mưa bắt đầu trút xuống làm tối tăm cả lề đường trước mắt tôi.