Tôi mang hết số tiền có được đổi lấy vé xe lên Thượng Hải.
Tôi ở lì trước cửa nhà Lợi Vĩnh Hoa, khổ sở van xin người giữ cổng cho tôi gặp nam chủ nhân của ngôi nhà này.
Gần như một thế kỷ đã trôi qua, cuối cùng ông ấy cũng đến, tay dắt theo một đứa bé trai, khoảng hơn tuổi, trắng trẻo xinh đẹp như ngọc.
Bởi vì ngược sáng, tôi khẽ nheo mắt nhìn người trước mặt, còn anh tuấn hơn cả trong hình.
Ông ấy đang nhìn tôi với ánh mắt dò xét.
Tôi bước tới, muốn để cho ông nhìn rõ gương mặt của mình.
Gương mặt giống mẹ tôi của thời thiếu nữ y như đúc, lúc đó trong lòng tôi có một chấp niệm.
Nếu như.
.
.
nếu như ông ấy yêu mẹ, nếu như Lợi Vĩnh Hoa đã từng yêu Lâm Tương Như, vậy thì ông ấy sẽ nhận ra gương mặt này.
Tôi rõ thật ngốc nghếch.
“ Lợi.
.
.
Lợi tiên sinh, ông xem.
.
.
gương mặt tôi có quen không ?” Tôi siết chặt tay mình.
Con người đó nhìn tôi mấy lượt, rồi khẽ cau mày, lắc đầu.
“ Lợi tiên sinh, ông nhìn kĩ một chút, xin ông, hãy nhìn cho kĩ, đã gặp qua tôi hay chưa ?” Nếu như, ông ấy nhận ra tôi, tôi sẽ tha thứ, sau đó, cầu xin ông đi gặp mẹ một lần, có lẽ là lần sau cùng.
“ Con bé này, rốt cuộc muốn làm gì đây? Ta nói lại lần nữa, ta chưa từng gặp cháu.” Gương mặt đã có vẻ mất kiên nhẫn : “ Cháu tìm ta làm gì ? Cần giúp đỡ sao ?”
“.
.
.
.
.
.” Cuối cùng vẫn không nhận ra, là tôi trông không giống mẹ, hay là ông ấy sớm đã quên đi gương mặt của mẹ, quên luôn những lời thề non hẹn biển và, còn quên cả đứa con này.
“ Nói ta nghe, cháu cần ta làm gì ?”
“ Mẹ tôi đang bệnh, ông có thể đi thăm bà ấy không ?” Cái câu Lâm Tương Như gần như đã muốn thốt lên, nhưng tôi khổ sở nhận ra tôi không dám.
Tôi lo sợ con người đó ngay đến tên của mẹ cũng không nhớ được, tôi lo sợ tình yêu luôn canh cánh bên lòng của mẹ sẽ bị rơi rụng ở một nơi nực cười thế này.
“ Này cháu, cháu nhầm rồi, ta không phải bác sĩ, càng không giúp được gì.” Ông ấy xoay người muốn đi.
“ Tôi biết, tôi biết ông không phải bác sĩ.” Tôi túm lấy áo ông, ngay lúc này có một chiếc xe dừng lại trước mặt chúng tôi, đứa bé bước lên trước giậm chân “ Bố, phim sắp bắt đầu rồi.”
Lợi Vĩnh Hoa lần nữa cau mày : “ Rốt cuộc cháu muốn làm gì ?” Phải rồi.
Tôi đang làm gì thế này ? Tôi buông lỏng tay.
Ông ấy nắm tay đứa bé trai bước lên xe, chiếc xe rất nhanh đã chạy mất hút, con người đó từ đầu đến cuối cũng không quay nhìn tôi lấy một lần.
Chính điều ấy đã hình thành nên một vết thương trong tôi mãi những năm tháng về sau, chỉ vài phút ngắn ngủi ấy thôi cũng đủ hủy diệt cả thế giới của tôi.
Cái cảm giác được con người đó nắm lấy tay sẽ như thế nào nhỉ ?
Nhiều năm trước, lúc con người đó nắm lấy bàn tay nhỏ bé của tôi cũng sẽ cười híp cả mắt thế này ư ? Nhưng sao lại buông tay tôi ? Người đó có biết rằng tôi đã lén lút làm biết bao chuyện ngốc nghếch ? Trong con hẻm vắng không người, tôi vô số lần khẽ gọi cái danh từ xa lạ “ Bố, bố ơi”; lại giả như ông đang trốn một góc nào đó trộm nhìn mình; tôi còn hà hơi lên kính viết tên ông hết lần này đến lần khác, tức giận lau đi rồi lại viết, tôi cũng muốn được giống những đứa trẻ khác ngồi trên vai bố ngắm nhìn thế giới, tưởng tượng rằng thế giới được nhìn thấy khi đó nhất định rất đẹp.
Tấm vải trắng được phủ qua khỏi khuôn mặt của mẹ, tôi ngồi trên đất, không chút sức lực, chỉ một chút ít thôi cũng không, vậy nên tôi không cách nào đứng dậy nổi, vậy nên tôi không cách nào nắm chặt tay của bà, vậy nên tôi không cách nào ngăn cản họ, đành để họ mang bà đi, Lâm Tứ Nguyệt thật là vô dụng, Lâm Tứ Nguyệt mà Lâm Tương Như nuôi dưỡng mười bốn năm qua thật vô dụng.
Mọi thứ cứ như một giấc mơ.
Chỉ là ở cái nơi vọn vẹn mấy mét vuông đó, tôi không thể đợi được mẹ quay trở về.
Sau đám tang của mẹ, cuối cùng người nhà họ Lợi cũng đến, đó là một người lớn tuổi, nghe bảo là quản gia nhà họ.
Ông ta đưa ra hai sự lựa chọn : một là dùng thân phận đứa con gái mồ côi của người bạn đến sống ở Lợi gia, hai là sống cùng với dì, toàn bộ chi phí sinh hoạt sẽ do Lợi gia chu cấp.
Gió đêm, ngôi mộ mới, mộ bia , rồi văn bia, và cả sinh mệnh hãy còn son trẻ đang an nghỉ tại đây đã tạo nên một nhạc khúc bi thương nhất trên cuộc đời.
Những khi nghe kể về chuyện chia ly, chuyện sống chết, cô bé mười bốn tuổi là tôi đã nghe rất chăm chú.
Tôi nhẹ nhàng đưa tay vuốt ve tấm hình mẹ trên mộ bia, bà đang tựa vào dưới cây quế khẽ cười, nó được chụp hôm sinh nhật bà ba mươi tuổi.
Trên môi là nụ cười nhẹ nhàng, nhưng chân mày lại vương nỗi buồn man mác.
Bởi vì vẫn còn yêu ông ấy, vẫn còn vương vấn, vẫn không thể quên những chuyện đã qua.
Giờ thì tốt rồi, có thể quên đi, cũng có thể không cần yêu.
Con người đó từ đầu đến cuối vẫn không xuất hiện.
Trước lúc mẹ lâm chung, dì đã đi Thượng Hải, nhưng vẫn không thể mang ông ấy về.
Dì nói, trên đời này có hai loại người , một loại có thể yêu rất nhiều lần trong đời, một loại cả cuộc đời chỉ có thể yêu một lần, mẹ của tôi chính là loại người thứ hai ấy.
Bà đúng thật không may mắn, cứ phải gặp gỡ ông ấy, tình yêu đầu tiên và tình yêu cuối cùng của Lâm Tương Như đều thuộc về Lợi Vĩnh Hoa.
Nhưng ông ấy ngay đến tang lễ của bà cũng không đến dự.
Tôi khóc nức nở, điều này càng giống như một giấc mơ.
Cứ như chỉ cần tỉnh dậy sẽ được trông thấy mẹ, mặc chiếc váy liền hoa tinh khiết đứng bên hàng rào viện tử gọi tôi : “ Tứ Nguyệt, về nhà thôi.
Tứ Nguyệt, nhanh về nhà ăn cơm thôi.” - “ Tứ Nguyệt, đừng trốn nữa, mẹ nhìn thấy con rồi nhé.” Cô bé con là tôi giật mình, cố nép thân hình nhỏ bé sát vào hàng rào, sau đó, bị phát hiện rồi.
Sau đó, từ trong hàng rào vọng ra tiếng cười khúc khích của tôi.
Mà từ đây về sau, trong thế giới rộng lớn này, sẽ không còn ai có thể tìm ra tôi từ trong cái hàng rào đó nữa rồi.
Trước lúc lâm chung mẹ nói với tôi, dặn tôi không được hận ông ấy, mẹ của tôi nhất định cho rằng con gái của bà là một thiên sứ, nhưng thật ra không phải, một chút thiên sứ nó cũng không có, nó vốn rất giỏi giả vờ, là một cao thủ khéo ngụy trang.
Nó ngày ngày đều thầm mắng chửi trăm ngàn lần những người nó ghét, nó lén mang vở bài tập của người mà nó không thích vứt đi, nó phải viết kiểm điểm cho giáo viên.
.
.
Không được hận sao ?
Mẹ tôi mất vì bệnh lao, thứ bệnh đó vốn không đến nỗi phải chết, nhưng thứ bệnh đó là bệnh nhà giàu, còn người phụ nữ ngốc nghếch ấy có lý tưởng rất cao cả, đúng vậy, bà xem nó là lý tưởng, bà muốn để bà và con gái có được ngôi nhà thuộc về chính mình, bà nói mua nhà trước chữa bệnh sau.
Nhưng mấy ai biết được, trong cõi nhân gian rộng lớn thế này lại không chứa nổi một người phụ nữ nhỏ bé như bà.
Còn cái người mà tôi phải gọi là bố, nghe nói hàng năm đều lấy ra một phần tiền để làm từ thiện.
Thật quá nực cười !
Không hận sao ? Phải không hận sao ?
Nhưng, mẹ này, mẹ có biết không, có một số thứ cứ ở trong lòng sẽ đột nhiên bùng phát.
Như là hận !.