Sách, tự cổ chí kim, luôn là đáp số cho câu hỏi thứ gì đã và đang kết nối di nguyện của chúng ta. Suốt chiều dài của lịch sử, luôn có những gã bạo chúa cố gắng xoá bỏ chúng đi.
Đến nổi có cả thuật ngữ sinh ra chỉ để nói về hành động đốt sách, “bibliocaust” là một ví dụ điển hình.
Tuy nhiên, không ai có thể làm tổn thương đến chúng được. Sách có thể bị đốt, hoá ra tro tàn, hoà vào trong những luồng gió nhưng không đời nào biến mất hoàn toàn. Sẽ luôn luôn có một kẻ nào đó, âm thầm giấu nhẹm chúng đi từ lửa đỏ. Kẻ nào đó sẽ chôn sách xuống sân vườn của mình hòng bảo vệ chủng khỏi ánh mắt của tên bạo chúa. Và một kẻ nào đó sẽ nén chặt nó vào tâm trí bản thân để đến thời điểm thích hợp, hồi sinh chúng từ đống lửa đã phai tàn.
Sách luôn chiến đấu chống lại những gã hung tàn trong những cuộc kháng chiến trường kỳ và anh dũng. Kể cả trong hiện tại, cuộc chiến vẫn chưa bao giờ ngừng lại. Cuộc chiến bắt đầu từ khởi nguyên của lịch sử, hay chính xác hơn là từ khi sách được sinh ra, nhằm chống lại tên bạo chúa trong số các bạo chúa. Thứ kẻ thù nhẫn tâm và không bao giờ bỏ cuộc, luôn đứng ngoài quan sát và liên tục nỗ lực huỷ hoại sách. Kẻ bạo chúa ấy thường được gọi là Thời gian.
Chắc chắn, đến thời điểm hiện tại, sách vẫn không ngừng chiến đấu thoát khỏi sự huỷ diệt của thời gian. Ngày hôm qua, tôi đã quyết định dấn thân vào cuộc tỉ thí hấp dẫn, tối cao và vĩ đại, rực rỡ và quý phái, ôn ào mà tĩnh lặng này.
Tôi là Ash. Một cậu nhóc 8 tuổi với thứ gì đó đại khái như là “ký ức tiền kiếp” vậy.
“Tôi muốn đọc sách!”
Mở cánh cửa nhà thờ rầm một cái cùng lời tự thú mãnh liệt. Không ai trả lời cả. Chào đón tôi lúc này là cái giáo đường trống rỗng cùng những hàng ghế tồi tàn đầy bụi bẩn. Y như những gì tôi đã lường trước được, trông như Cha Folke lại núp bóng trong phòng học ở phía sau chỗ này. Cũng dễ hiểu thôi. Nhà thờ không chỉ là nơi tở chức các lễ nghi tôn giáo cho làng mà còn là tổ chức giáo dục, nơi cấp chứng chỉ học thuật cho cộng đồng. Giống như những buổi hội thảo ở giáo đường vậy. Và giáo đường của chúng tôi đáng lí ra cũng phải có những buổi hội thảo học tập như thế.
Hàng ghế tồi tàn kia là dành cho tín đồ tham gia các nghi lễ tôn giáo, hay cũng như để những dân làng rảnh rỗi đến đây học tập. Tuy nhiên, ngôi làng này, nơi tôi sinh ra, không cần hỏi cũng biết là chốn khỉ ho cò gáy nằm giữa vùng đất hoang sơ nào đó. Ở đây không có thứ gì giống như sổ hộ khẩu nhưng vì chỉ có khoảng 100 người sinh sống nên ai cũng biết nhau cả. Giờ câu hỏi là, ở cái làng nơi tận cùng tổ quốc này, ai lại có đủ thời gian rảnh để tới đây mà học tập chứ?
Xét theo sự phát triển của nền văn minh nhân loại, nơi này chắc chắn vẫn còn kẹt ở Thời kỳ Tăm Tối. Không hề có động cơ đốt trong, tất cả mọi thứ đều dựa vào sức người. Trước đây, họ sử dụng một con ngựa nhưng nó chết từ hai năm trước rồi. Chúng tôi đã tổ chức đám tang sau đó và làm thịt một con ngựa khác. Cảm giác giống bữa tiệc BBQ hơn là lễ tang.
Mình đói quá, ước gì được ăn một bữa giống như vậy…
Trở lại câu hỏi, trong cái cộng đồng mà khái niệm đơn giản nhất về phân bón hoá học cũng có thể khiến họ lạc lối trong vô vọng, người nào sẽ có đủ thời gian rảnh chứ?
Như những gì bạn nghĩ đấy, câu trả lời là không ai cả. Ai ai cũng làm việc quần quật, một nắng hai sương cho đến khi bản thân mệt lử. Ở cái tuổi này, tôi cũng được xem là một lao động tuyệt vời đó chứ. Mặc dù được miễn hầu hết công việc tay chân nặng nhọc, tôi vẫn có thể làm tốt chuyện nhổ cỏ, nhặt đá trên đồng cũng như hái rau dại ở bìa rừng hay câu cá dưới sông.
Tại nhà trưởng làng, người ta thi thoảng sẽ dành thời gian cho việc giáo dục con cái của họ. Tuy nhiên, kể cả thế, nhà thờ cũng chả khi nào được tận dụng.
Chính vì vậy, số người được Cha Folke giáo dục từ khi đến làng tới nay vẫn là số không tròn trĩnh. Hoặc đúng hơn là cho tới hiện tại. Tôi muốn trở thành học trò đầu tiên của ông ta.
“Cha Folke! Cha Folke! Ash, con nhà David đây! Nếu ông không trả lời, tôi sẽ tự mình vào đấy!”
Đứng trước lớp học của vị linh mục phía sau nhà thờ, lắp đầy bởi ghế và các bức tượng, tôi gõ cửa – theo phép lịch sự tối thiểu – trước khi lỗ mãng xông vào.
Thứ tôi tìm thấy là một căn phòng nhỏ ấm áp, có cảm giác hơi bé so với mục đích sử dụng. Trong căn phòng, gã đàn ông – vẫn đang tựa đầu lên chiếc bàn đã được lau sạch, say ngủ cho tới khi tôi xông vào – chải chuốt lại bộ tóc dài và nhìn về phía tôi.
“Ồ, thằng nh… thằng con nhà David đây mà.”
“Vâng, thằng nhãi nhà David đây, Ash! Cha Folke, mặt ông trông kinh quá!”
Vì thức khuya nên gã có quầng thâm dưới mắt. Vóc người gầy gò và không được chỉn chu cho lắm, để mà nói thì chẳng giống một giáo sĩ tí nào. Dân làng thường bí mật gọi gã ta là “linh mục xác sống”. Đúng cái kiểu mà sẽ trẻ con sẽ thấy trong một cơn ác mộng.
Có vẻ như vị linh mục xác sông kia đang cố gắng trút bỏ những tổn thương mà tiếng chào đầy năng lượng của tôi gây ra.
“Cậu muốn gì? Và có thể hạ giọng xuống được không? Đau hết cả đầu.”
“Xin lượng thứ, tôi chỉ hơi quá khích mà thôi. Tôi muốn hỏi xin đọc một ít sách của ông.”
“Sách của ta á?”
Folke nhìn lên cái kệ sách sau lưng rồi khịt mũi. Hành động này khiến một ít bụi bám trên đó bị đẩy ra, bay vào trong không khí.
“Cậu được gì khi đọc sách trong cái làng nhơ nhuốc này chứ?”
Hình như lão ta đang hàm ý rằng sách là vô dụng đối với một cái làng nghèo nàn. Nụ cười khổ dâm khiến cho hắn ta càng thêm phần hệt như xác sống. Nếu chạm tay váo những quyển sách, tôi sẽ phải vượt qua gã zombie đang canh giữ đống nghĩa địa của mình ở đằng kia.
“Tôi chỉ nghĩ mình sẽ có một ít niềm vui khi đọc thôi.”
Tên linh mục xác sống nghiêng đầu.
“Thằng nhãi, chú mày nói cái gì cơ?”
“Tôi không biết ông đang cố thốt ra điều gì nhưng chúng ta đang nói về sách! Chẳng phải mục đích của việc đọc sách là tận hưởng bản thân mình sao? Nếu có nơi người ta thậm chí còn không có thời gian để thoả mãn chính mình thì cái thế giới đó phải nghiệt ngã đến mức nào chứ, vậy chúng ta phải làm gì đây?”
Với những người như tôi, những người biết về cuộc sống xung túc ở tiền kiếp thì thứ tiêu chuẩn nghèo nàn của thế giới này là không thể chấp nhận được. Tôi phải đau đớn hơn người khác ít nhất là 10 lần.
Đã bao giờ tôi nghĩ đến việc tự vẫn chưa? Tôi còn chả đủ tỉnh táo để nghĩ về nó, về việc thứ đó sẽ tệ đến mức nào.
Tuy nhiên, ngày hôm qua, tôi đã nhận ra một chuyện. Khi phu nhân của trưởng làng đang đọc sách cho tôi nghe, tôi nhận ra rằng mình có thể chu du khắp các miền đất khác bằng cách đắm mình vào thế giới của sách vở! Hiển nhiên là vậy! Nếu thực tế quá phũ phàng, người ta chỉ cần tìm thú vui ở nơi nào khác và nơi nào khác ở đây có nghĩa là thế giới phép thuật kỳ ảo!
“Và đó không chỉ là những luận điệu vô căng cứ,” tôi phản bác, “Khi ông đói, ông có cần ăn không? Khi ông sắp chết ngạt vì đuối nước, ông có muốn trở lại bờ và hít một hơi thật sâu không?”
Bị thuyết phục bởi lời chất vấn của thằng nhóc 8 tuổi, tên linh mục xác sống gật đầu lia lịa.
“Tất nhiên, cậu sẽ ăn và thở mà chẳng cần phải suy nghĩ gì cả.”
“Chính xác! Cũng theo cách đó, sách là để đọc và tận hưởng!”
“Ta hiểu rồi.”
Folke gật đầu đồng ý, miễn cưỡng với tay về phía kệ sách.
“Chờ đã, cái lý do có gì đó sai sai thì phải.”
“Không! Đó là một lập luận hoàn hảo! Lý do của tôi có gì sai chứ? Những cảm xúc thuần khiết và trân trọng dành cho sách!”
Tôi tập trung tất cả đam mê, hội tụ vào ánh nhìn mãnh liệt nhất nhìn về phía Folke. Nếu có thể giết người qua ánh mắt, hẳn gã đã phải chết hàng trăm lần.
Chẳng biết có phải vì cái nhìn chăm chăm của tôi không mà mặt lão trong còn tái nhợt hơn thường ngày, hắn gật đầu thận trong.
“Được rồi, cậu có thể lấy sách. Nhưng chú mày có đọc được không đấy?”
“Cha Folke à, ông biết ở làng này có bao nhiêu người biết đọc không?”
“Hai, ba nếu tính cả ta.”
“Chính xác. Tôi nghĩ ông biết đáp án cho câu hỏi của mình rồi đấy!”
“Tất nhiên là cậu không thể rồi.”
Đã tám năm kể từ khi tôi được sinh ra ở thế giới này, trong suốt khoảng thời gian đó, số chữ cái tôi được nhìn thấy chỉ đếm trên đầu ngón tay vì vậy, không biết đọc là điều dễ hiểu. Mặt khác, nếu nói về nếu nói về những ký tự của nền văn minh tiền kiếp, tôi vẫn có thể đọc và viết lưu loát được.
“Ta không cần biết cậu học được kiểu nói đó ở đâu nhưng ta không tí hứng thú nào trong việc dạy một thằng nhãi như cậu cách đọc đâu.”
“Oh, xem ra ông cũng không hữu dụng lắm nhỉ.”
Tôi nói, mặc dù vậy tôi đã biết trước kết cục này.
Theo như những tin đồn và phán đoán dựa trên kinh nghiệm cá nhân của tôi, Cha Folke là một gã nhân cách thối nát. Không phải theo kiểu ác độc nhưng gã đàn ông mới ba mươi tuổi đầu này đã mất tất cả động lực và mục đích sống sau khi bị thuyên chuyển từ chỗ thị thành ở thủ đô về cái làng xa xôi, bần cùng này – kết cục cho một kẻ thượng lưu sa ngã.
Cũng dễ mà mường tượng được việc hỏi xin sự giúp đỡ từ người như Folke sẽ chẳng đi tới đâu cả.
“Trong trường hợp đó, ông có thể cho tôi mượn một quyển sách dễ đọc được không? Đó là tất cả những gì tôi đòi hỏi ở ông với tư cách là người thầy giáo duy nhất ở làng.”
“Đừng có mà nực cười! Cậu có biết sách giá trị như thế nào không? Ta phải làm sao nếu chú mày bán hay làm hỏng chúng hả?”
“Thôi nào, sẽ chẳng ai để ý nếu chỉ một quyển sách biến mất đâu.”
Nghe những lời nói của tôi, Cha Folke quay lại ngó về phía cái kệ sách nơi bụi bặm đóng đầu một cách đáng xấu hổ. Quan sát xem mọi thứ đã tệ bạc đến mức nào, đến nổi không thể nào đáp trả lại tôi.
“Tch. Chú mày khá là khí phách khi dám nói những điều này với một linh mục đấy. Thằng nhãi ngu ngốc.”
“Có gì phải sợ chứ. Không cần biết ông nổi giận đến mức nào, chắc chắn chẳng có ai sẽ để ý đâu. Đặc biệt là khi tôi cố gắng kiếm tiền từ chỗ sách.”
Ở nới đây, sách không hề có giá trị gì cả. Kể cả nếu tôi có trộm sách, người ta sẽ chỉ phán xét trên hành động trộm cắp của tôi chứ chẳng nề hà gì đến đống sách.
Và nếu tôi mua chuộc họ, rõ ràng là tội trộm cắp cúng sẽ được dung tha.
Nếu sách đã không có tí giá trị gì, trộm chúng cũng giống như nhặt một hòn đá cụi bên đường cho vào túi vậy; không ai muốn trộm chúng cả.
Ông có đồng ý không vậy, Cha Folke? Chắc là có rồi. Tôi nhìn lên vị linh mục với nụ cười.
“Thằng nhãi chết tiệt, chú mày dám đe doạ ta à?”
Thôi mà, việc gì phải tỏ ra đáng sợ như vậy chứ. Không phải lời nói của tôi nghe như đang đe doạ vì tôi muốn đe doạ hay gì đâu. Tôi chỉ muốn vị linh mục của nhà thờ làm tròn nghĩa vụ của một người thầy giáo. Nếu có ai đó định huỷ hoại ông thì đó là chính ông đấy. Tôi chỉ đang yêu cầu quyền được giáo dục chính đáng mặc dù nó nghe như là lời đe doạ mà thôi. Kể cả đứa trẻ cũng biết được ai mới là kẻ xấu ở đây.“Tốt thôi, tôi hy vọng ông sẽ ngưng việc nghi ngờ tôi làm những chuyện như là bán sách của ông.”
Trong trường hợp tôi muốn làm như vậy, tôi phải lấy trộm nó chứ không phải đi mượn. Và tôi vẫn đang cố gắng hết mình để truyền đạt ý nghĩ ấy thông qua nụ cười ma mãnh.
“Tuy nhiên tôi không thể đảm bảo rằng sách của ông sẽ không bị dính bẩn. Tôi sẽ cố nhưng tai nạn vẫn có thể xảy ra.”
Trước khi gã linh mục kịp thốt lên những lời phản bác, tôi bồi thêm vài từ khó có thể bị phủ định.
“Sách cũng bị hư hỏng dần qua thời gian mà, đúng không?”
“Thì ừ, sau cùng nó cũng phải bị tổn hại thôi.”
Ông ta đồng ý.
Đúng như mong đợi, ông ta đã đồng ý với tôi. Nếu tôi phải nói chuyện với ai đó bỏ ngoài tai mọi lời giải thích, nó sẽ không đời nào có hiệu quả. May mắn thay, Cha Folke là một người biết suy nghĩ, thật biết ơn làm sao, tôi tiếp tục nói dựa trên lời ông ta.
“Chính là như thế, sách sẽ ngày một xấu đi và cuối cùng là hỏng. Tôi tự hỏi đã bao nhiêu lần những quyển sách này được đọc thế? Và thêm bao nhiều lần nữa cho đến lúc chúng bị hư hại hoàn toàn?”
Rõ ràng, không cách nào biết được cả nhưng tôi chắc chắn là không quá thường xuyên đâu. Ít nhất thì, trông như chúng sẽ đánh mất hình dáng trước cả khi bị phá huỷ trong quá trình được đọc.
“Liệu những cuốn sách này sẽ muốn nhận một vài tổn thương khi tôi đọc chúng hay là phủ bụi đến lúc lìa đời đây?” Tôi tiếp tục. “Bên cạnh đó, nếu tôi đọc được chúng, có khi trong tương lai chúng sẽ được sống lại nhờ những ký ức của tôi thì sao?”
“Ta hiểu.”
Vị linh mục tỏ vẻ ấn tượng, khoanh hai tai trước ngực và gật đầu vài cái.
“Ta phải thừa nhận rằng cậu quả là thằng nhãi dẻo mồm. Chú mày có chắc mình là con của một gia đình nông dân không đấy? Ta thấy cậu giống một thương gia hơn.”
“Tôi nghĩ ông phải biết đáp án cho câu hỏi đó rồi chứ.”
“Ừm… Thì, sau khi cân nhắc khả năng biện luận của chú mày, ta sẽ cho chú mày mượn sách. Hãy chắc rằng mình đọc nó thật tận tâm để có thể truyền đời cho con cháu…”
Và trong khi tôi sắp đạt được ý đồ của mình, Folke đã trở lại với ý nghĩ ban đầu.
“Chờ đã! Cậu có biết đọc đâu.”
“Chết tiệt! Ông nhận ra rồi.”
“Mẹ kiếp! Thằng nhãi này nguy hiểm thật đấy.”
“Tôi? Nguy hiểm? Tôi thậm chí sẽ không giết chết một con ruồi! Tôi chỉ đơn thuần là cậu bé 8 tuổi ngây thơ, vô vọng.”
Thật tàn nhẫn khi cố gắng phá hoại thanh danh của tôi!
Tôi đâu có muốn lừa lão ta. Có thể những từ ngữ tôi sử dụng nghe như dùng với mục đích đó nhưng thực chất, tôi chỉ cố thuyết phục Folke mà thôi.
“Vâng, đúng là bây giờ thì tôi chẳng thể đọc được. Chính vì vậy, tôi muốn mượn một quyển sách dễ đọc để có thể tự dạy bản thân mình.”
“Đừng có mà hợm hĩnh! Nếu học đọc dễ như vậy thì cần gì phải gửi linh mục như đến cái nơi khỉ ho cò gáy này.”
“Tôi đâu có nói chuyện đó dễ. Làm ơn hãy cho tôi mượn một cuốn với vài đoạn thánh thư mà ông thường dùng để đọc thuộc lòng mỗi khi thực hiện nghi lễ được không, kiểu một quyển vở tổng hợp ấy. Hoặc một bộ sưu tập lời cầu nguyện? Thứ có sẽ tốt đấy.”
Cha Folke tự thân suy ngẫm, trông như vừa được gã lừa đảo nào đó mời chào theo kiểu làm-giàu-cấp-tốc. Ông ta chắc hẳn đang nghi ngờ đây là cái bẫy khác của tôi.
Một lần nữa, những gì tôi nói có thể bị hiểu thành những câu hăm doạ hoặc lừa đảo nhưng tôi chỉ cố gắng thuyết phục ông ta thôi; không có gì khả nghi trong những lời tôi nói cả.
Làm ơn, hãy nhìn vào đôi mắt cún con này và tin tưởng tôi đi.
“Đấy, cậu lại bắt đầu trông khả nghi rồi đấy.”
Chắc chắn Folke đã nhìn lầm rồi, có thể là do chứng mất ngủ của lão ta.
“Sao cũng được,” gã nói, “nếu đó là thứ cậu muốn thì ta có một tập bản thảo tự viết đây. Kể cả nếu cậu cố bán nó thì cũng chả được bao nhiêu tiền và thậm chí có hư hỏng đi nữa cũng chẳng sao.”
“Cảm ơn rất nhiều, Cha Folke! Chúa phù hộ ông!”
Cuối cùng, việc thuyết phục đã có hiệu quả. Sau tất cả, bỏ thời gian để thảo luận lễ phép luôn là cách tiếp cận tuyệt vời nhất! Bạo lực, và cả lừa đảo hay đe doạ nữa, chỉ là công cụ của đám mọi rợ không biết phải lý sự như thế nào. Con người sẽ hiểu nhau hơn qua những cuộc trò chuyện hợp tình hợp lý.
Với niềm vinh hạnh vì đạt được thành công, tôi với tay lấy tập bản thảo. Nhưng Folke lại nắm quá chặt, không có ý định thả nó đi.
“Một lần nữa, cảm ơn ông rất nhiều. Hãy thư giãn đi vì tôi hữa sẽ cẩn thận với đống bản thảo.”
Đừng có níu kéo nữa, cái tên khốn này.
“Nghe cho rõ đây, đừng bao giờ tơ tưởng về việc làm những thứ kỳ quặc.”
“Kể cả nếu ông không cảnh báo trước, tôi cũng không có ý định làm thứ gì kỳ quặc đâu.”
Nhanh lên và thả cái tay ra. Để chúng đi đi. Giờ nó là của tôi.
Sau cùng, Folke cũng buông tập bản thảo ra, lẽ ra lão nên làm thế ngay từ đầu. Tôi cầm lòng, không thốt lên bất cứ lời nào để thể hiện lòng biết ơn với sự rộng lương, rề rà và keo kiệt của lão. Tôi lướt qua cuốn sách – hay đúng hơn là xấp giấy – với đôi mắt đang cố bắt nét những chữ cái xa lạ.
Giữa chúng, tôi tìm thấy vài từ có vẻ quen thuộc, thế nên tôi quyết định hỏi Folke.
“Ông có thể chỉ tôi đọc câu này được không?”
“Này, không phải chú mày nói sẽ không hỏi thêm bất cứ thứ gì sao?”
“Đúng là tôi đó là tất cả nhưng gì tôi đòi hỏi ở ông với tư cách người thầy của ngôi làng. Thế nên, lần này, tôi hỏi ông với tư cách là linh mục.”
Thôi nào, đừng có đứng đực ra đó với cái mặt ngu ngốc như vậy chứ, nhanh lên và trả lời tôi đi. Tôi thề sẽ không hỏi thêm bất cứ thứ gì nữa… ít nhất là trong hôm nay.
Theo Folke, đó là một lời cầu nguyện phổ biến. Không chỉ với linh mục mà còn giữa những người nông dân. Nó đọc là ‘Hới Thần Lang mạnh mẽ, Thần Hầu thông tuệ và Thần Long hung bạo. Hôm nay, xin hãy ban phước cho con với sức mạnh vĩ đại của các ngài.’
Đúng như tôi nghĩ. Tôi đã đoán được khi thấy dấu câu và các từ “Thần Lang”, “Thần Hầu” và “Thần Long” giống ý hệt thứ được điêu khắc những bức tượng thờ tại giáo đường. Chữ viết ở đây là tượng thanh chứ không phải tượng ý. May mắn làm sao!