Hai ngày trước khi vào mùa đông, Việt Lâm thị rốt cục sinh. Thể loại: GL, điền văn, cổ đại, tình hữu độc chung, ân oán giang hồ, 1x1. HE
Couple: Hỉ Mi x Âm Cố
Tổng 95 chương.
"Chuyện về một nàng sát thủ bỏ nghề làm bà đỡ bởi vì nhân tính trỗi dậy mạnh mẽ khi thấy một thai phụ sinh con trước mắt mình. Một cô nàng nông thôn bị chồng bỏ bởi vì bị sảy thai. Hai người gặp nhau có lẽ là vì duyên; có lẽ do có người vô tình sắp xếp. Tình từ từ bùng cháy bởi vì hai người như sinh ra là dành cho nhau; một phần thiếu của người này bù đắp cho người kia; một lạnh một nóng; một nhạy bén một đơn thuần..."Tiết tử:
Thôn Đê Hạ
Bất hiếu có ba điều, không có hậu duệ là tội lớn nhất!
Gần đây, Việt Đại luôn đốt nhang khấn vái.
Việt gia hắn bây giờ nếu không sinh được con trai thì coi như là đứt hương mạch. Cho nên, vô luận như thế nào cũng phải có người nối dõi!
Sỡ dĩ có cái tên Việt Đại này là vì: sau khi Việt Đại ra đời, cha hắn hùng tâm tráng trí muốn những đứa con sau được gọi là: Việt Nhị, Việt Tam, Việt Tứ...
Tổ tiên Việt gia ở thành Đông, thôn Đê Hạ. Nhiều thế hệ sinh sống bằng nghề trồng trọt. Chưa từng bước ra khỏi thôn. Không hiểu biết nhiều. Và chỉ có hy vọng duy nhất là có nhiều con cháu để cuộc sống sau này, khi về già có chỗ nhờ cậy.
Song yêu cầu nhỏ như thế mà ông trời không cho. Việt Đại chỉ có ba cô con gái.
Có ba đứa con gái, đồng nghĩa với lỗ vốn. Mỗi khi xuất giá đều phải vét sạch nhà cửa. Cũng may gả đi không xa, và các nàng còn có lương tâm, thường giúp đỡ cho gia đình. Vì thế đến năm gần hai mươi, Việt Đại mới lấy thêm một người nữa, ở huyện khác, họ Lâm.
Lâm thị thì đẹp, nhưng số mệnh thì không. Nàng yếu ớt, nhiều năm nằm trên giường bệnh. Vốn là bà mối và Việt nhị cô nương có quen biết; dưới sự phó thác của Lâm gia, bà mối dẻo mồm dẻo miệng nói Lâm thị là người bổn phận, không hề ra khỏi nhà, và có nhiều đồ cưới; Việt nhị cô nương thấy một mối tốt như thế thì làm sao mà tặng cho người khác được, nên đã chạy về nhà mẹ đẻ hỏi. Việt gia dĩ nhiên mừng rỡ về mối hôn sự tốt đẹp này, vì thế mới mời bà mối kia thương lượng, vài lần qua lại là đã định được ngày.
Đêm động phòng, khi vén khoăn voan, Việt Đại nhìn xem kinh ngạc đến ngây người, vui mừng khôn xiết. Hôm sau, Lâm thị dâng trà cho cha mẹ chồng. Hai ông bà cũng mừng vì đã rước được cô con dâu xinh đẹp.
Chưa đầy một ngày, toàn bộ thôn Đê Hạ đều biết Việt gia mới cưới về được một thê tử xinh đẹp đến nhường nào... Tiếc là không được lâu, tin tức Lâm thị té xỉu, tốn nhiều tiền thuốc thang mới cứu được nàng bay nhanh như gió...
Mà Việt gia cũng không vì con dâu sinh bệnh mà buồn phiền lâu. Mấy tháng sau, Lâm thị mang thai. Việt gia lại hớn hở.
Đáng tiếc lại là con gái.
Việt lão gia chỉ biết đập tẩu thuốc, phun một bãi rồi đi ra ruộng.
Ba năm sau. Lâm thị lại có thai, lại con gái.
Cái gọi là dục tốc bất đạt, tiếp sau đó hai năm, Lâm thị tuy mang thai thêm một lần nữa nhưng vì thể chất yếu ớt nên thai nhi không giữ lại được.
Nghe nói, đó là một đứa con trai.
Và sau lần này, Lâm thị không thể mang thai được nữa.
Việt lão gia cũng không qua được vài năm, ông bị nhiễm phong hàn, mất ở mùa xuân. Vài năm sau đó, phu nhân của lão cũng từ trần. Từ đó, không còn ai quản chuyện Việt Đại có sinh được con trai hay không nữa.
Thực ra lúc mới bắt đầu, Việt Đại cũng rất đau khổ. Không có con trai, đồng nghĩa với không có ai làm việc nặng không nói, mà còn bị người ta khi dễ, song hắn chỉ có thể nén giận. Lâm thị thì ngoại trừ không có sức khỏe ra, những việc khác đều vô cùng tốt; một phụ nữ xinh đẹp như thế, Việt Đại không nỡ tổn thương nàng, cho nên hắn cũng thừa nhận hai cô con gái này.
May mắn thay hai cô bé đẹp như mẹ vậy. Cốt cách mỹ nhân có từ nhỏ. Lâm thị bởi vì bệnh tật nhiều năm mà bị nhiều xem thường, nên, tuy rằng không có con trai nhưng nàng đối đãi với hai cô con gái mình không như bình thường. Nàng thậm chí còn muốn mời tiên sinh về dạy chữ nghĩa cho hai đứa nhưng về sau vẫn là từ bỏ ý định. Và cứ như thế, khi cô con gái lớn vừa mới mười ba tuổi, đã có rất nhiều người đến cầu hôn. Sau đó, khi cô bé đến tuổi cập kê, cô bé cũng được gả đi xa. Và chàng con rể lớn đó thì chưa được gặp mặt bao nhiêu lần, vì nhà chàng tận phương Bắc xa xôi. Ban đầu, khoảng một thời gian ngắn cô con gái lớn sẽ sai người mang bạc về hiếu kính cha mẹ; nghe giống như là bọn họ đem bán con gái đi vậy. Có điều về sau, cô con gái lớn càng lớn, Việt Đại lại càng không biết dùng mặt mũi gì để đối mặt liệt tổ liệt tông.
Còn cô con gái nhỏ - Hỉ Mi, may mà vẫn chưa xuất giá. Căn cứ vào kinh nghiệm của đứa lớn, vì nhớ con, Lâm thị quyết định hôn sự của Hỉ Mi nhất định phải ở gần. Càng gần càng tốt!
Mà Hỉ Mi, cũng có một giai thoại:
Nhũ danh của nàng vốn là Tiểu Nhân. Một cái tên được gọi từ lúc sinh ra cho đến năm mười sáu tuổi. Bởi vì tỷ tỷ nàng được gả đi quá sớm nên nàng được mẹ giữ lại vài năm. Song sự thật thì còn có một nguyên nhân khác nữa. Mỹ mạo của Tiểu Nhân tuy được thừa hưởng từ mẹ, nhưng tính tình lại không biết sao rất là khác biệt. Nàng mạnh mẽ, táo bạo; chân mày hơi thẳng, có thêm vài phần sát khí.
Xấu tính như thế cho nên hao phí không ít tâm tư của Việt Đại. Cũng may, khi đó, có một vị lão đạo nhân đến đây, ông ta xem cho Tiểu Nhân của Việt gia một quẻ.
Số là sau khi lão đạo nhân kia ăn uống xong mới chậm rãi nói Tiểu Nhân có mệnh vượng phu, đại phú đại quý, chẳng qua cái tên không được tốt cho lắm. Việt Đại thỉnh giáo ngay. Lão đạo nhân đánh giá Tiểu Nhân mãi, thấy hàng mi nàng đang có ý cười, rất sinh động, liền lấy tên "Hỉ Mi", như vậy mới có thể gả cho nhà tốt được. Không chỉ như thế, lão đạo nhân không lấy tiền, ngược lại để lại mười lượng bạc, nói là ngày khác Hỉ Mi bay lên đầu cành thì nhất định phải đến đạo quán lễ tạ thánh thần và dâng nhang đèn lên gấp mười.
Từng ngày trôi qua, không ai ngờ được rằng Việt Đại cầm mười lượng bạc trong tay mà không hề tiêu xài. Mười lượng bạc, nếu không có biến cố gì xảy ra là có thể đủ cho toàn gia ba người bọn họ sinh sống nhiều năm. Việc này, đại khái là do Việt Đại tính toán lâu dài. Nếu lão đạo nhân dám khẳng định như thế, thuyết minh ông ta rất tin tưởng vào quẻ của mình, cho nên hắn còn phải nhờ cậy vào đứa con gái này.
Việc này vừa truyền ra, toàn thôn Đê Hạ đều chấn động, và tất cả đều muốn xem nhân duyên của Hỉ Mi sẽ như thế nào.
Quả nhiên mỹ sự này càng ngày càng truyền xa, rơi vào tai Khánh đại tài chủ của thôn bên cạnh.
Khánh Đăng Khoa là con trai lớn của Khánh tài chủ. Nghe nói, Khánh phu nhân đã mơ thấy con trai mình đăng khoa khi mang thai hắn ở tháng thứ năm. Vì thế mới có cái tên này.
Khánh tài chủ dựa vào sản nghiệp tổ tiên, không hề đọc sách, nếu phu nhân đã mơ như vậy thì dĩ nhiên Khánh Đăng Khoa ngay từ nhỏ đã có phu tử ở bên cạnh từ nhỏ cho tới lớn. Chỉ là đọc sách đã nhiều năm nhưng công danh vẫn không có gì, mà bảo thủ thì tăng thêm. Khánh tài chủ thấy thế, đành phải giúp hắn lấy chính thê về trước, chọn tới chọn lui, chọn trúng Hỉ Mi.
Hỉ Mi đúng là tính tình không được tốt, nhưng nghe nói lão đạo nhân kia cũng có mặt mũi. Huống chi lúc đó nàng còn được Việt Đại để dành cho mười lượng bạc làm của hồi môn. Đối với quỷ keo kiệt – Khánh tài chủ mà nói thì cái này thật sự là mừng rơi nước mắt.
Cứ như thế, Việt Đại cho rằng là mình hẳn có thể chờ con rể sẽ được thăng chức, rồi mình ngày sau sẽ nở mày nở mặt.
Nhưng ngày vui chóng tàn, Hỉ Mi xuất giá lúc 17 tuổi, hai tháng sau đó, có một hán tử ở bên ngoài vào trong thôn mang về một tin, đối với Việt Đại mà nói thì như là sét đánh giữa trời quang.
Đứa con gái lớn nhà hắn bán mình ở thanh lâu!
Người ta nói rõ ràng tường tận, Việt Lâm thị tức giận đến sinh bệnh nặng, buồn nôn mấy ngày, mới mời đại phu về. Và Việt Đại lại vui mừng như điên.
Việt Lâm thị lại mang thai!
Sáu chữ này và việc con gái lớn của Việt gia lộ diện ở thanh lâu như hai con sóng ngược chiều, kích thích toàn bộ chú ý của mọi người tại nơi không có gì tiêu khiển này, dư luận tăng vọt. Hơn nữa sau khi đại phu xem mạch xong, nói là Việt Lâm thị mang thai lần này có khả năng là con trai. Coi như là trút bỏ vận đen trước kia, Việt Đại ngẩng đầu ưỡn ngực. Người trong thôn cũng vui tính, cùng nhau cười Việt Đại là trung niên mới có con, chắc có hạnh phúc cho mai sau.
Lúc này, Việt Đại cắn răng, dậm chân, tuyên bố con gái gả đi như bát nước hắt ra ngoài, không còn quản nữa, không liên can gì đến hắn. Nhưng bây giờ đã là trung niên mà nếu vẫn có thể có con trai thì đây mới là tổ tiên Việt gia đã tích đức.
Cho nên, Việt Đại mới mỗi ngày dâng hương, thành kính lễ bái bài vị tổ tông.
Hai ngày trước khi vào mùa đông, Việt Lâm thị rốt cục sinh.
50