Cung - Mê Tâm Ký

quyển 3 chương 9

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Quyển –

Dân sinh phồn thịnh, uống rượu rẻ tiền

Họ lại trở về bát phố ở bờ phía Tây, Phi Tâm dùng khăn tay che nửa mặt, níu chặt không dám lìa khỏi bàn tay Vân Hi. Tiểu Phúc Tử trong tay đang cầm hai khúc sa tanh giả màu trắng, đây là thứ lúc nãy Vân Hi đòi mua.

Sa tanh giả rất thịnh hành trong dân gian, triều đình có hạ lệnh rằng dân thường không được mặc gấm lụa, dù có là thương nhân cũng không được mặc. Những kẻ vi phạm, nhẹ thì phạt tiền, nặng thì phạt đòn và bắt giam.

Vì thế có một số phú hộ hoặc thương nhân hay mặc sa tanh giả, trông nó rất giống gấm vóc, dệt tốt một chút thì không chừng còn tưởng thật, kiểu dáng cũng rất nhiều. Giá cả đắt rẻ khác nhau, nếu dệt công cực tốt thì giá một khúc sa tanh giả sẽ tương đương với giá của tơ lụa.

Giống lần hành cung lần trước, ông chủ khách điếm trên thị trấn Nam Lệ ở huyện Hoàng Uyển đã ăn mặc rất lộng lẫy, nhưng thực ra y phục cũng chỉ là sa tanh giả, chẳng qua chỉ vì dệt rất tốt nên mới trông giống tơ lụa mà thôi. Cũng có những nơi quản lý không nghiêm ngặt, hoặc xa rời trung ương nên có nhiều kẻ cả gan mặc áo gấm lụa, nhưng đại bộ phận các thành thị đều nghiêm chỉnh chấp hành pháp lệnh này.

Hiện giờ họ đang bát phố trên bờ sông phía Tây, Vân Hi mặc y phục xà cừ, mọi người nhìn vào đã biết chắc rằng y không phải xuất thân dân thường. Hơn nữa bây giờ hoàng thượng Nam tuần, rất nhiều lối đi hạn chế dân thường qua lại, trên phố thường xuất hiện những thị vệ chấp hành nhiệm vụ mặc áo gấm đen, đội mão, có lẽ họ cho rằng đoàn người này đa phần là con cháu quan lại trong kinh đi cùng, nên dẫu ánh mắt có phóng túng, có tò mò muốn nhìn ngắm thì cũng kiêng dè hành động. Những ánh mắt liếc nhìn cũng đều hơi nghiêng người cúi đầu, và nhường đường.

Hầu hết ở đây đều là những kiến trúc dài và hợp với tông màu trắng đen, hệt như một sân đình, cửa sau được xây khoét vách theo hướng thẳng ra con sông, có lẽ là nhà ở của những kẻ bán buôn này. Có những nơi dựng lều ven sông, chỉ chống bằng hai cột trụ; có những nơi còn dùng dây thừng mắc lên cây, trải tấm rèm để ngăn cách với hai bên, tiện bề chào hàng; và lại những nơi chỉ có một gánh hàng rong, tùy tiện đặt vài chiếc ghế; có nơi còn chẳng có ghế, khiến cả đường bờ sông trở nên chật chội hết sức, người qua đường chỉ còn cách đi sát mép sông.

Phía đầu mép sông có những bậc thềm tạo thành một chiếc bục nhỏ phẳng phiu, có những người rửa tay, rửa chén tại đó, những con đò tới rồi đò lại đi trên sông, lái đò có cả nam lẫn nữa, cao giọng hát lên, khéo léo lái đò qua lại.

Phi Tâm chưa bao giờ bát phố, Vân Hi tuy trưởng thành trong chốn thâm cung nhưng lúc trước y cũng từng vi hành ở các phủ đệ của quan lại trong kinh, thỉnh thoảng hứng chí cũng dạo quanh các hẻm to hẻm nhỏ trong kinh. Nhưng cũng là lần đầu tới vùng Hoài Nam, nên rất tò mò với phố chợ phương Nam này. Lúc đó, những gánh hàng rong bày biện đủ mọi thứ, thứ ăn vặt nhiều vô kể. Có những thứ y biết và đã từng nhìn thấy trong kinh. Cũng có những thứ hoàn toàn chưa bao giờ nhìn thấy, chẳng hạn như bát gốm nhỏ này, trong đó chứa một thứ gì đó nhiều màu ngưng đọng, chỉ cần ấn nhẹ lên trên mặt thì sẽ có một miếng bánh tròn tròn trượt xuống, lấy que tăm khẽ nhích một cái, thật ngon miệng. Chen vào hỏi mới biết, thứ này gọi là Ngẫu Tử Cao. Nguyên liệu chính là bột củ sen, trộn vào một ít nước đường keo đặc lại, cho thêm đậu đỏ, quả mơ, đậu xanh để nấu thành những sắc màu khác nhau, sau đó đặt vào trong bát sứ, giá cả cũng cực rẻ, một đồng một miếng.

Còn có những ống tre dài và hẹp, trong đó nhét đầy bột nếp, hạt sen. Sau đó bỏ vào nồi chưng, khi ăn thì bẻ đôi ống trúc ra, bên trong là một ống nếp, cũng giá một đồng một ống.

Ngoài ra còn có cá viên chiên tròn tròn, trên thịt cá có rắc một lớp bột. Một xâu hai viên, đặt trong một đĩa bằng đồng nhỏ, nóng hổi, nghi ngút khói, rưới thêm tương ớt hoặc tương ngọt lên đó. Vẫn là giá một đồng một xâu.

Bánh chẻo nếp gói trong lá sen, phía trên có rắc những hạt đậu phộng, hạt mè giã nhuyễn. Khổ qua, rau thơm, táo đỏ nấu nhừ thành dạng keo, những thứ này cũng là một đồng một cái. Còn những thức ăn có thể thấy trong kinh thành như là chè mè đen, tàu phở, bánh gạo, cũng đều giá một đồng một cái! Tất cả gánh hàng rong ở nguyên con đường này, mọi thức ăn vặt đều cùng một giá!

Sau đó, họ lên đò đi về Thành Đông thì mới biết, tất cả gánh hàng rong trên phố đều có cùng một giá là để tránh việc giành giựt chiếm chỗ, Tập Lệnh đã căn cứ vật giá nơi này để định. Bá tánh Thành Tây khi bát phố ở chợ, trong số mười người đã có tám, chín người ra đây lấp bụng. Tiêu không tới mười đồng thì đã có thể khiến hai người no nê.

Vân Hi thấy Phi Tâm món nào cũng đưa vào miệng, thật sự khiến cô nơm nớp lo sợ. Ban đầu Uông Thành Hải cũng hơi sợ, thi thoảng khuyên nhủ, sau đó hắn cũng ăn theo Vân Hi, ăn đến dính tương ớt vấy lên bộ râu giả, mồ hôi nhễ nhãi mà vẫn dựng ngón cái khen ngon, đúng là liều mạng nịnh bợ! Tiểu Phúc Tử ánh mắt cũng thèm thuồng, nhưng ngại Phi Tâm nên không dám mạnh miệng ăn, chỉ nếm thử một tí. Còn Phi Tâm thì chẳng ăn một miếng nào, nhìn những chiếc bát được rửa từ nước sông thì bao tử cô đã muốn lộn ngược.

Tuy cô không nuốt nổi nhưng cô cũng hiểu mục đích đến nơi này. Về cơ bản thì ở đây đã thể hiện được cuộc sống của thường dân Giang Đô, có thể nói là ai ai cũng no ấm, người người có cơm ăn. Lời nói nghe có vẻ dễ dàng, nhưng đối với một đất nước mênh mông to lớn, muốn thực hiện được cũng không phải chuyện dễ. Khi bờ đê Cù Hiệp vẫn chưa xây xong, giao thông sông nước bất tiện. Mỗi mùa mưa đến thì vùng Giang Đô đều có vô số người dân bị đói khát, lúa gạo lương thực lên giá, vào những năm đầu Xương Long, đã từng có đợt giá một gánh gạo lên đến ba lượng bạc. Từ đó dẫn tới nạn cướp giật, còn có thủy tặc giết người cướp hàng trên sông, ngay đến thuyền quan cũng không tránh được.

Đến tận mấy năm nay, công trình Cù Hiệp ngày càng hoành tráng dẫn đến nước sông Hoài bị đẩy về phía nam, không còn lụt lội khắp nơi, những kẻ đầu cơ gạo cũng không còn trục được lợi, nay giá gạo đã rớt xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Hai mươi, ba mươi đồng đã mua được một gánh gạo tẻ, gạo trân châu thượng hạng cũng chỉ hơn một trăm đồng, đã rớt xuống thấp hơn gấp mười lần so với trước đó. Vì giá gạo hạ nên những vật liệu chế biến từ gạo như rượu cũng xuống giá theo. Hơn nữa đất hoang ven sông được khai khẩn, đa số trồng thực vật rau củ quả, nên đã làm sản lượng cho vùng Giang Đô phong phú thêm. Còn thủy tặc cũng đã sớm trở thành truyền thuyết, ban đầu liều mạng vì miếng ăn, nay miếng ăn có thể dễ dàng kiếm được, ai lại muốn trở thành kẻ cầm dao liếm máu? Giao thông đường thủy hưng thịnh, nên mới có được cảnh tượng phồn vinh hôm nay.

Giang Đô là nơi bắt đầu quyền lực của nhà họ Nguyễn, phú thương vùng này ít ít nhiều nhiều cũng chịu sự bảo hộ của nhà Nguyễn, là thương nhân, cúi đầu trước cường quyền là một lẽ sinh tồn không thể nào tránh. Cách thức xử lý ôn hòa của triều đình đã giảm nhẹ nỗi lo của họ một cách triệt để, từ sau khi nhà Nguyễn sụp đổ, Giang Đô chưa hề xảy ra việc các phú hộ di dời gia quyến, dẫn đến dân tình hoảng loạn như các triều đại trước,

Vào những năm Phụng Nghi, Giang Đô có Khang Ninh Công, Phúc Ấm Viên mà họ đang ở bây giờ chính là phủ đệ của Khang Ninh Công. Sau đó vị vương gia này bị buộc tội mưu phản, áp giải về kinh xử tử. Khi ấy, một lệnh thánh chỉ của hoàng đế Phụng Nghi, nghiêm trừng đảng dự, kết quả quan phía dưới chấp hành nhiệm vụ lấy công báo thù tư, dẫn đến việc liên lụy lên đến hơn ba ngàn người, sau cùng ngay đến thương nhân từng qua lại cũng chịu lụy. Ai nấy đều hoảng hốt như chim gặp cành cong, và hệ quả là các phú hộ đương địa gói gém vàng bạc bỏ trốn, sau này sự kiện ấy được gọi là Đinh Mão Chi Biến. Bá nghiệp trăm năm của Giang Đô trở nên tiêu điều, bá tánh trở thành những người bị hại nhiều nhất trong trận phân tranh của những kẻ cầm quyền.

Về sau, Đại Tề Quốc bị Cẩm Thái diệt, Phụng Nghi trở thành triều đại sau cùng của họ. Đại Tề diệt vong, đương nhiên không chỉ đơn thuần là chỉ tại mỗi vùng đất Giang Đô. Nhưng Giang Đô dẫn đến bùng phát dân biến, bá tánh triệt để mất lòng tin đối với triều đình, vì thế nó đã trở thành chất xúc tác khiến họ diệt vong nhanh chóng!

Thời kỳ đầu dựng nước của Cẩm Thái, Giang Đô vô cùng thê thảm, đã từng có hơn ba mươidặm chìm ngập trong nước, ba mươi dặm trở thành bãi đất hoang. Hơn nữa mưa liên miên, rất đông bá tánh đã di cư, lãng phí một vùng đất tươi đẹp! Qua đó có thể thấy, sự chuyển đời quyền lực và sự tranh chấp trên triều đường, chỉ cần một chút sơ hở cũng có thể bùng phát hoảng loạn ở các địa phương. Hoàng Đế được ví là Quân Phụ, là cha của bá tánh khắp thiên hạ. Không những phải có thủ đoạn cứng rắn, mà còn phải có lòng nhân ái. Nên cân bằng như thế nào, đó chính là mục đích đeo đuổi cao nhất của bậc quân vương các triều đại. Gánh trọng trách để với đến đỉnh cao xa vời, nên càng phải tận tụy, càng phải thận trọng, càng phải khéo léo, thật dễ dàng để thốt lên những lời này, nhưng lại quá khó để thực hiện!

Truyện Chữ Hay