() Tần Hoài: nằm ở hạ lưu sông Dương Tử, Trung Quốc, thuộc thành phố Nam Kinh | hình ảnh minh hoạ nằm ở cuối chương (Xem thêm Baidu).
Mười dặm Tần Hoài, khói lồng nước lạnh, đèn lồng hửng sáng.
Hành lan đơn sơ đỏ thắm, trúc mỏng mành che.
Tốp năm tốp ba nữ khác tóc búi xinh xắn, nhoẻn cười xinh đẹp.
Gió ấm thổi qua, mùi son phấn ngào ngạt.
Thuyền hoa rẽ sóng, ngói son thiếc vàng, những ngọn đèn treo trên góc tranh khẽ đong đưa, dần băng qua sông Tần Hoài.
Tống Tích ngồi trên ghế đá ở hè phố, hai chân co lên, tay ôm chiếc bánh nướng nhân vịt vừa mới ra lò, măm một miếng thịt đầy hạt vừng.
Vừng rang vừa thơm vừa mặt, lớp da giòn rụm, bùi bùi, thơm nức cả mũi.
Lớp bánh bên trong dai giòn, hoà quyện cùng mùi thơm đặt trưng của dầu vịt, trộn lẫn với nhân thịt mềm, giữ trọn hương vị dịu thanh, tuy béo nhưng không ngấy.
Bùi Tu Vân ngồi ngay ngắn ở một góc ghế đá, khẽ cắn một miếng bánh nướng, khuôn mặt tái nhợt dần trở nên hồng hào hơn.
“Hoá ra sông Tần Hoài là như thế này.” Tống Tích nghiêng người, dựa vào lưng của Bùi Tu Vân.
Âm thanh của gió như gần như xa.
“Nó như thế nào?” Bùi Tu Vân khẽ hỏi.
“Giống như một cô nương trang điểm đậm ấy, đẹp đến mức lộng lẫy khôn cùng, cũng đẹp đến nỗi vô cùng xa lạ.”
Bùi Tu Vân đảo mắt nhìn gợn sóng ảm đạm, bên kia bờ đèn đuốc rực rỡ.
Thành Trường An cũng phồn hoa như vậy, chỉ là không rực rỡ bằng sông Tần Hoài.
Tống Tích nhìn theo ánh mắt của chàng, thấy đối diện có một lầu quán tấp nập khách khứa.
“Tiên sinh, lầu quán treo đèn đối diện là thanh lâu nổi danh đúng không ạ?”
“Ừm.” Bùi Tu Vân lập tức thu tầm mắt lại, không ngờ lúc mình thất thần lại vô tình nhìn chằm chằm ánh đèn thanh lâu.
“Tiên sinh —” Tống Tích nhổm người, ngồi quỳ trên ghế đá, hai tay ôm lấy cổ của Bùi Tu Vân, khiến cơ thể của chàng hơi nghiêng về phía trước một chút, phải giữ vững thăng bằng.
Cằm nàng đặt trên bả vai hao gầy, đôi mắt phát sáng, làm bộ đáng thương nói: “Muội chưa từng đi thanh lâu bao giờ, tiên sinh có thể dẫn muội đi mở mang tầm mắt một tí được không?”
Bùi Tu Vân ngạc nhiên, kiên quyết từ chối: “Đó không phải là nơi mà quân tử nên tới.”
“Tiên sinh!” Nàng nắm góc áo, kéo kéo vài cái, “Tối nay muội không làm quân tử nữa, chờ mai rồi làm tiếp, được không ạ?”
Sắc mặt của chàng cứng đờ, khẽ lắc đầu, “Ta vẫn cảm thấy không ổn.”
“Tiên sinh… đã tới sông Tần Hoài rồi mà không ghé thanh lâu thì muội tiếc lắm á!” Tống Tích thất vọng nói.
Chàng im lặng một lát rồi cong ngón tay, nắm cái cằm của nàng, “Rồi rồi, ta thoả mãn muội.”
“Tiên sinh đúng là người đối xử tốt với con nhất!” Tống Tích quay mặt, hun cái môi dính đầy dầu vịt lên má của Bùi Tu Vân.
Chàng ghét bỏ dùng tay lau vết dầu trên mặt, ra chiều bất lực.
Tống Tích nghĩ ra gì đó, cọ cọ môi lên vành tai của chàng, hỏi nhỏ: “Trước đây tiên sinh ở Trường An đã từng đến thanh lâu bao giờ chưa?”
Bùi Tu Vân cười khẽ, “Sao nào? Muội thì được còn ta thì không [] hửm?”
Tống Tích không khỏi nhói lòng, “Thì ra tiên sinh cũng từng đến thanh lâu…”
“Bị người ta kéo đi một lần, mới vào cửa đã bị mùi son phấn làm cho buồn nôn.” Bùi Tu Vân nhíu mày.
Trong trí nhớ của chàng, cậu thiếu niên ấy phong lưu là thế, luôn lôi kéo chàng đi làm mấy việc phóng đãng.
Người đó thích câu cổ chàng, cười nói: “Tu Vân à, huynh càng thanh cao thì ta càng muốn kéo huynh xuống bụi trần, để huynh làm một người bình thường.”
Chỉ không ngờ rằng, người tiêu sái hào sảng như y cuối cùng lại là kẻ đã hại chàng.
Tống Tích cười khẽ, dựa đầu lên cổ chàng, mái tóc đen mềm phủ xuống y phục màu lam.
Sông Tần Hoài lung linh rực rỡ.