ANOTHER MONSTER

chương 11

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

LÁ THƯ CỦA GRIMMER(THÁNG 10 NĂM 2001;BERLIN)

Như ông Mustafa đã đoán ra, khi ông ấy nói về tên của Hermann Führ, và hai con số bí ẩn 42 và 46, tôi đã biết về nó. Đó là vì nó đã được viết trong một chữ ngoáy hấp tấp ở trong cuốn nhật ký của Grimmer(hoặc chính xác hơn, bản copy của cuốn nhật ký của anh ấy) thứ mà tôi đã nhận được từ luật sư Verdemann.

Theo như một vài báo cáo, Wolfgang Grimmer có liên quan tới vụ án của Johan, thực hiện một cuộc điều tra về sự hành hạ với trẻ mồ côi ở Đông Đức cũ. Vì anh ấy muốn tiết lộ cho công chúng danh sách những học sinh tốt nghiệp ở cô nhi viện 511 đã tự trải nghiệm những thí nghiệm vô nhân tính ở nơi đó, anh ấy được thông báo là đã đi theo Reinhardt Biermann từ khi ông đã bay tới Cộng hoà Czech. Bằng một cách nào đó, Grimmer đã gặp Tenma ở trên tàu, và đã cảm thấy thần sắc của một người đàn ông đang cố gắng lẩn trốn quanh biên giới, nên đã giúp cho anh ấy trốn thoát. Dù anh ấy không thể biết được điều đó, Grimmer sau này sẽ đoàn tụ với Tenma khi một cựu cảnh sát mật tấn công anh ấy, và thời điểm này đó là anh ấy người đã được giải cứu bởi Tenma. Công cuộc tìm kiếm của Grimmer cho danh sách của học sinh tốt nghiệp cô nhi viện 51, sau cùng được rơi vào bàn tay của Johan, không bị giới hạn bởi bởi Đông Đức cũ nhưng cuối cùng đã cuối cùng đã lan ra Tiệp Khắc cũ….tới Franz Bonaparta….và cũng tới với Johan.

Những dòng chú thích của Grimmer về cuộc điều tra bắt đầu từ khi anh ấy đã biến mất sau khi nhận trách nhiệm với cảnh sát Prague cho một chuỗi vụ án giết người để bảo vệ Suk khỏi sự xui xẻo của anh ta.

Ông Grimmer, như đã nói ở trên, là một điệp viên tình báo của Đông Đức cũ, nhưng kể cả khi soi xét về điều đó ra ánh sáng, thái độ của anh ấy là can đảm đến tuyệt vời. Theo như dòng chú thích của anh ấy, khi anh ấy gửi lá thư cho cảnh sát Prague nói chi tiết về sự vô tội của Suk, anh ấy vẫn đang sống ở thành phố đó. Ở một trong những khách sạn tốt nhất ở Prague, khách sạn Hotel Palace Praha trên đường Jindrišská, anh ấy đã thuê một phòng dùng tên của một người Pháp. Sau đó, vờ như nhà đại lý xuất bản, anh ấy đã ghé thăm Hiệp hội Văn học thiếu nhi Czech và đã lượn tới những cửa hàng sách cũ ở trung tâm Prague, thu thập được tất cả sách thiếu nhi anh ấy nghĩ đã được viết bởi Bonaparta. Sau đó, anh ấy leo lên chuyến xe buýt tới Teplice, lẻn loi quanh biên giới nước Đức bằng chân đất trong vùng núi Ore, và đã đi quá giang ở Leipzig. Dù danh tính của người mà Grimmer đã gặp vẫn đang là ẩn số, anh ta dường như là một quan chức cấp cao nào đó ở Cục Trung Ương Tình Báo Quốc Gia của Đông Đức, hay “Stasi”. Người đó nắm giữ một bản tài liệu tuyệt diệu mà ông ấy đã cho phép Grimmer được đọc nó. Dù bản gốc của tài liệu đó không còn tồn tại, tôi đang xuất bản ghi chú của Grimmer về bản tài liệu đó như nguyên vẹn.

Được xuất bản vào năm 1962, bản báo cáo của B(ghi chú tác giả: tôi tin “B” là Bonaparta) trình bày cho phân khu tâm thần học Tiệp Khắc(dự đoán trong tương lai: những giả thuyết về văn hoá, vấn đề quân sự, cải tổ tính cách và giáo dục) ví dụ, bản nhận xét về kế hoạch của Quỷ. Vào thời điểm đó tôi khá là sốc khi nhận ra rằng kế hoạch này chuẩn bị được thực hiện. B, chắc chắn là một thiên tài. Một giả thuyết động trời.

Tác phẩm “Buồn nôn” của Sartre—khi các cửa hàng đã trống rỗng thì cái đầu của họ cũng vậy…..Đó là góc nhìn của B về văn hoá Âu Châu.

Thất bại của nền văn hoá phương Đông trước nền văn hoá phương Tây là điều không thể tránh khỏi->chủ nghĩa duy vật->sự phát triển của phương Tây->một thế giới dường như là lý tưởng->sự cắt giảm lao động nhanh chóng-> tuần làm việc diễn ra trong 5 ngày-> sự phát triển của ngành công nghiệp giải trí->sự đa dạng trong sở thích-> yêu đương tự do->ham muốn khoái lạc.

Khi thời gian dành cho sự tồn vong giảm sút, thời gian dành cho sự nhàn rỗi tăng lên bất ngờ.

Nhưng mọi người đã bị choáng ngợp bởi sự gia tăng về thời gian nhàn rỗi. Sự hưởng thụ trở thành bổn phận. Các cuộc làm tình cưỡng chế thiếu đi sự yêu thương. Một người không thể làm mọi thứ một mình(ghi chú tác giả: hình như điều này cũng trích từ tác phẩm “Buồn nôn” của Sartre?). Một người với quá nhiều thời gian trong tay. Sự đay nghiến bản thân. Sự chán nản. Sự mệt mỏi. Sự chối bỏ bản thân. Sự khám phá bản thân.

Nhân loại được Thần Sinh Tử chơi đùa.

Hành vi phạm tội xuất phát từ sự chán nản->giết người= giết người để kiếm tìm khoái lạc=sát nhân hàng loạt. …..B đã dự báo xu hướng tăng trưởng tội phạm ở thế giới phương Tây vào những năm 60(sự xuất hiện của một kiểu sát nhân mới= sát nhân khoái cảm). Thật là một tầm nhìn đáng sợ!

Ở thế giới phương Tây, sự gia tăng các sát thủ khoái cảm->sự khai phá của một sát thủ khoái cảm->bị tẩy não->hành vi giết người có mục đích hoà lẫn vào trong hành vi giết người vì thích thú->sự nguỵ trang hoàn hảo->trở thành một tội trạng hoàn hảo.

Những nhân tài được bồi dưỡng sẽ có thể chọn lọc và tẩy não các sát nhân khoái cảm!

Tên lửa, xe tăng, vũ khí hạng nặng->trong trận chiến về vật chất, sự thất bại của phương Đông là điều khó tránh khỏi->chủ nghĩa khủng bố được phát huy hiệu quả->sự sụp đổ của phương Tây->sự kiểm soát những tên sát nhân khoái cảm.

Phương pháp: chọn ra những cậu bé thông minh=bản năng giết người->sự tách biệt hoàn toàn khỏi xã hội->khao khát danh phận-> những buổi đọc sách lặp lại->những câu hỏi lặp lại->chuyện cổ tích-> tự huỷ hoại bản thân vì sợ hãi-> sự xa lánh tuyệt đối-> hành vi phá hoại vì niềm tin về

“hư không”-> sự lặp lại, lặp lại, lặp lại, lặp lại-> giai đoạn trở thành thánh nhân=Übermensch. Thiết lập cơ sở chắc chắn->Berlin.

Phân khu thứ 19 của Stasi đã yêu cầu một cuộc điều tra về B. Một người Tiệp Khắc có gốc gác Đức? Bác sĩ phẫu thuật thần kinh, nhà tâm lý học, nhà tư vấn tâm lý, tác giả sách trẻ em. Có nhiều bút danh. Đã điều tra về mối quan hệ với Terner Poppe.

Tháng 6 năm 1950, Terner Poppe đã di chuyển tới Đông Đức với Aleksi Chepichka, người vào thời điểm đó là quan chức điều hành của Đảng Cộng Sản Tiệp Khắc. Vào thời điểm đó, ông đã gặp với các trưởng đơn vị từ bộ chỉ huy của Bộ An Ninh Quốc Gia(Stasi), nơi đã biến thành một tổ chức tư nhân từ đơn vị cảnh sát K5. Khi được hỏi về nơi sinh thành, Poppe đã trả lời như sau, “Vào cuối thế kỉ 17, tổ tiên tôi đã di cư từ miền Nam nước Đức….có lẽ là ở vùng Bavaria. Tôi đã nghe từ những người nông dân ở đó rằng đó là một ngôi làng tĩnh lặng, yên bình được bao quanh bởi núi non.”

Trong cuốn nhật ký của Grimmer còn có nhiều điều đáng suy ngẫm hơn.

Sau đó, ông ấy đã tới Berlin, ở đó trong một tuần. Ở đó ông dường như đã ghé thăm một thư viện ở Bismarckstrasse nơi lưu giữ những tập sách nổi tiếng thế giới và đã tới khu văn học thiếu nhi của họ—không chỉ đọc những tác phẩm của Bonaparta, mà còn tìm bản in đầu tiên của tác phẩm được xuất bản vào năm 1989 của Helmut Voss, “Ngôi nhà an lành”.

Helmut Voss là Bonaparta. Cuốn sách thật sự không được phát hành ở Cộng hoà Czech. Liệu cuốn sách đó chính là do Bonaparta viết?

Ông ấy đã biến mất khỏi dinh thự Hoa hồng Đỏ vào năm ’81…..một kết luận khó tin….Bonaparta đang sống sót? Ông ấy đang sống ở Đức?

Ông ấy đã quay trở lại sau 8 năm mất tích?

Dù vậy, phong cách của ông ấy đã thay đổi. Cách tạo hình nhân vật dường như đã thay đổi. Không còn phong thái chán nản ở trong cuốn sách này. Thay vào đó, bản vẽ không được rõ ràng như lúc trước.

“Một kẻ trộm trú ẩn ở một ngôi làng dốc núi. Tên trộm đã lên kế hoạch ăn cắp công sức của ngôi làng, nhưng khi anh ấy trở nên thân thiện với dân làng, anh ấy quên cách ăn trộm. Vậy nên anh ấy làm việc cho dân làng và bắt đầu sống cuộc đời an bình…..”

Điều đó có khả thi khi Bonaparta đã viết cuốn sách như thế?

Nhưng không hề nghi ngờ gì về phong cách vẽ của tác phẩm.

Một lần nữa, đó là từ cuốn nhật ký ở Grimmer. Sự bất ngờ của anh ấy là khó hiểu. Hơn nữa, anh ấy còn thêm phần phân tích này.

Cuối cùng ông ấy đã nhận ra rằng những hành động của ông ấy là khủng khiếp? Tại sao? Ở trong mọi trường hợp, ông ấy đã quay lại. Nếu ông ấy trở thành một linh hồn nhẹ nhàng bây giờ, không hy vọng gì hơn một cái kết an lành?

Có lẽ đó là như vậy.

Vài ngày sau, Grimmer đã xuất hiện ở ngôi làng gần biên giới Passau. Mục đích của anh ấy, dường như, là liên lạc với một 'nhà môi giới thoát hiểm’. Từ trong ghi chú của anh ấy—chỉ để kiểm tra danh sách tên tuổi của họ.

Trước khi Bức tường Berlin sụp đổ, có số lượng đáng kể những nhà môi giới thoát hiểm ở Đức và Áo. Cho những người giàu có, họ là những kẻ lão làng người sẽ moi móc mọi thủ đoạn để giúp đỡ những người trốn thoát bất hợp pháp quanh biên giới vào một quốc gia tự do. Sau khi nhận được tiền hoa hồng của họ, vài nhà môi giới vô lương tâm đã báo cáo họ với chính quyền, dù có vài người mạo hiểm tính mạng để hoàn thành hợp đồng của họ, được cung cấp rằng khách hàng của họ đã có những tài liệu mà họ yêu cầu. Đó là bởi vì có khả năng cao rằng khách hàng của họ là điệp viên cho chính quyền. Grimmer có lẽ đã cảm thấy rằng những tài liệu duy nhất mà chắc chắn là đáng tin là từ những người bỏ trốn trong danh sách đã vượt biên thành công. Đó là những gì anh ấy đã viết: “Nó đã ở đó. Tên của Klaus Poppe đã ở đó. Ông ấy vẫn còn sống, và đang đi lưu đày. Ở trong quốc gia này!’

Grimmer sau đó đã tới Hamburg để thăm nhà xuất bản phát hành ấn phẩm đầu tiên, Vierzig. Đó là một công ty nhỏ được thành lập bởi nhà văn thiếu nhi Georg Brosche, dùng sự tiếp diễn từ tác phẩm bán chạy nhất của ông, “Biên niên sử về một ốc đảo sa lầy”. Công ty được quản lý chỉ bởi 4 người- Brosche, vợ con ông ấy, và cháu của ông ấy. Họ dường như có quyết định chuẩn xác khi nói về sách thiếu nhi, đã nuôi dưỡng nhiều nhà văn triển vọng và nhận được nhiều giải thưởng danh giá, và giờ là một nhà xuất bản vững chắc.

Grimmer đã biết được về Helmut Voss bằng cách hỏi về vợ của Brosche Szilvia, chủ tịch của công ty. Bất ngờ thay, vào thời điểm đó, ông ấy đang nguỵ trang thành nhà phê bình văn học thiếu nhi từ New York. Theo như ghi chú của Grimmer:

Khi Helmut Voss còn trẻ, ông ấy muốn trở thành nhà văn viết truyện thiếu nhi, nhưng vì nản chí, ông ấy giờ là một người đàn ông già nua quản lý một khách sạn ở trong nước. Không thể bỏ mặc những giấc mơ của quá khứ và cố gắng trở thành một người khác, người ta nói rằng ông ấy bỗng dưng đột nhập vào nhà xuất bản và đã yêu cầu họ cho ông đọc tác phẩm ông viết. Với khuôn mặt dài hẹp, đôi kính cận tròn xoe, và bộ râu ria, hình thức của ông ấy đã toả ra một cảm giác duyên dáng ngầm.

Đó là chủ tịch Brosche người đã gặp mặt với ông ấy. Khoảnh khắc bà ấy nhận được tác phẩm của ông ấy, bà ấy hỏi rằng tác phẩm của ông ấy có thật sự là chưa được phát hành không. Các bản vẽ của Voss có hơi cũ kĩ, nhưng bà ấy có thể nhìn thấy ở chúng sự trưởng thành cũng như sự chính xác đến tỉ mỉ. Bà ấy đã kí hợp đồng với ông ngay lập tức, và tác phẩm đã được xuất bản vào tháng 8 năm 1989. Dù chỉ một số lượng nhỏ bản thảo được in ra rộng rãi, nó đã nhận được lượng phê bình tốt, và họ đã nhận được thư đề cử của Tổ chức giáo dục của Bang Rheinland-Pfalz. Dù vậy, Voss đã từ chối thẳng thừng, và họ đã từ bỏ cơ hội thắng giải thưởng đó. Đó thật sự rất thất vọng, chủ tịch nói với một nụ cười, nhưng đôi khi những nhà văn cũng như vậy. Và cuối cùng, Voss không bao giờ viết tác phẩm nào nữa. Bà ấy nói rằng đôi khi có những nhà văn chỉ tạo ra một tác phẩm trong toàn bộ cuộc đời của họ.

Địa chỉ liên hệ của Voss là ở Augsburg, nhưng đã hơn 5 năm từ khi chủ báo của Vierzig liên lạc với ông ấy.

Grimmer tiến thẳng tới Augburg. Như kì vọng, căn phòng ở địa chỉ trong câu hỏi đó trống rỗng . Vậy nên Grimmer đã dùng trí thông minh của anh ấy. Dưới phần phát biểu của nhân viên thuế tên Neumeier, anh ấy đã tới thăm chủ nhà của ngôi nhà đó. Anh ấy nói, “Vài năm trước anh đã cho một người đàn ông không đáng tin bị nghi ngờ về trốn thuế thuê phòng người mang tên thật là Voss, và tôi muốn yêu cầu sự hợp tác của anh trong việc tìm kiếm người đàn ông này.” Để hồi đáp, chủ nhà đã biểu hiện sự trung thành với chính quyền. Căn phòng được cho thuê bởi một người đàn ông tên Joseph Bäumüller người không bao giờ trả chậm tiền thuê phòng. Tài khoản ngân hàng của anh ấy được lập ở ngân hàng Tinneberg & Führbach……Nhân viên thuế Neumeier đã đi tới ngân hàng đã nói trên để điều tra thông tin, và biết được rằng 5 năm trước Bäumüller đã đóng tài khoản đó, nguồn gốc của khoản tiền vẫn chưa xác định—nhưng có sự chuyển tiền tới bốn ngân hàng khác.

Neumeier, ví dụ, Grimmer đã nhận thấy rằng anh ta đã mở tài khoản ngân hàng với tên của Kroner Haas ở một trong những ngân hàng đó, ở một ngôi làng nhỏ ở bang Bavaria….nó không thể nào như vậy. Tên của ngôi làng đó là “Rubenheim” hay “Ngôi Nhà An Lành”.

Vào thời điểm này anh ấy không đi thẳng tới Ruhenheim, thay vào đó quay lại Cộng Hoà Czech dưới tên Neumeier. Ở đó anh ta đã thu thập thông tin từ Karel Ranke, đại tá của cơ quan cảnh sát mật Cộng Hoà Czech người đã từng cố giết anh ta.

Trước đó, vì thông tin của Grimmer đã trùng khớp quá nhiều, tôi ngập ngừng chọn cách bớt đi thông tin tôi có từ bản thân Ranke, nên phần chưa được công bố của câu chuyện ở trong cuốn sổ của anh ấy có thể rất kinh hoàng.

Đại tá Ranke đã bối rối trước vụ phóng hoả Dinh thự Hoa hồng Đỏ. Số lượng xác ướp cảnh sát đã tuyên bố cho công chúng là 40 nam, 4 nữ, và 2 đứa trẻ, tổng cộng là 46 người tất cả—46 người đã được báo cáo chắc chắn không được thêm vào những xác ướp cũ hơn từ thời Phát xít. Dù vậy, sự hiểu biết của ông ấy là số lượng những chuyên viên nghiên cứu ở trong dinh thự chỉ là 42 người, không tính Bonaparta. Khi một tù nhân chết đi, quy luật cũ là thi thể sẽ được đưa đi tới nhà xác bí mật của cơ quan cảnh sát mật. Vì vậy, bất kì người nào bị chôn ở đó mà không có giấy tờ cấp phép là không thể xảy ra, trừ khi một người đã bất ngờ biến mất. Đồng thời ông ấy không thể nghe ngóng thông tin và không liên quan tới Dinh thự Hoa hồng Đỏ, nhưng ông ấy chắc chắn rằng ít nhất những quan chức cấp cao liên quan tới dự án đó sẽ biết về những xác chết được chôn bởi bất cứ phân khu nào của chính quyền. Nếu điều ông ấy nói là có cơ sở, Bonaparta đã nâng số xác chết từ 42 lên 46 xác, khiến 4 người ngoại phạm—sống sót và 4 người phải chết—để thay thế Bonaparta, Johan, Anna và một nhân vật nữa?

Nhưng nó dường như là Bonaparta đã đích thân sát hại 4 người chỉ để thực hiện bằng chứng ngoại phạm? Nó không hề phù hợp với phong cách của ông ta.

Do đó, làm ơn hãy nhớ lại bản làm chứng của Milan được kể bởi ông Mustafa. Những lời nói mà Capek đã nói với Milan về sự đào tẩu của ông ta, vào buổi đêm ông ta gặp ác mộng—“Vào thời điểm đó tôi đã bối rối trước sự thay đổi số nạn nhân từ 42 lên 46 người. Tôi chưa từng nếm trải vấn đề nào kinh khủng đến thế. Người đàn ông hoàn toàn đáng được lên án.”—không phải điều đó đã giải mã bí ẩn trên? Dường như Capek là kẻ thực thi kế hoạch của Bonaparta?

Sau khi phỏng vấn với Đại tá Ranke, Grimmer đã tới thẳng Bohemia. Mục đích của chuyến đi là điều tra thân phận thật sự của Franz Bonaparta. Nhớ ra mối quan hệ với Terner Poppe, giả thuyết của anh ấy là tên thật của Bonaparta là Klaus Poppe, khi tất cả các bút danh của Bonaparta là tên tiếng Đức.

Để biết thêm về con người của Terner, Grimmer đã đến Jablonec nad Nisou để cố gắng phỏng vấn các thành viên Đảng Cộng Sản từ những năm 50 của thế kỉ trước. Ở đó anh ta thu thập được một manh mối để hiểu ra sự thật về cái chết của Terner Poppe. Trước khi phán xét sự rõ ràng của manh mối đó, tôi muốn đợi cho tới sau cuộc phỏng vấn được lên lịch trước ở Bohemia. Dù vậy, xét cho mối quan hệ phụ tử phức tạp giữa Terner Poppe và con trai của ông ất, và mối quan hệ đã kết nối bố và ông bà nội của Johan với con trai của Terner, Grimmer đã đưa ra giả thuyết rằng có thể Bonaparta và bố của Johan là đồng chí* sống ở hai ngôi làng thân thiết.[từ đồng chí được sử dụng ở các nước XHCN để chỉ mối quan hệ bạn bè]

Grimme sau đó đã rời Bohemia tới Ruhenheim, ở bang Bavaria. Trong thời gian đó, câu nói đó, “Đó thật là thiếu cẩn trọng”, xuất hiện nhiều lần trong cuốn sổ của Grimmer.

Tôi tin rằng có mối tương thích mạnh rằng Franz Bonaparta vẫn còn sống. Nếu Bonaparta có thể bị bắt đi, tất cả những bí ẩn sẽ được giải đáp. Ngày qua ngày, khoảnh khắc này tới khoảnh khắc nọ, tôi tiến gần hơn trong việc tìm hiểu bí mật của Johan. Nhưng vào cùng thời điểm đó, tôi hoảng sợ rằng tôi không thể đoán rằng nếu một người đàn ông như tôi có thể đi đến kết luận này, một người đàn ông như Johan cũng có thể đưa ra kết luận này. Đó thật là thiếu cẩn trọng. Đó thật sự là thiếu cẩn trọng.

Nếu hắn ta tìm thấy Bonaparta, hắn ta sẽ làm gì? Một người đàn ông được tái sinh với trái tim nhân hậu, hối cả trước những tội lỗi trong quá khứ của hắn,—liệu hắn sẽ chỉ giết lão ta? Tôi tưởng tượng một thứ gì đó kinh khủng hơn. Johan sẽ chắc chắn gỡ bỏ Bonaparta khỏi cái tên của lão ấy. Hắn ta có thể sẽ lấy đi ký ức của lão ấy. Có thể hắn sẽ suy xét về việc truy sát những người có quen biết với ông ấy. Nếu Ruhenheim là “ngôi nhà an lành” của Bonaparta, Johan có thể sẽ xoá đi ký ức của mọi người ở trong thị trấn.

Cuốn nhật ký của anh ta dừng tại đây.

Grimmer tức tốc đi tới Ruhenheim.

Bây giờ tôi đang ở Berlin, ở trong thư viện văn học dành cho trẻ em ông Grimmer đã ghé thăm. Mục đích của tôi là đọc một cuốn sách. Khi Grimmer tìm thấy “Ngôi Nhà An Lành” anh ấy đã tin rằng đó là tác phẩm của Franz Bonaparta, nhưng có một cuốn sách khác khiến cho anh ấy bối rối. Nhật ký của anh ta nói, “Đây có phải là tác phẩm của Bonaparta? Nét vẽ này giống với các tác phẩm của ông ta. Nó để lại ấn tượng như một cơn ác mộng…..Tựa đề là “Con quái vật đang ngủ say”. Nhưng nếu đây là tác phẩm mới nhất của Bonaparta, nó không đúng tí nào. Liệu ông ấy đã quay trở lại là con quỷ như trước kia?”

Nó được xuất bản ở Vienna, Áo, bởi Công ty Quintus, và tác giả là Hermann Führ…đúng, người đàn ông mà ông Mustafa đã đề cập….một người với cái tên y hệt với một tác giả sách thiếu nhi trong độ tuổi 40 người mang danh đồ đệ của quỷ mà Capek đã từng truy lùng.

Truyện Chữ Hay