Hơi đột ngột một chút, nhưng hãy nghe kĩ câu hỏi tôi sắp hỏi và suy nghĩ câu trả lời thật cẩn thận.
Câu hỏi rằng: Liệu con người có bình đẳng hay không?
Ngày nay, toàn xã hội thích nói về sự bình đẳng. Mọi người kêu gọi đàn ông và phụ nữ hãy đối xử bình đẳng, và hò hét toàn xã hội hãy loại bỏ sự bất bình đẳng. Họ kêu gọi tỷ lệ làm việc cao cho phụ nữ, sử dụng xe hơi riêng cho tất cả mọi người và họ còn bắt bẻ thứ tự trên sổ tên. Mọi người còn ủng hộ bình đẳng cho người khuyết tật, và giờ công chúng được khuyến khích không dùng thuật ngữ “người khuyết tật”. Trẻ con cũng được dạy rằng mọi người đều bình đẳng.
Điều đó có thật sự đúng không?, tôi tự hỏi vậy.
Đàn ông và phụ nữ vẫn có vai trò riêng nếu họ mang những năng lực khác nhau. Người khuyết tật vẫn khuyết tật, dù họ có gọi người khuyết tật bằng thuật ngữ gì chăng nữa. Chả có ý nghĩa gì nếu chẳng ai quan tâm tới nó.
Nói cách khác, câu trả lời là không.
Con người là sinh vật bất bình đẳng; không tồn tại con người “bình đẳng” thật sự.
Một danh nhân đã từng nói rằng Chúa không đặt ai trên hay dưới ai cả. Nhưng đó không có nghĩa là mọi người đều bình đẳng. Bạn có biết rằng đoạn văn đó chưa kết thúc ở đây? Phần còn lại là như thế này. Mọi người đều được bình đẳng khi ra đời, nhưng tôi lại hỏi rằng, tại sao vẫn còn sự khác biệt giữa nghề nghiệp và địa vị giữa người và người?
Điều đó được ghi ở nửa thứ hai của đoạn văn. Phải chăng khác biệt là bởi người ta cố gắng học hành hay là bởi họ vẫn chưa đủ siêng năng?
Sự khác biệt được tạo thành ở đây. Đó chính là “học bổng” trứ danh này. Cách dạy học ấy chẳng hề thay đổi chút nào, ngay cả giờ là năm 2015. Tuy vậy, tình cảnh lại ngày càng phức tạp và càng trầm trọng.
Dẫu sao, con người là sinh vật có khả năng tư duy. Tôi không nghĩ
khi nói rằng con người nên sống chỉ dựa vào bản năng bởi mọi thứ đều không công bằng là đúng.
Nói cách khác, từ “bình đẳng” tràn ngập sự lừa gạt và dối trá, nhưng “bất bình đẳng” cũng không thể chấp nhận được. Tôi đang cố gắng kiếm tìm một câu trả lời mới cho vấn đề nan giải mà con người đang phải đối mặt.
Này bạn, người đang cầm và đọc cuốn sách này.
Bạn đã từng tương nghĩ về tương lai chưa?
Bạn đã từng hình dung ý nghĩa của việc tới trường cao trung, tới trường đại học?
Bạn chưa bao giờ cảm thấy mơ hồ rằng sẽ có một ngày nào đó, bằng cách nào đó mà bạn kiếm được việc làm và có một nghề nghiệp đúng không?
Tôi cảm thấy như vậy đấy.
Khi tôi hoàn thành hệ thống giáo dục bắt buộc và vào trường cao trung, tôi chẳng nhận ra điều gì cả.
Tôi chỉ cảm thấy mừng rỡ khi vừa thoát ra khỏi cái “nhiệm vụ” này thôi.
Tôi đã không nhận ra rằng, ngay lúc này, cuộc đời và tương lai tôi đang bị tác động từng chút một.
Tôi còn chẳng hiểu nổi ý nghĩa của việc học tiếng Nhật và toán tại trường để làm gì nữa.