Ba cha con Dương lão gia tử về tới nhà thì cũng mệt rã rời, một tháng này, cả ba người, nhất là Dương lão gia tử, đều dùng hết khả năng có thể để tạo danh tiếng cho lá trà của Dương gia.
Tối đến, Dương lão gia tử và Dương Khiêm, Dương Bảo kể lại chuyến đi hội trà vừa rồi cho cả nhà.
Vừa bước chân đến Châu thành, Dương Khiêm nhanh chóng đi đăng ký các loại trà của Dương gia với ban quản lý hội trà. Tuy nói các loại trà, nhưng mục đích của chuyến đi này là quảng bá Bạch trà, nên lúc bắt đầu mở hội trà cả ba người đều hy vọng mọi chuyện thuận lợi.
Trước kia, tuy Dương gia có hơn bảy trăm mẫu lá trà, nhưng đây không phải là số lượng lớn gì, mà trà đó lại chỉ là những loại trà bình thường cho nên Dương gia chưa từng tham gia hội trà bao giờ. Chỉ có Dương lão gia tử thời trẻ đi cọ xát thực tế ba lần.
Bạch trà của Dương gia ngày đầu tiên đã gây được một chút ấn tượng với các thương nhân lớn. Nhưng cũng chưa đủ để làm cho những người đó bỏ tám huyết ra để mua bằng được. Vài ngày sau cũng vẫn là như vậy.
Đến ngày thứ sáu của hội trà, cha con Dương lão gia tử đã có chút lo lắng. Đến giờ tỵ ba khắc, hội trà chuẩn bị kết thúc thì lại có một vị công tử ăn mặc bất phàm ghé lều trà của ông nói muốn thử Bạch trà.
Tuy phải dẹp lều, vì đã hết canh giờ cho phép. Nhưng nhìn vị công tử mặc gấm vóc màu tím sang trọng trên người, cử chỉ của người ta lại cao cao tại thượng, hẳn là không phú thì quý. Dương lão gia tử quyết định chịu đóng phạt, dọn dẹp lều trễ để pha trà cho vị công tử đó.
Thử qua hai loại trà, vị công tử kia hỏi chỗ này có trà gì khác lạ không? Dương lão gia tử sai Dương Bảo pha Bạch trà ra mời. Vừa uống một ngụm, vị công tử kia liền bỏ ra ba trăm lượng mua hai cân Bạch trà. Lại nói, sẽ mang đi biếu vị vương gia nào đó ở kinh thành.
Việc vị công tử kia ngồi trong lều đã gây chú ý cho một số thương nhân. Khi nghe trà này sẽ được tặng cho người phú quý trong kinh thành, thì bắt đầu suy tính thiệt hơn.
Qua ngày thứ bảy, Bạch trà đã bán được hơn sáu mươi cân, với giá một trăm hai mươi lượng một cân. Dương lão gia tử cũng cẩn thận để lại địa chỉ cho các thương nhân. Nếu Bạch trà được hưởng ứng thì cứ tới An Sơn huyện mua tiếp. Ông cũng nói rõ, Dương gia năm nay chỉ có bốn trăm cân Bạch trà, nếu mọi người cần thì ghé sớm một chút, ông không hứa sẽ giữ trà cho bất kỳ ai.
Cũng không biết ngày đó Dương lão gia tử nói như vậy làm các thương nhân sợ hết trà, hay trà này thực ngon mà đến ngày thứ chín, toàn bộ Bạch trà và các loại lá trà ba người mang đi đều bán hết.
Dương lão gia tử trong lòng vô cùng cảm kích vị công tử áo tím kia. Nếu vị công tử đó không hô to mang Bạch trà của Dương gia đi tặng cho vị vương gia kia, các thương nhân cũng không dễ dàng thu thập Bạch trà của gia đình ông như vậy.
Cả nhà ngồi nghe mà cảm xúc cũng lên xuống theo từng lời nói của Dương lão gia tử. Phải nói, lần hội trà này của Dương gia, tuy không phải thành công rực rỡ, nhưng cũng có chút tiếng vang rồi. Đây cũng coi là một hỷ sự ở Dương gia đi.
.....
Dương gia lại bắt đầu thu hoạch lá trà trồng xen cach với cây ăn quả.
Mẫn Trúc muốn sao thử trước hai mẫu xem kết quả thế nào. Nhưng lần này so với Bạch trà lại là kết quả có chút sai sót. Đúng vậy, tuy ẩn ẩn trong lá trà cũng có chút hương thơm, nhưng lại không như ý của nàng, mùi vị của Bích Loa Xuân không phải như vậy, lá trà tuy cũng hơi xoắn tròn, nhưng lại vũng không giống trà Bích Loa Xuân. Mẫn Trúc thật thất vọng.
Nhưng Dương gia lại không những không thất vọng, mà ẩn ẩn có chút vui mừng, vì lá trà có màu xanh khá đẹp mắt, mùi vị lại thơm, tính ra cũng là một loại kỳ trà rồi.
Mẫn Trúc trầm tư hết hai ngày, sau đó nàng đến gặp riêng Dương lão gia tử.
Vừa vào chính phòng, thấy Dương lão gia tử đang xem sổ sách, Mẫn Trúc ngoan ngoãn ngồi một bên chờ ông.
Tầm nửa khắc sau, Dương lão gia tử mới buông sổ sách trong tay xuống hỏi Mẫn Trúc:" con muốn nói chuyện gì với ta sao?"
Mẫn Trúc kính cẩn nói: " ông ngoại, con muốn loại trà trồng với cây ăn quả có mùi hoa quả kia, mùi kia không giống, không thơm lắm".
Dương lão gia tử nhìn Mãn Trúc, ông nghiêm túc hỏi:" vậy theo con, làm thế nào để lá trà có mùi trái cây tự nhiên?"
Mẫn Trúc là chỉ chờ ông hỏi mình thôi, nàng nói:" theo con nghĩ, cây cũng như người vậy, chúng ta cho chúng ăn gì, chúng sẽ lớn dạng đó. Vậy nên, chúng ta sẽ dùng trái cây ủ thành phân, bón cho gốc trà"
Dương lão gia tử nhướng mày nhìn Mẫn Trúc, sau đó cười lớn:" con đúng là tiểu hài tử, trái cây đắt đỏ để con ủ phân bón gốc trà sao? Nói ra không khiến người ta cười chết Dương gia chúng ta sao?"
Mẫn Trúc đợi ông cười nhỏ lại mới nói:" con không nói đùa mà, không phải chúng ta có sẵn trái cây sao? Chúng ta để trái cây chín, sau đó lấy hạt ươm giống cây ăn quả bán, còn quả trực tiếp bón vào gốc trà. Cây ăn quả giống, hoặc bán, hoặc trồng trong sọt trúc, đợi chúng ta có vốn lại mở rộng đồi trà cho Dương gia. Nhất cử lưỡng tiện"
Dương lão gia tử nghe cháu gái nói vậy thì lại cảm thấy cũng không sai.
Ông lại nói:" việc này không phải chuyện nhỏ, con để ta bàn với các cữu cữu của con đã".
Mẫn Trúc không thấy ông ngoại phản đối, mà sẽ bàn bạc lại thì không làm phiền ông nữa. Hành lễ với Dương lão gia tử xong lại lon ton chạy đi bồi biểu đệ.
Cũng không biết là mọi người bàn bạc thế nào, nhưng việc lấy trái cây trực tiếp làm phân bón cho gốc trà đã được thông qua. Việc làm này được làm hết sức tỷ mỉ, cẩn trọng. Thứ nhất là không muốn người ngoài biết. Thứ hai, vì đây sẽ là quân bài bí mật của Dương gia. Nếu tất cả đều thành công, thì lá trà này đúng là làm cho Dương gia nổi bật rồi.
Mọi chuyện cứ âm thầm tiến hành, lá trà của hai đồi trà trồng xen với cây ăn quả cũng được thu hoạch xong. Vì gốc trà còn nhỏ, nên số lượng cũng không nhiều, tầm một ngàn hai trăm mẫu cũng chỉ cho ra hơn hai ngàn cân lá trà khô.
Dương lão gia tử quyết định bán loại trà này chỉ năm lượng một cân. Vì là trà mới, lại có sắc hương vị đầy đủ, giá cả lại không quá cao, nên trà này đã được các thương nhân ở phủ thành nhiệt liệt hoan nghênh.
Dương lão gia tử trước khi cho Dương Hào, Dương Phúc đi giao là trà cũng dặn dò hai con của ông. Phải nói rõ với các thương nhân, trà này đang trong giai đoạn nghiên cứu, hiện tại lá trà ra mùi vị chưa phải là tuyệt hảo nên mới có giá này. Sau này, khi vị trà hoàn hảo thì giá sẽ không chỉ như vậy.
Dương Hào và Dương Phúc đều hiểu được. Mấy ngàn cân ăn quả đều thành phân bón, nếu chỉ bán năm lượng một cân lá trà khô thì Dương gia lỗ nặng. Nên cả hai người đều nói đẽ hiểu rồi mang trà đi phủ thành.
Qua một tháng từ sau lần trở về ở hội trà, hôm nay Dương gia có hai vị khách tới hỏi mua Bạch trà.
Một người là đại nhân vật trong giới lá trà là Lư đại gia, Lư gia đã có năm đời trồng lá trà và nổi tiếng nhất là Hồng trà. Hôm nay ông tự mình đến là đủ thấy thành ý muốn mua Bạch trà của Dương gia.
Còn một người là Quý tam gia, tuy Quý gia không vang danh như Lư gia, nhưng ông cũng nổi tiếng bốn phương trong giới thu mua lá trà. Quý gia không trồng trà, mà chỉ buôn trà.
Lư đại gia lên tiếng trước:" hội trà năm nay Lư gia chúng ta không tham dự được, vậy mà lại vỏ lỡ một loại trà quý. Hôm nay Lư mỗ tới đây là muốn mua hết ba trăm cân Bạch trà của Dương gia".
Quý tam gia nào chịu thua kém:" năm nay Quý gia cũng không cử người đi tham quan hội trà, lại không biết Bạch trà lại có thể khiến cho Duệ vương gia yêu thích không thôi. Thật là đáng tiếc vì ta đã không tham dự hội trà năm nay. Hôm nay ta tới cũng là muốn mua ba trăm cân Bạch trà còn lại của Dương gia".
Họ biết số lượng Bạch trà có hạn, nên đã ra roi thúc ngựa đến sớm nhất để có được số Bạch trà còn lại của Dương gia.
Dương lão gia tử một đời trồng trà, hôm nay lại là ngày khiến ông kích động không thôi.
Ông có chút khó xử nhìn hai vị khách nhân:" hai vị khách nhân chớ chê cười, Bạch trà này là năm đầu tiên Dương gia chúng tôi thử nghiệm, nên cũng không làm quá nhiều. Đồng thời, bạch trà cũng rất khó sao khô, nên sau này Dương gia cũng sẽ có số lượng định mức.
Dương mỗ cũng cảm ơn hai vị đã chiếu cố Bạch trà của Dương gia, nhưng trà quả thật chỉ còn đúng ba trăm cân. Nếu hai vị quả tình đều muốn mua, vậy Dương mỗ sẽ để cho hai vị, mỗi người một trăm năm mươi cân. Không biết hai vị thấy như vậy có được không?"
Hai khách nhân nhìn nhau rồi gật đầu đồng ý. Dù gì Lư gia cũng có bán lá trà cho Quý gia, hai nhà cũng tính là vó quen biết. Cũng không nên chèn ép nhau quá, lúc đó không ai được lợi cả.
Ba trăm cân Bạch trà, Lư đại gia và Quý tam gia mỗi người được một trăm năm mươi cân, như giá quy định ở hội trà là một trăm hai mươi lượng một cân. Ba trăm cân là ba vạn sáu ngàn lượng, đây không hề là con số nhỏ. Tuy giá cả không cao như các loại trà nổi danh khác, nhưng Dương gia chưa có loại trà nào giá cao như vậy. Mà cũng chưa từng làm ăn với các đại nhân vật như vậy.
Sau khi tiễn hai vị khách quý vui vẻ ra về, tuy một cân trà một trăm hai mươi lượng không phải là rẻ, nhưng vào tay họ giá trà này có thể đội lên gấp đôi, gấp ba là chuyện bình thường.
Dương gia lại náo nhiệt ăn mừng một phen.
Qua tiếp mấy ngày, lại có vài thương nhân đến hỏi thăm, nhưng rất tiếc, Bạch trà toàn bộ đã bán hết rồi, chỉ còn có ba cân để Dương gia dùng dần.
Dương gia bây giờ nhờ gợi ý của Mẫn Trúc lại có thêm một việc là ươm cây giống.
Dương lão gia tử thấy cả nhà quá bận rộn, tuy lúc trước có thuê người hái lá trà, chăm sóc vườn trà, nhưng họ lại là nông dân, cũng có nông vụ, lại không thể ở luôn trong đồi trà.
Dương lão gia tử lại bàn với cả nhà xây năm căn nhà nhỏ ở đồi trà, trực tiếp mua người chăm sóc vườn trà.
Chuyện này được cả nhà nhất loạt đồng ý.
Đến tháng bảy, năm ngôi nhà nhỏ cũng được xây xong. Dương lão gia tử mua tổng cộng hai mươi người, mười hai nam, tám nữ.
Toàn bộ tầm mười hai, mười ba tuổi, lớn nhất là mười sáu tuổi.
Nam thì đi theo Dương Khiêm, Dương Phúc học chăm sóc cây trà, bón phân, tưới nước, học sao lá trà...
Nữ theo Ngô thị, Từ thị và Bành thị học hái lá trà, tỉa nhánh hư, bắt sâu...
Bốn đồi trà của Dương gia là nối liền nhau, nên việc chăm sóc và bảo vệ cũng rất dễ dàng.
Qua một đoạn thời gian, cả hai mươi người được Dương lão gia tử mua về cũng bắt đầu quen tay quen việc. Trong đó cũng có vài người có dáng vẻ nhanh nhẹn. Nếu cẩn thận, thành thật thì cũng đáng để cất nhắc.
Đêm trung thu, một đại gia đình Dương gia và gia đình nhỏ Lâm Hải tề tựu đông đủ tại trước sân chính phòng ngắm trăng.
Tính từ đầu năm tới giờ cũng đã tám tháng Dương gia mới có đủ mặt già trẻ lớn bé ở đây. Dương Thiên cũng đưa vợ con từ phủ thành về tham dự tiết trung thu. Mọi thứ ở phủ thành đã bắt đầu ổn định, cửa hàng hương liệu và lá trà buôn bán từ đầu năm tới giờ phải nói rất là khả quan. Lại nói nhờ mấy ý tưởng kì lạ của Mẫn Trúc để làm hương liệu thơm hơn, mùi hương kéo dài lâu hơn. Thêm nữa những chiếc bình có số thứ tự, bán với số lượng có hạn. Nên sinh ý phải nói là luôn tốt.
Nhân dịp cả nhà đông đủ, Lâm Hải nói ra chuyện sẽ đi kinh thành sớm của mình.
Lâm Hải đúng lên nói với mọi người:" nhạc phụ, nhạc mẫu và các cữu ca. Hôm nay tiện có mọi người đông đủ, ta cũng xin được thưa chuyện với mọi người. Khoảng đầu tháng một, con sẽ dẫn thê tử và mấy đứa nhỏ đi kinh thành, vì qua tháng tư con sẽ tham gia thi Đình. Con cũng muốn dẫn mấy đứa nhỏ đi thăm tổ phụ, tổ mẫu của chúng. Tính ra cũng sáu năm rồi chúng con chưa gặp mọi người trong Lâm gia. Mẫn Trúc từ lúc hiểu chuyện còn chưa gặp qua mọi người trong Lâm gia".
Dương lão gia tử nhìn ba đứa nhỏ của Lâm Hải đang vui đùa với biểu huynh, biểu tỷ, biểu muội của chúng thì ông lại thở dài. Ba tiểu hài tử thông minh hiểu chuyện như vậy mà Lâm gia lại chưa từng quan tâm hỏi han. Chỉ trừ năm đó Lâm lão gia tử gửi thư báo bình an thì hoàn toàn bặt vô âm tín, không một chút tin tức nào gửi về nữa. Nhưng gốc rễ của chúng là ở Lâm gia, cũng không thể không nhận thức người thân đi.
Dương lão gia tử gật đầu:" con nói lời ấy là đúng, dù có thế nào cũng phải gặp mặt một lần. Vậy con tính khi nào đi?"
Lâm Hải vội thưa:" con định khoảng từ mùng sáu đến mùng mười tháng giêng sẽ lên đường. Từ đây đến kinh thành mất khoảng năm sáu ngày đường. Con sẽ thuê một chiếc xe chở cả nhà đi. Nhưng năm nay Cẩn Minh cũng muốn tham gia thi Hội. Nên con sẽ để Cẩn Minh ở lại, làm phiền mọi người trong nhà giúp con chiếu cố đứa nhỏ". Nói xong, Lâm Hải cúi người thi lễ tạ ơn.
Mọi người đều nói chuyện đó không có gì phiền. Dương Hào cười nói:" đệ không cần lo, Cẩn Minh ở lại cũng tốt, cùng Dương Trí học tập, giúp đỡ lẫn nhau".
Mọi người lại gật gù nói đúng vậy.
Thế là cái tết trung thu thứ năm của Mẫn Trúc lại trôi qua trong ấm áp của tình thân.
.............
Tác giả có lời muốn nói:
- Vậy là đã đi được hai mươi chương rồi. Thực ra viết đến cái đoạn lá trà này, tác giả khi ngồi ở công ty đã trộm nghiên cứu mất hai ngày để tìm hiểu.
Thật sự tác giả không thích uống trà, nên tìm và hiểu được một xíu xiu về trà như thế này cũng coi là kì tích với mình rồi.
Mong mọi người yêu trà đừng ghét bỏ. Xin cám ơn ^.^!