Chương : Liên quan đến Hoàng Văn Tích ()
Con bé nhìn tôi rồi trợn tròn mắt: “Cô muốn đuổi con đi sao? Là do con cư xử không tốt ạ?” Tôi lắc đầu: “Không phải đâu, là do Khả Hân chưa có hộ khẩu thường trú nên cô muốn đi cùng Khả Hân về nhà, nhờ cha mẹ giúp Khả Hân làm thủ tục đăng ký hộ khẩu. Vậy là sau này Khả Hân có thể làm phẫu thuật một cách hợp pháp được rôi-”
Con bé không hiểu những gì tôi nói nên chỉ khẽ gật đầu, bày ra vẻ mặt ngơ ngác. Tôi cũng biết là con bé không hiểu nên chỉ mỉm cười một cái, trong lòng thì suy nghĩ về chuyện của Hoàng Văn Tích.
Ngày tiếp theo.
Vì tôi đã nói với Lâm Uyên rằng tôi phải dẫn Khả Hân vê quê một chuyển nên Lâm Uyên vẫn luôn lo lắng không yên. Vốn dĩ tôi định tự mình lái xe đi, nhưng khi tôi ra đến cổng thì đã thấy Lâm Quang Tuyến đứng chờ bên cạnh xe từ lúc nào rồi.
Dù đã lớn tuổi nhưng chú Tuyến giữ gìn sức khỏe rất tốt, càng nhìn càng thây từ trên người chú ấy toát ra một vẻ khỏe mạnh và hiền từ, ấm áp. Thấy tôi, chú ấy cười yếu ớt rồi nói: ‘Cha cô không yên tâm cho cô đi một mình.”
Tôi nhún nhún vai: “Chuyện này tôi cũng sớm đoán được rồi.” Không suy nghĩ nhiều, tôi dẫn theo Khả Hân ngôi lên xe chú ấy. Thấy tôi câm theo rất nhiêu quân áo và giày dép thì chú ấy cau mày: “Cô định đi lâu lắm à?”
Tôi lắc đầu: “Không ạ, hầu hết những bộ quân áo này đều là Phó Thắng Nam mua cho tôi, cứ mỗi mùa lại mua cả một đống như vậy. Bình thường tôi ít mặc lắm, toàn để ở nhà đến hết mùa thì thôi. Phó Thắng Nam cũng bảo là sẽ cho người đến dọn những bộ quần áo này đi nên tôi muốn mang theo, tặng cho mẹ của Khả Hân. Dù sao để ở nhà thì tôi cũng không mặc, lãng phí lắm”
Chú ấy khởi động xe rồi cười cười: “Vẫn là cô chủ chu đáo, nhưng người phụ nữ kia không xứng đáng để cô làm vậy đâu.”
Tôi hơi nhíu mày, không đồng ý với câu nói của chú ấy nên mở lời: “Có phải chú thấy cô ta đối xử độc ác với con gái mình thì sẽ không phải là người tốt đúng không?”
Chú ấy gật đầu, ánh mắt thoáng nhìn qua Khả Hân rồi nói: “Đối xử với con gái của mình như thế thì cô ta không có tư cách làm mẹ.” Tôi khẽ thở dài: “Lúc còn bé, tôi và bà ngoại sống trong một con hẻm nhỏ ở Hoàng An, trong con hẻm đó có một gia đình có bốn người. Người đàn ông là trụ cột trong gia đình đó rất chăm chỉ.
Tôi nhớ lúc ấy ở Hoàng An, người ta vẫn còn làm ruộng, ngày nào ông ta cũng đi sớm về khuya, làm việc vất vả. Có một hôm, không biết có phải do mệt quá hay không mà ông ấy ngất xỉu xuống một cái ao, cái ao đó không sâu lắm nhưng ông ta lại chết đuối.
Sau khi ông ta chết thì vợ của ông ta dẫn các con đi nơi khác, để đứa con gái trạc tuổi tôi ở lại Hoàng An. Lúc đó tôi cảm thấy vô cùng khó hiểu, rằng tại sao cô con gái đó hiểu chuyện như vậy nhưng bà ta lại không dẫn cô ấy theo.
Vậy là cô bé đó sống cùng bà nội. Bà nội của cô ấy là một người vô cùng nghiêm khắc và quá quất. Cả ngày bà ta không đánh thì mắng, còn để cô ấy nhịn đói, không cho cô ấy về nhà ăn cơm.
Đã nhiều lần tôi thấy cô ấy ngôi khóc một mình dưới gầm cầu đá đầu làng. Cứ vài bận là bà ngoại lại bảo tôi đem thức ăn sang cho cô ấy, nhưng đây cũng không phải cách tốt nên cô ấy thường xuyên không có cơm ăn.”
“Sau đó có một hôm, cô ấy hỏi mượn tiên tôi, tôi bèn đưa cho cô ấy tất cả số tiên tôi có trong người, lúc đó tôi chỉ có bảy nghìn bạc mà thôi.
Tôi tưởng là cô ấy muốn mua gì đó, nhưng tôi không ngờ rằng cô ấy dùng bảy nghìn đó để mua một lọ thuốc, chính là loại thuốc trừ sâu mà người ta hay phun ở ngoài đồng. Cô ấy câm theo chai thuốc đó đi ra mộ phần của cha, uống thuốc xong thì ngủ gục trên bia mộ.
Khi đó cô ấy nói với tôi rằng, trên thế giới này, có một vài người từ khi sinh ra đã không có sự lựa chọn, ai mà không muốn bày ra vẻ thiện lương, hiền lành của mình cho người khác xem? Nhưng có một số người cảm thấy được sống đã là một loại may mắn, nhưng sống trong bất hạnh thì lấy đâu ra sức lực để giả vờ cho người khác thấy đây?”
Lâm Quang Tuyến mím môi, chỉ chăm chú lái xe, không nói gì cả. Nhưng sau khi phóng xe lên đường cao tốc, độ nhiên chú ấy mở lời: ‘Mấy năm qua cha mẹ cô không ở bên cạnh cô, cô có hận họ không?” Tôi rất bất ngờ vì chú ấy lại hỏi tới vấn đề này.
Vì dù sao thì trong tiềm thức của tôi, chú ấy không phải là người thích hỏi han vấn đề riêng của người khác.
Tôi cười yếu ớt rồi nói: “Nói không hận thì là giả, nhưng tôi may mắn hơn người khác là vì tôi được bà ngoại nuôi nấng. Tôi cũng cảm thấy bản thân cực kỳ may mắn vì được gả cho Phó Thắng Nam. Cuộc sống bây giờ không tính là tốt đẹp nhưng ít nhất thì tôi cũng đã sẵn sàng yêu thương và cố gắng sống tiếp. Chính vì điều này nên tôi nên cảm ơn họ vì đã cho tôi cuộc sống, huống hồ gì con người cũng không vĩ đại như vậy, họ bỏ rơi tôi là do họ cũng có nỗi khổ riêng của mình. Cuộc sống sau này còn rất dài, vậy nên bây giờ tôi không thù không oán!”
Chú ấy nhìn tôi, có vẻ hơi đau lòng: “Chuyện năm đó tôi cũng có một phần trách nhiệm, tôi không nên giấu cha cô, không cho ông ấy biết về sự tồn tại của cô. Nếu ông ấy biết cô có mặt trên cõi đời này thì có lẽ nhà họ Mạc sẽ không tiếc công sức mà đưa cô về”
Chuyện năm đó đều đã qua rồi. Đối với tôi mà nói thì tất cả mọi chuyện đều chỉ còn là quá khứ nên tôi chỉ cười yếu ớt rồi nói: “Chú Tuyến, nhiều khi, con người ta phải trải qua chuyện gì thì đều là sự sắp đặt của số phận cả. Mà trên đời này thì làm gì có nhiều cái nếu như vậy đâu.”
Chú ấy cười cười, thoáng liếc qua Khả Hân đang ngủ trên đùi tôi rồi mở lời: ‘Cuộc sống của đứa trẻ này chắc sẽ thay đổi sau khi gặp được cô.” Tôi nhún vai không tiếp lời, bất kể là tốt hay xấu thì bây giờ tôi cũng chưa dám kết luận điều gì cả.
Đi xe mất bảy, tám giờ đồng hồ, người lái xe mệt mỏi mà người ngồi xe cũng mệt mỏi. Mặc dù chúng tôi đã lên đường từ sớm nhưng khi vào trong thôn thì trời cũng đã muộn lắm rồi.
Tháng Mười hai ở nông thôn, nhiệt độ có thể thấp đến mức chết người. Vừa mới xuống xe mà tôi đã bị gió lạnh thổi cho run rẩy cả người. Khả Hân ngủ gục đến mơ hồ, nhìn khung cảnh quen thuộc, con bé mới phản ứng một chút: “Cô ơi, chúng ta đến nơi rồi!”
Tôi gật đầu, dẫn theo con bé và đống đồ đạc đi qua một đoạn đường không xa nhưng không hề dễ đi, cũng may mấy ngày gần đây trời không mưa, bùn đất trên đường cũng khô nên đi bộ cũng không đến nỗi.
Sắc trời tối đen như mực nên lúc chúng tôi đến cửa nhà Vương Bảo Quý, tôi không nhìn thấy cánh cửa nhà anh ta đâu để đi vào. Nhìn căn phòng tối om, hình như không có người bên trong nên tôi hơi lo lắng. Bây giờ đã là chín giờ tối rồi mà trong nhà không có một ai, chẳng nhẽ mình đến nhầm chỗ?
Dẫu sao thì Khả Hân vẫn quen thuộc hoàn cảnh ở nơi này hơn nên con bé đứng ngoài cửa, hô to vài câu cha ơi mẹ ơi. Không bao lâu sau thì cánh cửa đen thùi lùi kia mở ra, bên trong truyền ra một giọng nói sợ sệt của một cô bé nhỏ: “Khả Hân? Là em à?” Khả Hân chần chừ một lúc rồi mới vui vẻ nói: “Chị Tư, là em này, cô dẫn em về đây này chị.” Sau đó con bé xông vào nhà một cách vui vẻ.
Trong căn nhà tối đen ấy không hề có một ngọn điện, Lâm Quang Tuyến đành mở chiếc đèn pin cầm tay ra thì chỉ nhìn thấy một đứa bé tâm bảy, tám tuổi đang ở nhà một mình. Chú ấy không khỏi nhíu mày rồi hỏi: “Bé con, cha mẹ cháu đâu?”
Đứa bé kia lôi kéo Khả Hân rồi nói: “Họ đang bận mải ngoài đồng nên vẫn chưa về.” Ánh sáng từ chiếc đèn pin cầm tay cũng đủ để chiếu sáng cả căn phòng. Trong căn nhà tối om, có một nồi thức ăn đang đặt chồm hổm trên mặt đất, trông có vẻ lạnh lẽo. Thì ra là bếp lửa dùng để sưởi ấm nhưng lại không có một đốm lửa nào cả.
Nhìn đứa bé kia ăn mặc phong phanh, run lẩy bẩy nên tôi không nhịn được mà nói: “Sao cháu lại ăn mặc phong phanh thế kia? Sao không đốt lửa lên mà sưởi ấm?”
Đứa bé kia có vẻ hơi rụt rè, cô bé lôi kéo Khả Hân rồi vuốt ve quần áo trên người Khả Hân bằng vẻ hâm mộ rồi nhìn tôi mà nói: “Mẹ cháu bảo là lúc cha mẹ cháu không ở nhà thì không được phép lãng phí than đá. Cháu nằm trong chăn cho ấm là được, chờ họ về rồi sẽ nhóm lửa sau”