Viết Xuống Chút Hồi Ức

chương 62: chương 62

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Trước khi hành động, tôi lại đến thăm cô Ninh.

Cô Ninh luôn đối xử tốt với tôi, thật ra từ nhỏ cô đã luôn yêu thương tôi, nhưng vì cô ấy có xuất thân là đại tiểu như nên đối với ai cũng tốt, chỉ là không thể tránh khỏi luôn có phong thái trịch thượng.

Khiến tôi nhớ lần đầu tiên khi gặp cô ấy, tôi đã có ấn tượng vừa tôn kính vừa sợ hãi, những lời nói của cô luôn được tôi khắc ghi một cách có điều tiết trong trái tim, và đôi khi cũng vô thức làm theo lời cô nói.

Ngày tôi sắp đi, sau khi cô Ninh kể với tôi về một số chuyện gia đình, không biết tại sao lại chuyển sang nói về đức tin.

Khi đó, không lâu sau khi cô được chữa khỏi bệnh hiểm nghèo, đóng lại cánh cổng địa ngục và trở lại trần gian, cô quyết định ăn chay niệm Phật.

Tôi đã đọc sơ qua vài cuốn sách về Phật giáo, vì vậy tôi trò chuyện theo ý cô Ninh một lúc.

Cô ấy cố truyền bá Phật giáo cho tôi, đồng thời khen ngợi kiến thức của tôi về Phật giáo.

Chỉ là, dù cho ngoài mặt là tôi hùa theo, nhưng trong tâm không hề dao động chút nào.

Làm sao một thanh niên được tiếp nhận giáo dục duy vật hơn năm và lớn lên dưới lá cờ đỏ lại có thể tin vào cực lạc phương Tây cơ chứ?

Sau này, khi tôi rời đi, cô Ninh vẫn nhất quyết tặng cho tôi một chiếc quạt giấy, mặt sau có in dòng chữ Khải nhỏ tinh tế "Kinh Mahaprajnaparamita", nghe nói người viết sách là một vị cao tăng ngụ trên núi Thiên Mục.

Tôi như vớ được vàng, nhưng không phải vì nó là đồ Phật.

Tôi nhớ hôm đó khi Thẩm Phương gặp anh trai chị ấy, trên bàn có người nói, rằng có rất nhiều giới thượng lưu Thượng Hải sẵn sàng bỏ khu nghỉ mát Phổ Đà ngay bên kia biển để bắt xe một trăm dặm đến chiêm bái núi Thiên Mục, mong có cơ hội đến thăm vị cao tăng lỗi lạc và tham gia thiền cơ.

Không ngờ bây giờ, tôi có được chiếc quạt gấp viết tay của vị cao tăng một cách tình cờ.

Lại là một báu vật đáng kể khoe khoang trên bàn làm ăn.

Ngồi trên máy bay về quê, tôi nghịch chiếc quạt xếp, thực ra tôi đã nghe quen tai những câu nói Tâm Kinh từ mấy năm về trước.

Nhưng, ngoài việc nhẩm lại mấy câu như "sắc bất dị không" những khi cần để tỏ ra học thức uyên bác, dường như tôi chưa bao giờ thực sự khao khát muốn hiểu hàm nghĩa của nó.

Mở chiếc quạt gấp ra, nhìn câu chữ quen thuộc, trong lòng buồn chán thầm nhẩm giết thời gian, khi đọc đến "viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh niết bàn", không biết vì sao tôi bắt đầu hoảng loạn vô cùng.

Tôi đóng quạt lại, trong đầu toàn là, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh niết bàn... tôi cảm thấy cơn say máy bay của mình lại tái phát.

Tôi yêu cầu nước từ tiếp viên hàng không, và uống một viên an thần.

Trước khi bình tĩnh lại, tôi tự nhủ, chư pháp không tương bất sinh cũng bất diệt, vậy tất cả những gì tôi làm cũng chẳng qua chỉ là một trong số muôn trùng vạn trạng, vị cao tăng cũng đã nói, "sắc tức thị không, không tức thị sắc", những sắc sắc không không này của tôi cứ coi là kiếp số nên có trong đời đi, lạy Phật đừng trách con.

Máy bay hạ cánh.

Tôi bắt xe buýt về thành phố.

Đã xa nhà hơn một năm, từ lúc bánh xe máy bay chạm đất tôi đã có cảm giác ẩm ướt và ấm áp trong lòng.

Tôi thèm thuồng hít thở bầu không khí quen thuộc của quê hương, nhìn những con đường thay đổi theo năm tháng ngoài khung cửa sổ mà lòng tự hào và mang nỗi buồn man mác.

Tại thành phố, tôi mua một suất bánh xèo trái cây, không phải vì đói, chỉ là tôi rất muốn nếm lại hương vị quê nhà.

Vất vả cả ngày dài.

Tôi đi tàu điện ngầm, sau đó đổi sang xe buýt, và cuối cùng, cách công ty của bố tôi khoảng km, tôi bắt taxi về.

Bố tôi vẫn tỏ ra hào hứng một cách tôi không ngờ tới về chuyến thăm mà ông biết sớm muộn cũng xảy ra.

Tôi không thể không đến thăm công xưởng mới mở mà ông ấy cứ luôn miệng khoe khoang, đồng thời nghe nhân viên R&D cấp cao của công ty giới thiệu về tiến độ nghiên cứu khoa học và phát triển dự án của công ty.

Tôi cũng nghe nói nữ giáo sư tiến sĩ tổng giám đốc hiện tại của công ty có quan điểm và chính kiến về tương lai và sự phát triển của công ty.

Tôi nhớ, khi cô ấy nói chuyện, tôi ngồi đối diện chiếc bàn hội nghị dài, mỉm cười và chăm chú lắng nghe.

Tay phải luôn xoay chiếc nhẫn trên ngón áp út bên trái.

Tôi tự nói với chính mình, ngươi đã không còn là đứa trẻ ở tuổi đôi mươi, đúng không? Việc nhỏ không thể nhịn, chuyện lớn ắt sẽ hỏng, tự ngươi hiểu điều này, đúng không?

Tôi cứ giữ dáng vẻ thản nhiên ngồi nghe nửa ngày trời.

Không biết có ai có thể hình dung được tâm trạng của tôi lúc đó không, như thể ngồi trên đống lửa vậy.

Cảm giác như toàn bộ linh hồn của tôi luôn lạc lõng ngoài cơ thể và treo lơ lửng trên đầu.

Thậm chí còn có ảo giác như có thể nhìn thấy cơ thể mình bằng xương bằng thịt.

Và trong linh hồn đang trôi hờ hững trên không trung ấy, tôi dùng một nửa cho việc thành kính cầu nguyện với Đức Phật, ngược lại, nửa kia chất chứa đầy những ý định giết chóc đẫm máu.

Cứ như tưởng rằng mình đang vung hai thanh kiếm Can Tương, Mạc Tà bất khả chiến bại trên tay, hễ vung tay qua là mọi thứ sau lưng đều tan thành từng mảnh vụn vỡ, trộn lẫn với máu tươi và bụi đất, biến thành những vũng bùn đỏ sậm bên cạnh dấu chân tôi.

Bố già thấy những thành quả mồ hôi nước mắt của ông được tôi tán thưởng, trên khuôn mặt ông lộ ra nụ cười mang sắc thái chinh phục đặc trưng của người chiến thắng.

Tôi rất hiểu tâm trạng của bố tôi.

Tôi không nói gì, chỉ vô thức xoay chiếc nhẫn.

Trong suốt một thời gian dài sau này, hành động đó đã trở thành thói quen của tôi mỗi khi căng thẳng.

Cho đến bây giờ, thỉnh thoảng khi họp hoặc báo cáo công việc, tôi vẫn không kiềm chế được mà dùng ngón cái và ngón trỏ tay phải vặn quanh đốt cuối ngón áp út tay trái, tuy ở đó đã trống trơn, nhưng tôi vẫn có thể cảm nhận được cảm giác kim loại dính trên da thịt, khi chà sát, đem đến một loại cảm giác ngứa ngáy, bỏng rát.

Với cảm giác ngứa ngáy, bỏng rát cả trong nội tâm và trên cơ thể, tôi đã nói với bố về những kế hoạch đó của mình.

Tôi không nói đó là ý tưởng của tôi, mà chỉ nói rằng, đây là động thái của đối tác của sếp đã bị con vô tình nghe được trên bàn tiệc rượu, và rồi con nhớ ngày xưa bố cũng có ý định này nên....

Đúng như tôi dự đoán, ban đầu ông ấy và người phụ nữ đó tỏ ra nghi ngờ, như người phụ nữ nói, bọn họ đang giao thiệp với một nhà huy động vốn, có vẻ cả hai bên đều đang cảm thấy ổn.

Từ lời nói của cô ấy, tôi nghe ra ý muốn từ chối.

Tôi hơi thất vọng, hơi sợ và cũng hơi hụt hẫng, đúng là lưới rách cá chạy, tôi đứng dậy nói: "Ồ, nếu bên chị đã có đối tác thích hợp thì thôi vậy.

Em về nói với sếp em một câu, để sếp em tìm người khác."

Tôi quay người định đi, nhưng bố ngăn tôi lại: "Tối nay ăn một bữa cơm không?"

Ngồi trên chiếc xe MPV mới đổi của ông bố, tôi nghe ông ấy luyên thuyên về đạo lý làm người thế này thế nọ, tôi thực sự sốt ruột đến đỉnh điểm, chỉ biết chịu đựng trong tuyệt vọng, nhưng vẫn không nhịn được mà giội cho ông một gáo nước lạnh.

Ví dụ như, ông ấy nói, làm người phải khiêm tốn, không nên dễ dàng khiến người khát phát hiện ra khuyết điểm của mình.

Tôi nói, "Vậy việc gì phải thay chiếc Ben thành MPV? Nếu thực sự muốn khiêm tốn thì bắt tàu điện ngầm đi làm là được.

Thị trưởng New York kìa, hay Matsushita Kōnosuke kìa, cũng đều chen chúc trên các phương tiện giao thông công cộng đấy thôi? Thân thiện với môi trường biết bao nhiêu.

Hôm qua diện đồ Versace, hôm nay khoác bộ Boss mà đi nói với mọi người rằng mình gian khổ, giản dị.

Những người đã quen thì còn nhịn, không quen sợ rằng sẽ chửi thầm một câu: Than nghèo cái gì chứ!"

Vốn dĩ tôi muốn chèn thêm chữ "quái" đằng sau chữ "cái", nhưng nhìn lại thấy mặt bố đã tái mét, nghĩ lại, ngồi ghế lái phụ thường có tỷ lệ thương vong do tai nạn xe hơi cao nhất, thôi đành nín vậy.

Bố đưa tôi đến một nhà hàng tư nhân.

Thật ra tôi nghĩ đó là một nơi lừa đảo thuần tuý, đồ ăn thì dở òm mà giá thì chát hơn ở London những N lần, tên quán cũng chẳng hay.

Thực sự không biết Cục Công thương còn có người làm việc hay không? Nhưng, khỏi phải nói, vẫn có một hàng dài những người xếp hàng như bố tôi đang chờ bị lừa đảo.

Trong khi ăn, bố đắc chí hỏi tôi, thế nào? Tôi nhai khúc gân luộc và nói: "Cửa hàng này có phải do căn tin Phòng thuế Công Thương nhận thầu không?".

Mặt bố tôi lại xanh tái, tôi lau miệng, nói: "Nhưng vị cũng ổn, lần trước sếp con mời đi ăn một bữa tối kiểu Pháp vớ vẩn nào đó, lạng thịt bò, tanh quá làm con ăn không hết, cũng khá giống món này.

Nếu biết sớm phải quay lại ăn, mẹ khiếp, bỏ một bữa mà ăn ở đây hai ngày cũng đáng!"

Bố tôi không thể nói lên lời.

Trong lòng tôi vui vẻ vì ý muốn trả thù, hơ hơ, ông chưa từng ra nước ngoài đúng chứ, lừa một cú ông cũng không biết.

Dế nhũi!

Nhưng bố tôi lại tỏ ra rất quan tâm đến lời đề nghị hợp tác của tôi.

Tôi cố tình làm ra vẻ bất cần đời, tôi nghĩ, con người đê tiện như thế đấy, bạn càng dắt mũi được người ta, người ta càng đuổi theo bạn.

Tôi vô tình bán đứng những tin tức lặt vặt về Thẩm Phương và anh trai chị ấy.

Ông ấy cứ việc kiểm tra lý lịch và quyền lực của gia đình Thẩm Phương nếu thích.

Tôi không sợ ông ấy không tìm thấy, cũng không sợ ông tìm ra vấn đề.

Quả thật, cuối cùng, bố tôi nói: "Nếu không, để xem nếu có cơ hội, bố sẽ đi thăm sếp của con."

Tôi nhấp một ngụm trà, nói: "Được rồi, bố lấy visa bay đến London đi.

Dù sao bây giờ đến Anh cũng dễ mà."

Bố tôi có chút ngập ngừng: "Gần đây cô ấy có về nước không?"

Tôi nói: "Thật khó nói, hay là thế này, bố đi gặp đối tác của cô ấy trước, nếu có kịch hay thì tính sau."

Rời khỏi nhà hàng, bố bảo tôi đến thăm ngôi nhà mới của ông, tôi hơi sợ cơm no rượu say xong lời ra tiếng vào, nổi máu kiếm chuyện không hay, tôi xua tay nói: "Thôi, con hẹn đi bar với các bạn cùng lớp, con đi hướng này."

Một mình tôi hướng về nơi sâu tối trong con ngõ, cách không xa từ đó là một chiếc hồ lớn có tiếng của quê tôi.

Bây giờ vòng quanh bờ hồ mọc lên rất nhiều quán bar, khi ánh trăng lên, cuộc chơi xa hoa truỵ lạc bắt đầu.

Trên đường đi, tôi len qua đám đông, đi dọc theo con đường thường đến chơi khi còn nhỏ.

Những âm thanh hò hét bất tận không ngừng vang vảng bên tai, nữ thương nhân không biết vong quốc hận, trong lòng lặng lẽ thở dài.

Đi trên một cây cầu nhỏ, dưới chân cầu là một quán thịt nướng lâu đời mà ngày trước tôi hay cùng bố mẹ đến ăn, tính ra nó đã có lịch sử hàng chục năm.

Tôi nhớ ngày xưa, mỗi lần đi qua cây cầu này, bố tôi luôn chỉ tay về phía xa và nói với tôi rằng, đợi đến khi trời quang, sẽ có thể nhìn thấy dãy núi đằng kia.

Đợi đến mùa hè, sẽ có thể nhìn thấy những bông sen dưới chân cầu.

Nhưng hình như tôi chưa từng đợi đến khi trời quang, cũng chưa từng nhìn thấy hoa sen dưới cầu.

Tôi đứng trên cầu, nhìn về phía Tây.

Tôi bắt đầu có chút sợ hãi, thật ra là rất sợ hãi.

Tôi không biết phải làm gì một khi bị người khác phát hiện, phải làm gì để thoát đây? Tôi bắt đầu có ý muốn chùn bước, hay là mọi chuyện cứ như hiện giờ đã rất ổn, ít ra hàng tháng ông ấy vẫn lo tiền cho mẹ và đưa tiền chăm con.

Nghe mẹ nói, ông ấy biết tôi sắp lấy chồng, và nói rằng sẽ cho tôi chọn một căn nhà ở đường vành đai ...!Vì những gì nên qua đã qua đi, có nhất thiết phải làm đảo lộn mọi chuyện lên không? Phải làm đến mức cá chết lưới hỏng mới thôi?

Nhưng trong nơi sâu thẳm của trái tim tôi, khuôn mặt đầy nước mắt của mẹ luôn đọng lại không tan.

Tất nhiên, tôi vẫn nhớ rõ sàn nhà nơi những mảnh thuỷ tinh vương vãi, vẫn nhớ cảnh tượng kinh hoàng trên sân thượng của ký túc xá mùa hè đó, càng nhớ rõ hơn ánh mắt các bạn cùng lớp nhìn tôi.

Tôi không sợ ánh mắt kỳ thị, nhưng tôi sợ bị kỳ thị đến nỗi thương hại.

Cuối cùng, tôi ngẩng đầu lên, phóng ánh mắt lên bầu trời đêm đen kịt, dường như tôi đã nhìn thấy đường viền của ngọn núi.

Đôi mắt tôi trở nên kiên định một cách dị thường giữa đêm đen.

Tại sao một người làm việc xấu lại có thể tỏ ra cây ngay không sợ chết đứng, tại sao một người phản bội vợ con vẫn nhận được sự ngưỡng mộ của mọi người, tại sao trên đời này chỉ cần có tiền có quyền, ắt sẽ có người vừa cúi đầu dưới chân và ca công tụng đức? Tại sao chúng ta từ nhỏ đã được dạy dỗ Làm người tốt, thế nhưng, tại sao vừa khi màn đêm buông xuống, nơi gốc rễ kinh thành góc chân hoàng đế này lại biến thành thiên hạ của lũ tra nam tiện nữ trắng trợn?

Với trái tim đập thình thịch, tôi bước xuống cây cầu.

Tôi nhớ cách đó không xa có một ngôi chùa có hương khói thịnh vượng.

Tôi tìm đến trước ngôi đền, thấy cổng đã bị khóa.

Dù vậy, tôi vẫn quỳ xuống dưới bóng cổng chùa tối.

Đó có lẽ là lần đầu tiên trong đời, tôi thành tâm cầu nguyện từ tận đáy lòng mình, tôi thầm cầu nguyện trên đời có nhân ắt có quả, ác ắt có báo, nếu không có Chúa Cứu Thế, hãy để con thay trời hành đạo.

Tối hôm đó, khi tôi về nhà với thân hình mệt mỏi và tâm tình vang dội, mẹ tôi ra mở cửa, bà ngạc nhiên khi thấy tôi đang đứng bên ngoài.

Thấy như thể có dấu nước mắt vẫn chưa khô trên mặt tôi, nghĩ tôi xảy ra chuyện gì không hay, tôi ôm mẹ vào lòng, dịu dàng an ủi mẹ như thuở còn bé mẹ từng làm, tôi cười nói: "Khóc gì chứ, chỉ là con nhớ mẹ thôi mà."

Mẹ tôi chuyển từ khóc sang cười, rồi tất tưởi chạy khắp nhà thu xếp giường chiếu và giặt giũ cho tôi.

Tôi ngồi trong ngôi nhà mà tôi đã xa hơn một năm, ngửi thấy mùi hương thân quen của ngôi nhà, có lẽ là do hơi thở ấm áp của sự hiện diện của mẹ, tôi dần thấy lòng mình bình yên và hạnh phúc, sự bình yên này lại đem đến cho tôi sức mạnh vô hạn.

Ngồi được một lúc, tôi lấy điện thoại gọi đến nhà bạn trai.

Hai cô chú cũng ngạc nhiên khi tôi về quê, sau đó nóng lòng mời tôi và mẹ cùng ra ngoài ăn bữa cơm mừng vào ngày mai.

Tôi mỉm cười cảm ơn họ, hỏi: "Cô à, con có thể nói chuyện với Hiểu Quân được không?"

Có thể nghe ra rõ, giọng của cô có vẻ không được tự nhiên lắm: "Hiểu Quân hả...!nó...!hôm nay không phải thằng bé đang trực ở bệnh viện sao?"

Tôi không hỏi thêm câu nào, cúp máy, gọi vào di động của bạn trai.

Chuông reo rất lâu sau mới được nối máy, tôi cười dịu dàng, nói: "Anh đang ở nhà làm gì vậy?"

Anh cười lo lắng, nói: "Không làm gì cả, xem, xem TV thôi".

Tôi thầm cười lạnh, trong lòng cảm thấy rất thất vọng.

Tôi không nói gì, chỉ nói: "Em nói này, em về nước rồi, đang ở nhà nè.

Mẹ anh bảo ngày mai chúng ta cùng đi ăn cơm.

Báo cho anh biết một tiếng, đến lúc đó em sẽ chi tiền.

Thôi, hết chuyện rồi, ngày mai gặp."

Ngay giây phút định cúp máy, tôi nghe ở đầu dây bên kia có người đàn ông trung niên thấp giọng nói: "Vợ bắt được rồi sao? Đánh tiếp đi..."

Chưa đến một tiếng sau, chuông cửa dưới lầu vang lên.

Tôi cố tình nằm trong phòng không chịu dậy, nghe thấy tiếng bạn trai nói chuyện với người giúp việc, liền lặng lẽ tắt đèn, kéo chăn bông lên che đi.

Ở quê tôi đã bắt đầu vào mùa lạnh.

Tôi cảm giác cánh cửa phía sau bị đẩy ra, có người bước vào, có vẻ như người đó dừng lại một lúc, sau đó lại nhẹ nhàng khép cửa đi ra ngoài.

Trong đêm tối, tôi vừa mở mắt đã nghe thấy tiếng đóng cửa ở tầng dưới.

Tôi rón rén bước đến bên cửa sổ, hé rèm ra một chút, phát hiện bóng dáng mảnh khảnh quen thuộc đang dắt chiếc xe đạp đi chầm chậm trong màn đêm vắng vẻ.

Bóng người anh dài lê thê dưới ánh đèn đường, rồi lại biến mất.

Tôi cảm thấy có chút cô đơn và hụt hẫng, không biết là do tôi hay do anh ấy.

Từ từ, mọi thứ trở lại yên tĩnh, tôi nhìn ra ngoài cửa sổ và thở dài.

- --------

-- - ::

Uống say rồi, ngại quá.

Lệnh cấm hút thuốc ở Anh sắp được chính thức thi hành, hôm nay đến nhà vợ ông chủ bắt đầu thử chấp hành, mọi người ra ngoài hút thuốc.

Nghe nói sau khi lệnh cấm được áp dụng, nếu bị bắt sẽ phải chịu mức phạt bảng/lần.

Trời lạnh không chịu được, cứ tưởng đã tỉnh rượu hẳn.

Vừa về đến nhà đã bật máy sưởi, lại thấy hơi choáng váng.

Tôi không kiểm soát được cái mồm mình, vừa báo cáo tình hình cho Lãnh Đạo.

Ai ngờ Lãnh Đạo cũng đang high! Hư quá hư quá.

Cô gái nhỏ lại còn doạ ngày mai sẽ high tiếp.

Đúng là không giữ gìn bản sắc truyền thống của phụ nữ, nền giáo dục phương Tây hại người quá.

Hơi bực một chút, giận cũng đâu cần giận kiểu này chứ, cũng đâu còn là trẻ con nữa.

Em đi chơi, chị cũng đòi đi chơi, em đi đêm về muộn, chị cũng bắt chước đi chơi cả đêm, em không yêu chị, chị cũng không yêu em.

Tôi nói, đổi chiêu khác được không? Chiêu này em đã sử dụng từ năm mười sáu tuổi, chưa dùng được bao lâu đã thấy nhàm chán.

Làm thế nào mà - năm sau lại gặp, chị nghĩ chỉ cần đổi mới một chút, sửa cũ thành mới, bình cũ rượu mới là có thể lừa được em sao, rõ ràng là đang đánh lừa người tiêu dùng.

Lãnh Đạo, cạch, cúp máy rồi.

truyện ngôn tình

Cúp! Tôi đi ngủ! Cứ cúp đi! Cả hai đều tự kiểm điểm! Ngủ dậy sẽ viết tiếp, các bạn đọc đừng nóng.

- --------

Không biết có phải do đã lâu không ngủ ở nhà hay không, lòng tôi tràn đầy rạo rực, hoặc có thể do nỗi rạo rực này nảy sinh từ những chuyện xảy ra vào ban ngày và bóng hình cô đơn đêm nay.

Tôi lại đi vào giấc ngủ trong giây lát khi trời đã sắp rạng sáng.

Nhưng, chính vào những khoảnh khắc ngắn ngủi này, dường như một giấc mơ khủng khiếp đã xảy ra, tôi mơ bị rượt đuổi, hoặc tôi đang đuổi theo ai đó hoặc một chiếc xe nào đó.

Tôi chạy, chạy, chạy mãi không thôi, cứ nhìn đồng hồ, thoắt cái hết giờ, tôi nghĩ, lần này chết chắc; một lúc sau, nhìn kỹ lại, vẫn còn vài phút nữa, thế là lại vội vã chạy.

Không dễ gì mới vật vã đến khi tỉnh dậy, nhưng không thể nhớ nổi nội dung của giấc mơ.

Tôi nằm trên giường, mở mắt nhìn ánh sáng hắt qua rèm cửa, thấy mình thật may mắn, thật may đó chỉ là một giấc mơ.

Hình như, tôi mơ hồ nghe thấy một giọng nói quen thuộc, tối qua anh ấy không đi sao? Vậy bóng người tôi thấy rốt cuộc là ai?

Cánh cửa lại được mở ra, tiếng bước chân vọng đến gần, sau đó, có nụ hôn mát lạnh in trên mặt tôi.

Tôi khẽ mở mắt, khuôn mặt trẻ trung anh tuấn đang nhìn tôi với một nụ cười hối lỗi.

Tôi cũng mỉm cười.

Màn đêm trôi qua, tiếng thở dài đó đã được chôn giấu tận đáy lòng.

Chúng tôi nói chuyện bên chiếc giường, hồi còn trẻ, đến cả khi mắng nhau mà chúng tôi cũng nói bằng giọng điệu ngọt ngào.

Tôi không nói với anh ấy lý do tại sao lần này tôi về.

Có vẻ như tôi nên nói với anh ấy rằng, chúng ta sắp trở thành một gia đình thực sự.

Đáng buồn thay, tính cách tôi như vậy đấy.

Lúc đó, dù tôi đang rất muốn tìm ai đó để dốc bầu tâm sự và giải toả căng thẳng, nhưng khi đối diện với người thân thiết nhất, tôi lại khó có thể hé miệng nửa lời.

Tôi tự giải thích với chính mình rằng, ngay cả khi tôi nói với anh ấy, với lòng dạ và kinh nghiệm của anh ấy, cùng lắm anh ấy sẽ chỉ thở dài hoặc đưa ra vài lời động viên vô nghĩa.

Hơn nữa, trong thâm tâm của tôi, vấn đề này dường như không cởi mở và thuần túy như chủ nghĩa anh hùng của Hamlet.

Bản thân tôi nghĩ rằng trong mắt anh ấy, tôi luôn là một cô gái đơn thuần, vui tính, dễ thương và gương mẫu.

Nếu lúc đó tôi lên một kế hoạch sành đời và xảo quyệt như vậy trước mặt anh ấy, tôi lo rằng mình sẽ phá hỏng hình tượng tốt đẹp mà tôi có trong tâm trí anh suốt năm qua.

Chúng tôi đang nói chuyện thì từ trên gác truyền xuống giọng mẹ tôi, mẹ bảo chúng tôi đi siêu thị mua ít đồ ăn với người giúp việc.

Tôi hiểu ý mẹ.

Tiết trời miền Bắc lúc đó se lạnh, mang theo một cơn mưa mùa thu.

Nghe tiếng đóng cánh cổng sắt đằng xa, tôi thực sự xúc động không thể diễn tả thành lời trước tình yêu thương của mẹ dành cho mình.

Lúc đó, tôi nghĩ dù con đường sau này có gập ghềnh, tôi vẫn nhất định phải báo đáp lại tất cả cho mẹ, dù cho thân bại danh tàn cũng đáng.

Chúng tôi cũng không để phí thế giới hai người mà mẹ cố tình dành chúng tôi.

Mọi thứ đều diễn ra vô cùng suôn sẻ.

Tôi không hào hứng như anh ấy, có lẽ do tôi mệt.

Giờ đây nghĩ lại, đúng là hồi đó mình suy nghĩ thật đơn giản.

Nếu như tất cả khát khao thầm kín của một người đều tập trung vào một thứ, thì, đặc biệt với một người như tôi, không có ai hay vật nào khác có thể thế chỗ được.

Vì vậy các bạn cũng đừng nên quá oán trách rằng tại sao lúc bấy giờ tôi không hề nghĩ đến Thẩm Phương, càng không nói đến cảm giác tội lỗi.

Mặc dù tôi từng có cảm xúc mạnh mẽ về cơ thể chị.

Buổi trưa, tôi nắm tay bạn trai, khoác tay mẹ, trưng ra hình ảnh gia đình kiểu mẫu vui vẻ đến dự bữa trưa thịnh soạn do bố mẹ bạn trai tổ chức.

Vì các phụ huynh đều có mặt nên chủ đề chính bao quanh việc đại sự cả đời của chúng tôi.

Mọi người bàn tán sôi nổi về nhà cửa, công việc, v.v..., nhưng do visa của tôi vẫn chưa chắc chắn nên nói đi nói lại cũng vẫn như thế.

Nhưng xem ra đã quyết định được ngày kết hôn, là tháng của năm sau.

Về chuyện mẹ tôi chọn ngày cưới, tôi không có gì để tranh luận cả.

Tôi nghĩ như vậy có vẻ hợp lý.

Tên của Thẩm Phương xuất hiện thoáng qua vài lần cùng vấn đề visa của tôi.

Nhưng kể từ khi đó, khi nghe đến cái tên này, tôi không còn cảm xúc kinh hãi mà đáng lẽ nên có nữa, thậm chí còn mặc cho cho mẹ và bạn trai thoả sức bàn tán về người phụ nữ huyền thoại này, tôi chỉ ở bên cạnh và nghe như đó chỉ là câu chuyện của người khác.

Trong trí nhớ của tôi, người con gái xinh đẹp từng khiến tôi phấn khích, làm tôi mê đắm và từng mang lại niềm vui trộn lẫn mập mờ ấy cứ như đã thật sự biến mất.

Vào một thời khắc nào đó, tôi thậm chí còn thấy may mắn về quyết định rời đi Thẩm Phương, sự biến mất của chị đã cho phép tôi lại có thể trở về làm người bình thường như trước đây, không còn bóng tối, không còn sợ hãi khi ngồi trong một bữa tiệc gia đình vô cùng bình thường, được thoải mái tận hưởng sự yêu thương chăm sóc của những người lớn.

Tôi mơ hồ nhớ rằng, chị ấy vẫn chưa trả lời thư của tôi.

Sau này tôi thường tự hỏi bản thân, rốt cuộc lúc đó, tôi đã từng yêu Thẩm Phương chưa? Nếu tôi đã từng yêu chị, tại sao khi chị mới rời đi được vài tuần ngắn ngủi, tôi đã vội vàng gạt chị ấy qua một góc xó trong ký ức? Nếu như câu trả lời là không, tại sao lần đầu tiên khi nhìn thấy chị, tôi lại cảm thấy rạo rực như vậy, tại sao tôi lại thấy buồn và đau đớn? Quên lãng, buồn khổ, đau thương, tất cả những cảm xúc này đều là thật.

Lúc đó tôi nghĩ, có lẽ cảm xúc của tôi với chị chỉ là một phút bốc đồng mà thôi, hoặc chỉ là một màn kịch.

Bây giờ nghĩ lại, ngay cả khi đó tôi yêu chị thật lòng.

Nhưng cái thứ gọi là tình yêu này không có công thức vĩnh cửu, cũng không có lời giải thích theo quy luật.

Đôi khi nó chợt thoáng đến, và đôi khi nó đá nát vàng phai.

Chị ấy có thể vụt thoáng qua giống ngôi sao băng trên trời, khiến bạn chưa kịp thưởng thức mà đã biến thành một hồi ức lưu mãi tận đáy trái tim.

Chị ấy cũng có thể như một dòng nước thon dài luồn lách trong từng kẽ sinh mệnh, từ từ khắc ghi những dấu vết lên trán và khoé mắt bạn theo dòng chảy của thời gian.

Còn bạn, có thể phất tay áo và rời đi không lưu luyến lấy một tầng mây, cũng có thể nắm chặt chị trong lòng bàn tay, từ đó, dạo chơi khắp chốn sắc hương, chỉ trừ núi Vu không phải là mây.

Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, thời điểm khi tình yêu đến, dù có cố chấp thế nào cũng không thể phủ nhận dấu vết mà tình yêu mang lại trong trái tim ta.

Dù có cho rằng chị mang lại nỗi ô nhục, sợ hãi, buồn bã, hối hận hay do dự.

Ta vẫn cứ yêu, ngay cả khi đang hối hận đến mức muốn bóp nghẹt mình, ít nhất cũng phải có dũng khí thừa nhận chị ấy.

Ăn xong bữa trưa, lại vào vai hình tượng gia đình thuận hoà dắt tay nhau rời đi.

Từ đó trở đi, tôi mệt mỏi vì phải chạy đi chạy lại giữa quê nhà và Thượng Hải.

Bố tôi và Ji Shang cũng hẹn gặp mặt dưới sự sắp xếp cẩn thận có chủ ý của tôi.

Tôi đã nói một câu tương tự với mỗi người: "Nếu như bố thích, những chuyện còn lại để con lo."

Vì những điểm giống nhau cơ bản về giá trị quan của hai người họ, họ hoà hợp với nhau như tôi đoán, thậm chí có thể nói là vừa gặp đã thấy thân quen, có lẽ do doanh nhân ai cũng như vậy.

Ban đầu, hai người gặp được nhau như vớ được vàng, hứng khởi đến mức không còn để ý đến thân phận mà tôi cố tình che giấu.

Mà hai chiến binh thương trường lão luyện từng vô số lần vào sinh ra tử đã tin những gì tôi nói và coi đó như chân lý, tôi đã nói với Ji Shang: "Cháu không muốn dính líu quá nhiều" và nói với bố: "Đừng làm lộ mối quan hệ của con với bố, kẻo mọi người nghĩ rằng bố con chúng ta bịp người"

Mãi tận đến sau này, chính tôi cũng phải kinh ngạc, nếu như không vì đồng tiền mà đâm đầu vào, vậy đây chính là ý trời.

Hoặc có thể, bản thân một nhà cái như Ji Shang chính là một kẻ lừa đảo, nên dù tôi có lừa thật hay không cũng không thực sự quan trọng nữa.

Tuy nhiên, đối với một nhà kinh doanh rỗi việc, người đem tiền đặt cược như bố tôi.

Chính tình cảm cha con mà tôi không thể không thừa nhận ấy đã khiến ông ấy nhanh chóng buông bỏ lớp phòng bị.

Tôi nhớ lúc đó, sau vài lần gặp gỡ, khi tôi và bố ngồi xuống, đối diện với khuôn mặt già nua của ông, tôi tràn ngập niềm vui trả thù khi được mặc sức tưởng tượng ra kế hoạch tuyệt đẹp cho tương lai, nhưng lại sợ hãi đến khó hiểu.

Thật ra cảm giác sợ hãi ấy vẫn luôn đeo bám tôi, trước giờ chưa từng tan biến.

Tôi đợi bố nói xong, không hiểu sao tôi lại nói: "Hay là bố nghĩ thêm cho kỹ, dù sao...!đây cũng không phải chuyện nhỏ, bố có muốn tìm hiểu rõ thêm không...."

Bố tôi xua tay: "Con gái bố, bố yên tâm."

Nghe câu này, tôi sửng sốt, sau đó nói: "Bố cũng biết con mới làm việc, kinh nghiệm hạn chế, rất khó nói liệu có nhìn đúng người hay không...."

Bố lại nói: "Không sao, vẫn còn có bố của con ở đây mà!"

Tôi có chút nao núng: "Bố có thể cân nhắc, về sau con chỉ chuyển lời cho bố thôi, không phát biểu ý kiến gì nữa, để tránh..., khụ khụ, dù sao cuối cùng bố cũng tự mình quyết định chuyện này.

Con chỉ chuyển lời thôi."

Bố mỉm và an ủi tôi: "Người trẻ nên luyện tập nhiều, sẽ sớm có tương lai sáng!"

Tôi không nói gì, dường như đã lâu rồi, chúng tôi chưa được thân thiết như vậy.

"Con gái bố" "bố của con".

Tôi thầm thở dài và nghĩ, xem ra, máu mủ chỉ là thứ rác rưởi, tiền bạc mới là Thượng Đế.

Một thứ khốn nạn như tiền có thể cắt đứt tình cha con của chúng tôi, khiến chúng tôi từng coi nhau là kẻ thù không đội trời chung.

Giờ đây, cũng là tên khốn kiếp này đã trói chặt hai kẻ địch có chết cũng không vừa lòng này lại với nhau.

Tôi bỗng thấy bản thân rất đáng buồn, rất đau lòng.

Tôi nhớ hôm đó khi bước ra khỏi công ty của bố, vốn dĩ tôi định đi tàu điện ngầm về nhà, nhưng không hiểu sao lại đi đến tu viện Cửu Tiêu đã có tuổi đời nhiều năm nằm trên tuyến tàu điện ngầm

Tôi thờ Phật một cách rất thành kính, khi đầu đặt lên tấm đệm hương bồ, khuôn mặt già nua với nửa mái tóc bạc trắng của bố tôi hiện ra trước mặt tôi, lời nói của ông lại văng vẳng bên tai tôi: "Con gái của bố, bố an tâm."

Tôi quỳ ở đó một lúc lâu, sau khi đứng lên, chợt phát hiện có một mảng màu đậm in trên chiếc đệm.

Giá như ông ấy vẫn bảo vệ tôi, có lẽ tôi sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều.

Tôi khấn vái tượng Phật, có lẽ tôi đang tìm lý do để giải tỏa cho bản thân, không phải tôi không cảnh báo ông ấy, ông ấy đã tự chọn con đường của mình.

Tất cả, cứ mặc cho trời quyết định đi, đều là tạo hoá cả.

Kể từ ngày đó, tôi dường như đã trở thành một Phật tử thành kính, tôi bắt đầu kiêng rượu thịt càng nhiều càng tốt, hơn nữa còn lên chùa thắp hương và thờ cúng khắp miền Bắc tới miền Nam.

Tôi cũng không biết mình mong cầu cái gì nữa, lúc đó tôi không còn nghiến răng nghiến lợi nói ác ắt có báo như lần đầu tiên đến nữa.

Tôi chỉ lạy, dâng hương và thắp hương.

Mẹ tôi kín đáo phê bình khi thấy tôi cứ chơi với chiếc quạt của cô Ninh cho ngay cả khi đã về đến nhà.

Nhưng bà không nói gì cả, thói đời là như vậy.

Hơn nữa, người thành công như vợ chồng nhà cô Ninh nói gì ai cũng tin, lại là bạn chơi với mẹ từ nhỏ, chỉ vì bốn chữ "phong kiến mê tín", mẹ muốn nói nhưng cũng chỉ có thể lẩm bẩm trong bụng, nhưng bất cứ khi nào tôi thất thần nhìn chiếc quạt, mẹ đều sẽ bắt đầu bài ca muôn thuở: "Làm gì có vị cứu tinh nào, cũng không thể dựa vào hoàng đế thần tiên, chỉ có thể dựa vào bản thân mới có thể tạo ra hạnh phúc đời người..."

Tôi hay hát cùng mẹ đến hết bài: "Đây là cuộc đấu tranh cuối cùng, đoàn kết với nhau cho đến ngày mai, nhất định phải thực hiện thành công International!" Sau đó, lại nhẩm thầm lại một lượt, nhất định phải thành công!.

Truyện Chữ Hay