“…
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!
…”
- Trích bài thơ “Bác ơi!” của Tố Hữu viết ngày --, in trong tập Ra Trận do Nhà Xuất Bản Văn Học vào năm .
(P/s: chương này ra trễ mấy ngày)
- ---------
“Thiệu đệ!
Ta nghe nói đệ dự định đi Giao Châu nương nhờ Sĩ Uy Ngạn.
Đệ cần gì phải cố chấp như vậy đâu?
Một tên Tào Mạnh Đức mà thôi, cũng là Hàn Môn như chúng ta, huống hồ còn hèn kém hơn, từ đời cha đã phản tộc thay họ, đê hèn luồn cuối.
Hạng người này sao đáng để sợ.
Ta biết chữ kia là đệ bị phường thất phu lỗ mãng ấy ép buộc mới phải nói ra.
Thiệu đệ an tâm chớ lo, ta đã nhờ cậy người đến Tế Nam bãi bình chuyện này.
Nghĩ đến họ Tào bị cảnh cáo, về sau cũng sẽ không dám làm điều càn quấy hại người.
Thiệu đệ nhận được tin này hãy suy xét lại.
Trung Nguyên trăm phế chờ hưng, thánh thượng anh minh thần vũ.
Đây chính là thời cơ góp công giúp nước, giành lấy vinh hiển cho cửa nhà, đem Hứa gia ta trở thành danh môn hào tộc, không cần sống dưới cái bóng của người khác nữa.
Hứa Tĩnh”
Hứa Thiệu đọc xong nội dung thư của Hứa Tĩnh liền đem cuốn tre nhét vào chậu đun củi nấu trà, xem như tận dụng giá trị cuối cùng.
Thư tín của Hứa Tĩnh đến trễ!
Hứa Thiệu hiện giờ đang ngồi thuyền, đã đến Trường Giang rồi.
Trong lúc chờ nước ấm, Hứa Thiệu tiếp tục nghiền ngẫm một mặt giấy Giang Nam trãi rộng trên bàn.
Giấy này không phải giấy trắng, có chữ:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Mẹ cha công đức mãi còn,
Ra đời thiếu chữ, trèo non tìm thầy.
Yêu kính thầy mới làm thầy,
Nếu không đèn sách như mây lình xình.
Nhiều năm chư nghĩa gập ghình,
Đức tài đủ cả vào đình làm quan.
Làm quan phải nhớ đạo quan,
Lo dân, lo nước, chớ toan riêng mình.
Đức hạnh không biết giữ gìn,
Sớm muộn cũng sẽ ngục hình xấu thân.
Lưu danh sử sách chưa cần,
Trước chăm công sự, tu thân, giúp đời.
Người ngay rồi sẽ gặp thời,
Vinh cao, tước hiển, rượu mời, phúc con.
Chớ mờ mắt, nhạt lòng son,
Trung thành chính nghĩa mới còn tiết danh”
(P/s: nửa đạo nửa biên, đạo ca dao dân ca, biên mất gần nửa ngày)
Hứa Thiệu hai mắt vừa đọc, miệng vừa lẫm bẫm:
“Vạn đức vốn ngang bằng, không cần thiết phải nhấn mạnh đạo bề tôi.
Trung thành chính nghĩa mới là đạo người, mới hợp lòng trời.
Huynh trưởng à!
Ngươi đi lệch, Lưu thị vốn không nên là chân lý duy nhất.
Thôi, coi số ngươi may, vậy mà vô tình bám lên ‘mặt trời phương nam’.
Hy vọng chớ vì chuyện xấu của ta mà ảnh hưởng đến ngươi.
Được rồi!
Người có chí riêng.
Ngươi tiếp tục bảo Hoàng Đế của ngươi, ta đi tìm chân lý của ta.
Trong nhà có anh em Trọng Khang trông coi”
Hứa Thiệu nói đến đây thì nhìn ra cửa sổ lâu thuyền.
Chỉ thấy chan hòa trong con nắng đầu chiều là một mảnh trời thu trong vắt ánh vàng như giọt mật.
“Hơn năm mới có thể tính được số trời lần nữa.
Biết vậy nên sớm đến phương nam.
Việc gì lưu luyến chốn thị phi để va vào Tham Lang”
- ----------
Cũng là những bài thơ ấy,
Nhưng ở một nơi xa hơn về phía nam Trường Giang cả ngàn dặm,
Không còn nằm trước mắt, hay trong miệng một vài sĩ phu có học thức, biết thời sự,
Mà đã sớm lan truyền khắp thôn làng, ngõ xóm miền quê, đi vào thành trấn, phố thị sầm uất.
Một gò núi cây cối um tùm xanh mát nằm giữa đầm sen tươi mát sinh khí, bao quanh là những cánh đồng lúa sắp chín đã triễu nặng hạt vàng ngọc của đất trời.
Từ trên cao nhìn xuống, không ai có thể nhận ra đó là Khuất Lão, một nơi đã từng là trận địa phòng tuyến tự nhiên, thành quách bất bại trời ban cho người Việt để tử thủ những giá trị thiêng liêng của dân tộc, của tổ tiên truyền lại.
Đâu còn những hàng đá rêu xanh góc cạnh hiểm trở như rào chắn gươm đao đạn tiễn,
Đâu còn những bãi bùn lầy lội ẩn mình giữa bụi rậm như hố hầm bẫy ngựa bắt binh,
Đâu còn rãnh cao, hào sâu, dốc đứng, đường trơn cản trở đường tiến công của quân địch.
Chỉ còn khung cảnh thanh bình ấm êm như một Văn Lang, Âu Lạc đã từng.
Theo cánh có trắng liệng Tây, nhìn qua khỏi những cánh đồng bạt ngàn, tới gần bìa rừng xa xa, nơi có những nấm mồ thành hàng ngay ngắn, ấy là chốn an nghĩ của những con người đã từng vất vả sớm hôm, dù bệnh tật già yếu áp thân vẫn gắng gượng kháng cự số trời, bởi trong tim có một mong ước đau đáu là có thể nhìn thấy hòa bình trở về trên quê hương.
Họ đã về chầu tiên tổ với nụ cười trên môi.
Độc lập chưa thành nhưng ấm no hạnh phúc đang trổi dậy.
Máu có lẽ sẽ đổ nhưng không cần phải đổ nơi đất tổ quê cha, không cần phải phá hư khung cảnh thái bình khó kiếm này.
Chiến sĩ hy sinh anh dũng nơi chiến địa tiền tuyến vốn chính là để đổi lấy những nụ cười trong sáng cả nền trời hậu phương.
“Bỉnh Khiêm tiên sinh!
Vu Vương đang tế bái Hồ trưởng lão.
Ngài muốn chờ ở đây hay là đến nghĩa trang?”
“Dẫn ta đến nghĩa trang đi.
Năm vừa rồi bận rộn, cũng không kịp đến dự tang lễ.
Coi như xin lỗi bạn củ”
Tính theo đường chim bay thì từ Vu Vương trướng đến nghĩa trang bên bìa rừng thực cũng không xa, thế nhưng con đường đi thực sự thì khá là ngoằn ngoèo, khúc khuỷu, ấy là bởi hệ thống phòng thủ cơ bản nhất của Khuất Lão vẫn còn được giữ lại, phòng trường hợp rủi rỏ bất lợi xảy ra.
Hiếu chiến thì không bền, quên chiến thì chết chắc!
Còn đường này dù lên xuống gập ghềnh quanh co nhưng được cái là Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa mới đi vào, cho nên khi đi ra lại thì như đã quen thuộc lâu rồi, ký ức còn in hằn trên vết chân, bước đi thoăn thoắt chẵng hề chậm hơn vị chiến sĩ dẫn đường chút nào, không mất quá lâu liền đến được nơi cần đến.
Khéo léo đưa đi đám vệ binh và quan trợ lý, bên nấm mồ khang trang chỉ còn lại hai người đang dọn dẹp cỏ non.
“Đệ rời nhà đi sớm, thằng Lương do một tay Hồ trưởng lão bảo ban, dẫn dắt.
Vừa là thầy vừa là anh.
Mấy năm trước nghĩa sự vừa thành, nó muốn mời Hồ trưởng lão đến Luy Lâu hưởng phúc nhưng ổng từ chối, muốn ở lại đây giúp đệ chấn chỉnh đám ngựa non, an ổn sự vụ hậu phương rồi mới đi.
Nào hay sự đẹp vừa thành thì người cũng nhắm mắt.
Hồ trưởng lão sinh thời sống tiết kiệm.
Trước lúc lâm chung ổng cầm tay đệ, dặn rằng chớ làm rình rang, một nấm mồ nho nhỏ có thể nhìn thấy Khuất Lão và đồng lúa chín vàng là được”
Lời nói tới đây hãy còn ngăn nắp bình thản, không chút vấp váp, thế nhưng nắng trời hiền hòa đã ánh lên lấp lánh một vài vệt nước in hằn trên gò má gió sương góc cạnh của vị Nam Việt Vu Vương đương nhiệm.
Nguyễn Bỉnh Khiêm đột nhiên tức cảnh sinh tình, hướng về bia đá trước một bái xuống:
“Giặc giã ngông cuồng lấn tổ kinh,
Dân ta lo lắng xiết bao tình.
Mong mưa chan chứa ngàn thu đợi,
Trừ bạo anh hùng khởi nghĩa binh.
Bốn biển cùng vui ân đức ấy,
Mười phương lại thấy cảnh thanh bình.
Xưa nay nhân giả là vô địch,
Sao phải khư khư thích chiến chinh”
Lặng nghe nghĩa huynh đọc xong, Lạc Long liền buột miệng cười:
“Ha!
Hồ trưởng lão khi còn sống cũng thích làm thơ.
Đạt huynh cũng ưa thích làm thơ.
Thằng nhóc kia cũng vậy.
Chỉ có đệ là quê mùa”
Nguyễn Bỉnh Khiêm tếu tếu vạch lên khóe miệng hỏi:
“Mấy bài thơ của hắn là ngươi hay em dâu tãn ra?
Ta khi đó đang ở trong phủ Thứ Sử, ta dám nói cho ngươi biết là Sĩ Nhiếp cũng bị hết hồn”
Lạc Long tròn mắt hỏi ngược:
“Hết hồn vì cái gì?
Mấy bài thơ vặt vãnh làm được cái mốc xì.
Nếu không phải Dung nhi nài nỉ thì đệ cũng lười giúp hắn.
Tiểu tử thúi đó!
Hy vọng hắn chớ bị danh lợi che mù mắt, nếu không cẩn thận đệ cho hắn bầm mắt thật!”
Nguyễn Bỉnh Khiêm vuốt râu mỉm cười lắc đầu:
“Ngươi nha!
Được vui vẻ còn không khéo khoe mẽ.
Cũng may là có em dâu chủ động sắp xếp, ta còn sợ là ngươi va đầu vào đâu vào đấy”
Lạc Long trợn mặt:
“Đạt huynh nói giỡn.
Bản Vu Vương kém cỏi chỗ nào?
Chẵng qua là đám chó đen mới thả chưa nếm mùi đời nên đệ lười động thủ thôi.
Mạng nhện của Chù Phù đều bị ta kéo đổ, ngán gì đám chó con này.
Vừa lúc thuận tiện cho Dung nhi luyện binh”
Nguyễn Bỉnh Khiêm biết tính thằng này nên cũng không chấp nhặt, chỉ né đường khuyên nhủ:
“Uhm!
Thế thì ngươi nói với em dâu cẩn thận một chút.
Sĩ Nhiếp phát hiện ra gần đây có người khả nghi liên hệ với Đậu thị.
Khả năng cũng đã có kẻ trà trộn vào phủ Thứ Sử và các phủ Thái Thú rồi”
Lạc Long nghe thế gật đầu:
“Đệ sẽ nói, Đạt huynh an tâm.
Bây giờ chỉ có hai con đường truyền tin từ Âu Lạc về Lạc Dương.
Đường biển thì chúng ta độc chiếm.
Đường Ngũ Lĩnh chỉ cần giả dạng làm Ô Giang hội tập kích là được.
Vả lại từ mấy năm trước đã xây dựng hình tượng Sĩ Nhiếp bắt tay với Giang Nam minh hội.
Có vỏ ngoài này chống đỡ hẵn là không đến nổi nào.
Chúng ta cũng đâu có tụ nghĩa luyện binh, chỉ là phối hợp Giang Nam làm giàu thôi.
Phương bắc hiện giờ không an ổn, Lưu Hoành bận bịu túi bụi, đâu có rãnh suy nghĩ mấy chuyện tào lao này”
Nguyễn Bỉnh Khiêm gật đầu nói sang chuyện khác:
“Công cha như núi Thái Sơn.
Ngươi có cảm tưởng gì?”
Lạc Long trơn mắt căm tức vỗ đùi:
“Thằng mất gốc!
Tại sao không phải là Hùng Lĩnh, là Hoàng Liên Sơn, là Tản Viên Sơn.
Cần chi cái núi Thái Sơn bên Trung Nguyên”
Nguyễn Bỉnh Khiêm nghe vậy bật cười, ổng không cần nhìn, chỉ cần nghe cũng biết thằng kia diễn trò.
.