“…
Cá cá, chúng mày ơi
Dù con to, con nhỏ
Nếu chạm đến mồi ta
Đều nằm khoèo trong giỏ
Riêng mặt trời tinh nghịch
Ngậm mồi dưới đáy ao
…”
- Trích bài thơ Câu Cá () của Trần Đăng Khoa
Tháng mưa ngâu rả rích bay, mang trời đen ám phủ lên sông hồ, từng cơn gió sông đươm hơi nước ẩm ướt thổi qua, chẵng những không thể cuốn đi u sầu lo lắng, mà còn thổi tán từng tiếng vui cười.
Từ khi Giang Nam minh hội thành lập cách đây hơn năm, những lần tụ hội lớn như niên hội đầu năm hoặc Tết Trung Thu đều là dịp mà cả xứ phương nam nô nức mừng vui, nhà nhà giăng đèn kết hoa, không khí thương mậu tập nập, sinh cơ nảy nở theo từng câu dân ca, mỗi tiếng gọi đò.
Thế nhưng suốt hơn năm nay vẫn chưa có lần nào tụ hội mở ra vào thời gian tháng bảy này cả, ngoài lý do mê tín dị đoan của mộ bộ phận người dân, thì chủ yếu là vì thời tiết mưa dai gió buốt dễ gây bệnh cảm nhiễm, khiến cho hầu hết mọi người đều kiêng kỵ đi xa.
Chỉ là năm nay Giang Nam minh hội không thể không dời sớm lịch tụ hội giữa năm, đem thời gian từ Trung Thu kéo ngược về tháng .
Nguyên do là bởi lòng người phương nam bàng hoàng cần một phương thuốc an tỉnh tâm thần.
Mấy tháng nay, giao tranh giữa Ô Giang hội và ‘Huyền Kính Ty’ ngày một leo thang.
Mặc dù còn chưa từng xuất hiện qua chiến trường ngàn người, chém giết giữa ban ngày, nhưng chuyện đồ nhà, diệt tộc, đốt môn, hủy phái xảy ra thường xuyên, ngay cả phân bộ của Hồng Nghĩa đường cũng thường xảy ra những chuyện như bắt bớ hoặc vây đánh, khiến cho cả Giang Nam từ giang hồ hiệp khách đến phú thương hào tộc đều khó mà ngủ yên, lo sợ rằng tối đến chợp mắt rồi không còn thấy được mặt trời ngày mai.
Ở trên biển thì thương thuyền thường xuyên bị tập kích, mặc dù nhà họ Hoàng nhờ vào một số thủ lĩnh Sơn Việt làm trung gian, chuộc lại người từ tay ‘cướp biển’, cũng hứa hẹn nhiều ưu đãi cho bên bị hại, nhưng cứ đà này thì chỉ sợ không ai còn dám dong thuyền ra khơi nữa, thế thì công cuộc xây dựng tuyến kinh tế đường biển bao lâu này sẽ bị đình trệ vô thời hạn.
Mặc dù các đại gia tộc có gia trưởng làm thực quyền trưởng lão trong thương minh đều thông qua nguồn tin hạch tâm và sổ sách giấy tờ biết được rằng ảnh hưởng của cuộc giao tranh này đối với Giang Nam minh hội kỳ thực không lớn, những thành viên bị ảnh hưởng đều ở vòng ngoài, hơn nữa rất có khả năng là gián điệp của thế lực khác.
Thế nhưng thông tin hạch tâm chính là vì chỉ có hạch tâm mới có thể nắm bắt được, sẽ không tùy tiện lan truyền ra ngoài, đám trưởng lão cũng đều già thành tinh, hiểu được rằng chỉ có giả vờ làm người bị hại mới tránh cho thực sự trở thành người bị hại.
Đây vốn là cuộc chiến giữa trâu và bò, ruồi muỗi có thể giả ngất thì giả ngất, nhao nháo nhao nháo kêu vo ve inh ỏi chính là muốn chết.
Cho nên ngày cả trong gia tộc của chính mình, các vị trưởng lão cũng chỉ hời hợt ứng biến, chưa có ai nói toạc ra sự thật.
Vậy là dưới tình thế người người xúc động, nhà nhà kêu gọi, rốt cục Hoàng Thừa Ngạn và Hoàng Hùng cũng cảm thấy thời cơ chín mùi, có thể triệu hội nghị ‘toàn dân kể khổ’.
Mục đích bên ngoài của đại hội là để trấn an tinh thần mọi người, tuyên bố một chút cải tổ và phương án ứng đối tạm thời.
Về phần kết quả thế nào,
Đương nhiên là không thể thất bại,
Nhưng cũng không thể thành công mỹ mãn,
Mà cần phải lập lờ nửa vời, hơn nữa còn phải tạo giả tượng rằng nhà họ Hoàng vì muốn tạm lắng can qua mà phải ‘chảy máu đầm đìa’ một phen.
Bởi vì mục đích thật sự có đến cái lận:
Thứ nhất là kéo Lưu Hoành và Huyền Kính Ty vào cuộc.
Nội gián trong Giang Nam minh hội đã được thanh lọc - phần , hiện giờ đã đến lúc chuẫn bị thu dọn tàn cục.
Nhiệm vụ thanh trừng Ô Giang hội này đến tàn cục chắc chắn sẽ càng khó khống chế, bởi vì hiếm lắm mới chờ được đến Hán mạt hiện ra rõ rệt, bọn họ đương nhiên không cam nguyện tiếp tục trốn chui trốn nhũi, cho nên thời điểm này cũng là lúc Ô Giang hội điên cuồng nhất, bất kể chuyện gì cũng dám làm.
Đuổi chó đường cùng, nguy hiểm khó lường!
Thế thì không chỉ bị cắn xuống một khối thịt là xong, mà bất kể là sức mạnh thực tế của Giang Nam minh hội, sự tồn tại của Nhân Dân Tự Vệ quân, hay là mối quan hệ với đồng bào Bách Việt đều có khả năng bại lộ ở hồi cuối này.
Vả lại, cho dù có thể che chắn hoàn mỹ, không bại lộ một điều gì, nhưng nếu như Hoàng Hùng dùng lực lượng của riêng mình để đánh tan Ô Giang hội thì không những không khiến cho Lưu Hoành hài lòng mà chỉ khiến cho hắn nghi kỵ, thậm chí tiến hành đánh giá lại sức mạnh của khối Giang Nam này.
Cho nên cách ổn thỏa nhất là giao gậy đánh chó vào trong tay Lưu Hoành để hắn tự mình đi tiễn đưa Ô Giang hội đoàn cuối, cũng để hắn thỏa mãn phần nào giấc mộng ‘hùng phong Hán Vũ’ của hắn.
Thứ là giúp Hoàng Hùng thuận lợi sớm hoàn thành kiểm tra, bứt ra khỏi nhiệm vụ này.
Người cần được cảnh tỉnh cũng đã được cảnh tỉnh, thành viên của Giang Nam minh hội hiện giờ đều sinh ra cảm quan không tốt về Ô Giang hội và triều đình Lạc Dương, thậm chí có một số thành viên còn thăng cấp từ e ngại lên ghi hận, khó mà bị mua chuộc hay dụ dỗ trong tương lai.
Người cần rèn luyện cũng đã được rèn luyện, Nhân Dân Tự Vệ quân trãi qua nhiều tràng tranh đấu cũng đã tích lũy được đầy đủ kinh nghiệm để biến tiềm lực thành thực lực, thậm chí một số nhân tài xuất sắc đã có thể thử nghiệm đảm đương một phương, không còn là rồng ẩn trong đầm nửa.
Tuyến đường giao thương trên bộ qua Ngũ Lĩnh cũng đã được mở rộng một cách quang minh chính đại, đem việc giao lưu buôn bán giữa Giang Nam và Âu Lạc đẩy lên một nấc thang mới, cũng tạo ra lý do chính đáng để giải thích với Lưu Hoành vì sao Sơn Việt không còn xuống núi khởi nghĩa nửa.
Ngoài ra, có lẽ nhờ vào khí vận hỗ trợ nên trong quá trình ấy còn có nhiều bất ngờ nhỏ, mang lại niềm vui ngoài mong đợi,
Ví dụ như đào móc ra một số nhân tài trong dân gian, Hoàng Hùng thông qua nói bóng nói gió với Ô Vũ liên có thể xác định được rằng những nhân tài này ở một thế giới khác có người lưu danh sử sách.
Hoặc là việc các địa chủ hào cường gia tăng chuyển nhượng đất ruộng cho nhà họ Hoàng, muốn chuyển vào trong thành sống, cải tổ thành thương gia.
Việc thanh trừng Ô Giang hội của Hoàng Hùng có một đặc điểm là không nhằm vào thành trấn, chỉ nhằm vào các ổ bảo, gia trang ngoài thành, mục đích là để tránh gây hoang mang quá mức, và cũng tránh cho Ô Giang hội sớm nổi đóa.
Mọi thứ Hoàng Hùng mưu tính đều đạt được, cũng đã đến lúc nhảy ra ngoài cuộc.
Thứ là Ô Giang hội còn chưa đến lúc chết.
Cái cớ ‘toàn dân kể khổ’ này chỉ có lần đầu tiên mới phát huy được hết công dụng, đợi đến những lần sau nữa thì khó mà nói được, tâm lý của Lưu Hoành cũng giống như bao quý tộc tự cho là ‘cao thượng’ khác, đều ưa thích bóc lột kẻ dưới chỉ cần kẻ ấy còn một hơi.
Hoàng Hùng mà gắng gượng qua được lần đại hội này thì Lưu Hoành sẽ vô ý thức cho rằng Hoàng Hùng còn có thể tiếp tục kiên trì.
Cho nên nếu như Hoàng Hùng không nhân cơ hội ‘toàn dân kể khổ’ này để báo cáo nhiệm vụ thì hắn đành phải đem quyền quyết định giao hết cho Lưu Hoành, hoặc là chính hắn chủ động diệt đi Ô Giang hội.
Thế nhưng với truyền thống ‘vừa ăn cháo vừa học đá cầu’ của giòng giống Lưu thị thì Hoàng Hùng hoàn toàn có lý do để tin rằng Lưu Hoành sẽ không để xứ này yên mà sẽ tự nghĩ ra mục tiêu kế tiếp, ví dụ như Giang Nam minh hội, ví dụ như đồng bào Bách Việt.
Phải biết rằng, Sĩ Nhiếp có thể lên làm Giao Châu thứ sứ đều bởi vì sự tồn tại của Ô Giang hội bị phóng đại.
Một khi Ô Giang hội bị suy yếu cùng cực thì một người xuất thân bản địa lại có tư tưởng thân Việt như Sĩ Nhiếp khó mà làm hài lòng thói đa nghi Lưu Hoành.
Vậy thì Hoàng Hùng không thể diệt Ô Giang hội vào lúc này, thậm chí chỉ cần Lưu Hoành còn sống vui, sống khỏe, sống không có ích, thì sẽ vẫn có những chuyến tàu thương mậu bị Mân Việt Vu Vương bắt được rồi chia canh cho Ô Giang hội uống.
Về phần Lưu Hoành có thể diệt Ô Giang hội hay không thì Hoàng Hùng tin rằng có thể nhưng rất lâu, bởi vì trong danh sách mục tiêu của Lưu Hoành còn có thế gia, Tiên Ty, Ô Hoàn, Khương Nhung, thậm chí có khi Hung Nô cũng xếp trên Ô Giang hội.
Ô Giang hội nói cho cùng cũng chỉ đồng đẳng với Huyền Kính Ty, ngay cả một nửa Cối Kê hiện giờ cũng là nhờ mượn danh Thái Bình đạo để mê hoặc dân tâm mới chiếm được.
- -----------
Ngày đại hội diễn ra như dự tính.
Đầu tiên là Hoàng Thừa Ngạn lên đài nói lan ma lan man nhận trách nhiệm.
Vốn dĩ Hoàng Hùng định tự mình tung hoành diễn kỹ xử lý cho qua chuyện nhưng Hoàng Thừa Ngạn lại quả quyết không chịu.
Ông lão này cho rằng đây cũng là một bước đệm hợp lý để việc ổng xuống đài sau này không quá đột nhiên đối với các thành viên.
Hoàng Hùng xem chừng ông chú này mong mỏi ngày tháng yên bình bên cưa búa lâu lắm rồi nên cuối cùng cũng đành mang tiếng ác là ‘đổ vạ cho chú’.
Đương nhiên, năng lực diễn xuất của Hoàng Thừa Ngạn cũng không kém, ít nhất là có thể đủ lừa được những tay gián điệp của Huyền Kính Ty ở Trường Sa, vốn hiện giờ đã thống nhất dưới sự chỉ huy của lão quản gia Vũ thúc, một vị gián điệp lão thành vô cùng xuất sắc lần lượt bị lợi dụng bởi Hoàng Dung, Hoàng Thừa Ngạn và Hoàng Hùng trong suốt mười mấy năm qua.
Nói túm lại là sự kiện hôm này sẽ đến tai Lưu Hoành với hình tượng là nhà họ Hoàng phải bỏ ra một cái giá lớn và khó có khả năng gượng dậy nổi trong thời gian ngắn, còn Giang Nam minh hội cũng sẽ thần hồn nát thần tính.
Như vậy thì mới phù hợp với yêu cầu ‘dùng thuận tay’ mà Lưu Hoành cần ở một bề tôi xa có thế lực riêng giống Hoàng Hùng.
Về phần Hoàng Hùng, hắn lên đài vào phút chót, không có trong lịch trình, cũng không ai biết trước ngoài Hoàng Thừa Ngạn, dù sao thì ngay cả việc hắn ở Giang Nam gần nửa năm nay cũng là bí mật, cho dù là trưởng lão trong minh hội cũng chỉ biết Hoàng Hùng vận theo giấy vào Lạc Dương diện thánh mà thôi.
Lưu Hoành cũng sẽ không đem thân phận Huyền Kính Ty nửa vời của Hoàng Hùng công bố, hắn còn hy vọng đem Hoàng Hùng thay thế cho Hà Miêu, trở thành cầu nối giữa hắn và Trương Giác, bung ra thân phận của Hoàng Hùng đâu có lợi gì cho hắn.
Trong khi đám người mang theo tâm trạng nặng nề chẵng kém gì lúc đến, bắt đầu rã đám chợ chiều thì Hoàng Hùng xuất hiện từ bên ngoài cửa phòng hội nghị, hớt ha hớt hải, mồ hôi nhễ nhại, đầu tóc còn lấm lem nước mưa, tựa như vừa mới gấp gáp trở về từ xa.
“Mọi người!
Xin hãy nán lại một chút.
Nghe Hoàng Hùng nói đôi lời”
Đám người liếc liếc nhau, trong mắt lại vụt lên một chút hy vọng mới, cho rằng Hoàng Hùng mang đến tin tốt từ Lạc Dương, đặc biệt là một số anh kiệt thế hệ trẻ, vốn đều cho rằng Hoàng Hùng là đầu lĩnh cũng như đại diện cho tiếng nói của họ.
Đương nhiên cũng có những kẻ đầu xanh ghen ghét ganh tỵ với Hoàng Hùng, nhưng họ không có khả năng được người lớn trong nhà dắt đến đây để vô duyên vô cớ đắc tội nhà họ Hoàng.
Sau khi ai nấy đều quay lại chỗ ngồi, thì Hoàng Hùng đã nhận lấy khăn lau từ gia nhân, vừa lau người qua loa vừa mở miệng:
“Mọi người thứ lỗi.
Từ xa trở về, không ngờ gặp mưa”
Hắn cũng không phải diễn cho minh hữu xem, mà là diễn cho Lưu Hoành xem.
Cho chuẫn với hình tượng tiểu nhân yêu diễn xuất, thích kế vặt mà hắn xây dựng trước mặt Lưu Hoành.
Câu chuyện lần này đi qua miệng của Huyền Kính Ty vào tai Lưu Hoành sẽ biến thành:
“Tình thế nguy cấp!
Hoàng Thừa Ngạn khó ngăn được sự tan rã của Giang Nam minh hội.
Hoàng Hùng không thể không giở trò giả khổ để hoãn binh chờ cứu viện”
Cứu viện đương nhiên là Lưu Hoành.
Hoàng Hùng còn nhắc lại tôn chỉ ‘tin tưởng vào đương kim thánh thượng’ trong lời đồn mà nhà họ Hoàng rãi ra để ‘phản kháng’ lại những lời bêu xấu, bội nhọ đối với Lưu Hoành của Ô Giang hội từ hồi cuối năm ngoái.
Có điều là nếu Lưu Hoành cho rằng Hoàng Hùng đang tâng bốc nịnh nọt hắn thì hắn nhầm to.
Bởi vì chính Lưu Hoành có lẽ cũng không nhận ra rằng cầu nối duy nhất hiện giờ giữa Giang Nam minh hội và triều đình là Hoàng Hùng.
Các lão quan như Hoàng Uyển, Chu Cảnh, Trương Ôn bởi vì thiệp quan từ quá lâu trước khi Giang Nam minh hội thành lập, lại chỉ lăn lội tại Trung Nguyên, ít khi về quê, uy vọng tuy lớn nhưng mối quan hệ với đồng hương kỳ thực không thân thiết mấy.
Chưa nói đến mấy ông lão chính trường này có nguyện ý đứng ra đánh cược tiền đồ để nói thay người phương nam hay không, cho dù thật nguyện ý thì chỉ sợ cũng không tạo ra bao nhiêu tác dụng vì tấu chương của họ phải qua tay thế gia.
Chỉ có Hoàng Hùng là có thể liên lạc trực tiếp với Lưu Hoành thông qua con đường Thập Thường Thị.
Thế nên sự việc này nếu cứu cánh thành công thì các thành viên của minh hội hầu hết đều là ghi công Hoàng Hùng -, kính nể Lưu Hoành -.
Về phần nếu như thất bại thì ở trong mắt những người ở đây Hoàng Hùng là đồng hương, là người nhà, còn Lưu Hoành là người ngoài, cao xa với không tới.
Với biểu hiện thảm thương của nhà họ Hoàng và Hoàng Hùng thì dù có thất bại đi nữa, trách nhiệm cũng sẽ nằm về phần Lưu Hoành.
Ai tỉnh táo lại đi trách người nhà vì không xin được viện binh kia chứ?
Chỉ sẽ cảm thấy viện binh quá cao giá, quá khinh người!.