Tiếng trống vừa dứt, từng trận âm thanh nho nhỏ truyền đến.
Một hiền sĩ bước ra, Vệ Lạc nhận ra người này chính là hiền sĩ của Kê Hạ Cung đã từng chất vấn nàng trong bữa tiệc trước đó.
Hiền sĩ Kê Hạ Cung chắp tay chào Kính Lăng cùng Vệ Lạc, sau đó quay đầu nhìn về phía Vệ Lạc, thoáng khom người, cao giọng hỏi: "Tại bữa tiệc lần trước, tại hạ từng hỏi phu nhân một câu hỏi chưa được giải đáp. Nay xin được hỏi lại, việc phu nhân đuổi hết chư cơ hậu viện của quân thượng, phải chăng vì tư dục muốn độc chiếm ân sủng của quân hầu?"
Ngay từ đầu đã hùng hổ doạ người!
Câu hỏi vừa dứt, cả đại điện im phăng phắc, mọi ánh mắt đổ dồn về phía Vệ Lạc. Tân Điền vốn đã náo nhiệt, nay càng thêm xôn xao, chúng hiền sĩ bàn tán không ngớt về vấn đề này.
Vệ Lạc mỉm cười, nhìn thẳng vào hiền sĩ hỏi ngược lại: "Theo quân, càn và khôn, cái nào lớn hơn? Âm và dương, cái nào mạnh hơn?"
Nàng vừa hỏi ra, hiền sĩ không thể tránh, chỉ có thể trực tiếp ứng chiến.
Vệ Lạc thân phận cao quý, nàng không đáp mà hỏi lại, khiến hiền sĩ tự nhiên cau mày suy nghĩ.
Vệ Lạc thấy hắn do dự, không khỏi cười, ngữ điệu trong trẻo mà vang dội: "Thiếp cho rằng, càn là thiên, khôn là địa. trời trong đất đục, trời cao đất rộng, mỗi người một vị trí, vốn không phân biệt lớn nhỏ! Âm cùng âm, âm tận dương sinh, dương tận âm sinh, âm dương tương khắc phối hợp, bất kể dương mạnh hay âm mạnh, đều không phải lẽ thường của trời đất, quân thấy có đúng không?"
Hiền sĩ gật đầu.
Vệ Lạc ngẩng đầu, ánh mắt sáng quắc đảo qua mọi người trong đại điện, cao giọng hỏi lại, "Chư quân thấy có đúng không?"
Mọi người đều gật đầu đồng ý. Vệ Lạc lại cười, hiền sĩ định hỏi tiếp, nàng đã cất tiếng: "chư quân cho rằng, tài trí và võ dũng của thiếp so với bậc trượng phu thế nào? Có thể gánh vác trọng trách không?"
Câu hỏi chuyển hướng sang bản thân Vệ Lạc khiến mọi người ngạc nhiên, nhưng rồi cũng gật đầu, vài tiếng nói vang lên: "Cơ trí dũng cảm hơn người."
Vệ Lạc mỉm cười, nói tiếp: "Võ của thiếp có thể bảo vệ quân hầu chu toàn, trí của thiếp có thể giúp quân hầu thành tựu bá nghiệp. Những gì thiếp làm được, e rằng phụ nhân trên thế gian không ai sánh bằng."
Tuy có phần khoa trương, nhưng trong những cuộc tranh luận thời đó, lối nói cường điệu như vậy cũng không có gì lạ. Mọi người vẫn gật đầu tán thành.
Vệ Lạc thấy vậy, ánh mắt sáng ngời nhìn quét qua mọi người, lanh lảnh nói: "Thiếp cho rằng, thiếp cùng quân hầu, giống như âm dương, như trời đất. Quân hầu như mặt trời soi sáng muôn nơi che chở bách tính. Thiếp chỉ cần an tĩnh ở hậu viện, chăm sóc quân hầu chu đáo, để khi người lâm triều thì tâm bình khí hòa không lo nghĩ. Đó chẳng phải là đạo trời đất, lẽ âm dương, đạo vợ chồng, lẽ nhân luân sao? Vậy xin hỏi quân, việc thiếp đuổi hết chư cơ, độc chiếm ân sủng của quân hầu, có trái với đạo trời, trái với âm dương không?"Giọng nói của Vệ Lạc vang vọng khắp đại điện, lời lẽ tự nhiên, biểu cảm đường hoàng.
Cả đại điện lặng ngắt như tờ.
Nam nhân trên thế gian này, chưa từng gặp qua phụ nhân nào thản nhiên như thế, cảm thấy chính mình xứng đáng được độc sủng hậu cung.
Thế gian xưa nay vẫn cho rằng phụ nhân chỉ là sinh con đẻ cái, nối dõi tông đường, quán xuyến việc nhà mà thôi. Vệ Lạc sao có thể thẳng thừng, mạnh mẽ tuyên bố nữ nhân và nam nhân bình đẳng? Âm dương hòa hợp, càn khôn tương đồng? Nàng sao dám lớn mật nói ra nàng độc chiếm quân hầu là thuận theo Thiên Đạo âm dương?
Cả điện kinh ngạc. Kính Lăng ngồi bên cạnh Vệ Lạc cũng không giấu nổi vẻ sửng sốt trong ánh mắt. Rõ ràng hắn cũng không ngờ Vệ Lạc lại trực tiếp, cao giọng khẳng định nàng và hắn bình đẳng! Nàng độc chiếm hắn là lẽ đương nhiên!
Trong khoảnh khắc, không ai còn thốt nên lời.
Không biết trải qua bao lâu, một giọng nói già nua, phẫn nộ đến mức gần như hộc máu vang lên: "Thật nực cười? Phụ nhân trên thế gian, làm sao có thể sánh ngang với bậc trượng phu? Phụ nhân thấp hèn, sao có thể độc chiếm hậu viện?"
Giọng nói của lão giả vừa dứt, Vệ Lạc đã thanh thót đáp trả: "Quân lầm rồi! Không phải thế gian phụ nhân, mà là thiếp, một phụ nhân dám sánh ngang với thế gian trượng phu! Là thiếp, một phụ nhân trí dũng song toàn có thể độc chiếm một phu!"
Nói đùa, nàng không có tâm tư vào lúc này hô hào cho nữ nhân thiên hạ, nàng chỉ muốn tranh giành một phần quyền lợi cho chính mình mà thôi.
Vị hiền sĩ mới vừa chất vấn nàng ở bên cạnh tiếp lời: "Buồn cười, thật quá buồn cười! Ngươi, ngươi, ngươi bất quá chỉ là một phụ nhân, sao xứng sánh ngang cùng trượng phu?"
Vệ Lạc cười lạnh.
Nàng nhìn chằm chằm vị hiền sĩ kia, cười mỉa mai:: "Nếu quân không đồng tình với thiếp, cứ nói rõ! Chớ thóa mạ!"
Nói rõ ư?
Vị hiền sĩ trố mắt nhìn Vệ Lạc, ngơ ngác. Chúng Hiền sĩ, quyền quý xung quanh xúm lại bàn tán.
Tiếng xì xào lan khắp đại điện.
Vệ Lạc biết, những người này đang tìm cách phản bác mình.
Vệ Lạc bỗng dưng thấy thích thú với thời đại này. Thật là một thời đại cởi mở! Nàng đưa ra lời nói kinh hãi thế tục như vậy, mà mọi người không nghĩ đến thiêu sống hay dìm nàng xuống sông. Dù khiếp sợ và phẫn nộ, họ vẫn đang vắt óc suy nghĩ cách phản bác.
Phải rồi, phản bác nàng, nghĩa là chứng minh lời nàng sai, nàng sẽ bị thế nhân thóa mạ, chỉ trích, phải sửa đổi.
Nhưng nếu không bác được thì sao? Thế nhân sẽ phải suy ngẫm, phải chăng lời nàng là một phần của chân lý, nên họ mới không thể bác bỏ?
Trong lúc ồn ào, một nam nhân trung niên đứng lên, quát: "Xưa nay, dù tôn quý như Nga Hoàng, Nữ Anh cũng phải chung chồng! Ngay cả thời Tam Hoàng Ngũ Đế, cũng chưa từng nghe phụ nhân nào dám độc chiếm một phu! Ngươi thật là mục vô cổ nhân!" (1)
(1) Mục vô cổ nhân: nghĩa là không coi ai ra gì, ngạo mạn, tự cho mình là hơn người
Vệ Lạc cười lạnh một tiếng, thanh âm nàng đề cao, lạnh nhạt trả lời: "Quân nói chuyện thượng cổ, thiếp cũng nói chuyện thượng cổ! Nghe nói xưa kia thời hoang dã, con cái chỉ biết có mẫu, không biết có phụ!"
Mọi người biến sắc. Vệ Lạc nói không sai, hiện tượng này vẫn còn sót lại ở một số tiểu quốc.
Giọng nàng trầm xuống, nhìn thẳng vào nam nhân trung niên: "Sao quân cứ nhắc chuyện xưa? Thời thế đã đổi thay! Xưa kia không có thiên tử! Xưa kia người ta lấy da lông, cỏ cây làm quần áo, lấy thịt sống làm thức ăn. Sao cứ phải nhắc chuyện xưa?"
Nàng nhấn mạnh lần hai. Nam nhân trung niên môi run run không nói nên lời, đành ngồi xuống.
Vị hiền sĩ Kê Hạ Cung lại lần nữa đứng lên, hướng Vệ Lạc chắp tay, quát: "Trượng phu nạp nhiều cơ thiếp chính là để sinh con đẻ cái, ngươi làm được không? Có thể giúp quân hầu khai chi tán diệp không?"
Đây là vấn đề cốt lõi, Vệ Lạc nhất thời vô pháp phản bác!
Trong khoảng thời gian ngắn, mọi người trong điện đều hưng phấn lên.
Vệ Lạc cười lạnh, nhìn thẳng vào ông ta, cao giọng trả lời: "nạp nhiều cơ thiếp, sinh nhiều con cháu! Nhưng theo quân thấy, chư hầu các nước có thê thiếp nhi tử tranh sủng gây ra hoạ loạn cho quốc gia, có ít chăng? Kẻ hiền bị bỏ rơi, những kẻ bất tài vô đức được thừa sủng mà nắm quyền cao, có ít chăng?
Những nước suy tàn vì con cái tranh giành, có ít chăng?"
Mọi người đang hưng phấn bỗng im bặt. Vị hiền sĩ Kê Hạ Cung há há miệng th ở dốc, một lát sau vẫn không nói nên lời.
Vệ Lạc không đợi bọn họ phục hồi tinh thần, lại nói: "Thiếp không muốn nhiều lời, chỉ hỏi chư vị, thiếp làm vậy có trái với lẽ trời, lẽ âm dương không?"
Về vấn đề sinh nở, lập luận của Vệ Lạc không đủ mạnh, dễ dàng bị mọi người tìm ra nhược điểm. Vì vậy, nàng nhanh chóng chuyển hướng sang đạo âm dương, buộc mọi người phải trả lời dựa trên hai khía cạnh đó.
Tiếng nghị luận không dứt bên tai. Vệ Lạc nhìn những hiền sĩ đang bàn tán, họ cứ nói nàng làm trái cương thường, trái lẽ trời. Vậy nàng muốn nghe xem, nàng đã trái như thế nào?
Ở thời đại này, lý luận sở hữu còn mới nảy sinh. Chân chính được thế nhân thừa nhận khẳng định là lý luận âm dương và quỷ thần. Còn ngũ hành sinh khắc, hay cái gọi là "phu cương phụ tắc" đời sau, còn chưa thành hình, chưa phải là cơ sở lý luận chỉ đạo mọi hành vi.
Một hiền sĩ nước Tần đứng lên, chắp tay cười nói: "Phu nhân nói chí phải. Việc nhân gian cũng như cầm thú, mà trong loài sói, chỉ có một con cái! Ha ha ha, Tấn Hầu muốn học cách làm của sói, chư quân muốn học đạo trâu ngựa, đều hợp lẽ trời, đều hợp lẽ trời. Ha ha ha."
Vị hiền sĩ nước Tần này, Vệ Lạc có biết, là nhân vật nổi tiếng thời này, chủ trương thuyết cầm thú. Ông ta đứng lên ủng hộ Vệ Lạc, cũng là để tuyên dương thuyết của mình.
Nhưng đối với Vệ Lạc, mỗi lời ông ta nói đều hợp ý nàng.
Nàng mỉm cười, nhẹ nhàng vỗ tay, nói: "Lời quân thật chí lý! Sói có tiếng sói, trâu ngựa có tiếng trâu ngựa, ai nấy đều có tiếng nói riêng, mạnh ai nấy làm! Tồn tại đã là hợp lý! Sao các vị cứ phải ép buộc?"
Ép buộc ư?
Một hiền sĩ tuổi già người Tấn phẫn nộ đứng bật dậy, giận dữ nói với Vệ Lạc: "Ngươi, phụ nhân này! Ngươi bức ép quân hầu, đuổi hết cơ thiếp, vậy mà còn nói chúng ta ép buộc? Ngươi đừng có ngụy biện nữa! Ta hỏi ngươi, ngươi sinh được cho quân hầu bao nhiêu con cái? Ngươi có thể giúp ngài ấy khai chi tán diệp không? Các bậc tiên quân xưa nay, hằng năm đều mong mỏi con cháu đầy đàn, ngươi có không? Ngươi có thể để quân hầu khi tế tổ tiên, thản nhiên nói rằng con cháu đông đúc không?"
Chủ đề lại quay về vấn đề sinh nở.
Đây là thời đại chiến tranh, mỗi lần chiến tranh đều khiến vô số nam nhân chết đi, vốn đã nam nhiều hơn nữ. Nam nhân lấy nhiều vợ, phần lớn là để giúp an trí những phụ nhân dư thừa, để có nhiều con cháu.
Có thể nói, vấn đề con nối dõi mới là điều nam nhân thời này quan tâm nhất!
Một lần nữa, vấn đề lại đi đến điểm khó xử nhất của Vệ Lạc.