Ván Bài Lật Ngửa

chương 18 phần 2

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Nhưng, không có lệnh mà chỉ có báo cáo và báo cáo ngày càng xấu. Dinh Thủ tướng gần như bị bao vây...

Gần mười giờ trưa, điện reo. Trần Quốc Bửu nói chuyện với đại tá Sanh.

- Tôi nghe đây!

- Tôi đã ra lịnh đình chỉ tuần hành và sẽ chấm dứt tổng đình công vào mười hai giờ trưa...

- Thế là tốt!

Nghe đại tá Sanh thuật lại, Dung chỉ cười.

- Tại sao bà cười?

- John Hing ra hiệu cho Bửu...

- Tôi cũng nghĩ như thế...

- Song, từ khi cuộc tổng đình công và tuần hành nổ ra, Trần Quốc Bửu không còn quyền nữa. Người đình công, người tuần hành giữ quyền... Ông Bửu không bắt buộc nổi hàng vạn người theo ý ông ta...

- Nghĩa là sao?

- Nghĩa là phải thỏa mãn một phần yêu sách của thợ thuyền nếu chúng ta không muốn chứng kiến các cuộc bạo động...

- Nhưng, bà cũng hiểu, chúng ta đâu có quyền?

- Tốt hơn hết, đại tá cứ làm báo cáo từng giờ cho Chính phủ... Việc này Chính phủ phải quyết định.

Điện mật:

Trưởng ty cảnh sát Bình Định gửi đại tá Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia – Sài Gòn.

Tình hình thành phố Quy Nhơn đột nhiên căng thẳng. Chừng ba tới bốn nghìn thanh niên xông vào chiếm đài phát thanh và một số đông công sở như dinh tỉnh trưởng, tu thông tin, tu giáo dục v.v... giương khẩu hiệu chống Cần lao, cho đài phát thanh tuyên cáo của Hội đồng Nhân dân Cứu quốc, phổ biến báo chí và truyền đơn đả kích Chính phủ. Nghiêm trọng hơn, từng tốp mang dao, gậy, dây thừng lục sục các phố, khám phá, gọi rằng tìm bắt dư Cần lao nhưng phần lớn lại là công chức đương nhiệm liên quan đến thiểm ty (mật báo viên), các cán bộ chiêu hồi và công dân vụ. Tỉnh trưởng không cho chỉ thị. Quân đội không can thiệp. Tỉnh xin chỉ thị Sài Gòn, không được trả lời. Kính trình đại tá và chờ hướng dẫn...

Mười một giờ ngày --.

Điện khẩn, mật:

Trưởng ty canh sát quốc gia Bình Thuận khẩn cấp báo Tổng nha: Sáng nay, hơn một nghìn thanh niên mang gậy gộc tập họp tại dinh tỉnh trưởng, hô hào diệt Cần lao và xông vào đập phá công sở. Cảnh sát can thiệp. Đã xảy ra đổ máy. Thiểm ty chờ chỉ thị Tổng nha.

Mười một giờ ngày --.

Tin đài VOA:

Chiến hạm Mỹ tuần tra thường lệ trên hải phận quốc tế thuộc vịnh Bắc Việt bị năm tiểu hạm Cộng sản tiến công bằng ngư lôi. Để tự vệ, chiến hạm Mỹ phản kích, bắn chìm ba tiểu hạm Cộng sản.

Tin đài Hà Nội:

Sáng nay, -, một khu trục hạm Mỹ cùng sáu tiểu tỉnh và một tuần dương hạm thâm nhập trái phép vào lãnh hải Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khỏi hải phận quốc tế đến km. Hải quân đã nhắc nhở tàu Mỹ bằng các phương tiện thông dụng quốc tế: trên làn sóng điện, dùng pháp màu và bằng hiệu cờ, nhưng hạm đội Mỹ vẫn ngang ngược tiến sâu vào lãnh hải Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tàu tuần của Hải quân Việt Nam và pháo bờ biển buộc phải bắn cảnh cáo. Hạm đội Mỹ khai hỏa dữ dội, kết hợp với máy bay xuất phát từ tàu chờ máy bay đậu ngoài xa. Hai hộ tông hạm Mỹ bị trúng đạn, từ đó, chúng mới rút lui...

Nguyễn Khánh và đoàn tùy tùng vào trại Sapar, đúng tám giờ sáng. James Casey và Nguyễn Thành Luân đón Khánh ngay cổng.

Vẻ mặt căng thẳng của Nguyễn Khánh – còn đám tùy tùng thì sợ hãi – giảm hẳn khi thấy James Casey.

- Chào trung tướng! - James Casey chập gót chân đúng điều lệnh, nhưng mặt thì lộ vẻ đùa cợt.

Luân cũng chào Khánh. Khánh bảo Luân cùng ngồi xe với anh ta, theo sau xe James Casey, chạy vào giữa khu trại.

- Họ tổ chức đàng hoàng quá! – Khánh quan sát và nhận xét.

- Thế nào? Anh đi tiền trạm, thấy khả năng thu xếp ổn thỏa được không? – Khánh hỏi Luân.

- Hơi khó đoán... Y Nouth là người bản lĩnh.

- Ông ta đòi cái gì?

- Như những thứ ông ta tuyên bố trên đài...

- Ông ta dám đánh lại quân Chính phủ sao?

- Tôi nghĩ rằng ông ta dám...

- Lực lượng đặc biệt bao nhiều mà dám đánh?

- Vấn đề không phải ở chỗ ông ta có bốn năm tiểu đoàn. Ông ta có địa bàn, có dân và có người Mỹ!

Nguyễn Khánh im lặng một lúc:

- Chính cái sau mới phức tạp ình... Trang bị của họ thế nào?

- Hơn quân đội một bậc!

- Vậy sao?

- Đúng... Họ có nhiều tiểu liên AR., M., M., cối, đại liên, phóng lựu, tất cả đều loại mới...

- Từ đâu mà họ có?

Luân cười:

- Từ cái sau cùng mà anh vừa nhắc!

- Tụi Mỹ đểu thật!

Y Nouth chỉ đón Nguyễn Khánh ngay cửa ngôi nhà khách, không chào theo quân kỉ mà bắt tay, theo lối ngang vai ngang vế.

- Ta không nên để mất thì giờ! – Y Nouth nói ngay khi mọi người đã ngồi quanh chiếc bàn dài.

Phòng không treo cờ Việt Nam Cộng hòa.

James Casey đứng lên:

- Người Mỹ là bạn của mọi người Việt Nam. Thật bất tiện nếu tôi dự vào cuộc trao đổi của các bạn hữu của Mỹ, về các bất đồng hoàn toàn nội bộ của các bạn. Bởi vậy, tôi chỉ xin đóng vai trò môi giới và bây giờ, các bạn gặp nhau. Tất cả sẽ tùy thuộc vào các bạn, tức tùy thuộc vào sự thông cảm và nhân nhượng lẫn nhau của các bạn. Người Mỹ chỉ hi vọng một điều: chúng tôi có điều kiện tốt nhất để giúp các bạn, dĩ nhiên, nếu xảy ra tranh chấp gay gắt thì chúng tôi khó làm tròn trách nhiệm mà Tổng thống nước chúng tôi giao cho chúng tôi. Tôi chờ đợi kết quả tích cực của hai phía, tại đây... Xin phép các bạn, tôi phải trở lại công việc thường ngày của tôi. Hôm nay, lực lượng đặc biệt diễn tập chiến đấu quy mô ba tiểu đoàn trên địa hình rừng núi, cuộc diễn tập trải rộng trong phạm vi km vuông, quanh thị xã sẽ kết thúc vào mười sáu giờ chiều... Tôi bắt buộc ngồi trên trực thăng suốt thời gian diễn tập, trừ một giờ nghỉ ăn trưa... Lẽ ra, Trung tá Y Nouth chỉ huy cuộc diễn tập này, song cuộc hội đàm hai bên quan trọng hơn.

James Casey chào và ra khỏi phòng.

“Lão nói dóc!” - Luân cười trong bụng – “Làm quái gì có cuộc diễn tập quy mô như vậy...”

Nguyễn Khánh cảm nhận những lời của James Casey từ góc độ khác: Mỹ tỏ rõ thái độ thiên vị, trong phát biểu James Casey nhắc mấy lần “cuộc gặp gỡ giữa các bạn,” “cuộc hội đàm hai bên.” ... Hạ một Trung tướng Thủ tướng Chính phủ bằng một gã trung tá chỉ huy biệt kích!

Điện thoại reo, Nguyễn Quang Sanh thông báo tình hình Sài Gòn. Khánh trả lời. Mặt Y Nouth thoáng vẻ cười cợt.

Đúng là thế của Nguyễn Khánh yếu thêm khi giữa lúc này, Sài Gòn lại tổng đình công...

“Phải thu xếp vụ lực lượng đặc biệt này thật nhanh mới ổn.” Khánh nghĩ trong đầu và bắt đầu nghe Y Nouth trình bày...

Nghe xong, Khánh đề nghị ngưng họp nửa giờ, để đoàn Chính phủ hội ý.

- Anh thấy sao? – Khánh hỏi Luân.

- Đòi hỏi hơi cao...

- Quá cao! Song, anh biết cái gì đang diễn ra ở Sài Gòn không?

Luân không biết.

- Tổng đình công, biểu tình lớn... Gay go!

Luân chủ ý kéo dài cuộc thương lượng, làm cho nó bế tắc càng tốt. Y Nouth có lí do để hành động mạnh và Mỹ không trách được anh ta.

- Chuyện Sài Gòn rồi sẽ yên... Nếu không dẹp vụ nổi loạn ở đây, thật nguy hiểm... - Luân gợi ý.

- Đúng là nguy hiểm... Nhưng, nếu Sài Gòn rối loạn, lại xảy ra đảo chính thì sao?

Đó là điều Khánh sợ nhất.

- Khó xảy ra đảo chính lắm!

- Tôi không tin... Anh quên rằng thằng Khiêm đang nắm quân. Anh quên rằng thằng Thiệu... Đảo chính bây giờ dễ ợt!

- Nhưng, còn Mỹ...

- Đảo chính lật đổ tôi thì ăn nhằm gì với Mỹ? Có khi họ còn khoái nữa. Nếu không như vậy, họ cho đám Y Nouth này gây rối làm chi?

- Nhưng, anh phải cẩn thận. Anh tạo cớ cho các tướng lãnh chống anh...

- Tôi hiểu. Khó quá! Mọi thứ do Mỹ hết ráo!

Khánh kết luận một cách chua chát.

Tin các báo:

Ban lãnh đạo lâm thời quốc gia và quân lực ra sắc lệnh số chỉ định mười bảy hội viên Thượng hội đồng quốc gia. Thượng hội đồng đã làm lễ trình diện tại hội trường Diên Hồng. Kĩ sư Nông học Phan Khắc Sửu được bầu làm Chủ tịch Thượng hội đồng.

Phát hiện tại một lò rèn ở Xóm Củi trên một ngàn con dao do tàn dư Cần lao sửa soạn một cuộc tàn sát đẫm máu...

Hội đồng Nhân dân Cứu quốc Thừa Thiên họp đại hội, có đại biểu Hội đồng Nhân dân Cứu quốc các tỉnh Trung phần tham dự, chuẩn bị thành lập Ủy ban Trung ương Hội đồng Nhân dân Cứu quốc nhằm mục đích thanh toán Cần lao khắp Trung phần.

“Lực lượng sinh viên học sinh bảo vệ giáo dục thuần túy” biểu tình trước Viện Đại học Sài Gòn, yêu cầu “đưa chính trị ra khỏi học đường.” Hội đồng chỉ đạo sinh viên học sinh Sài Gòn cũng ra nghị quyết theo tinh thần tương tự.

Các cuộc bạo động dưới danh nghĩa chống Cần lao vẫn tiếp tục ở Quy Nhơn và nhiều nơi khác.

Thượng tọa Thích Trí Quang yêu cầu Việt Nam Cộng hòa và Mặt trận Giải phóng ngừng chiến ở vùng bão lụt.

Phó Thủ tướng Đỗ Mậu đệ đơn từ chức. Ông Nghiêm Xuân Hồng, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng cũng từ chức.

Thông cáo của phái đoàn viện trợ Mỹ:

Báo chí Việt ngữ địa phương đưa tin về vụ bắt hàng ngàn dao ở lò rèn Lâm Hiệp Thành, Xóm Củi, thuộc thành phố Chợ Lớn. Phái đoàn viện trợ Mỹ được phép cải chính: đó là nông cụ do phái đoàn thuê để cung cấp cho vùng Bình Định.

Bình luận của đài BBC:

Giữa lúc tình hình chính trị ở Sài Gòn rối ren, lực lượng Việt Cộng tấn công mạnh ở các tỉnh Trung phần Việt Nam thì một thượng tọa có danh tiếng ở Nam Việt kêu gọi đôi bên tạm ngừng chiến được giới chính trị và quân sự Sài Gòn hoan nghênh vì nó cứu cho các tiền đồn Nam Việt khỏi bị tiêu diệt.

MỘT CÁI CHẾT MỞ ĐẦU

Helen Fanfani (Financial Affairs).

Sài Gòn, ngày -.

Khi bài báo này đến tay bạn đọc thì cả thế giới đã đều biết trước một con người Việt Nam bước lên bục danh dự chỉ dành cho những nhân vật lịch sử và bất tử. Ảnh của anh, được đăng trên khá nhiều báo gần như khắp các lục địa, trừ ở Việt Nam Cộng hòa. Hai tay bị cột vào cọc gỗ, không cần bịt mắt, người thanh niên hai mươi lăm tuổi mấy giây cuối cùng của mình bằng khẩu hiệu: Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm! Đội hành quyết hẳn đã run tay vì chính họ, ngày --, đã chứng kiến câu chuyện có vẻ như thần thoại.

Nguyễn Văn Trỗi, người thợ trẻ, đặt mìn dưới chiếc cầu nối sân bay Tân Sơn Nhất và trung tâm thành phố Sài Gòn định giết chét Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cách đây không lâu, ý định của anh không đạt được và anh bị bắt. Những người du kích Venezuela thu xếp với Chính phủ Mỹ một cuộc trao đổi: sinh mệnh của anh Trỗi và sinh mệnh một sĩ quan Mỹ bị du kích Venezuela cầm tù. Đề nghị hết sức công bằng dù cũng hết sức lạ lùng – mối quan hệ tinh thần giữa hai phong trào chống Mỹ ở hai lục địa cách nhau nửa vòng trái đất.

Có vẻ người Mỹ đắn do. Người ta hi vọng không ai phải chết trong vụ này, nếu cuộc trao đổi xúc tiến.

Thế nhưng, không hiểu do áp lực nào, cuộc trao đổi kết thúc bằng những phát súng. Cả thế giới sửng sốt. Qua báo chí và đài phát thanh nước ngoài, dân chúng Sài Gòn sửng sốt. Sửng sốt vì cách thi hành bản án hấp tấp và từ sửng sốt chuyển sang khâm phục người Cộng sản trẻ nhất định sẽ thành biểu tượng cho nhiều thế hệ Việt Nam.

Hẳn người cuối cùng ra lệnh thi hành án giờ đang bàng hoàng. Một cái chết của một người dấy lên bao nhiêu suy nghĩ, gợi lên bao nhiêu hành động, nhất là người đó chỉ làm cái việc mà hàng triệu người Việt Nam đang làm: chống lại sự có mặt của người Mỹ trên đất nước họ.

Giới cầm quyền Việt Nam muốn chứng tỏ lòng trung thành của họ với Mỹ ư? Đương nhiên rồi, song cách chứng tỏ quá vụng về, đem lại hậu quả khó lường.

Các bạn nhà báo nước ngoài ở Sài Gòn và không ít nhà ngoại giao bảo tôi: Chính phủ của Tướng Nguyễn Khánh quả thiếu thông minh.

Cùng ngày, tòa án quân sự xử Tướng Dương Văn Đức, Lâm Văn Phát và một tá sĩ quan cao cấp trong biến động ngày -. Không ai, trong chúng tôi, nghĩ đến một cái gì ghê gớm sẽ xảy ra. Chắc chắn, nhóm tướng Đức sẽ trắng án. Nhưng, nương nhẹ số sĩ quan dám chiếm thủ đô, mưu toan lật đổ tướng Nguyễn Khánh trong khi xử tử một thanh niên yêu nước, lần nữa, Chính phủ Sài Gòn rời vào cơn rối loạn của mọi tính toán.

Anh thợ trẻ Nguyễn Văn Trỗi chết. Với lớp trẻ Sài Gòn mà tôi gặp gỡ, đó là cái chết mở đầu, như tôi đọc trong sách về cái chết của một học sinh tên Ơn bốn mươi năm trước, mở đầu thời kì lớp trẻ Sài Gòn không khoan nhượng với chính quyền khi họ nhận ra chính quyền ấy hiện dưới mọi lăng kính mà cái họ ghét nhất trong một nước sôi sục chủ nghĩa quốc gia: công cụ của Mỹ...

Truyện Chữ Hay