Tử Quải Ô Cung

chương 11: hồi 11\n

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Hãy nói về Ngô Sương ở lại trong Tiềm Long cốc, hằng ngày nghe Kiếm Tôn Ninh Hãn kể về nhưng sự tích giang hồ và kinh nghiệm võ lâm, tuy chỉ một tháng ngắn ngủi, nhưng tiến bộ chẳng ít.

Lúc nhàn rỗi, chàng cùng Kiện nhi và Phác nhi chơi đùa khắc các vùng đồi núi lân cận, và tình cảm giữ họ cũng ngày một thân thiết hơn.

Hôm ấy trời trong gió mắt, nắng ban mai ấm áp.

Ngô Sương đang ngồi một mình trong phòng, bỗng nghe tiếng hai cậu bé cười khúc khích, ngẩng lên đã thấy hai gương mặt tinh nghịch nhưng khả ái xuất hiện nơi cửa.

Phác nhi tranh trước nói :

- Ngô sư ca, gia gia đang ở hậu bình chờ sư ca để truyền thụ kiếm thuật đấy!

Kiện nhi với Phác nhi tuy là đồ đệ của Kiếm Tôn Ninh Hãn, song vì tuổi tác quá chênh lệch nên họ đã quen gọi là gia gia.

Ngô Sương thấy vậy vội đứng lên, đi nhanh ra hậu bình.

Hậu bình đây là một bãi đất trống do sức người tạo nên trên ngọn đồi ở phía sau nhà, và cũng là nơi luyện tập võ công thường ngày của Kiện nhi và Phác nhi.

Kiếm Tôn Ninh Hãn đang đứng trên hậu bình, miệng cưới túm tím, tay cầm thanh...

(Mất trang - )

Chừng nửa giờ sau, bỗng nghe Kiếm Tôn buông tiếng cười giòn, ánh xanh vụt tắt, Kiếm Tôn trường kiếm đã tra vào bao. Ngô Sương hai tay trống không, nắng lại ấm, trời lại quang như trước, chỉ khác cỏ xanh trong vòng mười trượng thảy đều bị tiện đứt sát đất, sau một cơn gió thổi qua, hệt như một vị hòa thượng mới cạo đầu.

Kiếm Tôn nắm tay Ngô Sương mỉm cười bước đi, Kiên nhi và Phác nhi mừng rỡ reo lên :

- Gia gia! Ngô sư ca!

Đồng thời tung mình lao tới.

Ngô Sương vội đón lấy hai cậu bé, mật tay nắm lấy Kiện nhi, một tay nắm lấy Phác nhi, nhìn Kiếm Tôn thành khẩn nói :

- Đa tạ sư bá đã chỉ điểm, tiểu điệt tuy đã dùng hết toàn lực thi triển hai mươi bảy quải mà vẫn bị kiếm thế của sư bá áp đảo đến mức không sao đứng vững chân, nếu không nhờ đất rộng và sư bá nương tay cho, tiểu điệt đã sớm không cầm cự nổi rồi.

Kiếm Tôn mỉm cười, giọng thoáng vẻ cảm thán :

- Người già nua cũng trở nên vô dụng, lão phu tự nhận rất có tâm đắc về kiếm thuật, thời trai trẻ từng với thanh kiếm này gặp gỡ với rất nhiều hào kiệt võ lâm... Người nào có thể một hơi tiếp được lão phu bảy kiếm, đã kể là cao thủ võ lâm, vậy mà hôm nay lão phu vừa xuất thủ đã thi triển sáu mươi ba kiếm, trong đó trải qua chín lần biến hóa, Vậy mà chỉ khiến hiền điệt không đứng vững chân được, chưa thể toàn thắng. Vời tuổi như hiền điệt, đó thật là điều đáng quý, trong đương kim võ lâm không mấy ai thắng được hiền điệt nữa rồi.

Lúc này bốn người đã đi đến ven đồi phía tây, Kiếm Tôn chậm rãi nói tiếp :

- Truy Phong thất kiếm của lão phu tuy không dám so sánh với Tuyệt Mệnh tam quải của lệnh sư, nhưng đó là môn võ công đã khiến lão phu thành danh, hiền điệt hãy chuyên tâm luyện tập, ít nhiều cũng hữu ích. Nếu giao thủ với kẻ dùng kiếm thì lại càng khắc chế được đối phương. Hiền điệt thông minh đĩnh ngộ, nếu phối hợp kiếm pháp này vào quải chiêu, hẳn là uy lực càng mạnh mẽ hơn.

Ngô Sương cảm kích vòng tay xá dài :

- Tiểu điệt được sư bá đoái thương chỉ dạy cho thế này, chẳng những tiểu điệt suốt đời ghi lòng tạc dạ, mai kia gia sư hay biết, ắt cũng vô vàn cảm kích đại đức của sư bá.

Kiếm Tôn nhẹ lắc đầu :

- Đó cũng là vì lão phu thấy hiền điệt tư chất thông tuệ, công lực vững vàng, nếu tư chất kém, công lực không đủ thì dù truyền dạy cũng khó thể luyện thành. Như trình độ võ công của hiền điệt nay, cũng phải năm ngày mới học xong một chiêu, đồng thời còn phải tự mình chuyên tâm rèn luyện, bằng không cũng khó mà quán triệt thế tinh túy bên trong.

Ngô Sương sực nhớ một điều, vừa định hỏi, Kiếm Tôn lại nói tiếp :

- Truy Phong thất kiếm gồng Truy Phong Cản Nguyệt, Vong Phong Phác Ảnh, Thừa Hư Tuy Thực, Phong Khởi Vân Dũng, Vân Sơn Vụ Trảo (sương phủ), Sất Trá (gầm thét) Phong Vân và Phong Vân Biến Sắc, mỗi chiêu đều có bảy đường biến hóa, sử dụng riêng hay phối hợp cũng được, nếu thi triển liên hoàn thì uy lực càng mạnh hơn, nếu không phải gặp cao thủ tuyệt đỉnh, chỉ cần một hai chiêu là đủ.

Kể từ hôm ấy, theo sự chỉ điểm của Kiếm Tôn Ninh Hãn, Ngô Sương bắt đầu chuyên cần luyện tập Truy Phong thất kiếm.

Kiện nhi và Phác nhi từ khi chứng kiến gia gia với Ngô Sương giao thủ trên hậu bình, lại càng tôn kính gia gia và khâm phục Ngô sư ca hơn.

Ngô Sương hàng ngày sau lúc luyện kiếm, hầu hết thời gian đều ở bên hai cậu bé.

Kiện nhi và Phác nhi càng thêm tinh nghịch liến thắng, khiến trong Tiềm Long cốc tăng thêm rất nhiều sinh khí.

Truy Phong thất kiếm khi bắt đầu hết sức khó nhọc, trong bảy đường biến hóa của mỗi chiêu lại còn có rất nhiều sự biến hóa khác nữa, đó là điều hi hữu trong kiếm thuật và cũng là chỗ kỳ diệu của Truy Phong thất kiếm.

Thời gian trôi nhanh, lại một tháng đã qua đi!

Mùa xuân lại đến với vạn vật, Ngô Sương đã luyện tập Truy Phong thất kiếm đến mức đắc tâm ứng thủ, Kiếm Tôn Ninh Hãn hết sức vui mừng trước sự tiến bộ vượt bậc của chàng.

Hôm ấy, buổi sáng Ngô Sương ở hậu bình vừa luyện kiếm xong, bỗng nghe một tiếng chim kêu lãnh lót vang lên từ cửa cốc, rồi liền thấy Kiện nhi và Phác nhi đuổi theo một con chim đuôi dài màu xanh lục, chỉ cỡ chim sẻ, rất xinh đẹp dễ thương, từ ngoài cốc bay vào.

Lúc này, hai cậu bé mặt mày đỏ bừng, ngước nhìn lên không, trong tay mỗi cậu đều có hai nắm đá, chân không chạm đất đuổi theo chú chim xanh.

Chú chim xanh bay không chậm mà cũng không nhanh, Kiện nhi liên tiếp ném ra năm viên đá, mắt thấy chắc chắn trúng, song lần nào khi viên đá đến gần còn chừng nữa thước, chú chim lại nhanh nhẹn lách sang bên, vừa vặn tránh khỏi.Ngô Sương thấy vậy hết sức lấy làm lạ, chim xanh đã bay qua khỏi nhà, sắp đến hậu bình.

Phác nhi vừa trông thấy Ngô Sương, vội lớn tiếng :

- Ngô sư ca, mau cản lại!

Ngô Sương liền tung mình vọt lên cao hơn sáu trượng, tay trái chớp nhoáng chộp vào đuôi chim, mắt thấy năm ngón tay co vào là bắt được ngay.

Hai cậu bé mừng rỡ reo vang, Ngô Sương co nhanh năm ngón, chỉ trong đường tơ kẻ tóc, chim xanh bỗng ngoặc đầu sang bên, đuôi chim tạt ngang ba tấc, Ngô Sương liền chộp hụt, lưng bàn tay thoáng chạm vào đuôi chim, cảm thấy lông chim hết sức trơn mềm.

Lúc này Ngô Sương đã rơi xuống đất, mặt đầy vẻ hổ thẹn.

Hai cậu bé giậm chân thở dài, ra chiều hết sức thất vọng.

Trong khi ấy, chú chim xanh ngẩng đầu cất tiếng kêu dài, lại cất lên cao ba trượng, từ từ bay trở ra.

Ngô Sương nhìn theo chú chim đứng thừ ra, nào ngờ chú chim con bay đi không xa thì đáp xuống trên một ngọn cây cao, ung dung rỉa cánh đậu yên trên đó.

Ngô Sương đang ái ngại bởi chưa đạt được nguyện vọng cho hai vị tiểu sư đệ, thấy vậy chợt động tâm, bỗng nghe hai cậu bé nói :

- Sư ca, đuổi theo mau!

Rồi thì hai cậu bé vượt qua bên cạnh chàng như tên bắn.

Phác nhi nôn nóng hơn, vượt trước Kiện nhi, cố hết sức phóng đi.

Ngô Sương định cất tiếng ngăn cản, song hai cậu bé đã ra xa, chàng đành đuổi theo sau.

Khi Phác nhi còn cách ngọn cây không xa, chú chim xanh lại vỗ cánh, chầm chậm bay đi.

Hai cậu bé vẫn cố sức đuổi theo.

Nhưng điều kỳ lạ là chú chim không bay nhanh lắm, tuy không đuổi kịp, song lại thì lại tiếc, như thể cố ý trêu đùa ba người vậy.

Lúc này đã qua khỏi hậu sơn, lại vượt qua mười dặm đến ngọn núi chính.

Ngô Sương mấy lần cất tiếng gọi, song hai cậu bé đều chẳng màng đến, như quyết bắt bằng được chú chim kia.

Ngô Sương thấy vậy bèn nảy sinh hai ý định, một là phải bắt cho được chú chim kia để hai cậu bé toại nguyện, hai là làm cho chim khiếp sợ bay mất, cắt đứt lòng mong muốn của hai cậu bé, không thì hai cậu bé cứ đuổi theo thế này, biết bao giờ mới thôi.

Ngô Sương lòng đã quyết, thấy hai cậu bé đuổi theo lên đến đỉnh ngọn núi chính, bèn cúi xuống nhặt lấy hai viên đá, bốn năm mượt tung mình lên đến đỉnh núi.

Ngay khi Ngô Sương sắp hạ chân xuống đất, bỗng nghe Kiện nhi hốt hoảng hét to, vội đưa mắt nhìn, thì ra bên kia núi là vực sâu không thấy đáy, chỉ thấy đôi chân bé nhỏ của Phác nhi loáng cái biến mất, cả người đã rơi dần xuống vực thẳm.

Ngô Sương liền tức cất tiếng huýt dài, thi triển thế Long hành nhất thức, người đang trên không vọt thẳng tới trước, ra đến bên trên vực, lại với thế Quái Mãng Phiên Thiên, rồi Dạ Xoa Thám Hải, đầu dưới chân trên lao theo Phác nhi xuống vực.

Phác nhi rơi xuống như sao sa, Ngô Sương lao theo như tia chớp, chỉ nghe tiếng gió lùng bùng bên tai, dưới đáy vực tối om.

Khi rơi đến chừng trăm trượng, Ngô Sương chỉ còn cách Phác nhi chừng năm thước, nếu lúc này mà rơi xuống đáy vực, hai người ắt hẳn xương tan thịt nát, cũng may là vực này sâu đến ngàn trượng, nhờ vậy hy vọng sống của hai người cao hơn.

Ngô Sương trầm chân khí xuống, tay phải vươn ra, đã rơi tăng nhanh hơn chút ít, bàn tay phải chàng chỉ còn cách lưng Phác nhi chừng một thước.

Bỗng chàng buông tiếng quát vang, dồn công lực vào hai tay, tay phải năm ngón đã bấu thủng một lớp áo bông và hai lớp áo tơi của Phác nhi, đồng thời nghiêng người, tay trái chộp vào vách đá.

Bộp một tiếng, tay trái đã cắm vào vách đá sâu đến tận khủyu, đồng thời sức chộp ấy đã khiến m tảng đá cao bảy thước và rộng bốn thước thụt vào trong vách núi nửa thước, bởi quá bất ngờ, Ngô Sương giật nẩy mình, cũng may là tảng đá không thụt vào nữa, nhờ vậy Ngô Sương mới giữ người được chững lại.

Thế nhưng, Phác nhi bên tay phải bởi đang rơi nhanh đột nhiên chững lại, Ngô Sương tuy đã nắm chặt ba lớp áo, song vẫn không chịu nổi sức rơi quá mạnh, chỉ nghe xoạc một tiếng, toàn bộ phần lưng áo đã rách rời ra.

Nhưng rất may là sau khi chững lại, người Ngô Sương đã trở lại đầu trên chân dưới.

Theo phản ứng tự nhiên, Ngô Sương giơ chân phải lên, đồng thời tay phải quơ ngang, vừa kịp ôm lấy Phác nhi vào lòng.

Lúc này Phác nhi đã ngất xỉu, còn Ngô Sương thì kinh hoàng đến mức toàn thân ướt đẫm mồ hôi lạnh.

Nhìn lên là mây trắng, trông xuống là vực thẳm, nỗi lòng Ngô Sương lúc này thật là chẳng rõ mùi vị gì.

Chàng tay trái cắm vào vách núi, tay phải ôm chặt Phác nhi, người treo lơ lửng trong không gian.

Sau khi định thần, chàng đề khí nhấc người lên, cố đặt mông trái ngồi vào chỗ tảng đá thụt vào đã chừa ra khi nãy, mặc dầu chỉ tựa được phần đùi, song vậy vẫn đỡ hơn là phải chịu một tay nhiều.

Chàng thở phào m hơi dài, đưa mắt nhìn quanh, sau cùng ánh mắt chàng dừng lại ở nơi tảng đá thụt vào vách núi.

Chàng bỗng nảy sinh một ý nghĩ lạ kỳ, bèn vận công khắc người, từ từ xê dịch sang trái, tảng đá lại khẽ động đậy.

Chàng mừng khôn xiết, tiếp tục đẩy mạnh, tảng đá liền kêu lên kèn kẹt và từ từ thụt lùi vào vách núi, đền khi người chàng xoay ngang thì tảng đá đã thụt sâu vào hơn thước, chừa ra một khoảng đất hơn thước rưỡi.

Với khoảng rộng ấy, Ngô Sương đã rất lấy làm hài lòng, bèn xê người vào trong, lợi dụng triệt để phạm vi nhỏ hẹp đó để cứu mạng hai người.

Trước tiên, chàng chuyển Phác nhi bên tay phải qua bên vách núi, dùng đầu gối chân phải đỡ lấy, rồi từ từ rút tay trái ra, xé áo Phác nhi thành từng mảnh dài, quấn thành dây, sau đó thắt vào đai lưng Phác nhi, thận trọng buộc Phát nhi vào sau lưng mình. Thế là hai tay và hai chân chàng đều không còn vướng bận gì nữa.

Ngô Sương vận công điều tức một hồi, sau đó nhắm chuẩn phương vị, lại cất tiếng huýt dài, người liền vọt lên, mượn vào dây leo và hốc đá trèo lên thoăn thoắt, trăm trượng vách núi cheo leo thoáng chốc đã vượt qua, một mạch lên đến đỉnh núi.

Vừa lên đến đỉnh núi, Ngô Sương bất giác sững người, thì ra Kiện nhi vẫn còn đờ đẫn đứng tại đó, sắc mặt trắng bệch, hai mắt trợn trừng, hệt như một pho tượng đá.

Ngô Sương biết cậu bé là do quá kinh hoàng mà nên, bèn vội cởi Phác nhi trên lưng xuống, cậu bé vẫn hôn mê như đang ngủ say.

Ngô Sương bóp nhẹ một cái vào cổ Phác nhi, tiếp theo vỗ hai cái vào sau tim và cuối sống lưng.

Chốc lát sau, Phác nhi động đậy, thở ra một hơi dài, mở mắt ra nhìn, liền tức òa lên khóc.

Khi Phát nhi chưa mở mắt thì Ngô Sương đã đi đến bên Kiện nhi, đưa tay sờ trán cậu bé, sau đó vỗ một cái vào sau tim, Kiện nhi giật nẩy mình, sắc mặt hồng hào dần, tinh thần cũng dần tỉnh táo, tuy hai mắt ngập vẻ ngơ ngẩn.

Bỗng thấy Phát nhi đang đứng gần đó khóc sướt mướt, bén chạy đến ôm chầm lấy y, thế là hai người ôm nhau khóc ầm ĩ...

Ngô Sương không khuyên can, chỉ lẳng lặng đứng chờ, đến khi hai cậu bé khóc hả hê mới cất tiếng nói :

- Hai người thấy khỏe chưa?

Hai cậu bé cùng gật đầu. Phát nhi vừa lau nước mắt vừa nhìn Ngô Sương hỏi :

- Ngô sư ca có bắt được chim không vậy?

Ngô Sương lắc đầu cười méo xệch.

Phát nhi cúi đầu ngẫm nghĩ một hồi, lại nhìn khắp người mình, đoạn ngẩng đầu lên nói :

- Vậy chúng ta về đi thôi!

Vừa định tung mình, Ngô Sương chợt nảy ý, vội nói :

- Tiểu sư đệ hãy khoan, ngu huynh đi đây chốc lát, sẽ quay lại ngay!

Hai cậu bé vừa định hỏi, Ngô Sương đã tung mình xuống vực.

Lần này chàng đã có kinh nghiệm, nép sát vào vách núi mà xuống, lát sau đã đến chỗ tảng đá thụt vào.

Chàng trụ vững chân, hai tay đặt lên tảng đá vận công đẩy mạnh.

Tiếng ầm ầm vang lên, tảng đá thụt vào sâu hơn thước, lúc này khoảng thụt vào đã hơn hai thước rưỡi, đã đủ cho Ngô Sương hoạt động, bỗng nghe một tiếng động khẽ, bàn tay trái nhẹ hẫng, bên trái tảng đá đã mở ra một khe lớn.

Ngô Sương vội lách người sang phải nép vào vách núi, chờ một hồi không có động tĩnh gì, chàng lại đặt tay lên bên phải tảng đá đẩy mạnh, tảng đá liền bật mở, hiện ra một hang động sâu chừng năm trượng, không tối lắm, nơi tận cùng dường như còn có ánh sáng.

Ngô Sương thầm nghĩ hang động này rất sâu, chẳng rõ ánh nắng từ đâu lọt vào, vừa nghĩ vừa từ từ tiến vào.

Đi được chừng ba trượng, thấy phía trước hai trượng càng sáng tỏ hơn, đến gần mới nhìn rõ đó là một bức vách đá nhỏ tựa như bình phong, không thấy được bên kia như thế nào, chỉ thấy trên vách đá có ba chữ “Tiềm Long Động” rất to và hùng vĩ.

Qua ba chữ Tiềm Long động, Ngô Sương liền liên tưởng đến Tiềm Long cốc, nghĩ thế sư bá và hai tiểu sư đệ không hề đề cập đến động này với mình, như vậy tất nhiên sư bá cũng chẳng biết nơi đây có sơn động này.

Vòng qua bức vách đá, trong động sáng choang, Ngô Sương lại sững sờ, thì ra thạch động này hợp với hang động thành hình chữ “Đinh”, nơi cuối hang động chính là thạch động, cách nhau bởi vách đá có ba chữ Tiềm Long Động.

Trong động cao to rộng rãi, bày trí đơn sơ, nơi giữa sát vách động đối diện với vách đá có một chiếc giường đá, trên giường là một lão nhân râu dài, áo tím và mặt xương xẩu ngồi ngay ngắn.

Trước giường có một chiếc bàn đá, giữa bàn có một viên minh châu sáng rực, soi rọi khắp sơn động như thể ban ngày, ánh sáng khi nãy Ngô Sương nhìn thấy chính là do viên minh châu này tỏa ra.

Bên cạnh viên minh châu trên bàn còn có một quyển sách mỏng màu vàng với mấy chiếc vòng sắt, ngoài ra không còn gì khác.

Ngô Sương chậm rãi đi vào thạch động, đến trước mặt bàn đá, nhìn kỹ mới biết lão nhân đã tọa hóa từ lâu, song tướng mạo uy mãnh, vẫn còn vẻ tôn nghiêm cao quý.

Ngô Sương thành kính thầm khấn vái một hồi, sau đó trước tiên chú ý đến quyển sách vàng, thấy bên trên có sáu chữ “Tiềm Long Bát Trảo Bửu Lục”, lòng tuy nghĩ quyển sách này hẳn rất qúy báu, song Tiềm Long bát trảo là môn võ công gì, chàng chẳng hiểu chút nào cả.

Lại nhìn vòng sắt gồm có tám chiếc, mỗi chiếc đều to như miệng chén và thô cỡ ngón tay cái, vừa như sắt vừa như đồng, chẳng rõ được làm bằng chất gì mà lại màu đỏ đen.

Ngô Sương cầm lên thử, trọng lượng rất nặng.

Lúc này Ngô Sương phát hiện dưới vòng sắt có một mảnh giấy, trên viết :

- Cuộc đời chẳng gì phải tương tranh.

Trăm năm rồi cũng hóa tro tàn,

Nếu và kiếp người như ảo mộng,

Hận thù ân oán cũng xua tan.

Bốn câu thơ xem ra rất bình dị, nhưng lại có thể khiến người thức tỉnh.

Ngô Sương xem xong, nhận thấy lão nhân này có thể lui ẩn thâm sơn, hẳn là đã thấu hiểu mọi sự trên đời.

Sau bốn câu thơ còn có dòng chữ nhỏ là :

- Lão phu cả đời du hiệp, tuổi già ẩn tích trong sơn động này, mai sau nếu có người đến đây, hãy nhận lấy tặng vật bửu lục, Phi Hoàn và Trầm Thương châu, chính ba vật này đã giúp lão phu thành danh thiên hạ, mong rằng người nhận cũng có thể bằng vào đó mà làm nhiều điều thiện, tạo phúc cho loài người.

Sau cùng là bốn chữ “Đoạn Tiềm Long bút”.

Ngô Sương xem xong, lại thành kính vái lão nhân ba lạy và thầm cảm tạ ơn ban tặng báu vật.

Sau đó, chàng cầm quyển bửu lục lên mở ra xem, bên trong gồm có tám hình người, thảy đều là chưởng thức, mỗi thức đều có chú thích rõ ràng, trong số có hai ba thức là song chưởng hướng ra trước, mặt quay ra sau, khắc hẳn với chưởng pháp thông thường.

Chưởng pháp thông thường luôn chú trọng tay mắt, thân, bộ phối hợp chặt chẽ nhau, pho chưởng pháp này có rất nhiều điểm khác với lẽ thường, lại xem những lời chú thích bên dưới, cũng rất quái dị khó lĩnh hội.

Chàng lật xem tiếp, đến phương pháp sử dụng tám chiếc phi hoàn và diệu dụng của Trầm Thương châu.

Ngô Sương không rãnh xem nhiều, cất lấy bửu lục và phi hoàn, trước khi lấy Trầm Thương châu, chàng lại ngước mắt nhìn lão nhân lần cuối, bỗng phát hiện còn có mấy hàng chữ trên vách động phía sau lão nhân, khi nãy đã không lưu ý đến vần đến.

Mấy hàng chữ này không phải khắc cũng không phải viết, mà là dùng ngón tay vạch trên đá, nét chữ rất cứng rắn, chữ nào cũng sâu ba phân, hết sức đồng đều, như sau :

-”Chưa sinh ra ta, ta là ai? Sau khi sinh ta, ta là ai? Khôn lớn nên người mới là ta, khi nhắm mắt lại ta là ai?”.

Ngô Sương xem xong chợt động tâm như đã hiểu ra, ngẫm nghĩ hồi lâu, bỗng một cơn gió nhẹ từ ngoài động thổi vào, mảnh giấy trên bàn bay xuống đất, Ngô Sương vội nhặt lên và cầm lấy Trầm Thương châu, quay người ra khỏi động, đến cưa động chàng thận trọng đẩy tảng đá trở về vị trí cũ, sau đó theo vách núi phi thân lên.

Vừa đến đỉnh núi đã thấy Kiên nhi và Phác nhi mặt mếu máo đầy nước mắt đang ngồi trên một phiến đá to chờ đợi, vừa trông thấy Ngô Sương, hai cậu bé liền tung mình xuống, đồng thanh hỏi :

- Ngô sư ca đi đâu cả nửa ngày trời thế này?

Ngô Sương cười, buột miệng đáp :

- Đi tìm một món vật!

Đoạn ngước mắt nhìn trời, thấy đã quá trưa, bèn nói tiếp :

- Sư bá hẳn trông lâu lắm rồi, chúng ta về mau!

Dứt lời liền mỗi tay cắp lấy một cậu, phóng đi như bay về phía Tiềm Long cốc.

Từ xa, Ngô Sương đã trông thấy một người đứng lên đỉnh núi Tiềm Long cốc, dáng mảnh khảnh và chiếc áo dài tung bay theo gió, nghĩ hẳn là Ninh bá bá, khi đến gần quả đúng là Kiếm Tôn Ninh Hãn, vội đặt hai cậu bé xuống, tiến nói :

- Đã làm phiền sư bá phải trông đợi rồi!

Hai cậu bé cũng cùng cất tiếng gọi :

- Gia gia!

Rồi như kẻ phạm tội cúi gầm mặt xuống.

Kiếm Tôn thấy hai cậu bé nước mắt ràn giụa và dáng vẻ thiểu não thế kia, biết ngay hẳn đã xảy ra việc gì, bèn quay sang Ngô Sương cười nói :

- Đã có hiền điệt, lão phu còn gì mà không yên tâm, các ngươi đã gặp phải việc gì vậy?

Đoạn quay người dẫn trước đi vào nhà.

Ngô Sương không đáp mà lại hỏi :

- Sư bá có từng nghe nói đến Đoạn Tiềm Long hay không?

Kiếm Tôn chững bước ngoảnh lại, thoáng biến sắc mặt hỏi :

- Bát Trảo Phi Hoàn Đoạn Tiềm Long là một vị quái kiệt võ lâm hồi hai trăm năm trước, vì sao hiền điệt bỗng dưng lại hỏi về người nay?

Truyện Chữ Hay