Tử_Cấm_Thành_nghìn_lẻ_một_đêm
An_dịch_và_viết
ĐÊM THỨ MƯỜI TÁM
Một cảnh tượng mà không phải ai cũng có thể nhìn thấy khi đến Tử Cấm Thành đó là sớm nào cũng vậy, mỗi khi mở một cánh cửa của Tử Cấm Thành (từ ngoài vào trong phải mở cánh cửa lớn), nhân viên sẽ gào to lên mấy tiếng. Có rất nhiều giả thuyết nói về việc "xin phép này", có người bảo là vì Tử Cấm Thành quá sức uy nghiêm nên khi mở cửa phải hét lên để thể hiện sự kính trọng, dần dà trở thành mootj “truyền thống”. Cũng có người nói là vì muốn tưởng niệm những con người đã từng ở đây, như một kiểu hỏi thăm ân cần. Song theo như cách nói của nhân viên công tác thì là do muốn đuổi những chú mèo chú chồn hoang đến đây "chơi" hằng đêm, phải hét để dọa đuổi chúng đi nếu không chúng sẽ "nổi điên" cắn người. Nghe nói những chú mèo chú chồn hoang ấy là hậu duệ của những mèo con chồn từng được nuôi trong cung.
Đối với người hiện đại như chúng ta mà nói, khi đi ngang qua một tòa kiến trúc cổ khó thể nào tưởng tượng ra được phong thái sinh hoạt nhộn nhịp và sầm uất đã từng, chỉ có thể thông qua tiếng hét mỗi sớm mai mới có thể tăng thêm sự tiếp xúc với tiền nhân...
Song có một nơi trước khi bước vào, bạn nhất định phải cất tiếng xin phép...
Nếu các bạn đã đọc đêm thứ mười bốn và đọc hết cả bảng màu hôm trước mình làm thì chắc sẽ thấy dòng chữ mình giải thích cho nội dung từng viết ở đêm thứ mười bốn, nội dung ấy như sau: "Nghe đâu khi mở cửa đại điện, có nhân viên công tác còn sợ hãi đến mức đã gào to lên rằng: "Mở cửa đây! Xin lỗi vì đã quấy rầy chư vị!". Thực ra đây không chỉ đơn thuần là "nghe nói" mà là sự thật đã được ghi nhận, cụ thể câu nói này được phát trong tập thứ thuộc series phim tài liệu "Cố Cung " rất nổi tiếng bên Trung. Là mình cố tình ghi như vậy để đề phòng việc báo chí hoặc các trang mạng khác mang về xào nấu lại. Hôm nay, mình xin giới thiệu đến tất cả các bạn toàn bộ nội dung của câu chuyện "xin phép mở cửa" này. Bên dưới là đoạn video được cắt từ series "Cố Cung " mà mình muốn đề cập với các bạn, rất cảm ơn một người chị đã giúp mình dịch và giải thích cho mình hiểu một đoạn về tư liệu liên quan, cảm ơn bạn partner đã timing và em gái mình đã encode hộ.
Ngay từ đầu đoạn video, các bạn đã nghe thấy tiếng bác nhân viên lớn giọng nói rằng (hay nói đúng hơn là xin phép): "Mở cửa đây! Xin lỗi vì đã quấy rầy chư vị!". Và như một luật bất thành văn, đây cũng là những lời "không thể không nói" trước khi bước vào tòa kiến trúc ngay giữa lòng Tử Cấm Thành này - Phạn Hoa Lâu.
Phạn Hoa Lâu được xây vào năm Càn Long thứ ba mươi bảy (), nằm ở phía Bắc cung Ninh Thọ, mặt hướng về phía Nam, gồm gian tầng. Dưới lầu là bức tượng Phật bằng đồng được đúc từ thời Minh, cao xăng ti mét. Tầng hai được rào chắn bởi lan can làm bằng gỗ tử đàn, đây là nơi đặt bức tượng gỗ đại sư Tông Khách Ba sơn vàng được điêu khắc từ thời Minh, ngoài ra còn có gian được ngăn bởi căn phòng khác gồm: Bàn Nhược Phẩm (Hiển Tông Bộ), Vô Thượng Dương Thể Căn Bản Phẩm (Vô Thượng Du Già Bộ Phụ Tục), Vô Thượng Âm Thể Căn Bản Phẩm (Vô Thượng Du Già Bộ Mẫu Tục), Du Già Căn Bản Phẩm (Du Già Bộ), Đức Hành Căn Bản Phẩm (Hành Bộ) Công Hành Căn Bản Phẩm (Sự Bộ). Mỗi phòng đều có tượng đồng của tổ sư hai phái Mật Tông và Hiển Tông, mỗi các gồm vị, ở bức tường phía Bắc đặt trường án, tường phía Đông và Tây đặt am thờ Phật được làm bằng gỗ tử đàn, chỉ bên trong cung thôi đã gồm bức tượng đồng, phòng cộng lại tầm bức.
Phạn Hoa Lâu được xây dựng dựa trên Phật giáo Hiển Tông, Mật Tông của Tây Tạng. Bên trong tòa lầu này bao hàm rất nhiều hình tượng về Phật pháp, là nguồn tư liệu rất quý giá để nghiên cứu. Kiến trúc của Phạn Hoa Lâu được bày trí theo kiểu mẫu trọng yếu về Phật đường trong cung đình nhà Thanh, trong các tài liệu được ghi nhận từ thời Thanh thì Phạm Hoa Lâu được xưng tụng là "Lục Phẩm Phật lâu".
Vì vậy, một lời xin phép trước khi mở cửa không chỉ đơn thuần chỉ là "truyền thống" mà đó còn là sự tôn trọng của hậu nhân dành cho các bậc tiền nhân, đồng thời cũng là sự kính trọng đối với Phật giáo bao ngàn năm qua.
Bổ sung thêm một số thông tin cho các bạn dễ hình dung, Lục Phẩm Phật Lâu là một tổ hợp kiến trúc Phật giáo rất trọng yếu đời Thanh, song tên chính thức của tổ hợp này là "Đại Bảo Lâu Diệu Cát Tường", Phật Lâu chỉ là một cách gọi. Ngoại trừ Phạn Hoa Lâu thì trong Tử Cấm Thành còn tòa nữa gồm: Tuệ Diệu Lâu trong cung Kiến Phúc, Đạm Viễn Lâu sau điện Trung Chính, Bảo Tương Lâu trong hoa viên của cung Từ Ninh; một tòa Phạm Hương Lâu nằm ở phía tây Hàm Kinh Đường thuộc Trường Xuân Viên; trong sơn trang nghỉ dưỡng Thừa Đức có ba tòa: Chúng Hương Lâu trong Châu Nguyên Tự, Tây Quần Lâu ở đài Đại Hồng thuộc Phổ Đà Tông Thừa Tự, Nghiêm Tây Quần Lâu ở Diệu Cao Trang thuộc Tu Di Phúc Thọ Tự. Hiện tại chỉ có mỗi Phạn Hoa Lâu là bảo tồn gần như toàn bộ từ tượng Phật đến pháp khí, còn bảy tòa khác trên cơ bản đều đã trở thành những tòa lầu trống thậm chí là đã thành phế tích.
-------------------------------------
Đêm có đoạn video của Phạn Hoa Lâu do Qing An quay lại nên là bản quyền không sao chép được mong quý vị thông cảm :((