Tên ngốc Trần Hạ Chi vốn dĩ bướng bỉnh, há chịu dễ dàng từ bỏ?
Tạ Trản treo ở bên hông Hoàn Lẫm, hai ngày này liền được mở rộng tầm nhìn.
Trần Hạ Chi tựa như một cơn gió, liên tục thay đổi bộ dạng đột ngột xuất hiện quỳ xuống trước mặt Hoàn Lẫm.
Tỷ như hắn vận một thân bạch y, trên đó toàn là bút tích văn chương của Tạ Trản. Có lúc hắn lại cầm một mảnh giấy trắng, trên giấy toàn là máu tươi tựa như huyết thư. Liền có khi lưng đeo bó củi quỳ rạp trên mặt đất, khóc lóc thảm thiết. Càng kỳ quái hơn chính là, có một ngày Hoàn Lẫm đang đi trên đường, xa xa nhìn thấy rõ ràng là một cây cột sơn son đỏ thắm, tới lúc lại gần, cây cột đột nhiên chuyển động biến thành người, lần đó Trần Hạ Chi suýt chút nữa bị thị vệ của Hoàn Lẫm giết chết.
Nếu không phải Trần Hạ Chi liều sống liều chết để cứu Tạ Trản, y thật sự nghĩ rằng Trần Hạ Chi là đang làm trò hề. Nếu lúc này y cười thì thực sự có chút tàn nhẫn, cho nên Tạ Trản kiềm nén đặc biệt khổ cực.
Hoàn Lẫm tựa hồ bị Trần Hạ Chi hù dọa. Ngoại trừ những lúc lâm triều, hắn đều ở bên trong Thái Cực điện, đêm xuống cũng không thị tẩm phi tần.
Bất quá đối với Tạ Trản đây lại là chuyện tốt. Tính cách lãnh đạm của y quả thật không phù hợp đối với việc chứng kiến mấy cảnh đông cung sống này.
Tạ Trản theo bên người Hoàn Lẫm nhiều ngày, phát hiện hắn sau khi lên ngôi cũng chưa nạp quá nhiều phi tần, cho tới bây giờ hắn cũng chỉ gặp mỗi mình Hoàng hậu.
Hoàn Lẫm cũng không phải là người ủy khuất bản thân, chính vì vậy có thể thấy được, hắn đối với Hoàng hậu là một mảnh chân tâm.
Hoàn Lẫm có thể làm mọi chuyện vì người mình yêu, còn đối với người mà hắn không yêu, vô luận người đó làm gì, hắn đều sẽ không liếc mắt để ý. Bất hạnh thay, Tạ Trản chính là người phía sau.
Có đôi lúc, Tạ Trản nghĩ không muốn tiếp tục bám vào ngọc bội, chứng kiến cuộc sống thường ngày của Hoàn Lẫm. Nhưng mà y cũng không làm được gì.
“Rầm” một tiếng, Tạ Trản hoàn hồn, liền thấy Hoàn Lẫm vừa mới tắm xong, thân thể trần truồng đứng trước mặt y. Y liếc mắt một cái liền nhìn thấy thân thể cao lớn rắn chắc của hắn, khí tức nam tính cũng phả vào mặt.
Tạ Trản: “…” Tiếp tục như vậy không được a!
Bọn họ dĩ nhiên đã từng ân ái, chỉ là khi đó hai người vẫn còn trẻ tuổi, tiếp xúc da thịt đối với Tạ Trản mà nói như là vụng trộm dại khờ thuở ban đầu, vừa ngại ngùng vừa không nhịn được. Khi đó thân thể Hoàn Lẫm cường tráng, lại có chút ngây ngô trắng nõn của thiếu niên mới lớn. Mà lúc này, thay vào đó là làn da và cơ bắp màu lúa mạch khỏe mạnh cùng những vết sẹo có chút dữ tợn.
Ánh mắt Tạ Trản dừng lại ở vết sẹo kinh tâm nhất trên người hắn, kéo dài từ vai phải xuống dưới bụng trái, tuy rằng đã khép lại từ lâu, nhưng trông như một con rết dữ tợn.
Hắn đột nhiên nghĩ đến lời nói trước kia của Hoàng hậu.
— Bổn cung theo bên cạnh bệ hạ đã được bảy năm, cùng ngài vào sinh ra tử, nhìn bệ hạ đẫm máu leo lên ngôi vị Hoàng đế.
Tạ Trản trong lòng thở dài một hơi, y và Hoàn Lẫm đã sớm chia lìa, là y quá chấp nhất nghĩ rằng Hoàn Lâm một mực chỉ yêu mình y.
Hoàn Lẫm chỉ khoác một kiện áo choàng ngồi đó. Bây giờ đang là mùa đông khắc nghiệt, cho dù trong phòng lò sưởi đang cháy nhưng vẫn có chút lạnh lẽo. Hoàn Lẫm thân thể khỏe mạnh nên hoàn toàn không cảm thấy lạnh, đương nhiên cũng có thể là do hỏa khí quá mạnh.
Hoàn Lẫm tựa hồ có hơi bực bội, hắn từ trong ngăn kéo lấy ra một chồng giấy để lên bàn, một vài tờ trong đó liền lác đác rơi xuống.
Tạ Trản liếc mắt một cái liền nhận ra những bức thư đó. Những tờ giấy đó là do Tạ Trản lựa chọn từ những tờ giấy Tuyên thượng hạng, còn được xông bằng gỗ đàn hương. Hoàn Lẫm thường xuyên khó ngủ, mà đàn hương lại giúp an thần, Tạ Trản vì lo cho hắn, mỗi lần hắn ngủ đều thay hắn huân hương.
( Giấy Tuyên (giản thể: 宣纸; phồn thể: 宣紙; bính âm: xuānzhǐ, Hán-Việt: Tuyên chỉ) hay giấy huyện Kính (giản thể: 泾县纸; phồn thể: 涇縣紙; bính âm: jīngxiànzhǐ, Hán-Việt: Kính huyện chỉ) là một loại giấy có nguồn gốc ở Trung Quốc cổ đại, được sử dụng để viết và vẽ. Giấy Tuyên nổi tiếng mềm mại và kết cấu mịn màng, phù hợp để truyền tải biểu cảm nghệ thuật cho cả thư pháp và hội họa Trung Hoa. Tại Trung Quốc người ta coi giấy Tuyên là vua của các loại giấy và là loại giấy bền nghìn năm (纸中之王,千年寿纸 – chỉ trung chi vương, thiên niên thọ chỉ). Tháng năm giấy Tuyên được chính quyền Trung Quốc bảo hộ chỉ dẫn địa lý quốc gia.)
Đối với Tạ Trản lúc đó mà nói, Hoàn Lẫm là ái nhân và cũng là thân nhân duy nhất của y, cho nên tất thảy ôn nhu y đều trao cho hắn.
Thư tín chất chồng, có một ít phong thư đã được mở ra, nhưng cũng có một số vẫn còn nguyên vẹn.
Càng về sau Tạ Trản càng khắc chế bản thân, ngắn thì hai tháng, lâu thì nửa năm y mới viết cho Hoàn Lẫm một phong thư. Bởi vì càng ít thì càng quý giá, y thường phải mất tới mấy ngày mới nghĩ ra được nên viết cái gì, thậm chí phải mất cả đêm mới viết xong, sửa đi sửa lại rồi mới gửi đi.
Lúc đầu Tạ Trản còn kìm nén cảm xúc của chính mình. Đến cuối năm Hoàn Lẫm phản loạn, y sớm đã đoán được chút gì đó, liền dần dần biểu lộ tâm ý của mình, nhưng cũng là một hồi giãy giụa đấu tranh tinh thần.
Tạ Trản nhìn những phong thư hoàn toàn chưa mở, trong lòng đột nhiên có chút khó chịu không nói nên lời.
Trong khi những lá thư này chính y hao hết tâm tư để viết ra, lại bị Hoàn Lẫm hết thảy xem thường, làm y không có cách nào bình tĩnh được.
“Lý Đắc Thanh, đem chậu than vào đây.” Hoàn Lẫm phân phó nói.
Lão thái giám rất mau liền đem vào một chậu than rồi đốt lên, ánh lửa hắt lên khuôn mặt Hoàn Lẫm có chút dữ tợn.
Trong tay Hoàn Lẫm cầm một phong thư, Tạ Trản sớm đã đoán được ý định của hắn.
Rất nhanh phong thư liền được ném vào chậu than, lửa cháy lớn hơn, đem trang giấy thiêu thành một đống tro tàn. Tâm tư Tạ Trản nháy mắt trở nên trống rỗng.
Linh hồn bám vào ngọc bội đối với y thực sự là một loại tra tấn, nhìn chính mình phó thác chân tâm lầm người, nhìn Hoàn Lẫm đối với y xem thường, quả thực là trào phúng.
Sau khi đốt hết những phong thứ đó, trong chậu than chỉ còn lại một đống tro tàn, Hoàn Lẫm gắt gao nhìn chằm chằm chậu than kia, đột nhiên nói: “Nên giết hắn.”
Vừa thì thầm, cũng tựa như đang nhắc nhở chính mình.
Tạ Trản biết “hắn” trong lời nói của Hoàn Lẫm chính là y.
Trong lòng y thực ra có rất nhiều nghi vấn.
Thứ nhất, Hoàng hậu ban chết cho y bằng rượu độc cũng đã qua năm ngày, thế nhưng Hoàn Lẫm tựa hồ không hề hay biết việc này. Hoàng hậu rõ ràng không phải là một nữ tử đơn giản như vậy.
Thứ hai, y bị nhốt trong thiên lao, Hoàn Lẫm muốn giết y dễ như trở bàn tay. Hắn nếu như tâm tâm niệm niệm muốn giết y, vậy tại sao vẫn chưa động thủ? Lẽ nào hắn đang cố kỵ điều gì?
Hoàn Lẫm đêm đó liền triệu kiến đình úy (quan coi ngục và bắt trộm giặc đời xưa) chưởng quản hình ngục.
Đình úy họ Hà, là một hán tử ngũ đại tam thô (chỉ những người vóc dáng tráng kiện cao to), trên mặt hắn là một vết sẹo dữ tợn kéo dài từ trái sang phải. Thời điểm Tạ Trản nhìn thấy hắn, trong đầu liền lóe lên rất nhiều suy nghĩ.
Đình úy chính là người đã đến Tạ phủ truyền chỉ, cũng là cận thần của Hoàng đế. Trí nhớ Tạ Trản cực tốt, năm năm trước lúc đoàn quân của Hoàn gia đại thắng trở về, hắn chính là người cưỡi ngựa đi bên phải Hoàn Lẫm. Hoàn Lẫm đối với hắn cũng có chút sủng hạnh cùng tín nhiệm.
Đình úy họ Hà, mà tục danh của vị hoàng hậu kia lại là Hà Cẩm, một kẻ thì thô thiển, một người thì mềm mại dịu dàng, vốn dĩ hai người bọn họ tuyệt nhiên bất đồng, thế nhưng khuôn mặt lại lộ ra một chút tương tự. Nghi vấn đầu tiên của Tạ Trản liền được giải đáp.
“Hà Dũng, ngày mai buổi trưa xử tử Tạ Trản.” Hoàn Lẫm trầm giọng nói.
Tạ Trản nhìn thấy trong mắt tên đình úy kia lóe lên mừng rỡ. Hà Cẩm lặng lẽ giết y, vô luận thế nào cũng là khi quân, mà hắn là huynh trưởng của nàng, giấu giếm vô cùng khổ cực. Hoàn Lẫm tự mình hạ lệnh, hắn tự nhiên cũng thở phào nhẹ nhõm.
Lúc đình úy rời đi, Hoàn Lẫm nhìn chằm chằm vào miếng ngọc bội một lúc rồi leo lên giường.
Tạ Trản ngây người nhìn muội than lạnh lẽo, thật lâu vẫn không thể ngủ. Hết thảy đều đã kết thúc, ngày mai khi tin tức xử tử y được công bố khắp thiên hạ, có lẽ hồn phách của y cũng không cần phải trói buộc bên trong ngọc bội nữa rồi.