Tác giả: Tiing
Sau bữa trưa, chú Trung mang hộp đi rửa, Nguyện ngồi lại với Thành.
_Cô bé ở lại chơi hay về.
_Dạ giờ cháu đi họp nhóm, chú cứ nghỉ trưa đi, cháu đọc tài liệu một lát rồi đi.
Thành nằm xuống giường, quay sang nhìn Nguyện đang ngồi trên chiếc ghế sofa đặt sát tường hỏi:
_Cô bé đang đọc gì?
_Dạ, là truyện Kiều.
_Truyện Kiều?
_Dạ, nhóm cháu sắp thi "Chinh phục Truyện Kiều" vòng loại ở trường.
_Nếu thắng sẽ đại diện trường đi thi khu vực phải không?
_Dạ, chú cũng có theo dõi cuộc thi này ạ.
_Tôi chỉ xem trực tiếp mỗi trận chung kết, còn khi rảnh thỉnh thoảng tôi cũng có xem một số chương trình chiếu lại trên truyền hình.
_Cô bé có phải học thuộc toàn bộ không?
_Dạ, có. NGoài phải thuộc hết thơ còn phải nhớ hết các điển tích, các chú giải của truyện nữa.
_CÁc điển tích cô bé tham khảo ở tài liệu nào?
_Dạ, trong cuốn Từ điển truyện Kiều của tác giả Đào Duy ANh ạ.
_Cô bé cho tôi mượn cuốn từ điển xem thử.
_Dạ, đây ạ.
_Bản gốc xuất bản năm luôn.
_Dạ, cháu nghe nói bản này là chuẩn nhất rồi.
_Ừ, mà cô bé thuộc thơ đến đâu rồi?
_Dạ, mới được / thôi chú?
_Khi nào cô bé thi.
_Thứ tới ạ.
_Nhóm cô bé chắc có người huấn luyện chứ?
_Dạ có, mỗi tuần buổi, sau khi vào vòng trong sẽ tăng lên mỗi tuần buổi.
_Giờ cô bé có muốn tôi dò bài giúp không?
_Dạ có, nhưng cháu sợ chú mệt.
_KHông sao, sau khi cô bé đi tôi nghỉ cũng được mà.
_Dạ, vậy chú chờ cháu phút, mà mỗi lần do câu thôi nha chú.
_Ok.
Sau khi nhẩm tới nhẩm lui câu, Nguyện nhờ Thành dò lại. Lần đầu đọc từ đầu đến đuổi cô bé bị vấp chỗ, lần Thành chọn câu bất kỳ ở giữa cho Nguyện đọc. Cứ đọc rồi kiểm tra như vậy, lúc rời khỏi bệnh viện Nguyện đã thuộc thêm được o câu thơ.
Từ hôm đó cho đến lúc Thành ra viện là vào đầu tuần kế tiếp, ngày nào Nguyện cũng ghé vào cùng đọc truyện Kiều với Thành.
_Ngày mai thi rồi, hôm nay phải để đầu óc thảnh thơi mới được. Mình chơi đố vui đi chú. Nguyện lúc này đang ngồi gặm táo trong phòng bệnh của Thành lên tiếng.
_Đồng ý. Cô bé muốn đố gì?
_Đố truyện Kiều là nhất cử lưỡng tiện. Giờ chúng ta sẽ đố qua đố lại và ghi điểm, hết câu ai thua thì phải chịu thực hiện một yêu cầu của người còn lại.
_Đồng ý, ưu tiên cô bé bắt đầu trước.
_Dạ, đố chú sư Giác Duyên dùng tiền Thúy Kiều đền ơn làm việc gì?
_Thuê người đánh cá thay phiên chực vớt Thúy Kiều:
Thuê năm, ngư phủ hai người
Đóng thuyền chực, bến kết chài giăng sông
_Chính xác, chú có một điểm. Tới lượt chú.
_Đố cô bé lần đầu gặp mặt Kim Trọng mặc áo màu gì?
_Là màu xanh:
Tuyết in sắc ngựa câu giòn
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời
_Đúng không chú?
Thành mỉm cười gật đầu, Nguyện hài lòng gạch cho mình một nét.
_Là người mà không hẳn là người, xuất hiện trong truyện không tên không tuổi, đố chú biết đó là ai.
_Không nghĩ ra.
_Vậy là chú chịu thua?
Thành gật đầu. Nguyện cười thích chí:
_Đó là cái thây vô chủ đám người Hoạn Thư sai đến bắt Thúy Kiều xong rồi đốt nhà:
Sẵn thây vô chủ bên sông
Đem vào để đó lộn sòng ai hay
_Được rồi, đố cô bé khả năng đặc biệt nhất của Kim Trọng là gì?
_Dạ, cái này cháu biết, là khiến mọi thứ xung quanh đẹp hẳn lên giống mình:
Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh, cành giao
Cháu được thêm một gạch nữa. Cháu tiếp tục nhé, chiến lược khác biệt hóa của Tú bà thể hiện qua câu nào?
Mụ rằng: "Ai cũng như ai,
Người ta ai mất tiền hoài đến đây"
_Chú được thêm một điểm. Chú đố tiếp đi
_Kim Trọng có khả năng thần kỳ gì mà người thường không ai có?
_Là gì vậy chú? Văn chương? Thông minh?
Thành vẫn một mực lắc đầu rồi bắt đầu đếm:
_, ,..., , rưỡi, , o....hết giờ.
_Chú nói đi chú!
_Đó là lấy vật từ hư không, cô bé nghe nhé:
Thoa này bắt được hư không
Biết đâu Hợp phố mà mong châu về
_À, cái đoạn gặp nhau bên tường rào, cháu không để ý chuyện đó.
Cứ như vậy cho hết câu hỏi mà không ai thắng ai.