Trang Viên Của Mị Ma

chương 9: chương 9

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Chương thứ chín

...

Kleist đem đồ bọn họ cần về và tiêu sạch số tiền đã mang đi, khiến Trì Yến trở thành tên đỗ nghèo khỉ Lãnh chúa, lương thực lãnh địa còn dư không đủ để đổi một đồng vàng.

Nhưng so với quản gia đang rầu bạc tóc thì Trì Yến lạc quan hơn rất nhiều.

Tuy cấp hai y học ngoại trú, nhưng bữa sáng với bữa trưa đều ăn ở trường.

Vì mua đôi cánh phát quang phiên bản giới hạn, y đã xài gần hết tiền tiêu vặt một tháng.

Mỗi ngày dựa vào bữa cơm năm hào với canh miễn phí ở căn tin mà sống, mấy thằng anh em tốt cũng chia ít đồ ăn cho y.

Nghèo, là trạng thái bình thường của một thiếu niên nghiện game.

Đáng tiếc khi cái game kia hết thời thì tài khoản y cày không bán được tiền.

"Tiền lúc nào cũng có thể kiếm lại." Sự lạc quan của Trì Yến khiến quản gia tuyệt vọng.

Giá của sắt rất mắc, còn kỹ thuật rèn đúc ở đây lại quá tệ, đao kiếm làm ra vô cùng dễ gãy.

Albert với Carl có trường kiếm nhưng bình thường cũng chỉ đeo bên hông, chưa từng sử dụng, nó chỉ dùng để chứng minh thân phận kỵ sĩ của bọn họ mà thôi.

Nhưng Albert cũng nói với Trì Yến là Thánh viện có một loại đao kiếm mới, không dễ gãy mà lại dễ cong, sau khi bị cong thì dùng chân giẫm cho thẳng lại.

Dù vậy, cũng tốt hơn của bọn gã rất nhiều rồi.

Trì Yến không phải sinh viên ngành kỹ thuật nhưng y từng chơi rất nhiều game, lúc mấy game đối chiến vừa mới thịnh hành thì thể loại game sandbox là nổi nhất.

Mấy game này hướng dẫn cực kỳ chi tiết, nên y cũng biết được một ít kỹ thuật luyện kim.

Trung Quốc chế tạo được thanh kiếm đầu tiên là vào cuối thời Xuân Thu, vũ khí bằng sắt không đủ bén và cứng.

Ở thời cổ đại không có khoa học kỹ thuật hiện đại, chỉ có ba phương pháp luyện kim.

Đầu tiên là cacbon hóa, thứ hai là bách luyện pháp, thứ ba là xào gang.

Trong ba loại phương pháp này, phương pháp đầu tiên là đơn giản nhất, vì nó là kết quả của cuối thời Xuân Thu, chỉ cần dùng than củi nhưng chất lượng lại không được đảm bảo.

Bách luyện pháp xuất hiện cuối triều Đông Hán, chất lượng tốt hơn loại thứ nhất nhưng phải gia công liên tục, hơn nữa hiệu suất rất thấp.

Xào gang ở thời Tam quốc rất xem trọng kỹ thuật tôi luyện thép và chất lượng nước.

Kỹ thuật xào gang đến thế kỷ mới xuất hiện, thua Trung Quốc hơn một ngàn sáu trăm năm.

(Có thể tham khảo thêm tại:)

Hai cái sau đều phải có than đá, yêu cầu của Trì Yến không cao, làm được loại thứ nhất đã tốt lắm rồi.

Hơn nữa mục đích của Trì Yến không phải là mấy thứ vũ khí đao kiếm này, mà là bào với cưa dùng cho thợ mộc.

Tiếp theo chế tạo máy dệt vải.

Sau khi Trì Yến nghĩ kỹ lại, cảm thấy làm ra một chiếc máy dệt vải rất khó khăn, còn phải luyện thép.

Việc này giống như một người muốn ăn đường phải tự nấu mía, hơn nữa còn cần chế tạo ra máy tự động.

Dùng than củi để luyện thép thì y phải chế tạo lò nung.

May là có nhiều ổ mối, nếu không y còn phải nghĩ cách để làm đất sét.

Mùa mưa sắp tới rồi, cây trồng trong ruộng nương lục đục được thu hoạch, đến khi chính thức bước vào mùa mưa, đầu mùa đông thì y chỉ còn hai tháng để chuẩn bị, đốt than củi để thí nghiệm và sử dụng.

Trì Yến rất biết ơn bản thân vì hồi đó mê game, hầu như game nào y cũng chơi.

Nhất là mấy game sandbox chiến lược v.v...!Có thể tự xây dựng thành phố, huấn luyện quân đội, thu thập vật tư rồi đi đánh đối chiến với người khác.

Lúc đầu Sandbox có tính gameplay rất cao, bổ sung rất nhiều kiến thức, người chơi phải làm đủ công tác chuẩn bị.

Từ lúc điều khiển nhân vật khai hoang rồi thành lập thành phố, cuối cùng là đánh đối chiến với người khác, cũng phải mất một tháng thậm chí là hơn.

Nhưng do mấy game này không mất tiền nên cũng dần biến mất theo sàn đấu PK.

Dù sao thì lúc đối chiến với người thật, cần phải vào game rồi kết nối với đối phương mới chơi được.

Bây giờ Trì Yến có cảm giác như mình đang chơi game.

Việc làm lò nung cũng giống xây nhà, không dùng gạch mà là dùng đá, không lấy cây làm khung như nô lệ xây nhà.

Bởi vì có kinh nghiệm xây nhà nên lò nung cũng được làm nhanh hơn.

"Cậu muốn làm gì?" Kleist hỏi Trì Yến, hắn không hiểu được mấy việc Trì Yến làm.

Trì Yến đang ăn bánh mì mật ong, vẻ mặt hưởng thụ nói: "Đốt than củi á."

Kleist ngồi xuống đối diện Trì Yến, kiên nhẫn hỏi: "Than củi là cái gì?"

Trì Yến: "...!Là thứ gỗ chịu được lửa?"

Kleist: "Dùng gỗ để đốt ra gỗ chịu được lửa?"

Trì Yến nhìn Kleist, chớp mắt: "Chắc là...!vậy nhỉ?"

Kleist lại hỏi: "Lấy than củi làm gì?"

Trì Yến: "Nhiều công dụng lắm á, mùa đông thì dùng để sưởi ấm, ít khói.

Đốt gang thành chất rắn xốp xốp, là đồ tốt đó.

Có thể dùng làm dụng cụ trong nhà, còn đốt được thành than.

Nhưng mà loại gỗ nào có thể đốt thành than tốt nhất thì tôi chưa biết, cần phải làm ít thí nghiệm..."

Trì Yến giải thích một mạch, Kleist chỉ lẳng lặng ngồi nghe.

Lúc Trì Yến nói xong, mới ý thức được có lẽ Kleist sẽ không hiểu, hơi xấu hổ nói: "Thật ra tôi giải thích không được rõ ràng lắm."

Kleist mỉm cười, hắn vừa cười lên thì căn phòng đơn sơ cũng trở nên hoa lệ.

"Không sao, tôi thích nghe cậu nói."

Kleist chăm chú nhìn Trì Yến, hắn rất đẹp, đôi mắt đó hệt như hai viên bảo thạch hoàn mỹ, lại hơi giống mặt hồ lấp lánh, làn da trắng nõn bóng loáng, ngũ quan tinh xảo như tạo vật mà Thượng đế đích thân điêu khắc.

Trì Yến nuốt nước miếng, niệm trong lòng "Sắc tức thị không, không tức thị sắc."

(Sắc tức thị không, không tức thị sắc: là câu kinh đơn giản và nổi tiếng nhất trong hệ Bát-nhã Ba-la-mật của Phật pháp.)

"Đối phương là đàn ông, mình thèm cũng vô dụng."

Kleist đặt tay lên vai Trì Yến: "Nếu cậu có lời muốn nói, thì cứ nói cho tôi nghe."

Trì Yến: "Được."

Sau đó Trì Yến xé ổ bánh mì đưa cho Kleist: "Ăn không? Có bỏ thêm mật ong, đầu bếp nói chỉ còn một ít."

Không có ai nuôi ong nên mật được lấy từ mấy tổ ong dại, vì vậy giá mật ong rất mắc.

Tí mật đó là do cuối năm ngoái Lãnh chúa cũ tốn một đống tiền mua từ bọn thương nhân.

Kleist nhận lấy bánh mì trong tay Trì Yến, bánh mì vừa thơm ngọt vừa mềm xốp quả thật là mỹ vị.

Kleist cắn một miếng thấy rất ngon, chỉ một ổ bánh mì thôi cũng có thể biến Trì Yến trở thành Viện trưởng của Thánh viện.

Bây giờ hắn thật mong chờ Trì Yến tiếp tục làm ra mấy thứ như này.

Các nô lệ cũng chính thức dọn vào ngôi nhà đất chính tay họ xây, lót cỏ khô để làm giường, dù tối có mưa thì trong phòng vẫn rất khô ráo ấm áp.

Nô lệ không có mồi lửa nên vào đêm chỉ đành nương vào ánh trăng để hoạt động.

"Ấm quá." Người đầu trâu nằm trên cỏ than khẽ, gã ở chung nhà với mấy Người đầu trâu khác.

Cơ thể Người đầu trâu rất cường tráng, trước khi ngủ họ cũng sẽ nói chuyện phiếm nhưng đề tài thì khô khan nhạt nhẽo.

"Sao Lãnh chúa ngài không cho chúng ta xây nhà tròn tròn ấy?"

"Vậy thì nhỏ quá, Địa tinh cũng không vào được."

"Không có nô lệ nào sướng hơn chúng ta đâu! Một ngày hai bữa, còn có nhà ở!"

"Hy vọng được sống mãi như vậy."

Vóc người Địa tinh nhỏ xinh, một nhà chứa được rất nhiều Địa tinh.

Bọn họ trải cỏ hết cả căn nhà, ngủ chung với nhau, mấy Địa tinh nữ ngâm nga mấy câu ca dao ru bọn trẻ ngủ.

Sau đó mấy Địa tinh nam kéo họ qua, hưởng thụ thời gian của người trưởng thành.

Người lùn thì vót gỗ dưới ánh trăng, họ rất thích làm thủ công, tuy chỉ là một ít đồ vô dụng nhưng Người lùn vẫn làm không biết mệt, họ sẽ điêu khắc gỗ thành các hình dạng khác nhau.

Do công cụ có hạn, chỉ dùng dao đá thì không thể làm ra mấy thứ tinh tế nên thành phẩm cũng không được đẹp cho lắm.

Người hầu trong thành rất hâm hộ nô lệ, chúng được ở trong nhà còn họ chỉ có thể ở hành lang ẩm ướt.

Lúc trước nô lệ ngủ trên đất, họ cảm thấy được ngủ trên hành lang là chuyện vô cùng hạnh phúc.

Giờ nô lệ được ngủ trong nhà còn họ vẫn chỉ ngủ ở hành lang.

Quản gia phát hiện suy nghĩ của đám người hầu.

Tuy ông cũng thấy nô lệ thì không nên sống tốt hơn người hầu, nhưng đồng thời lại nghĩ một người hầu đủ tư cách thì không thể nghi ngờ bất kỳ quyết định gì của Lãnh chúa.

"Chẳng lẽ chúng bay muốn Lãnh chúa ngài xây nhà cho chúng bay sao?" Quản gia quở trách: "Được ở trong thành là vinh hạnh của chúng bay rồi! Nếu không muốn ở nữa thì cút đi! Làm nô lệ rồi ở nhà của chúng ấy!"

Đám người hầu run rẩy, không dám nói lời nào.

Sắc mặt quản gia cay nghiệt: "Nếu còn để tao thấy chúng bay oán trách thì tao nhất định sẽ cho chúng bay toại nguyện, để chúng bay ở nhà của nô lệ!"

Đám người hầu đều rụt cổ.

Quản gia lạnh lùng "hừ" một tiếng, ngẩng đầu bỏ đi.

Đám người hầu lúc này mới thở phào nhẹ nhõm.

Nữ đầu bếp cũng ở trong đó, tuy cô không oán giận nhưng cô nghe người khác oán giận nên cũng bị vạ lây.

"Sau này mấy người đừng có nói mấy lời này với tôi nữa!" Anna rất tức giận, làm nữ đầu bếp và nắm quyền trong bếp, địa vị cũng cao hơn đám người hầu, "Tôi phải toàn tâm toàn ý phục vụ Lãnh chúa, tôi sẵn lòng ngủ trên hành lang."

Nói xong cô cũng "hừ" một tiếng rời đi.

Mấy người hầu còn lại đều rất sợ hãi, họ sợ bị đuổi khỏi thành, một khi bị đuổi đi thì họ sẽ biến thành nô lệ.

Năm ngoái có rất nhiều nô lệ chết, cực kỳ nhiều.

Họ thậm chí còn không được chôn cất, cũng không có bia mộ.

...

Trì Yến phát hiện, mấy ngày nay đám người hầu rất kỳ lạ, thái độ của họ đối với y cung kính hơn xưa.

...!Không phải, không thể nói là cung kính, mà là sợ hãi.

Hơn nữa còn vô cùng sợ hãi, thậm chí trước mặt Trì Yến họ không dám có động tác dư thừa nào.

Lúc trước họ còn nói chuyện với y, đôi khi cũng dám ngẩng đầu nhìn y, mấy người trẻ tuổi sẽ đỏ mặt dùng ánh mắt thể hiện tình yêu của mình với y.

"Bọn họ sao vậy?" Trì Yến chẳng hiểu mô tê gì mà hỏi quản gia, "Dạo này tôi đâu có làm chuyện gì khiến người khác sợ hãi đâu nhỉ?"

Quản gia nghiêm túc, "Tư tưởng của chúng có vấn đề, lão đã dạy cho chúng bài học."

Trì Yến: "...!Tư tưởng gì?"

Mấy người hầu chẳng lẽ muốn được tự do, tính đả đảo tên địa chủ y đây? Nếu thật sự vậy, Trì Yến phải tự bảo vệ bản thân cho tốt.

Nhưng quản gia lắc đầu nói: "Chúng cũng muốn ở nhà giống bọn nô lệ."

Trì Yến: "...!À."

Quản gia đau đớn khôn nguôi: "Tại sao chúng lại muốn ở nhà của nô lệ chứ? Rất mất mặt."

Trì Yến uống ngụm nước, nghĩ thầm, thật ra tôi cũng muốn ở trong nhà của nô lệ.

Chỉ có quỷ mới muốn ở lại "tòa thành" đá dễ dột nước này.

Quản gia: "Lão vô cùng kiêu ngạo khi được ở lại trong thành."

Hết chương thứ chín

Truyện Chữ Hay