Hai năm trôi qua kể từ sau cái chết của Fujii Itsuki. Và là cái giỗ thứ hai vào ngày mùng tháng Ba. Hôm ấy vào ngày lễ dành cho các bé gái, Kobe đổ tuyết bất thường. Tuyết chôn vùi cả khu nghĩa trang công cộng nằm trên đồi, những hạt trắng bám lấm tấm lên màu đen của những bộ đồ tang.
Hiroko ngước lên nhìn trời. Tuyết trắng rơi không ngớt từ bầu trời không màu trông đẹp dung dị. Chắc hẳn bầu trời mà anh ấy nhìn thấy lần cuối trước khi chết trên núi tuyết cũng tựa như lúc này.
“Như thể thằng bé đang gửi tuyết xuống ấy nhỉ?”
Người lên tiếng là bà Ashiro, mẹ của Itsuki, người lẽ ra đã là mẹ chồng Hiroko.
Đến lượt cô thắp nhang.
Chắp hai tay trước mộ, chính Hiroko cũng ngạc nhiên khi có thể thanh thản đối mặt với anh. Thời gian là thế chăng. Nghĩ đến đó, tâm trạng Hiroko có phần xáo trộn.
(Xin lỗi vì em là người con gái bạc tình.)
Nén nhang Hiroko thắp mới tỏa ra làn khói mỏng trong giây lát thì một hạt tuyết chạm vào đầu nhang và dập tắt ngọn lửa. Hiroko thấy như đó là trò đùa của anh.
Ngực cô thắt lại.
Nhân thể lễ dành cho các bé gái, rượu ngọt nóng được đem ra thết đãi trong lúc chờ tàn canh hương. Khách đến viếng bỗng ồn ào hẳn lên, hâm nóng người bằng chén rượu và bắt đầu sôi nổi với những câu chuyện thế nhân nhàm chán. Hầu hết trong số đó là người nhà Itsuki. Ngoài ra có cả những người bạn chẳng còn giữ ký ức đầy đủ về anh. Họ đứng trước mộ anh nhưng gần như chẳng có chuyện gì để nói. Kể ra với bản chất kiệm lời và khó gần của anh thì điều này cũng không phải là không có lý. Còn trẻ mà đã vậy đấy. Đối với họ, anh là một cố nhân chỉ có ngần ấy chuyện để kể.
“Tôi không uống được đồ ngọt. Không có đồ cay sao? Rượu cay ấy!”
“Tôi cũng thích rượu cay.”
Đáp lại yêu cầu ngang ngạnh của cánh đàn ông, ông Seiichi – bố Itsuki gọi bà Ashiro.
“Ashiro! Bà mang cái đấy lại đây. Có rượu Kikumasa gì ấy đúng không?”
“Bây giờ á? Đằng nào lát nữa chẳng uống thỏa thuê?”
“Không sao, không sao hết. Uống để tưởng nhớ, tưởng nhớ mà!”
Bà Ashiro chạy đi lấy rượu Kikumasa với vẻ mặt khó chịu.
Thế là, buổi tiệc bắt đầu sớm giữa trời tuyết và một chai Kikumasa chẳng thể nào đủ, những chai rượu thể tích sho() liên tiếp được đem ra xếp đống trên tuyết.
(. sho: đơn vị đo thể tích của Nhật. sho = , lít)
“Chị Hiroko…”
Bất ngờ có tiếng gọi từ hội đàn em trong nhóm leo núi của Itsuki. Hiroko cũng nhận ra từ nãy giờ họ ngượng ngùng đứng thu lu trong góc. Song cô không trông thấy bóng dáng hội bạn từng trong nhóm leo núi cùng Itsuki, những thành viên chính đã cùng anh leo núi nhưng bỏ lại anh để xuống núi.
“Các anh ấy hôm nay tự sám hối ở nhà.”
“Mọi người vẫn thấy có tội lắm. Anh Akiba thậm chí còn chưa leo núi lại kể từ hồi đó cơ mà.”
Akiba là bạn thân nhất của Itsuki. Đồng thời cũng là thủ lĩnh trong chuyến leo núi cuối cùng đó. Chính anh là người quyết định bỏ lại Itsuki khi Itsuki bị rơi xuống khe núi. Vào ngày diễn ra tang lễ, gia đình Itsuki đã không chấp nhận để Akiba và người trong nhóm leo núi đến viếng. Bấy giờ ai cũng thiếu kiềm chế.
“Mấy quy tắc trên núi trên non gì đó chỉ áp dụng được trên núi thôi nghe không!”
Đến giờ Hiroko vẫn không quên ai đó trong họ hàng nhà Itsuki đã sỉ vả nhóm Akiba như thế. Người mắng câu đó liệu có còn nhớ? Chắc chắn người đó đang uống rượu ầm ĩ với mấy người đằng kia.
“Các anh ấy đến hết có phải tốt hơn không?”
“Không, không…”
Nhóm đàn em cứ lúng túng đưa mắt nhìn nhau. Một trong số ấy đã lén kể cho cô.
“Em nói thật nhé, hình như các anh ấy lên kế hoạch đêm nay sẽ viếng mộ đấy.”
Sau lễ niệm Phật là bữa tiệc ở nhà hàng truyền thống. Sức chịu đựng trời tuyết cũng theo đó mà biến mất sạch, mọi người hối hả chạy xuống bãi đậu xe trong cái rét căm căm. Hiroko cũng được mời nhưng cô từ chối.
Đúng lúc cô đang nổ máy thì ông Seiichi đến gõ vào cửa kính xe.
“Hiroko, con đưa bà ấy về trước cửa nhà cho ta nhé?”
Cô nhìn ra thì thấy bà Ashiro đang day day thái dương với vẻ mệt mỏi.
“Mẹ làm sao thế ạ?”
“Bà ấy kêu tự dưng bị đau đầu.”
Ông Seiichi mở cửa xe đoạn ấn bà Ashiro ngồi vào ghế sau.
“Ôi đau đau. Ông ấn mạnh thế tôi đau bây giờ!”
“Nói gì thế không biết. Sắp bận tối mắt tối mũi đây này. Bà đúng là chả được cái tích sự gì.”
Nhiếc móc vợ xong, ông Seiichi quay sang Hiroko cười áy náy. Bỗng một người họ hàng đã say khướt loạng choạng đi tới sau lưng ông.
“Haruo, ông say rồi đấy hả?”
“Đâu có đâu”, người đàn ông phẩy tay nói, chân nam đá chân chiêu. Phát hiện ra Hiroko trong xe, ông ta bèn thò mặt vào cửa kính, mùi rượu lan khắp ra xe.
“Ồ, Hiroko phải không nhỉ?”
“Thôi nào!”
Ông Seiichi vội kéo người đàn ông ra. Vừa bị lôi đi, ông ta vừa líu lưỡi hát.
“Con gái ơi, nghe lời ta dặn, đừng yêu con trai thích leo núi ~”
“Ông điên rồi!”
Ông Seiichi gõ đầu người đàn ông và cúi đầu mong Hiroko bỏ qua.
Xe của Hiroko từ từ lăn bánh trên con đường tuyết không quen, đoạn đi khỏi khu nghĩa trang công cộng.
“Bố cũng vất vả quá mẹ nhỉ?”
“Đâu, ông ấy chỉ làm ra vẻ vất vả thôi.”
Cô nhìn qua gương thấy bà Ashiro ngồi đó với vẻ mặt tỉnh bơ, không hiểu cơn đau đầu đã biến đi đâu mất.
“Hôm nay lại bù khú cả đêm cho mà xem. Rốt cuộc thì đấy mới chính là niềm vui. Cơ mà tỏ ra vui vẻ quá lại mất thể diện nên ông ấy chỉ giả đò bận rộn thế thôi. Những người khác cũng thế. Cứ nói tưởng nhớ, tưởng nhớ thế thôi chứ thực ra muốn uống rượu là chính.”
“Đầu mẹ sao rồi?”
“Hả?”
“Mẹ giả vờ đau ạ?”
Hiroko mỉm cười qua gương.
“Gì vậy?”
“Không ạ…”
“Nói đi nào, Hiroko.”
“Con đang nghĩ mọi người ai cũng có âm mưu ấy mà.”
“Mọi người? Mọi người là ai?”
“Các anh Akiba ạ.”
“Các anh Akiba làm sao?”
“Con nghe bảo các anh ấy đang có âm mưu gì đó.”
“Âm mưu gì cơ?”
Tuy nhiên Hiroko bỏ lửng câu chuyện với nụ cười khó hiểu.
Chiếc xe đã về đến nhà Fujii ở Suma. Bị bà Ashiro nài nỉ, Hiroko bèn cho xe chạy qua cổng.
Cảm giác bên trong nhà tối nhờ nhờ quá mức. Như kiểu một cái bóng vô hình nào đang chụp xuống.
Trong phòng khách đặt kệ búp bê chưa được trang trí. Bên cạnh là những hộp gỗ mộc xếp chồng lên nhau, cô thử mở nắp ra và thấy mặt của búp bê Odairi().
(.Búp bê Odairi: búp bê mặc y phục Nhật hoàng được trang trí trong ngày lễ hội bé gái)
Bà Ashiro mang trà ra rồi ngượng ngùng phân trần.
“Mẹ đang trang trí dở nhưng bận chuẩn bị cho buổi hôm nay nên bỏ bẵng luôn.”
Sau đó hai người trang trí tiếp búp bê Hina. So với những loại búp bê Hiroko biết thì búp bê ở đây về hình dáng lớn hơn hẳn, thiết kế cũng cổ hơn.
“Búp bê nhà mình hoành tráng quá ạ.”
“Cũ lắm đúng không? Mẹ nghe kể chúng có từ đời bà cố cơ đấy.”
Theo câu chuyện của bà Ashiro thì những on búp bê này được chuyển từ nhà nọ qua nhà kia mỗi khi có nàng dâu mới về nhà chồng và được truyền lại đến ngày nay. Điều này có nghĩa là tuổi của chúng lớn dần theo từng đời cô dâu. Vài người trong số các cô dây ấy đang nằm cùng anh ở khu nghĩa trang. Hiroko nghĩ vậy trong lúc chải tóc cho búp bê bằng chiếc lược nhỏ.
“Mỗi năm chỉ được ra ngoài một lần nên mấy đứa này chắc hẳn sẽ sống lâu lắm nhỉ!”
Bà Ashiro nói đoạn nhìn chăm chú vào mặt búp bê.
Trời đã về chiều song tuyết vẫn không ngừng rơi.
Hai người mở cửa phòng Itsuki.
Căn phòng của Itsuki, người từng là thầy giáo dạy Mỹ thuật tại một trường cấp III, chất đầy vải bố dùng để vẽ tranh sơn dầu.
Hiroko rút một cuốn sổ phác thảo từ giá sách và mở nó ra trên bàn. Trang nào trang nấy đều là những bức tranh quen thuộc.Và bức tranh nào cũng đượm mùi vị của những ngày tháng đã qua.
Hiroko thích được đứng bên cạnh xem Itsuki vẽ tranh. Xem lại những thứ lúc này đã trở thành kỷ vật khiến khoảng thời gian cô đang dần quên bỗng chốc ùa về. Cảm giác như lại nghe thấy tiếng bút chì chạy trên mặt giấy nhám.
Tiếng bà Ashiro đưa Hiroko ra khỏi dòng suy tưởng.
“Nè,con xem cái này đi!”
Bà Ashiro đưa cho Hiroko một cuốn bà tìm thấy từ giá sách.
“Ồ, album tốt nghiệp.”
Đó là album ảnh tốt nghiệp cấp II của Itsuki.
… Trường trung học cơ sở Ironai thành phố Otaru.
“Nhà mình từng ở Otaru ạ?”
“Ừ. Otaru đấy. Sau đó chuyển đến Yokohama. Tiếp đến là Hakata rồi tới Kobe.”
“Nơi nào cũng hay mẹ nhỉ.”
“Sống thì chỗ nào mà chả như nhau.”
“Thì ở đâu âu đấy mà mẹ.”
“Chỗ đó đúng là ở đâu âu đấy, Otaru yên bình, sống thích lắm.”
“Ở chỗ nào của Otaru ạ?”
“Chỗ nào ấy nhỉ? Cơ mà giờ cũng không còn đâu, nó bị san lấp để làm đường quốc lộ gì đó rồi.”
“Vậy ạ… Ồ, anh ấy nè.”
Hiroko tìm thấy Itsuki thời cấp II trong lúc giở từng trang. Ở vị trí tách biệt khỏi bức ảnh tập thể lớp, mình anh được khoanh bằng dấu tròn lơ lửng trên không. Khuôn mặt chẳng hề thay đổi so với Itsuki mà cô vẫn biết.
“Thằng bé đã chuyển trường ngay trước khi tốt nghiệp.”
“Anh ấy chẳng thay đổi gì hết mẹ nhỉ.”
“Vậy ư?”
Bà Ashiro nhìn vào cuốn album ảnh.
“Giờ xem lại mới thấy bức ảnh thật có gì đó chẳng lành.”
Và rồi hai mẹ con lần theo từng khuôn mặt của đám học sinh cấp II trong bức ảnh tập thể. Bà Ashiro chỉ vào mấy cậu nam sinh mặc đồng phục rồi chọc cười Hiroko với những câu bông đùa chẳng hợp với tuổi, cậu này dễ thương, mẹ thích cậu này.
“Có cả mối tình đầu của thằng bé ở đây thì phải.”
Bà Ashiro nói đoạn di ngon tay lên mặt của các nữ sinh.Và bà chỉ ra một cô bé trong số đó.
“Ơ nè, cô bé này trông giống Hiroko chưa?”
“Dạ?”
“Lẽ nào đây chính là mối tình đầu của thằng bé?”
“Cô bé này ấy ạ?”
“Con trai vẫn thường đeo đuổi hình bóng của mối tình đầu mà, phải không?”
“Thật vậy ạ?”
“Thật mà.”
Hiroko ghé sát mặt đoạn nhìn chằm chằm vào cuốn album nhưng không nhận ra giống ở điểm nào.
Cô lật tiếp để xem có còn bức ảnh nào khác không.
“Anh Itsuki tham gia câu lạc bộ nào hả mẹ?”
“Câu lạc bộ điền kinh.”
Hiroko tìm ảnh của câu lạc bộ điền kinh.
“Thấy rồi thấy rồi.”
Đó là bức ảnh chụp một buổi chạy cự li ngắn. Máy ảnh bắt đúng khoảnh khắc Itsuki bị vấp và sắp ngã. Một bức ảnh hơi đáng xấu hổ.
“Đúng thời khắc quyết định ấy nhỉ?”
Bên dưới bức ảnh đề chú thích “Buổi chạy cuối cùng của Fujii”. Biết là không phải si người trong ảnh nhưng vì buồn cười quá nên Hiroko bật cười khúc khích.
Có tiếng nướ sôi từ trong bếp, bà Ashiro bèn đứng dậy.
“Con ăn bánh ngọt không?”
“Dạ, thôi ạ…”
“Bánh ngọt Comme Chinois đấy.”
“Dạ, vậy phiền mẹ.”
Bà Ashiro ra khỏi phòng rồi Hiroko vẫn dán mắt vào cuốn album ảnh. Cô tỉ mỉ lật từng trang tìm anh – người thậm chí ô không biết đứng ở đâu trong bức ảnh. Ngay cả danh sách tên nằm ở trang cuối cùng Hiroko cũng không bỏ qua. Cô di đầu ngón tay tìm tên anh.
“Fujii Itsuki… Fujii Itsuki…”
Rồi khi đầu ngón tay cô bắt được cái tên đó, một ý tưởng lạ lùng lóe lên trong đầu Hiroko.
Hiroko mượn bút trên bàn của anh, ban đầu định viết vào lòng bàn tay, song chợt nghĩ lại, cô vén tay áo đoạn viết địa chỉ lên cánh tay trắng ngần.
… Khu , phường , Zenibako, thành phố Otaru.
Khi bà Ashiro bước vào đem theo bánh ngọt và hồng trà, cánh tay trái trắng ngần của Hiroko đã kịp giấu dưới lớp áo len mỏng.
“Đang có âm mưu gì à?”
Hiroko giật mình bởi giọng nói của bà Ashiro.
“Dạ?”
“Mấy đứa Akiba ấy, không hiểu đang âm mưu gì vậy nhỉ?”
“Dạ?… À, con nghe nói đêm nay các anh ấy định mở một cuộc đột kích.”
“Đột kích ban đêm?”
“Nghe đâu đêm nay các anh ấy sẽ bí mật đến viếng mộ mẹ ạ.”
“Ồ, vậy ư.”
Bà Ashiro tuy ngạc nhiên nhưng lại thấy thoáng có vẻ vui mừng.
“Thế thì thằng bé đêm nay không ngủ được rồi.”
Đêm ấy, trong lúc nhóm Akiba có lẽ đang thực hiện kế hoạch của họ thì Hiroko viết thư gửi đến Itsuki. Địa chỉ người nhận chính là địa chỉ được ghi trên cánh tay trái của cô.
Giả sử nơi đó đã trở thành đường quốc lộ theo như lời bà Ashiro nói thì chắc chắn thư sẽ không thể tới nơi. Một lá thư không bao giờ tới nơi. Chính vì không tới nơi nên mới có ý nghĩa. Bởi đó là lá thư gửi đến anh – người không còn trên cõi đời này.
Thân gửi Fujii Itsuki,
Anh có khỏe không? Em vẫn khỏe.
Watanabe Hiroko
Bức thư chỉ có vậy. Chính cô cũng thấy nực cười vì sau một hồi suy đi nghĩ lại, vo tròn ném đi vài tờ giấy, cuối cùng bức thư chỉ có bấy nhiêu chữ, song cô thích sự ngắn gọn, súc tích của nó.
(Chắc chắn anh ấy cũng sẽ thích cho mà xem.)
Hiroko thả bức thư vào hòm thư gần nhà ngay trong đêm. Thủ tục tiễn vong người khác kết thúc chóng vánh với một tiếng “cạch” nhẹ dưới đáy hòm.
Đây chính là âm mưu riêng của Hiroko vào ngày giỗ của Fujii Itsuki.
Vài hạt tuyết của đợt tuyết sắp tạnh rơi lất phất giữa bầu trời đêm.
Hết chương