Thứ Nguyên Chi Môn

chương 87: chương 87: xung mạch

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Không biết qua bao lâu Thiên An cũng tỉnh lại, giải trừ ảnh phân thân hắn là không muốn trong quá trình xung huyệt xảy ra chuyện ngoài ý muốn.

Ý thức chìm vào thân thể của mình bắt đầu sử dụng chakra trong người di chuyển qua các kinh mạch, bắt đầu quá trình đả thông các huyệt đạo.

Chẳng mấy chốc cảm giác thư sướng tràn về theo các lổ chân lông trên cơ thể mở ra các luồng khí vô hình hội nhập vào bên trong thân thể dung nhập vào kinh mạch hay máu huyết, rồi đổ dồn về hai đan điền.

Rồi theo luồng khí vận chuyển của hắn bắt đầu như mọi khi đả thông kinh mạch lẫn huyệt đạo, chỉ cần khơi thông kinh mạch tắt nghẽn lẫn huyệt đạo phong bế thì khi vận chuyển chân khí sẻ thông suốt nói nôm na giống như một một tuyến đường vậy.

Đường tốt thuận lợi thì xe chạy êm và đến đích nhanh chóng. Còn ổ gà ổ chó đường xấu nhiều thì khó khăn thậm chí bị cán đinh giữa đường dừng bước lại.

Còn các huyệt đạo nằm trên bát mạch và chính kinh là các chốt chặng, chướng ngại vật phải vượt qua, giống như chạy xe không có giấy tờ mà gặp các anh giao thông phía trước bắt lại hỏi thăm đây.

Khi thành công xông huyệt thành công được khai thông thì việc luân chuyển chân khí sẻ nhanh hơn rất nhiều.

Cơ thể con người giống như một thành phố vậy còn các đường kinh lạc chính là con đường di chuyển cắt nối lẫn nhau, người dân lưu thông qua lại.

Khác chăng thì kinh lạc chính là lưu thông khí huyết gồm tuyến đường chính lớn rồi tuyến đường phụ khác.

Đường chính của nó gọi là kinh, nhánh của nó gọi là lạc, kinh với lạc liên kết đan xen ngang dọc, liên thông trên dưới trong ngoài, là cái lưới liên lạc toàn thân.

Mười hai chính kinh thuộc tạng phủ tuần hành phân bố tả hữu đối xứng, mà còn nối tiếp theo thứ tự nhất định, bắt đầu từ Thủ Thái Âm Phế Kinh, theo thứ tự truyền đến Túc Quyết Âm Can Kinh, rồi lại truyền vào Thủ Thái Âm Phế Kinh, tuần hoàn mãi không thôi, biểu thị liên tục như sau:

Thủ Thái Âm Phế Kinh - Thủ Dương Minh Đại Tràng Kinh - Túc Dương Minh Vị Kinh - Túc Thái Âm Tỳ Kinh - Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh - Thủ Thái Dương Tiểu Tràng Kinh - Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh - Túc Thiếu Âm Thận Kinh - Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh - Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh - Túc Thiếu Dương Đảm Kinh - Túc Quyết Âm Can Kinh.

Ba kinh Âm ở tay: Phế, Tâm, Tâm bào có hướng đi từ trong ngực ra ngoài ngón tay, ba kinh Dương ở tay: Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu có hướng đi từ đầu các ngón tay đi vào ngực, mặt. Ba kinh Âm ở chân: Tỳ, Thận, Can có hướng đi từ bàn chân lên tận cùng ổ bụng, ngực.Ba kinh Dương ở chân: Vị, Bàng quang, Đởm có hướng từ mặt xuống, điểm tận cùng là đầu các ngón chân.

Ngoài ra thì Nhâm Mạch và Đốc Mạch cùng với chính kinh trở thành kinh mạch chính.Nhâm mạch: Xuất phát từ môi dưới chạy xuống dưới cằm, cổ, ngực, bụng, rốn, xuyên qua bộ phận sinh dục, vừa đến hậu môn.

Nhâm Mạch có tác dụng tổng quản âm kinh của toàn thân, là Âm kinh chi hải. Đốc mạch: xuất phát từ hậu môn, theo xương cùng lên thắt lưng, lên tiếp theo đường xương sống, lên gáy, lên đỉnh đầu, qua trước trán, xuống mũi, kết thúc ở môi trên. Đốc Mạch có tác dụng tổng quản dương kinh của toàn thân, là Dương kinh chi hải.

Về Bát mạch chính là Âm Duy Mạch - Dương Duy Mạch - Âm Nghiêu Mạch- Dương Nghiêu Mạch - Xung Mạch - Đới Mạch - Nhậm Mạch - Đốc Mạch. Mỗi một người hệ thống kinh mạch mạnh yếu khác nhau, mà thành tựu khác nhau trong việc tu luyện.

Vì sao võ giả hay tu chân lại phải đả thông kinh mạch lẫn xông huyệt, câu trả lời chính là lợi ích mà việc khai thông kinh mạch lẫn huyệt đạo. Mỗi khi đả thông được một mạch khác nhau sẻ gia tăng rất lớn thực lực.

Chẳng hạn như Âm Duy Mạch tăng tính âm nhu, Dương Duy Mạch tăng dương cương, Xung Mạch tăng khinh linh nhanh nhẹn, về phần Nhâm Mạch và Đốc Mạch tăng cường sức mạnh cơ thể khí huyết hay nội lực tăng lớn. Đả thông càng nhiều huyệt đạo tốc độ luân chuyển nội lực càng nhanh, khả năng hồi phục nội lực càng lớn.

Nhờ đó hai đan điền bên trong hắn dự trử một lượng chân khí khổng lồ, nhờ lượng chân khí khổng lồ dồi dào này mà hắn đả thông huyệt đạo cơ thể của mình, sau đó chuyển hóa chúng thành Chakra cho mình. Việc trở nên dể hơn khi chỉ cần nén năng lượng tinh thần với chân khí nữa là được.

Các huyệt đạo nằm trên bát mạch và chính kinh là các chốt chặng, chướng ngại vật phải vượt qua, giống như chạy xe không có giấy tờ mà gặp các anh giao thông phía trước bắt lại hỏi thăm đây.

Khi thành công xông huyệt thành công được khai thông thì việc luân chuyển chân khí sẻ nhanh hơn rất nhiều. Cơ thể con người giống như một thành phố vậy còn các đường kinh lạc chính là con đường di chuyển cắt nối lẫn nhau, người dân lưu thông qua lại.

Đả thông càng nhiều huyệt đạo tốc độ luân chuyển nội lực càng nhanh, khả năng hồi phục nội lực càng lớn.

Khi đó nội lực tích trử trong đan điền sẻ càng ngày càng nhiều.Có thể ví đan điền lúc này như một cái bình chứa nước có thành bình siêu dày mà thể tích lại siêu nhỏ vậy. Còn thiên địa linh khí lẫn tế bào cơ thể bên trong tôi luyện ra khí giống như biển vậy.

Muốn hấp thụ đủ nước biển vào trong bình thì chỉ đơn giản, rất nhanh chóng. Nhưng nếu muốn sử dụng nước biển này mở rộng thể tích cái bình thì là một chuyện rất mất công sức và thời gian.

Việc tu luyện lúc này giống như việc đun sôi nước biển vậy. Nước sẽ bị loại bỏ, muối sẽ được giữ lại, sau đó mới có thể sử dụng muối này từ từ bào mòn thành bình, khiến cho không gian trong cái bình dần mở rộng.

Nếu coi kinh mạch như thông đạo thì huyệt đạo chính là những cánh cửa. Cửa càng dày, càng chắc chắn thì mở càng khó khăn, càng tốn công sức.

Giữa những huyệt đạo này cũng không phải thông suốt mà chứa đầy tạp chất, như thông đạo đã có những cánh cửa chặn đường còn đổ đầy đất đá vậy.

Chỉ cần đả thông ít nhất một đường kinh mạch khi đó chân khí có thể từ đan điền theo đường kinh mạch này xuất ra ngoài. Thông thường thì các tâm pháp, công pháp sẽ chọn kinh mạch trên cánh tay làm kinh mạch đầu tiên.

Có thể nhờ ngoại lực dược liệu, đan dược để xung huyệt mượn nhờ đó mà phá huyệt đạo, Nếu coi kinh mạch như thông đạo thì huyệt đạo chính là những cánh cửa.

Cửa càng dày, càng chắc chắn thì mở càng khó khăn, càng tốn công sức. Giữa những huyệt đạo này cũng không phải thông suốt mà chứa đầy tạp chất, như thông đạo đã có những cánh cửa chặn đường còn đổ đầy đất đá vậy.

Mà hiện tại Thiên An lựa chọn xông mạch chính là trong kinh Thủ Thái Âm Phế Kinh, có tất cả đại huyệt chính trên chính kinh này, đi từ trong ngực ra ngón tay lần lượt là Trung Phủ- Vân Môn- Thiên Phủ- Hiệp Bạch- Xích Trạch- Khổng Tối- Liệt Khuyết- Kinh Cừ- Thái Uyên- Ngư Tế- Thiếu Thương.

Có một điều hắn nhầm lẫn chính là Thập Nhị Chính Kinh không phải là một mà là một đôi đối xứng, có nghĩa là cứ một chính kinh là một cặp phân bố cân xứng lẫn nhau.

Nôm na dể hiễu như Thủ Thái Âm Phế Kinh hay tay đều có cả, chứ không phải một tay chỉ có Thủ Thái Âm Phế Kinh tương tự các chính kinh còn lại cũng vậy.

Huyệt Trung Phủ ở dưới huyệt Vân Môn , tấc, từ giữa ngực đi ra hai bên đều tấc, trong chỗ lõm sờ thấy mạch đập, đây chính là huyệt mộ của phế ( phổi).

Vị trí này chính là gần với đan điền khí nhất cho nên hắn quyết định đem tất cả chakra vận chuyển đến nơi này rồi từ nó lội thuận dòng xông huyệt.

Thủ Âm Phế Kinh là kinh âm cho nên khí chính là đi từ trong ra ngoài. Còn một lý do nửa hắn cũng muốn thử đả thông xong Thủ Thái Âm Phế Kinh có thể tạo ra được môn võ công bá đạo trong Kim Dung, là Lục Mạch Thần Kiếm hay không?

Cái gì thuận thì dể, nghịch thì khó hiện tại với Thiên An cũng đồng dạng như vậy khí luân chuyển theo thuận đường không có cản trở gì tốc độ lại được đẩy nhanh, giống như thuyền bồm chạy bằng động cơ hơi nước lại có gió đẩy cánh buồm băng băng chạy đi một dạng.

Kinh mạch nhanh chóng được đả thông một đường đột phá Trung Phủ-Vân Môn-Thiên Phủ- Hiệp Bạch- Xích Trạch- Khổng Tối-Liệt Khiết cho đến huyệt Kinh Cừ thì chững lại lại. Hiện giờ giống như con đường mở rộng ra mà cánh cửa cũng trở nên lớn hơn to hơn và dày hơn.

Lúc này chakra bắt đầu xoay tròn lại bắt đầu mài sát lấy huyệt đạo, tốc độ tăng dần lên những dòng chakra không ngừng được vận chuyển đến nơi này tham dự vào vòng xoáy chân khí này tiếp tục bào mòn lấy. Theo thời gian trôi đi cánh cửa cũng dần bào mòn trở nên càng ngày càng mỏng lấy.

var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push(["fadabbbedcefadecf","[yo_page_url]","[width]","[height]"]);

« Ầm » Cánh cửa vở toang đi dòng khí nhanh chóng xông qua khuếch đại vở nát cánh cửa xé toạt nó rộng lớn hơn, càng ngày càng nhiều dòng khí vượt qua cánh cửa ngày càng được mở rộng hơn cho đến khi bị vở nát hoàn toàn.

Thiên An vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại tiếp tục xung mạch, trong người hắn trữ lượng chakra lẫn khí nhiều.

Lại có thêm linh khí trong nội thiên địa gia trì, lần này hắn chính là muốn dùng hết vào việc xung mạch. Thử xem có thể phá hết các huyệt đạo trong người không?

« Ầm » huyệt Thái Uyên này cũng nhanh chóng bị phá đi, trên đường đi những tiểu huyệt nhỏ thì bị đụng bay không thương tiếc.

Trước dòng lũ chakra tràn qua vơ vét lấy khí bên trong kinh mạch thẳng tiến đến huyệt Ngư Tế giống như quân sỉ hội quân chuẩn bị công phá tường thành.

Bức tường thành này cũng không trụ giữ được khi mà quân sỉ đông đúc mũi khoan xuyên thủng cổng thành phá tan hết thảy, như ngựa thoát cương quân sỉ từ phía sau tràn qua ồ ạt công thành chiếm đất.

Phá đi huyệt Ngư Tế chỉ còn độc một huyệt duy nhất còn lại trên Thủ Thái Âm Phế Kinh, huyệt Thiếu Thương là thành trì cuối cùng còn sót lại cũng chả làm nên trò trống gì khi dòng quân đổ về đông kín.

Tất cả chakra trong người đổ dồn về cũng chẳng cần xoay tròn gì cả luồng chakra hùng hậu khổng lồ trực tiếp đè bẹp cánh cửa thành công đem huyệt đạo cuối cùng thông suốt.

Nhưng không có dừng lại ngay khi phá đi luồng chakra lại được hắn thông qua tâm thần điều khiển rút về đan điền khí huyệt Đản Trung, rồi tiếp tục quá trình xông Thủ Thái Âm Phế Kinh trên cánh tay còn lại.

Tốn một ngày để hắn giải quyết Thủ Thái Âm Phế Kinh, xông phá huyệt đạo thành công đả thông kinh này trên cánh tay.

Ngay sau đó hắn tiếp tục thừa thắng xông lên mục tiêu tiếp theo là giải quyết sáu kinh trên cánh tay là Thủ Thái Âm Phế Kinh, Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh, Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh, Thủ Thái Dương Tiểu Tràng Kinh, Thủ Dương Minh Đại Trường Kinh, Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh.

Trong đó ba kinh Âm ở tay: Phế, Tâm, Tâm bào có hướng đi từ trong ngực ra ngoài ngón tay là ưu tiên hắn xông mạch trước. Thủ Thái Âm Phế Kinh đả giải quyết chỉ còn lại Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh, Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh.

Trong hai kinh này hắn lại ưu tiên giải quyết Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh gồm chín đại huyệt ở mỗi bên là:Cực Tuyến- Thanh Linh- Thiếu Hải-Linh Đạo- Thông Lý- Âm Khích- Thần Môn – Thiếu Phủ- Thiếu Xung.

Huyệt đạo tuy ít nhưng thành vách lại dày hơn, nhưng cũng không gây sóng gió gì chakra lớn lại thêm thuận đường mà công phá.

Hơn nữa Thiên An còn đặc biệc điều khiển chakra có mặt ở phía sau hai bên giáp công đối với huyệt đạo nhỏ thì lấy số lượng lớn chakra dồi dào nghiền ép đè bẹp, còn thành vách dày thì bào mòn không hai bên để rồi đục thủng xé tan đi mà qua.

Mười tám đại huyệt chỉ trong một ngày tiếp theo giải quyết, tiếp theo chính là mục tiêu của kinh còn lại Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh dồng dạng mỗi bên chỉ có đại huyệt: Thiên Trì- Thiên Tuyền -Khúc Trạch-Khích Môn- Giản Sứ- Nội Quan- Đại Lăng- Lao Cung- Trung Xung.

“ Phá” Thiên An khống chế lượng chakra trong người di chuyển trong kinh mạch, như lũ tràn đê đè bẹp phá đi huyệt Thiên Trì, mũi khoan chakra xoáy tròn đâm vào vách ngăn huyệt đạo từng bước xé mở huyệt đạo rồi đem nó oanh thành mảnh vụn, chakra lủ lượt tràn qua cuốn phăng đi mọi thứ thẳng tiến đến huyệt đạo tiếp theo.

“ Ầm ầm” huyệt đạo Thiên Tuyền rung chuyển dử dội khi chakra điên cuồng va đập vào, nhưng không có dấu hiệu đổ vở, nhưng nó cũng không trụ vững được bao lâu.

Cũng như huyệt đạo đầu tiên bật gốc đi khi luồng chakra bắt đầu xoay tròn bào mòn đi thành vách, ở phía sau chakra thấm thẩu qua theo ý niệm Thiên An điều khiển xoáy tròn thành một mũi khoan bào mòn đi lớp tường thành.

Truyện Chữ Hay