Âu Dương còn khó chịu vì chuyện sau người kí giả của báo Hoàng Gia và hai mươi công nhân in ấn bị giam giữ. Chung Tương ép họ phải đến làm cho báo Đại Sở. Mô phỏng báo Hoàng Gia, tùy ý đặt chuyện. Lòng dân ở các huyện quanh khu vực khởi nghĩa đều hết sức hoang mang.
Cuộc khởi nghĩa ngày giống như cuộc khởi nghĩa của Vương Tiểu Ba hồi sơ Tống, bình đẳng giàu nghèo. Nhưng có một điểm không giống chính là, mục đích của họ khi bắt đầu khởi nghĩa mang ý đồ chính trị. Loại này rất khó làm. Như Tống Giang đó, mặc dù hắn cũng giết quan lại, nhưng những quan bị giết đều là người có tiếng xấu, tiếng ác. Hắn cũng cướp của người giàu, nhưng là để cứu người nghèo chứ không phải để lôi kéo binh sĩ. Tống Giang phản quan chứ không phản Tống. Cho nên tính chất của sự việc lần này hết sức ác liệt.
Triệu Ngọc căm phẫn, nhưng cũng vô cùng khó xử. Chuyện khiến nàng khó xử trước mắt chính là xung quanh không hề có quân để điều đi được. Trong lần khởi nghĩa thời Tống khai quốc cách đây khoảng trăm năm, không hề thiếu quân để thuyên chuyển. Đều là những quân tinh nhuệ như quân lộ Tây Bắc, Hà Bắc Đông đi vây quét. Nhưng với tình hình trước mắt, nếu nàng rút binh thì sẽ làm loạn toàn bộ chiến lược. Vả lại nước xa cũng không cứu được lửa gần.
Chỉ có thể mệnh lệnh cho Soái Ty ở đường Hồ Bắc điều động số binh sĩ phân bố rải rác ở các vùng lân cận đến diệt trừ, bảo các cường hào địa phương tập trung những hương binh dũng mãnh để tự vệ. Tin tức vừa truyền đi, dân chúng liền tò thái độ bất mãn với sự chống chọi đầy yếu ớt của Triệu Ngọc. Thân là chủ lưu về truyền thông, báo Hoàng Gia đưa tin về những gì mình nghe, mình thấy một cách khá khách quan. Họ xác định hành vi không làm mà hưởng của Chung Tương rất giống với chiến lược xâm lăng Trung Nguyên của dân tộc Hung Nô vào trăm năm trước. Đối sánh với những nơi nghèo khó, dân chúng ở khu vực giàu có rất không ủng hộ hành vi này của Chung Tương. Đặc biệt là các đối tượng mà họ giết quá đông đảo và mang tính chất xâm lược.
Dân chúng bất mãn với quyết định của Triệu Ngọc, đại thần cũng bất mãn. Lần này bất luận là tân phái hay là cựu phải đều nhất trí, yêu cầu phải cử cấm vệ quân Đông Kinh đi vây quét. Lưu Kỵ cũng xin được tham chiến, giao cho hắn một bạn binh, hắn chắc chắn có thể dẹp yên mười vạn phản quân của Chung Tương. hiệp hội thương nghiệp treo thưởng một vạn quan tiền mua chuộc người của Chung Tương, bày tỏ nếu cử cấm vệ quân đi vây quét, hiệp hội thương nghiệp sẽ bỏ ra trăm vạn quan làm quân phí.
Triệu Ngọc cuối cùng cũng đồng ý với kiến nghị của mọi người, lênh cho Lưu Kỵ làm Chủ Tướng, Âu Dương làm Giám Quân, đến trấn áp quân khởi nghĩa ở hồ Động Đình. Nhìn sự bổ nhiệm của Triệu Ngọc cũng biết, nàng hi vọng chiến quyết. Mà Lưu Kỵ phối hợp tác chiến với Âu Dương thì số người chết sẽ ít, chiến quả cũng sẽ rất lớn.
Âu Dương còn không biết là mình được bổ nhiệm, chỉ nằm trong nước nhìn trời xanh. Chuyện lần này thật lớn, có quan hệ rất lớn tới sự không bình quân của khu vực. Chênh lệch giữa huyện giàu và huyện nghèo quá lớn. Huyện giàu tiêu sài nhiều, vật giá lại cao. Huyện nghò vật gia cũng không dậm chân tại chỗ mà leo thang theo huyện giàu. Rất nhiều người nói rằng, vùng khỉ ho cò gáy xuất hiện điêu dân là phỉ báng, là vớ vẩn, bọn họ cảm thấy người này vừa nghèo vừa thiện lương. Âu Dương thì không nghĩ như vậy. Nhìn lịch sử gần trăm năm qua của Đại Tống thì biết, các cuộc khởi nghĩa căn bản đều xảy ra ở những huyện nghèo. Âu Dương không phủ nhận rằng hành động của họ có tính chính nghĩa và sự bất mãn nhất định với chính phủ. Nhưng Âu Dương cũng không ủng hộ họ. Hành vi vì chính nghĩa chưa chắc đã là hành vi tuyệt đối đúng đắn, đây là đạo lý mà rất nhiều người đến khi chết đi vẫn không ngộ ra. Cái chính yếu nhất mang tên chính nghĩa là gì? Mỗi một người đều có một thước đo riêng để cân nhắc, đoán định. Người khác không bỏ ra nhiều sức lực thì lại có rất nhiều tiền, còn mình bỏ công sức nhiều như thế thì lại không có, vậy thì sẽ cho rằng đây chính là sự bất công của xã hội. Họ cũng không phải vì công bằng hay không công bằng, mà là muốn mình có thể trở thành người có tất cả mà không cần bỏ công bỏ sức. Rất nhiều người hiện đại hận tham quan, có một bộ phận còn không ngại nói mình mà làm quan cũng sẽ tham. Đây là một tâm lý xã hội khá kỳ quặc.
"Thiếu gia!"
Dương Bình ở trên bờ vừa uống nước vừa hỏi:
"Thiếu gia cảm thấy Chung Tương có thể làm cho chuyện này lớn tới mức nào?"
"Sắp hòm hòm rồi."
Âu Dương đáp:
"Hắn dùng ảnh hưởng của tôn giáo để biến bản thân thành thần thánh trước, làm cách để tập trung những người sùng bái lại, khuếch trương sức ảnh hưởng. Nhưng dù sao thì sức ảnh hưởng cũng có hạn. Ngoài những nơi này ra, ở nơi khác hắn hoàn toàn không có tín đồ."
"Thiếu gia, họ có phần tốt đẹp, chia ruộng đất, nhà cửa, thậm chí là vợ cho người ta. Không phải thiếu gia thường nói dưới sự trong thưởng tất có dũng phu sao?"
"Âu Bình, ngươi đi mua một thưng gạo hai lần, hai lần đều nặng như nhau sao?"
"Đương nhiên là không."
"Thế mới nói. Bất kể là họ có thừa nhận hay không thì trước sau cũng sẽ có rất nhiều thứ không công bằng. Có công thì muốn thưởng, nhưng thưởng thì phải thưởng nhiều hơn người khác rồi. Không thưởng người ta còn lập công làm cái quái gì chứ?"
Âu Dương nói:
"Nền móng của Ngụy Sở là tin đồ, còn về phần những người vì lợi ích mà ra nhập thì lại không ổn định. Cho nên đừng có thấy tên tiểu từ này ngông cuông như vậy, còn dám kiến quốc mà nghĩ hắn có sức mạnh to lớn. Hắn không đủ sức lực, lại thêm hao tổn bên trong, nếu không phải Đại Tống hiện nay rất lớn mạnh, thì Kim Liêu sớm đã nhân cơ hội này mà đánh tới rồi.
Sau khi đăng cơ, Triệu Ngọc căn bản không bị vấn đề thu thuế mà trở nên khó sống. Cho nên suốt nhiều năm qua, nội Tống phát triển ổn định. Nhưng người lợi dụng tôn giáo và lợi ích đến thúc giục một cách ngu dốt lại là chuyện khác. Công văn vừa đến, Âu Dương vô cùng sảng khoái, dẫn theo mấy người cùng hội hợp với đại quân Lưu Kỵ.
Đường đến hồ Động Đình nhanh nhất là Đông Nam kinh thành, sau đó vượt sông Hán Thủy đến phủ Giang Lăng. Vừa đến phủ Giang Lăng thì có thể nhìn thấy sự canh phòng nghiêm ngặt của nơi này. Tri châu nội thành đang chiêu mộ hương dũng. Có rất nhiều danh tướng của Đại Tống được cất nhắc từ hình thức chiêu binh này. Cũng có rất nhiều danh tướng nhờ trấn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân mà có cơ hội thăng quan tiến chức.