Thiên Hạ Kiêu Hùng

chương 1061: đại chiến tùy đường (3)

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Rất nhiều người xin nghỉ phép dài ngày không thiết triều nữa, nhưng người lên triều cũng túm năm tụm ba bàn tán, tình hình cục diện và tương lai của mỗi người.

Thành Hán Trung thất thủ, khiến thành Trường An thần hồn nát thần tính, vật giá lại leo thang, một đấu gạo đã lên tới sau trăm văn, nhưng những cửa hàng bán gạo ở thành Trường An những người mua gạo xếp vẫn xếp thành hàng dài, dường như mọi người đều biết, đại chiến sắp sảy ra, lúc này việc dự trữ lương thực là quan trọng hơn cả.

Nhưng ngày càng có nhiều người trốn khỏi thành Trường An, đi lánh nạn ở nhà người thân ở những vùng quê, một số người vốn là đi lánh nạn từ Lạc Dương tới thành Trường An, lại quay lại Lạc Dương, trên quan đạo phía đông thành Trường An khắp nơi có thể thấy dòng người di chuyển nối liền không dứt.

Trưa hôm đó, tửu lầu phía bên trái cổng thành Lợi Nhân vẫn mở của như thường, nhưng rất ít khách, tửu lầu bốn tầng chỉ lác đác hai mươi mấy người, cũng là mấy người tụ tập nói chuyện, bàn tán thế sự.

Toàn bộ chợ Lợi Nhân có hai mươi hai quán rượu, dường như đều đóng cửa, chỉ có ba quán rượu vẫn miễn cưỡng mở cửa, không chỉ có quán rượu mà các cửa hàng trong chợ Lợi Nhân, ngoài những cửa hàng thực phẩm làm ăn gặp dịp ra thì các cửa hàng khác đều vắng như chùa bà đanh, rất nhiều cửa hàng nhỏ đều đóng cửa.

Lúc này, một tên vội vàng đi vào quán rượu Ba Thục, y không giống khách vào uống rượu, đi thẳng tới quầy bán hàng, nhìn chủ tiệm một cái, chủ tiệm hiểu ý đưa y ra hậu viện, hai người vào một phòng, chủ tiệm hỏi:

-Có tin tình báo gì mới?

Người đàn ông lấy trong ngực ra một cuốn sổ, đắc ý cười nói:

-Cái này lấy được từ tay của Thái Phủ Tự Thừa Lưu, toàn bộ kho dự trữ lương thảo của Đại Đường hiện có, rất hữu dụng.

Quán rượu Ba Thục này dĩ nhiên là tình báo của quân Tùy ở Trường An, hiện tại quân Tùy có ba khu tình báo ở Trường An, có quan hệ độc lập và không liên hệ với nhau, cho dù cục tình báo này bị bại lộ cũng không ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường của hai cục tình báo còn lại.

Bọn họ không ngừng đem những tin tình báo từ Đại Đường về Thái Nguyên, chủ tiệm họ Thái, là Giáo úy của Nội vệ quân, quản lý tiệm rượu này, y vừa vui mừng vừa sợ hãi, tin tình báo này rất quan trọng, y cầm lấy quyển sổ lật ra xem, không kìm nén nổi sự vui mừng hỏi:

-Làm thế nào mà lấy được vậy?

Người đàn ông cười nói:

-Hiện tại Đại Đường mọi người đều cảm thấy bất an, ai cũng đang tìm đường thoát thân, tên Lưu Tĩnh này cũng không ngoại lệ, ta quen cháu của y, thông qua cầu nối là cháu của y, y bèn cam tâm tình nguyện giao danh sách này lên, một đồng cũng không lấy.

Chủ tiệm gật gật đầu, đã đến nước này rồi, đám quan lại ai giám đòi tiền, trừ khi là muốn tìm đường lui, tên Lưu Tĩnh này cũng không ngoại lệ.

Trong hai trăm nghìn đại quân mà quân Tùy mới tăng thêm, hai chục nghìn quân đóng ở Đồng Quan, phòng ngừa quân Đường đánh vào Trung Nguyên, tám chục nghìn quân khác đóng ở Hà Đông Bồ Tân Quan, do Lý Tĩnh v Bùi Hành Nghiễm thống lĩnh, nhiệm vụ của họ là đánh vào phía đông Quan Trung.

Một trăm nghìn quân thuộc tuyến phía bắc lại bố trí đến Quan Nội đạo. Lúc này ở Quan Nội đạo đã có một trăm hai mươi nghìn đại quân, bao gồm một trăm nghìn đại quân do Tần Quỳnh thống lĩnh và hai mươi nghìn quân tuyến phía tây do Thịnh Ngạn Sư thống lĩnh. Một trăm nghìn đại quân mới bổ sung thêm chia làm hai, phía Tần Quỳnh tăng thêm năm mươi nghìn quân.

Ngoài ra tuyến phía tây tăng năm mươi ngàn quân, do Bùi Nhân Cơ tổng quản Hà Tây thống lĩnh, và giao cho Thịnh Ngạn Sư làm phó soái. Tính cả hai mươi nghìn binh lính ở quận Hội Ninh và hai mươi nghìn binh lính ở quận Hà Tây, tổng cộng là chín mươi nghìn đại quân, đánh vào Lũng Tây trú binh trống không của nhà Đường, và uy hiếp quân địch. Đây là phòng tránh việc quân Đường trốn thoát về phía tây, chặn đứng đường rút lui của họ.

Cứ như vậy, đội quân của Từ Thế Tích ở tuyến phía nam Hán Trung, đội quân của Lý Tĩnh ở tuyến phía nam Hà Đông, Bùi Nhân Cơ ở phía tây của Tây Lũng, cộng thêm một trăm năm mươi nghìn quân chủ lực của Đại Tùy ở phía bắc, tạo thành một khối bao vây tứ phía, hình thành chiến lược bao vây toàn bộ.

Mà lúc đó ở Quan Trung vẫn còn một trăm ba mươi nghìn quân Đường. Đúng như dự đoán của Dương Nguyên Khánh, quân Đường lại một lần nữa tăng cường chiêu binh, đàn ông từ mười bốn tuổi trở lên và năm mươi sáu tuổi trở xuống, đều phải tòng quân. Lúc đó khiến nhân dân ở các huyện vô cùng hoang mang, các thanh niên trai tráng đều bỏ trốn rất nhiều, rất nhiều thanh niên trai tráng ẩn náu ở các trang viên, được gia tộc Độc Cô và gia tộc Đậu thị che giấu.

Mặc dù việc chiêu mộ binh lính không thuận lợi, nhưng quân Đường vẫn tiến hành bố phòng thống nhất. Lý Thế Dân điều hai mươi nghìn quân tới Quan Đông, do Lý Thần Thông chủ tướng Đồng Quan làm chủ soái, khiến binh lực của Quan Đông đạt ba mươi ngàn người, ngoài ra Đại Tán quan bố trí mười nghìn binh lực do Trưởng Tôn Vô Kỵ thống lĩnh, chống đỡ quân quân Tùy theo Đại Tán quan phía tây tấn công vào Quan Trung.

Còn Lý Thế Dân dẫn năm mươi nghìn quân chủ lực đóng tại huyện Tân Bình thuộc trung bộ quận Bắc Địa và dải Thiển Thủy Nguyên, ở đây là đường giao thông quan trọng tiến vào Quan Nội đạo.

Từ Quan Nội đạo phía bắc tiến vào Quan Trung có ba con đường chủ đạo, một là đường Lạc Thủy ở phía tây, men theo Lạc Thủy Hà Cốc vào nam, có thể tiến vào quận Phùng Lãng.

Một đường là Đồng Quan đạo, cũng chính là tuyến Đồng Xuyên sau này, men theo Đồng Quan Thủy cũng có thể tiến vào Quan Trung tuy nhiên hai con đường này khúc khuỷu gập ghềnh, cần phải vượt qua núi băng rừng, không thích hợp cho đội quân lớn hành quân, vì thế quân Đường không chú trọng phòng ngự trên hai con đường này, chỉ là bố trí ba nghìn quân canh giữ ở Kim Tỏa quan phía bắc huyện Đồng Quan.

Còn tuyến đường thứ ba là Kính Thủy đạo, đây là tuyến đường thích hợp nhất cho việc hành quân, bằng phẳng và rộng rãi, thích hợp cho việc vận chuyển. Đại quân của quân Tùy nếu như tiến được xuống phía nam Kính Thủy, thì sẽ đánh được vào Trường An, năm mươi nghìn quân của Từ Thế Dân chính là đóng ở đường Kính Thủy.

Doanh trại của quân Đường đóng ở phía bắc huyện Tân Bình, đại doanh kéo dài trong bán kính mười dặm xây dựng bằng tường bản dày rộng, rắn chắc, giống hệt như một tòa thành nhỏ. Trong đại doanh hàng ngàn đại trướng san sát nhau, lúc lúc lại nhìn thấy xuất binh tuần tra trong ngoài doanh trại, canh phòng vô cùng nghiêm ngặt.

Đại trướng của Lý Thế Dân ở giữa doanh trại, xung quanh có hàng chục trướng nhỏ, lúc đó trong đại trướng, Lý Thế Dân đứng trước sa bàn, có vẻ vô cùng lo lắng.

Mặc dù y đã suy nghĩ rất chu đáo nhưng đối diện với hơn ba trăm nghìn quân Tùy đang bao vây tứ phía, y vẫn cảm thấy lực bất tòng tâm. Vấn đề mấu chốt là binh lực trong tay không đủ mạnh, binh lính mà y có thể điều động được chỉ có chín mươi nghìn người, vì thế không thể nào bố trí chu đáo được. Nếu như nói đến việc phòng vệ quân Tùy ở Hán trung thì không có bất kỳ sự chuẩn bị nào.

Nếu nói chiến dịch ở Ba Thục đã kết thúc, quân Tùy ở Hán Trung sẽ không dễ dàng mạo muội đi lên phía bắc, có thể tạm thời không lo ngại tới mối uy hiếp tại phía nam, vậy thì phòng ngự ở Đồng Quan và Đại Tán Quan khiến y khó mà dẹp yên được. Đại Tán Quan chỉ có mười nghìn quân do Trưởng Tôn Vô Kỵ thống lĩnh, làm sao mà có thể chống đỡ được sự tấn công của một trăm nghìn quân Tùy.

Lại còn Kim Tỏa Quan, chỉ có ba nghìn quân phòng ngự, nghĩ tới đây, Lý Thế Dân thở dài, nói với Phòng Huyền Linh ở bên cạnh:

-Tiên sinh thấy khả năng quân Tùy theo đường Đồng Quan tấn công vào Quan Trung có lớn không?

- Điện hạ, mọi sự đều có khẳ năng.

Phòng Huyền Linh cầm cây gõ lên, chỉ vào chỉ vào Kim Tỏa phía bắc huyện đồng quan nói:

-Kim Tỏa quan không phải là nơi núi non hiểm trở, cửa ải này chỉ có thể nói là thương quan, đối với thương nhân thì có lợi nhưng đối với đại quân thì khó mà phòng ngự được. Trong quan nhiều nhất cũng chỉ có ba nghìn quân canh gác, nếu quân địch có hai mươi ngàn quân là có thể phá được quan ải này. Hơn nữa ở phía đông Kim Tảo quan có ngọn đồi, gọi là Ngô Công Lĩnh (đồi con rết), quân Tùy chỉ cần chiếm được Ngô Công Lĩnh này, dùng tảng đá lớn công kích, thì Kim Tỏa quan sẽ bị tiêu diệt.

Pháng Huyền Linh lại cầm thước gỗ chỉ vào phía nam Đồng Quan nói:

-Cái gọi là Đường Đồng Quan chính là lòng chảo Đồng Quan, thần đã từng cưỡi lừa qua đó. Tuy rằng con đường này rất gập ghềnh nhấp nhô, xe chở đồ quân nhu nặng quả thật là rất khó đi qua, nhưng kỵ binh có thể đi qua. Quân Tùy hoàn toàn có thể phái một đội quân hai đến ba mươi nghìn người, mang theo lương thảo cho khoảng mười ngày, đánh vào Quan Trung, là có thể có được tiếp tế lương thực. Điện hạ, tuyến đường này hiểm yếu không thể không phòng ngự.

Lý Thế Dân thở dài một tiếng:

-Nhưng trong tay ta chỉ có năm mươi nghìn quân, nếu tách hai mươi nghìn quân phòng ngự thì binh lực sẽ bị phân tán rất nhiều, dễ dàng bị quân Tùy đánh bại, một chỗ cũng không giữ được. Nói cho cùng thì cũng là do binh lực của ta không đủ!

-Điện hạ, tình hình chiêu binh thế nào rồi?

Phòng Huyền Linh lại nói.

Lý Thế Dân lắc đầu, ánh mắt vô cùng lo lắng:

-Nghe nói tình hình rất tệ, dân ở Quan Trung không có người tình nguyện tòng quân, đều trốn đông trốn tây. Ba mươi điểm chiêu binh chỉ có chiêu được trăm ngươi, nhiều lắm cũng chỉ được hai nghìn người, tổng cộng cũng chỉ được hai mươi nghìn người. Điều khiến người ta đau đầu nhất là, không giống trước đây là có thể chiêu được phủ binh! Hiện giờ đều là tân binh, chưa hề được huấn luyện qua, chỉ là một đám ô hợp, để họ tới canh gác ở Đồng Quan, ta e rằng không chiến mà bại.

Truyện Chữ Hay