Dịch: Tuyệt Hàn
Văn hóa Đạo gia của Trung Quốc có nguồn gốc từ xa xưa, tới nay đã có lịch sử hơn ngàn năm, cao nhân nhiều vô số kể. Nhưng dù vậy trong dòng sông thời gian, có rất nhiều câu chuyện đã bị chôn vùi trong bụi bặm của lịch sử hoặc lưu lạc trong dân gian, Đạo gia đã từng rất huy hoàng giờ chỉ còn lại là những danh lam thắng cảnh...
Có một đạo sĩ, là một truyền kỳ khi còn sống, cuộc đời của ông rất nhiều điểm khúc chiết, càng nhiều hơn chính là bất đắc dĩ. Ông đã cứu rất nhiều mạng người, trong đó bao gồm cả tôi, cả cô của tôi nữa.
Giải thích về người đạo sĩ này: Một người xuất hiện từ một cố sự nhỏ - Tra Nghiêm Vân.
Tra là một họ không phổ biến, trong 《Bách Gia Thị》có ghi lại: Tra là một trong những họ của người Trung Quốc, xếp thứ . Họ Tra được tách ra từ một nhánh của họ Khương, là hậu duệ của Viêm Đế. Con trai của Tề Khoảnh Công được phong vương là "Tra - 楂", con cháu đời sau của ông lấy phong hiệu làm họ, sau đó lại bỏ đi chữ "Mộc – 木" ở bên cạnh, trở thành họ "Tra - 查". Xuất xứ thứ hai của họ “Tra” chính là từ họ “Mễ”. Gia tộc của Sở Quốc Công thời Xuân Thu được ban tước tại vùng Tra, đời sau cũng lấy địa danh làm họ.
Trong vùng núi Chiết Tây có một thôn nhỏ là Hồng Thôn, trong thôn có một hộ gia đình họ Từ, gia chủ là một người thợ mộc có tay nghề rất giỏi, người ta gọi ông là Từ Lỗ Ban. Tổ tiên của ông truyền lại nghề làm quan tài cho người khác. Đến đời ông kế thừa gia sản, nối nghiệp gia truyền.
Mặc dù có tay nghề tốt, nhưng ngại vì ông làm công việc liên quan tới người chết nên con gái của mấy nhà trong thôn cũng không để ý tới ông. Qua mấy lần trắc trở, nhờ người mai mối ông mới cưới được một người ở thôn bên cạnh. Thời đó chưa có chính sách mỗi nhà một con, nên chỉ trong mười năm họ đã có ba nữ hai nam. Miệng ăn trong nhà ngày càng nhiều, chi tiêu cũng do đó mà tăng lên, vợ chồng hai người đành thương lượng để người vợ triệt sản.
Từ Lỗ Ban là ai? Chính là ông ngoại tôi.
Lại qua mười năm, không nghĩ tới bà ngoại lại lần nữa mang thai, ông ngoại tôi cũng không biết là vui hay buồn. Vợ mình rõ ràng đã triệt sản, vì sao còn có thể có bầu? Bụng bà ngoại tôi ngày một lớn, chỉ sau mười tháng mang thai đã sinh thêm một người con nữa. Ông ngoại cũng không ngờ mình đã ngoài tuổi vẫn có thêm một cô con gái, ông đặt tên cho cô là "Tú", cô cũng chính là cô của tôi, năm đó là năm .
Ông ngoại tôi sinh thêm được một người con gái, tự nhiên cũng rất vui mừng. Tới ngày đầy tháng của cô “Tú” bèn làm mấy bàn tiệc rượu chúc mừng, hàng xóm trong thôn cũng đều tới chúc. Ngay khi đang tiệc rượu, trước cửa nhà chợt xuất hiện một vị đạo sĩ mặc đạo bào rách nát, đeo một cái túi thêu bát quái cũng đã vá vài chỗ. Mọi người thấy vậy, nghĩ tới chủ nhà mới sinh được một thiên kim, bèn mời đạo sĩ vào, tính thử một quẻ, đoán thử mệnh số. Vị đạo sĩ đó cũng sảng khoái đáp ứng, nhìn đứa bé một chút, sau đó bấm đốt ngón tay tính toán. Đột nhiên kinh hãi, liền gọi ông ngoại tôi vào trong phòng, nhỏ giọng nói: "Chủ nhà, hôm nay là ngày đầy tháng của thiên kim, vốn là chuyện đáng mừng, nhưng tiểu đạo có lời, không biết hôm nay có nên nói hay không?"
Ông ngoại tuy là một người thợ mộc, nhưng cũng thấu tình đạt lý, cười nói: "Đa tạ đạo sĩ, dù tốt hay không thì tôi cũng đã mở tiệc, chút nữa kính đạo sĩ một ly!"
Vị đạo sĩ kia nhìn ông ngoại tôi, nói: "Cô con gái nhỏ của ông tuy rất khả ái, nhưng sợ rằng sau này khó nuôi."
Ông ngoại tôi vừa nghe thấy vậy bèn nổi xung. Người ta vừa mới sinh được một người con gái, không hiểu ở đâu chui ra một tên đạo sĩ mắt mù, nói ra mấy lời xúi quẩy như vậy, vì vậy bèn đẩy vị đạo sĩ kia một cái, lớn tiếng quát: "Cái tên đạo sĩ không biết điều kia, làm sao có thể nói bậy bạ như thế?"
Vị đạo sĩ kia vốn quần áo đã rách rưới, bị ông ngoại tôi đẩy một cái như vậy, quần áo lại rách thêm vài chỗ, từ trong ngực rơi ra mấy thứ đồ, vương vãi dưới đất.
Tiếng quát trong phòng khiến bà ngoại tôi đang tiếp khách bên ngoài thấy vậy bèn nhanh chân đi tới, chỉ thấy chồng mình đang đẩy một đạo sĩ. Bà bèn đi tới khuyên can, tôi cũng nghe mẹ kể lại bà cũng là người có hiểu biết, bà cũng không hỏi nguyên do chỉ mắng ông ngoại vô lễ với đạo sĩ, sau đó xin lỗi người kia. Cũng lấy kim chỉ vá lại mấy chỗ rách trên quần áo vị đạo sĩ, còn mời ông ở lại ăn cơm. Vị đạo sĩ kia không thể từ chối thịnh tình, bèn cùng mọi người ngồi vào bàn, chỉ sau vài ly đã đỏ mặt, bắt đầu nói mình là trưởng môn Mao Sơn, đạo thuật thông thiên...Nhưng mọi người đều không tin, cười ầm hết cả lên.
Không biết đạo sĩ kia uống nhiều bao nhiêu, tới lúc mọi người hỏi về mệnh số của đứa bé, hắn lại tiếp tục: "Đứa nhỏ này số đoản mệnh, rất khó nuôi, chỉ sợ tương lai gặp nạn."
Mọi người nghe vậy, trong lòng đều nghĩ tên đạo sĩ này hết sức ngông cuồng, chỉ biết nói mấy lời xúi quẩy?
Đặc biệt là ông ngoại tôi, vừa được bà ngoại can ngăn chưa hết lửa giận, lập tức chạy vào trong nhà xách ra một cái búa, đòi đánh vị đạo sĩ kia. Cũng may được mọi người ngăn lại, nhưng ông vẫn mở miệng mắng to.
Bà ngoại tôi lúc này mới biết rõ tại sao chồng mình đẩy vị đạo sĩ kia, cũng tỏ vẻ không vui, nói với vị đạo sĩ kia: "Tên đạo sĩ dởm kia, ta tốt bụng chiêu đãi ngươi, tại sao lại nguyền rủa con gái của ta? Nhanh cút ra ngoài!"
Không nghĩ tới vị đạo sĩ kia bị nhục mạ như vậy nhưng lại không giận, đưa tay vào ngực, lại nhìn trời một chút, sau đó nhìn lướt qua tất cả mọi người, nói: "Chủ nhà không nên tức giận, tiểu đạo cũng nói thật. Đứa con này của hai người chỉ sợ không thể sống qua chín tuổi. Nếu đến lúc đó gặp nạn, có thể tới phố An Huyền cách đây năm dặm tìm ta."
Sau khi nói xong, ông bèn chắp tay cáo từ mọi người, quay đầu rời đi... Chỉ để lại một đám tân khách nhìn nhau và ông ngoại tôi đang tức giận. Mặc dù mọi người cũng đều không tin đó là thật, nhưng vẫn để lại trong lòng bà ngoại tôi, một người có chút mê tín một cái bóng mờ.
Chỉ trong nháy mắt, chín năm đã qua đi. Cô của tôi sức khỏe đều ổn định như những đứa trẻ cùng lứa, hơn nữa còn rất thông minh, đáng yêu. Nhất là cô lại có một đôi mắt to long lanh, khiến mọi người trong nhà đều vui mừng. Dần dần bà ngoại tôi cũng quên mất lời tiên đoán của vị đạo sĩ năm nào.
Nông thôn thường có tập tục làm tang sự lớn cho những người cao tuổi, mọi người thường gọi là hỷ tang, người trong thôn đều phải tới dự. Mọi người đều tập trung lại, người lớn uống rượu, trẻ con ăn thịt, vô cùng náo nhiệt. Nhưng mỗi nhà đều phải nhận được một phần món ăn, đó là một đĩa đậu hũ trắng, cho nên mỗi khi có hỷ tang người ta cũng gọi là đi ăn cơm đậu hũ.
Mùa hè năm , cũng chính là ngày tôi ra đời, trong Hồng thôn có một ông lão mất đi. Thời đó mọi thứ đều thiếu thốn nên mỗi khi có hỷ tang mọi người đều có được ăn no một chút nên ông ngoại và bà ngoại tôi mang theo cô đi cùng.
Sau khi tan tiệc, gia đình ba người thừa dịp trăng sáng dắt tay nhau đi về. Tang gia kia cũng không cách nhà ông bà tôi không xa, chỉ khoảng hơn hai dặm, trên đường qua nhà có một con đập dài chừng ba trăm thước. Con đập đó khi còn nhỏ tôi thường trốn ba mẹ ra đó bơi, mỗi lần trốn đi đều bị bà ngoại bắt về, đánh cho một trận. Nhưng bà cũng không bao giờ nói cho tôi biết nguyên do...
Hai dặm đường đi nhanh thì không tới mười phút, cả đoạn đường đó không có nhà ở, nhưng ông bà tôi đi lại đã quen. Không hiểu sao đêm đó trăng rất sáng, ánh sáng nhè nhẹ chiếu xuống con đường mòn ảm đạm, chẳng cần soi đèn pin.
Mùa hè ở vùng nông thôn có một thứ luôn hấp dẫn đám trẻ, đó chính là lũ đom đóm. Cô tôi đuổi theo một con đom đóm, cười khúc khích. Con đom đóm cứ thế sáng tối, bay dần về phía trước, cô tôi đuổi theo phía sau. Ông bà ngoại tôi cũng không hề lo lắng, chỉ đứng cách cô một khoảng, chỉ cười nhìn đứa trẻ ngây ngô.
Ông ngoại tôi rút tẩu thuốc nói với bà ngoại: "Ai nói con Tú khó nuôi? Đứa nhỏ này từ khi sinh ra ngay cả bệnh nhẹ cũng hiếm khi bị. Tôi thấy tên đạo sĩ kia chính là một tên lừa đảo!"
Bà ngoại tôi chỉ cười không đáp, dặn cô tôi chạy chậm lại một chút. Trong chốc lát cả ba người đã về tới nhà.
Cô tôi là con út, thường ngủ chung với ông bà, lớn hơn một chút thì được ông bà chuyển sang ngủ cùng cô Năm. Ông ngoại tôi sinh được tất cả bốn gái một trai, bác gái cả, bác Ba và mẹ tôi đều đã lập gia đình, ở nhà chỉ còn lại cô Năm, cậu Sáu và cô Tú.
Trước khi ngủ cô Tú khoe với cô Năm hôm nay được ăn rất nhiều thứ ngon, trêu cô Năm không được ăn.
Sau khi sinh được cô Tú, ông tôi trở nên dễ tính, mọi thứ đều muốn dành cho cô Tú, hơn nữa cô Năm cũng rất thương em út. Nếu có hai bắp ngô nướng, cô Tú chắc chắn sẽ được bắp ngô lớn hơn, cô Năm chắc chắn sẽ lấy bắp nhỏ.
Sau khi cô Năm rửa chân cho cô Tú, hai người ôm nhau ngủ, rất nhanh đã say giấc. Nhưng tới nửa đêm, một tiếng hét sợ hãi đã phá vỡ cuộc sống êm đềm trong chín năm của gia đình ông ngoại tôi.
Người phát ra tiếng thét kia, không ai khác chính là cô Năm.