Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Thoạt đầu, nhà sư ngỡ rằng con cáo đã chết. Nhưng rồi, khi đến gần hơn, chàng nhận ra rằng nó vẫn còn hơi thở, ngắn và chậm rất khó để nhận thấy, nhưng nàng vẫn còn sống.
Nhà sư bồng con cáo vào chùa, và đặt nó cạnh lò sưởi, để sưởi ấm. Rồi chàng thầm cầu nguyện với Phật tổ, cho mạng sống của con cáo. “Mặc dầu cô ta chỉ là thú hoang,” nhà sư nghĩ, “nhưng đó là một người tốt, con không muốn nhìn thấy nó chết.”
Chàng vuốt ve bộ lông cáo, mềm mại như nhung, và cảm giác nhịp đập nhẹ nhàng của tim nó.
“Khi ta còn nhỏ,” nhà sư thầm thì, “trước khi cha ta bị cách chức, ta thường hay chạy trốn vú nuôi và các thầy giáo, để ra chợ, nơi mà người ta trưng bày thú vật, trong những cái chuồng tre ta thấy đủ loại thú – cáo, chó hoang, gấu, khỉ con và khỉ mặt hồng, cá sấu, rắn, heo, và nai, cò, và gấu con. Ta rất thích thú khi thấy chúng, tại vì ta yêu thú vật, nhưng nó cũng làm ta buồn, vì chúng đều bị nhốt như thế.
“Ngày nọ, sau khi những người thương buôn đã dọn hàng và đi về, ta tìm thấy một cái cũi rách, và trong đó là một chú khỉ con, bé tí tẹo không thể bán cho ai được, tại vì nó đã chết – hay người ta đã nghĩ vậy. Nhưng ta biết nó vẫn còn sống, nên ta giấu nó vào ngực áo và trở về nhà.
“Ta giấu con khỉ con trong phòng mình, và cho nó ăn bánh vụn từ bữa ăn của ta. Rồi nó lớn lên, con khỉ đó, đến khi to bằng cả ta. Nó trở thành người bạn thân của ta. Mỗi ngày chú khỉ ngồi trên cây hồng ngoài sân để chờ ta về. Cha ta cho phép ta nuôi nó, và mọi việc đều tốt đẹp cho đến khi một vị quan nhân đến nhà ta.
“Con khỉ đó như hóa điên lên vậy. Nó không cho vị đại quan đó đến gần cha ta. Nó nhảy xuống và ngáng đường, nhe răng và ưỡn ngực ra, làm như vị quan đó là kẻ thù từ một bộ tộc khỉ khác tới vậy.
“Viên quan ra hiệu cho tùy tùng của ông ấy, y rút cung ra và bắn mũi tên vào ngực con khỉ, dù rằng ta đã van xin hết lời. Ta mang nó ra khỏi nhà, và nó nhìn vào mắt ta rồi chết.
“Sau này, khi cha ta bị cách chức, vì gian kế của viên quan đó. Ta nghĩ rằng con khỉ đó thật không phải là khỉ, mà là một thần vật mà Phật Tổ ban để bảo vệ chúng ta, nếu chúng ta chỉ lắng nghe theo nó. Đó là chuyện xa xưa rồi, trước khi ta là một hòa thượng, trong một cuộc đời đã chết đi của ta, tuy vậy, ta đã học.
“Và có lẽ, với những trò nghịch ngợm của ngươi, có lẽ ngươi cũng muốn bảo vệ ta.”
Rồi nhà sư cầu nguyện với Phật Tổ; xong lại cầu với Kishibojin, cũng là một yêu nữ trước khi gặp Phật tổ, và là thần bảo vệ phụ nữ và trẻ em; rồi chàng cầu nguyện với Dainichi-Nyorai; và cuối cùng, chàng đưa lời nguyện cầu đến Binzuru Harada, người đệ tử đầu tiên của Phật, và bị Phật cấm không cho vào Niết Bàn. Chàng cầu nguyện đến tất cả các vị thần phật, xin họ phù hộ cho con cáo nhỏ.
Khi chàng cầu nguyện xong, con cáo vẫn nằm đó, thiêm thiếp, như một xác chết.
Dưới chân núi có một ngôi làng nhỏ, đi khoảng nửa ngày đường. “Có lẽ,” nhà sư nghĩ, “trong làng có thầy thuốc hay bà mụ nào đó có thể cứu được con cáo.” Rồi ngay lập tức chàng bồng con cáo lên và bắt đầu hướng về con đường xuống núi dẫn đến ngôi làng.
Trời hôm ấy rất lạnh, và nhà sư run lập cập trong lớp áo mỏng. Những con ruồi to lớn, những con già nua, khó chịu và cuối cùng trong năm, bay lòng vòng xung quanh, bám sát trên đường, cố làm chàng khó chịu.
Đến nửa đường, con suối trên núi bỗng thoắt trở thành một con sông nhỏ, và có một cây cầu bắc ngang qua đó. Khi nhà sư đến gần cây cầu, chàng thấy một ông già đang bước đến. Ông già có hàm râu trắng xóa, và lông mày dài thật dài, và khi ông đi, ông phải dựa vào một cây gậy cong. Trên người ông lão đầy vẻ thông thái và bình yên, nhưng cũng có một phần nghịch ngợm, nhà sư cảm giác như vậy.
Ông lão đứng đợi trên cầu cho đến khi nhà sư lại gần.
“Những cây sồi thật là đẹp,” ông lão nói. “Thật nhiều màu sắc rực rồi, nhưng chúng sắp phải ra đi. Có lúc ta nghĩ sắc thu cũng không kém cho sắc xuân.”
Nhà sư đồng ý với lời nói này.
“Tiểu sư phụ đang ôm cái gì đó?” ông lão hỏi. “Dường như là một con chó chết. Không phải là vật bất tường hay sao?”
“Nó là một con cáo,” nhà sư nói, “và nó chưa có chết.”
“Vậy tiểu sư phụ đi giết nó hả?” ông cụ hỏi giọng khó chịu.
“Tôi muốn đi cứu nó,” nhà sư nói. Ông cụ nghiêm khắc, và rồi ông giơ lên cây gậy và đánh nhà sư – một cú trên đầu và một cú trên vai.
“Này là cho việc dám bỏ chùa đi nè,” ông cụ nói, với cú đánh đầu tiên. “Còn cái này, là cho việc quan hệ đến hồ ly tinh.”
Nhà sư cúi đầu. “Cụ có lẽ đúng khi đánh ta,” chàng nói, “tại vì mọi việc đúng như cụ nói. Ta không ở trong chùa, và đang ôm một con cáo. Nhưng mà, ta vẫn tin ta đang đúng, khi tìm cách cứu nó.”
“Đúng hả? Đúng hả?” Ông cụ một lần nữa lấy gậy đánh nhà sư, lần này thụi vào ngực chàng. “Đứa trẻ ngu ngốc. Việc làm đúng là phải mang con cáo trở về chùa, và nằm ngủ, với tấm thẻ bài của Mộng Đế gối dưới đầu, tại vì con bé hồ ly đó đã bị giam trong mộng.”
“Nếu ta có thể hỏi cái này, mà không bị đánh,” nhà sư ngập ngừng hỏi, “tôi có thể tìm được thẻ bài của Mộng Đế chứ?”
Ông cụ liếc nhìn hòa thượng trẻ, và rồi ông nhìn cái cây gậy của mình, và rồi ông thở hắt ra một tiếng lớn, như một cụ già đang thổi chén canh nóng vậy. Ông thò tay vào áo và lấy ra một mảnh giấy có hình vẽ ngoằn nghèo trên đó, và dúi mảnh giấy vào tay nhà sư.
“Đó,” ông lão cằn nhằn, “nhưng ngươi vẫn là một tên ngốc, con cáo nó vẫn phải chết, hoặc là ngươi chết, không gì trên thế gian có thể thay đổi điều đó được, dù cho ngươi có thành tâm đến mức nào đi nữa.”
Nhà sư định trả lời, hỏi xem tại sao ông lão lại đưa thẻ bài nếu nó không giúp được gì, nhưng rồi chàng nhận ra mình đang đứng một mình trên cầu, và một mình trên đồi hoang vu.
“Ông cụ đó nhất định là Binzuru Harada,” nhà sư nghĩ, bởi vì Binzuru Harada thường được mô tả như một ông lão với hàm râu rắng và lông mày dài; và ông sẽ làm điều thiện trên thế gian cho đến khi Phật tổ cho phép ông đắc đạo.
Tuy vậy, nhà sư vẫn băn khoăn tại sao Binzuru Harada đã giúp đỡ một kẻ tầm thường như chàng; rồi chàng được an ủi khi nhớ lại rằng tại vì đã phá lời thệ giới sắc mà Binzuru Harada đã bị từ chối khỏi Niết Bàn.
Thân thể con cáo không nặng gì trên đường xuống núi, nhưng khi nhà sư quay trở lại thì nó dường như càng lúc càng nặng hơn. Một làn sương mù mỏng đã bao phủ vùng đồi núi, che đi mọi vật. Nhà sư phải lần mò từng bước chân để có thể trở về chùa.
Chàng không biết mình có đúng không khi giúp đỡ con cáo này. Chàng không biết, nhưng chàng biết rằng chàng không thể nào bỏ mặc được. Chàng phải thử.
Đến tối nhà sư mới về đến cổng chùa. Sương mùa thu giăng dày đặc như mạng nhện, hoặc như từng lớp lụa trải dài khắp đồi núi, và bóng chiều chạng vạng làm cả thế giới như thể là trong một giấc mơ.
Ngay cả trong chùa, nơi nhà sư đã trú trong suốt tám năm qua, dường như cũng mờ ảo khi chàng bước vào, như thể nó là một nơi không tưởng vậy. Bếp lò gần lạnh, nhà sư bỏ than vào đó, và nấu cơm, rồi nướng những lát khoai lang mỏng.
Sau đó chàng tụng kinh chiều, mặc dù có vẻ không hăng hái như thường ngày. Cầu nguyện là một việc; nhưng cầu nguyện với những vị thần không chỉ biết lắng nghe, mà còn đi tìm mình trên đường và dùng gậy gõ đầu mình khi mình nói điều bất kính thì là một điều khác nữa.
Trong ánh sáng lập lòe của bếp lửa, nhà sư cảm giác một hình ảnh lạ kỳ – dường như là một mảnh bóng của chàng đã biến mất, bị xé mất.
Con cáo vẫn ngủ say như chết.
Nó thật nhỏ nhắn. Tay chàng vuốt ve bộ lông mềm mại của nó. Rồi chàng xem xét lá bùa mà Binzuru Harada đã đưa ho. Chàng không thể đọc những gì ở trên đó: các từ ngữ dường như cong cong vẹo vẹo khi chàng nhìn đến, như những từ ngữ trong giấc mơ.
Nhà sư ôm con cáo vào trong lòng, để hơi ấm từ người chàng sẽ sưởi ấm nó, và giữ nó sống. Chàng nằm dài xuống giường, và để tấm bùa dưới gối, và rồi, mệt mỏi vì hai chuyến đi xuống và đi lên đỉnh núi, chàng thiếp ngủ.