Thê Điều Lệnh

chương 7

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Hai người không ngờ Minh Phương đại sư đang có khách, nhất thời hơi chần chừ.

Nhưng khi thiếu niên kia ngoái đầu nhìn lại, họ đều hơi sửng sốt.

Thiếu niên này rất đỗi tuấn tú.

Cậu ta cỡ mười bốn mười lăm tuổi, gương mặt thanh tú đẹp đẽ trời sinh, mày kiếm mắt sáng, vầng trán rộng, làn da trắng trẻo trong suốt như ngọc, không thấy tỳ vết. Sống mũi thẳng, làn môi tuyệt đẹp, màu sắc tươi tắn, khóe môi khẽ nhếch, khí tức ôn hòa nhã nhặn, làm cho người đối diện như được tắm trong làn gió xuân. Bây giờ cậu ta đang mặc một bộ cẩm bào() lụa Tử Vân màu xanh đậm, thắt lưng bằng tơ tằm cùng màu, toàn thân toát lên vẻ sạch sẽ như dương chi bạch ngọc.

Mà khí chất của cậu, như vẻ đẹp của một khối ngọc tinh khiết, vừa mượt mà vừa đẹp đẽ.

Hoa mĩ chi cực (xinh đẹp đến cực điểm).

Trong hai kiếp, đây là lần đầu tiên Khúc Liễm gặp một thiếu niên cả dung mạo lẫn khí chất đều xuất sắc như thế.

Quý thị cũng giật mình, không ngờ rằng khách của Minh Phương đại sư, lại là một công tử trẻ tuổi ưu tú như vậy, không kể trang phục và phụ kiện, dù ăn mặc bình thường đơn giản nhưng vẫn không thể át đi phong thái đẹp đẽ, chỉ sợ không phải người đến từ gia đình bình thường.

Minh Phương đại sư Phật pháp uyên bác, tiếng tăm vang dội, nghe nói ngay cả Thái hậu trong cung cũng đã nhiều lần triệu ngài vào cung giảng kinh, nhưng đều bị ngài lấy lý do vân du tứ hải (nguyên văn: du lịch) mà uyển chuyển cự tuyệt, rất đông người đành nghe danh mà đến, kể cả vương tôn quý tộc hay các trọng thần trong triều. Chắc hẳn, thiếu niên này phải có lai lịch rất lớn.

Quý thị không khỏi hơi do dự, nhưng chỉ cần nghĩ đến Khúc Thấm đang ở nhà, liền quyết tâm.

Dù sao đi nữa, hôm nay bà cũng phải xin cho bằng được bùa bình an của Minh Phương đại sư đem về.

Thiếu niên kia thấy hai người họ được chú tiểu dẫn vào, không đứng lên hành lễ, nhưng cũng lễ phép gật đầu chào họ, độ cong khóe môi nhếch lên vừa phải, nụ cười ôn hòa đúng mực, giống như cảnh xuân tháng ba ấm áp ngoài kia, làm cho người ta thấy trước mắt bừng sáng, rực rỡ vô cùng (nguyên văn: mãn thất sinh huy).

- A di đà Phật!

Minh Phương đại sư thanh thản niệm Phật hiệu, nói với Quý thị:

- Thí chủ đến rồi à, xin mời ngồi.

Khúc Liễm ngẩng đầu lên thì thấy ngay một soái ca tuấn mỹ đầu trọc.

Dù nàng theo mẫu thân đên chùa Tể Minh đã nhiều lần, gặp Minh Phương đại sư không biết bao nhiêu lần mà kể, nhưng mỗi khi nhìn đến quả đầu bóng lưỡng của vị kia, đều cảm thấy hơi đáng tiếc.

Nghe nói Minh Phương đại sư thành danh đã hơn hai mươi năm, nhưng ngài ấy thoạt nhìn chỉ giống như một thanh niên thành thục chững chạc mà thôi, nhìn bề ngoài, thì chắc chắn không quá ba mươi tuổi. Nhưng khi nhìn thẳng vào mắt ngài ấy, sẽ cảm thấy ngay trí tuệ và tang thương mà người từng trải mới có được.

Chẳng lẽ người xuất gia đúng là đã vào cõi trên, luôn từ bi hỉ xả (nguyên văn: từ bi vi hoài), tâm tính thanh tịnh không giống như những kẻ sống trong cõi trần, nên mới có thể đẩy lui sự già yếu? Vẫn là do Phật pháp uyên thâm, tu hành đầy triển vọng, nên mới có thể giữ mãi nét thanh xuân sao?

Khúc Liễm vừa suy nghĩ lung tung, vừa theo chân mẫu thân vào đại điện.

Vì có một nam tử xa lạ, Quý thị không tránh khỏi hơi mất tự nhiên, nhưng hôm nay đã là thời cơ khó có được, hơn nữa vì tấm lòng của một người mẹ hiền, bà bèn giả vờ trấn định ngồi xuống bồ đoàn() mà chú tiểu vừa mang tới.

Khúc Liễm cũng ngồi lên bồ đoàn phía sau mẫu thân.

Lúc ngồi xuống, Khúc Liễm cảm thấy rõ ràng ánh mắt của thiếu niên kia đang dừng trên người mình, đôi mắt ấy đen như mặc ngọc, ôn nhuận ấm áp vô cùng, trong suốt phản chiếu lại bóng dáng của người đối diện, không hề có tiêu điểm nhất định nào, như thể được cậu ta liếc nhìn qua, là chuyện đương nhiên phải thế vậy. Dẫu biết rõ hành động này của cậu ta là không hợp lễ nghi, song kỳ lạ là chẳng hề khiến người khác sinh phản cảm.

Khúc Liễm cảm thấy cậu ta đẹp trai bẩm sinh thì cũng thôi đi, cớ gì khí chất cũng xuất chúng không kém, khiến người khác chưa gì hết đã khoan dung với cậu ta hơn rồi.

Rồi lại nghĩ thầm cậu ta cứ nhìn mình chằm chằm như thế thật không phải phép, mày nàng liền nhăn lại.

Thấy nàng không vui, cậu ta áy náy cười cười, rồi bình tĩnh dời ánh mắt sang nơi khác.

Minh Phương đại sư tuy thoạt nhìn là một soái ca đầu trọc tuấn mỹ trẻ trung, nhưng dù sao ngài thành danh đã lâu, mặc áo đỏ cà sa ngồi nghiêm chỉnh ở đàng kia, cử chỉ đoan chính, vẻ mặt từ bi, lại thêm mấy phần hư ảo an tĩnh của người đắc đạo, không thể khinh nhờn, như thể bây giờ mà nói gì trước mặt ngài là một loại tội lỗi vậy. Đây là nguyên nhân tại sao Quý thị tôn sùng ông như thế, bà cho rằng tiên nhân cũng giống như Minh Phương đại sư mà thôi, cũng là lí do tại sao có nhiều vị phu nhân ở Thường châu phủ thích nghe ngài giảng kinh, cầu ngài ban bùa bình an.

Ngoại trừ vẻ bề ngoài, làm người ta thoáng nhìn mã ngỡ như gặp thần tiên hạ thế kia.

Sau khi nghe rõ mục đích của Quý thị, ông mỉm cười, ôn hòa nói với thiếu niên kia:

- Công tử xin chờ một chút!

Cậu ta đáp:

- Đại sư xin cứ tự nhiên!

Giọng nói nhã nhặn êm tai như vuốt ve châu ngọc, lại không hề có chất giọng vỡ tiếng đặc trưng của thời kỳ niên thiếu.

Khúc Liễm nghĩ nếu không phải cậu ta chưa đến lúc bị vỡ giọng thì chính là do bẩm sinh đã thế (nguyên văn: thiên sinh lệ chất, nhưng mình nghĩ câu này dùng để miêu tả giọng nói, còn là giọng nam thì…), ngay cả giọng nói mà cũng dễ nghe đến vậy.

Đến khi Minh Phương đại sư vào trong nội điện vẽ bùa ( − _ −“), ngoài đại điện chỉ còn ba người, lại không hề quen biết nên vô cùng im lặng.

Thiếu niên kia liếc nhìn họ rồi nở nụ cười, sau đó nhờ một chú tiểu pha thêm một ấm trà mang đến.

Ấn tượng của Quý thị đối với cậu ta ngay lập tức tốt hơn hẳn, nhưng bà đang là quả phụ, thường ngày nếu không ở lì trong tiểu Phật đường thắp hương bái Phật thì cũng chỉ thân cận với người Khúc gia, hiếm có cơ hội tiếp xúc với người ngoài, huống chi là một thiếu niên xa lạ như vậy, nên nhất thời thấy khó xử, không biết nói gì, đành dứt khoát im lặng.

Không gian yên tĩnh.

Khúc Liễm tuân giữ lễ nghi của tiểu thư khuê các, cúi đầu cụp mắt.

Chỉ là khi nàng nhạy cảm phát hiện ánh mắt của cậu ta thỉnh thoảng lại đảo qua người mình, làm nàng nhịn không được ngẩng đầu lên nhìn lại, cậu ta lại còn thoải mái mà mỉm cười chào hỏi, làm nàng trong khoảnh khắc không thể biết được là do cậu ta vốn là đồ háo sắc hay do tính tình trời sinh đã thế.

Quỷ mới biết được, hừ!

Dù sao đi nữa, ở tuổi của cậu ta, mà lại mạo muội nhìn chằm chằm vào cô nương nhà người ta như thế, cũng là cực kì thất lễ rồi.

Không hiểu sao, trong lòng Khúc Liễm có chút giận dỗi.

Uống xong chén trà, Minh Phương đại sư mới đi ra, trong tay cầm ba chiếc bùa bình an vừa vẽ xong.

Quý thị cung kính nhận lấy, cảm ơn Minh Phương đại sư mãi, rồi mới dắt con gái về.

Sau khi hai mẹ con Quý thị đi rồi, trong đại điện chỉ còn lại Minh Phương đại sư và thiếu niên kia.

Vẻ mặt Minh Phương đại sư hiền lành, ánh mắt nhìn cậu ta cũng rất mực ôn hòa, cười nói:

- Con người u mê, cửa Phật làm đầu, sao lại biểu hiện ngông cuồng vậy được?

Những ngón tay thon dài của cậu nâng chung trà lên, chiếc chung tối màu càng tôn lên những ngón tay thon dài thanh tú như ngọc, khớp xương rõ ràng, nghe vậy cũng ấm áp cười theo, thanh âm tao nhã, như ánh mặt trời tháng ba ấm áp ngoài kia, nhưng lại có phần thờ ơ:

- Đại sư, ta là người trong cõi trần, đương nhiên không cần tuân thủ quy tắc nhà Phật của các ngài. Nếu không thể sống tự tại một chút, chẳng lẽ mọi người đều làm giống ngài, xuất gia thoát tục hay sao? Vậy thì bình sinh có lạc thú gì đáng kể nữa chứ?

Minh Phương đại sư chỉ cười không nói, nhìn cậu ta cư xử như một đứa trẻ bướng bỉnh.

Thiếu niên kia uống một ngụm trà nhỏ, rồi có phần ghét bỏ mà nói:

- Trà rất chát, vị rất khó uống, không ngon.

Minh Phương đại sư nâng chung trà lên, uống một ngụm, vẻ mặt yên tĩnh xa xăm, danh lợi thế gian đã từng trải qua trên người ông, giờ chỉ còn lại những năm tháng an nhiên.

Thiếu niên kia tuy là ngoài miệng nói ghét bỏ, nhưng lại uống tiếp một ngụm, khi chỉ còn hơn nửa chung trà, mới nói:

- Nhờ có thuốc của đại sư mà bệnh tình của ta mới tốt hơn, nhân đây xin cảm tạ đại sư.

Minh Phương đại sư gật đầu, nói với cậu ta:

- Bệnh của công tử cũng không phải là không thể trị hết, chờ thời cơ đến, thì sẽ khỏi thôi.

Thiếu niên cũng cười, nhưng trong lòng lại không tin lời ông chút nào.

Ngồi một lát, cậu ta cũng cáo từ.

Minh Phương đại sư cũng không đứng dậy, chỉ nói với cậu ta:

- Ta cũng không cố giữ cậu lại mà làm gì, nhưng công tử phải nhớ kỹ, chi ác mạc ác, chi thiện thừa hành (tạm dịch: đừng làm việc ác, làm càng nhiều việc thiện càng tốt).

Thiếu niên nhướng mày, tươi cười như ánh nắng ngoài kia, soi rọi lòng người:

- Cái gì là thiện cái gì là ác? Đại sư, ngài đừng có lấy kiến thức uyên thâm của ngài ra mà dọa ta đó, tuy ta đọc sách ít, nhưng cũng không phải người dễ bị hù dọa đâu.

Minh Phương đại sư ung dung cười to, niệm Phật hiệu rồi nói:

- Bần tăng tuy rằng lớn tuổi, nhưng mắt cũng không mờ đâu, tiểu cô nương ban nãy, vóc dáng thanh tú, dung mạo xinh đẹp, thật là hồng nhan khó gặp, người trẻ tuổi a, nhất định là chịu không nổi nhỉ.

Vành tai thiếu niên đỏ ửng, nhưng ngoài mặt vẫn cố làm ra vẻ vô tư mà bảo:

- Ta đến xem vị hôn thê của mình, sao lại phải sợ? Lời này của đại sư mới rất là không phải, người xuất gia không nên nói như thế, lục căn () của ngài vẫn chưa thanh tịnh đâu.

Minh Phương đại sư vẫn giữ dáng vẻ người xuất gia từ bi, nhìn cậu ta chỉ cười không nói.

Thiếu niên thi lễ với ông, rồi xoay người đi mất.

Mới bước ra khỏi đại điên, một nam tử cao to mặc đồ đen bước đến, hành lễ với cậu ta:

- Bẩm thiếu gia, mọi việc đã chuẩn bị xong xuôi, khi nào ngài mới đến Khúc gia bái phỏng ạ?

Thiếu niên kia nhìn bầu trời trong xanh ngập tràn ánh nắng tháng ba, hơi cụp mắt xuống, ôn hòa nói:

- Việc này không vội.

Sau đó không biết nghĩ đến điều gì, rồi mới nói tiếp:

- Hiếm khi đến phủ Thường châu một lần, người đi thông báo với Trần tri phủ, mời ông ta đến gặp ta.

Thị vệ kia bẩm vâng, rồi mới lui ra đi sắp xếp.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Chú thích:

() Cẩm bào: áo dài bằng gấm, ống tay rộng của quan lại thời phong kiến

() Dương chi bạch ngọc: hay còn gọi là “Bạch ngọc”, “Dương Chi ngọc”H, là thượng phẩm trong các loại nhuyễn ngọc, cực kỳ trân quý. Dương Chi bạch ngọc đúng như cái tên, nổi tiếng với màu trắng, cùng sự tinh khiết, nếu có lẫn màu khác sẽ không được coi là Dương Chi bạch ngọc nữa.

() Bồ-đoàn là một danh từ kép được phối hợp bởi hai thành tố: Bồ là cỏ bồ, đoàn là tròn. Người xưa dùng cỏ bện lại thành nệm có hình dáng tròn để ngồi thiền, lạy Phật hoặc ngồi tụng kinh. Bồ đoàn có thể là biến hình của tọa cụ, vì trong Luật hệ Pali hoặc Sanskrit, không thấy từ gốc của nó. Luật Tạng quy định một số vật dụng nhu yếu cho một vị Tỳ-kheo, cũng không thấy bồ đoàn, mà chỉ có tọa cụ thôi. (tìm hiểu thêm tại chuahoiphuoc.net/nguon-goc-bo-doan-trong-phạt-giao)

() Lục căn:

Nói một cách gọn ghẽ: lục là sáu, căn là giác quan. Trên phương diện hình thức, con người có năm giác quan:

- mắt (nhãn căn)

- tai (nhĩ căn)

- mũi (tỷ căn)

- lưỡi (thiệt căn)

- thân (thân căn)

Trên phương diện tinh thần con người có Ý (ý căn) ghép vào thành lục căn. Dẫu ta định nghĩa rằng lục là sáu, căn là giác quan, nhưng gọi là sáu căn thì nghe được, nhưng nói là sáu giác quan thì lại không ổn lắm, bởi thông thường người ta hay gọi “giác quan thứ sáu” là sự linh cảm, mà sự linh cảm thì vượt xa hơn phạm trù của ý căn. Về phần này nếu có điều kiện tìm hiểu thêm về duy thức học, quí phật tử sẽ rõ hơn. Trong phạm vi bài này tôi không thể giảng hết được, hẹn dịp khác vậy. Ở đây chúng ta chỉ tạm tìm hiểu về việc làm chủ lục căn thôi. Mỗi căn có một đối tượng tiếp xúc riêng, gọi là trần. Vậy nên ta có sáu trần:

- Sắc trần (cảnh vật)

- Thanh trần (âm thanh)

- Hương trần (mùi hương)

- Vị trần (vị)

- Xúc trần (cảm giác ở thân)

- Pháp trần (cảnh ở trong tâm).

Truyện Chữ Hay