Nghe nói thiên kim tiểu thư nhà họ Trịnh bé đến lớn chưa phải vào bếp bao giờ. Tối ngày âm lịch, Vinh nói đã tắm rửa sạch sẽ để đón năm mới rồi, từ chối làm trứng ốp la cho Ái Lạp, tránh dính mùi dầu mỡ. Các bác giúp việc đã được cho về quê đón Tết hết, bố mẹ thì đi hẹn hò xem pháo hoa. Ái Lạp xoa bụng, đành vào tủ lạnh tự lục trứng.
Con bé không biết làm ốp la, chẹp miệng nghĩ thôi luộc vậy. Nhưng nó không tài nào tìm nổi cái nồi. Nó không biết bác giúp việc cất nồi ở đâu, Vinh thì xem Táo quân ngủ quên mất rồi, nó không nỡ đánh thức. Ái Lạp nhìn về phía cái lò vi sóng, quyết định cho trứng vào quay.
phút sau, lò vi sóng nổ tung, Vinh nghe tiếng động mà hốt hoảng tỉnh dậy. Cậu chạy vào mắng Ái Lạp một trận, chỉ cho Ái Lạp chỗ đựng nồi niêu xoong chảo, làu bàu bắt Ái Lạp lau sạch đống hỗn độn bắn ra từ lò vi sóng.
Ái Lạp lau sạch trứng xong thì nhấc nồi ra khỏi kệ, vô tình nhìn thấy cái chảo. Con bé nhớ rán trứng hình như cũng dễ làm, đổ dầu rồi đổ trứng vào là xong. Nó đặt chảo lên bếp, đổ dầu vào, thế nhưng bật mãi vẫn không thấy lửa lên. Lạ nhỉ? Phải có lửa mới nấu ăn được chứ? Ái Lạp kì lạ, chạy bành bạch như con vịt ra hỏi Vinh:
- Vinh ơi, tao bật bếp rồi mà không thấy lửa lên!
- Lửa? Chị bật bếp nào?
- Bếp từ!
- ......
Vinh thở dài não nề, đành hi sinh tấm thân thơm tho lết vào bếp nấu cho chị bát mì tôm hai trứng. Ái Lạp sướng lắm, nó biết em trai nó vẫn thương nó nhất mà. Ái Lạp ngồi vừa thổi vừa ăn rất nhanh. Vinh nói:
- Nếu em không sinh ra trên đời này thì chị chết lâu rồi.
- Phải phải! Thế nên mới nói, đội Vinh lên đầu, trường sinh bất tử!
Bố mẹ hơn giờ đêm mới về, tiện thể xông đất cho nhà luôn. Ái Lạp cùng Vinh đã bày sẵn rượu cùng khay mứt, báng kẹo ra bàn, chỉ chờ bóng dáng bố mẹ xuất hiện là nhào ra cửa, luôn miệng hỏi:
- Lì xì con đi mẹ, bố ơi lì xì con!
Ông Trịnh cốc đầu Ái Lạp làm nó dừng luôn bộ dạng nhắng nhít. Ông rút ra một phong bao lì xì to, dúi vào tay Vinh dặn dò:
- Bố chỉ lì xì cho đứa nào ngoan, học hành chăm chỉ, không đi học muộn với trốn tiết thôi. Trong cái bao này có cả phần của Ái Lạp, nhưng con cứ cầm hết đi, đừng để nó biết.
- Bố! Con nghe thấy rồi đấy nhé!
Ái Lạp nháo loạn lên, giãy đành đạch ăn vạ. Vinh rất phối hợp cười tủm tỉm nhét lì xì vào túi, hai bố con nhà này luôn có sở thích lấy Ái Lạp ra làm thú vui. Ái Lạp sợ mình sẽ mất phần tiền lì xì, quay sang cầu cứu mẹ:
- Mẹ ơi, con hay trốn học thật nhưng điểm vẫn cao mà? Điểm của con cao ơi là cao ý, ở trong lớp con chỉ đứng sau Bảo thôi! Con... con....
Ái Lạp mếu máo như sắp khóc, ông Trịnh biết trò đùa của mình đã đến lúc dừng lại, vội vàng ra hiệu cho vợ. Mẹ Ái Lạp cũng lôi ra phong bao lì xì to chẳng khác của Vinh, quỳ gối xuống véo má Ái Lạp:
- Bố con lì xì cho đứa ngoan, còn mẹ chỉ lì xì cho đứa hư thôi! Đứa nào đi học mà hay dậy muộn này, hay tranh luận với cô giáo này, thì mẹ lì xì.
- Con nghĩ lại rồi mẹ ạ, thật ra con cũng chẳng ngoan lắm...
Vinh cùng ông bà Trịnh phá lên cười. Ái Lạp nhận được lì xì xong liền vui mừng hớn hở, bộ dáng đại tỷ ngầu lòi bay đi đâu hết. Có lẽ, người ở bên ngoài có tung hoành ngang dọc tới mức nào, về đến nhà vẫn chỉ là con của bố mẹ thôi.
Năm mới mùng một, Ái Lạp rủ Bảo sang nhà mình chúc Tết. Dù sao con bé luôn không thấy bóng dáng bố mẹ Bảo ở nhà, nếu chẳng may Bảo hiện tại đang ở một mình thì sẽ cô đơn lắm.
Lúc gặp mặt, khác với thường ngày, Bảo rất lễ phép ngoan ngoãn với ông Trịnh. Cậu nhận tiền lì xì từ tay bố mẹ Ái Lạp, nhẹ nhàng nói cảm ơn. Bố Trịnh gật đầu, vò lấy mái tóc Bảo khiến nó rối tung lên, trêu:
- Năm mới uống sữa nhiều vào cháu, không có không lớn được đâu.
Đại ý là chê lùn. Bảo mỉm cười thân thiện, vô cùng chân thành đáp lại:
- Vâng, cháu sẽ ăn mau chóng lớn để nhanh qua tuổi ạ.
- Sao lại là tuổi ?
Ông Trịnh tò mò hỏi. Bảo vẫn cười, mắt liếc sơ qua Ái Lạp rồi quay về nhìn ông Trịnh:
- Nam công dân tuổi mới được lên phường đăng kí kết hôn.
Sau đó, Bảo bị ông Trịnh đá ra khỏi nhà.
Đối với người vừa mới nhập cư như Cường, Tết là một thứ rất đỗi xa lạ. Cậu nghe Quỳnh Giao kể đây là Tết âm lịch, lấy mùng âm làm mốc chứ không phải mùng dương, cuối cùng không hiểu nên quyết định không nghe nữa. Dù sao bỗng dưng được nghỉ học cả tuần, thế là vui rồi.
Bố mẹ Quỳnh Giao dẫn Quỳnh Giao và Cường đi chùa, trên đường gặp vô số người quen. Cường thấy người ta cứ gặp là lại cho cậu tiền, càng cảm thấy kì lạ hơn.
Đây là cái ngày tuyệt vời gì vậy? Được nghỉ học lại còn được tiền?
Ở bên cậu sống không có cái này, sau giáng sinh cũng được nghỉ dài, nhưng không có ai lì xì ai. Cường tự dưng bật thốt:
- Anh muốn lấy vợ và định cư ở Việt Nam.....
- Anh à, khi anh lớn rồi, anh sẽ phải lì xì cho người ta đấy.
Quỳnh Giao chán nản lắc đầu, cô bé thấy bố mẹ đã cách mình cả quãng xa, vội vã kéo Cường đuổi theo.
Sáng mùng , Trí phóng xe qua nhà An, gọi ầm ở ngoài làm bố An phải tức giận ném một cục gạch ra ngoài. Anh ta hét:
- An ơi, chúc an năm mới da trắng mịn như da lợn, môi đỏ như đít khỉ và mắt to như mắt cá lồi nha!
- Thằng ranh con kia, mày ở đâu ra nói xúi quẩy vậy hả!
Trí vui vẻ lè lưỡi phóng xe đi mất, vài giây sau điện thoại anh ta liền rung, An chỉ gửi tin nhắn vài dòng ngắn ngủi, gọi là đáp lễ lại Trí.
"Cái kẹo cậu ăn hôm Valentine, bố tôi đã ngậm trọn vào mồm. Theo logic của Bảo thì là, chúc cậu mạnh khoẻ, mau chóng có thai."
Mặt Trí tái lại, phanh xe nôn thốc nôn tháo ngoài lề đường.
Mặc dù sáng hôm trước bị phụ huynh tống ra khỏi cửa, nhưng hôm sau Bảo vẫn bình thường đến đón Ái Lạp đi chơi. Dĩ nhiên, cậu đã muốn thì dù ông Trịnh có xây tháp Bảo cũng lôi được Ái Lạp ra. Ái Lạp vừa gặp Bảo liền trực tiếp xoè hai tay, không xấu hổ nói:
- Lì xì cho tao!
Bảo lập tức cốc vào đầu Ái Lạp, mắng:
- Mở mồm ra là tiền!
- Chịu thôi, sắc dục phủ đời trai, tiền tài che mắt gái. Tao chỉ là một trong số những cô gái nhỏ đáng yêu.
Bảo chịu thua lục lọi trong người, đưa cho Ái Lạp nghìn đồng. Ái Lạp hào phóng đưa lại Bảo nghìn coi như lì xì, Bảo giật giật miệng nhưng cũng đành nhận lấy. Ái Lạp vui vẻ gật đầu, bỗng dưng nhớ ra cái gì, bật thốt:
- Ơ nếu tính thế thì mày chỉ lì xì cho tao có nghìn thôi à?
Ờ thì cũng có thể coi là như thế. Bảo gật đầu, Ái Lạp liền tiếp tục:
- Thôi thế thì cho tao nốt nghìn cho tròn đi?
- .....
Một nghìn Bảo mới đút vào túi áo lại bị rút ra, trao vào tay Ái Lạp.
- Ơ mày lì xì tao nghìn không thấy lẻ à? Đưa nghìn nữa đây cho tròn ?
- Tao lì xì mày nghìn mà, nghìn lúc nào?
- Thì mày mới đưa tao nghìn đấy thôi?
- .....
Ái Lạp hồn nhiên chặn họng Bảo, thành công làm cậu nghẹn ứ. Bảo sợ rằng nếu cậu đưa cho Ái Lạp nghìn, nó sẽ lại đòi nghìn, rồi đòi thêm nghìn, rồi cứ thế đòi tiếp. Cậu hậm hực đưa nó tròn nghìn, còn từ chối nhận nghìn lì xì của nó. Nhìn Ái Lạp hí hửng cười, trong đầu Bảo hiện ra mấy chữ: Quân bòn tiền đốn mạt!
Bảo dắt Ái Lạp đi loanh quanh, vừa vặn gặp Trí đang nôn ra mật xanh mật vàng ở lề đường. Hai đứa vội vã chạy lại, Ái Lạp lấy chai nước nó đã chuẩn bị sẵn ra cho Trí uống, vỗ lưng anh hỏi:
- Sao mới sáng mùng mà mệt mỏi thế? Đêm qua bay lắc quá đà à?
Trí vẫn còn chưa thoát ra khỏi nỗi ám ảnh, đồ ăn sáng anh ta cũng nôn ra hết rồi, giờ chỉ còn nôn ra tí nước không. Bảo hỏi bị làm sao, anh ta mới mếu máo kể qua chuyện ban nãy cho hai đứa. Nghe xong, Ái Lạp rất nghiêm túc nắm lấy tay Trí, mang bộ dáng người từng trải trịnh trọng khuyên bảo:
- Trí, đi khám thai đi!
Bảo nhẹ nhàng đôn lời:
- Nãy giờ anh toàn nôn khan thôi, đây là dấu hiệu thai nghén đấy.
Trí khóc không ra nước mắt.
Ái Lạp cùng Bảo dắt Trí tới chùa, với mong muốn phù hộ cho anh ta sẽ qua khỏi kiếp nạn này. Đang đi thì ba đứa gặp Cường cùng Quỳnh Giao, nên nhập hội luôn.
Bố mẹ Quỳnh Giao là những người vô cùng dễ gần, suốt đường đi cứ nói chuyện như thể đã thân quen lâu, thảo nào hai bác sinh ra Quỳnh Giao với tính cách như thế. Sau khi thắp hương xong và ra ngoài, mặt Ái Lạp tự nhiên nhăn lại. Con bé ghé sát vào tai Quỳnh Giao nói thầm gì đó mà cái tai thính như chó của Bảo chỉ nghe được loáng thoáng mấy chữ:
- ..... Tao buồn....
Buồn? Đang vui sao lại buồn?
Hơn nữa, mày buồn sao không nói với tao, lại nói với nó? Nói xong thì nó làm mày vui lên được à?
Mới đầu năm đã phải ăn giấm chua, Bảo cực kì khó chịu. Cái lắc đầu bất lực của Quỳnh Giao lọt vào mắt Bảo, mặt Ái Lạp càng trở nên buồn bã hơn. Bảo tò mò lắm nhưng không dám chạy tới hỏi thẳng nó xem tại sao phải giấu cậu. Đợi thêm lát nữa, Quỳnh Giao và Ái Lạp xin phép tách đoàn đi riêng, tới lúc này thì mùi chua đã ngập tràn quanh người Bảo.
Nhìn bóng dáng hai con người kia dần đi khuất, Bảo mặc kệ tiếng ú ớ từ phía Trí, chạy theo túm Ái Lạp lại. Cậu giật tay Ái Lạp ra khỏi tay Quỳnh Giao, hứng chịu ánh mắt như nhìn người ngoài hành tinh của Ái Lạp, ấm ức không biết nên nói gì.
- Mày đi theo tao làm gì?
Ái Lạp hỏi, Bảo giận dỗi không đáp. Ái Lạp khuyên Bảo quay về nhưng Bảo không nghe, hỏi thì cậu cũng không nói. Ái Lạp điên lắm, nó đang khó chịu, thế là quát ầm lên:
- Mày bị điên à? Mày muốn gì?
Hiện tại Bảo cũng không chịu nổi nữa, cậu to tiếng quát lại Ái Lạp, hai tay siết thành nắm đấm:
- Mày buồn cái gì?
- Hả?
- Mày buồn cái gì mà không nói với tao? Tao làm màu buồn à?
Ái Lạp bất lực lắm, con bé nghe Bảo mắng hồi lâu, sự kiên nhẫn càng ngày càng giảm. Rốt cuộc nó chống nạnh, đành phải ghê gớm hét lên:
- Bố này buồn cái đéo gì à? Buồn tè! Buồn tè hiểu chưa?! Nói với mày làm gì? Rủ đi tè chung à??
Đầu năm mới cứ để người ta phải khẩu nghiệp.
Quỳnh Giao xoay mặt đi nín cười, ép mình không được phát ra âm thanh. Không gian yên tĩnh đến tột độ, Bảo câm lặng, hai giây tiếp theo đã biến mất không còn bóng dáng. Một tuần sau khi lên trường, Quỳnh Giao kể chuyện này cho mọi người, An cùng Trí mới cười phá lên, đặt cho sự tích cái tên "Buồn của Ái Lạp".
Đôi lời tác giả: Hết nợ!
Chúc các cậu ăn Tết vui vẻ. Tôi xách va li đi nghỉ tết đây.
Ra tết tôi sẽ comeback. Yêu