Phương Tần đỡ Hoàng hậu lên giường nằm, bà vẫy tay cho nàng lui: "Ngươi lui ra ngoài đi, ta muốn ngủ một chút không có việc gì đừng vào phiền ta."
"Dạ, người nghỉ ngơi đi, khi dùng bữa tối nô tì sẽ vào gọi người thức dậy", Phương Tần nói xong kéo rèm giường xuống rồi lui ra ngoài.
Hoàng hậu lại ngồi bật dậy, bà vén rèm lên, nằm nghiêng nhìn về hướng cửa sổ, đôi mắt nhìn ánh chiều tà đỏ rực đang dần lặn xuống, bà mỉm cười nhắm mắt mình lại.
Lúc tối Phương Tần mang cháo trở lại, nàng nhìn cửa sổ mở toang Hoàng hậu lại nằm nghiêng ngủ trên giường, nàng lo lắng thân thể bà đang suy yếu liền đi đến đóng cửa sổ lại, quỳ xuống trước giường gọi Hoàng hậu: "Hoàng hậu nên dùng bữa tối rồi."
Không ai trả lời nàng, Phương Tần lúc này mới cảm thấy lạ, nàng đưa tay lên mũi bà xem thử, sau đó Phương Tần không kiềm chế được nước mắt khóc lên, nàng quỳ lạy bà ba cái rồi đi ra ngoài báo: "Hoàng hậu băng thệ."
Giờ Tuất ngày Ất Mùi tháng năm thứ Gia Long (khoảng đến giờ tối ngày tháng năm ), Tống Hoàng hậu qua đời, hưởng thọ tuổi.
Quan tài để ở điện Khôn Nguyên.
Nguyệt Hoa đang ngủ cũng bị tiếng ồn ào đánh thức, nàng đứng lên nhìn Phúc Đảm mặt lạnh tanh đang thay tang phục, Nguyệt Hoa khó hiểu hỏi: "Chàng mặc tang phục làm gì?"
"Mẫu hậu băng thệ rồi, nàng cũng thay tang phục đi cùng ta vào hoàng cung", Phúc Đảm nói xong Nguyệt Hoa không thể tin được trừng lớn mắt, nàng còn chưa kịp phục hồi tinh thần đã bị người thay đổi y phục rồi cùng Phúc Đảm đi vào hoàng cung.
Đứng trước cửa điện, Nguyệt Hoa mới sực tỉnh nhìn Phúc Đảm nói: "Không phải lúc sáng chàng đến bà vẫn bình thường...!Sao giờ lại..."
"Nhân gian thế sự vốn vô thường, cùng vào đó thôi!" Phúc Đảm không nhìn nàng mà đáp, Nguyệt Hoa vẫn giữ nguyên tư thế nhìn hắn, cười khổ nghĩ cũng đúng, Phúc Đảm đưa tay nắm chặt tay nàng rồi nói: "Đừng nghĩ nhiều, dù thế nào đi chăng nữa cũng có ta bảo vệ nàng."
Nguyệt Hoa nhìn tay nàng cùng tay hắn đang nắm chặt vào nhau, tâm không khỏi ấm áp, cả hai im lặng bước vào trong cửa điện.
Thứ Nguyệt Hoa cũng không ngờ đến là, sau cái chết của Hoàng hậu, triều đình lại nổi một phen mưa sa bão táp.
Hoàng hậu chết Vua Gia Long vô cùng thương tiếc.
Triều đình hạ lệnh cấm mặc đồ màu đỏ, màu tía và dừng việc ca hát của mọi người theo thứ bậc khác nhau cho truyền Dụ xuống: Các quan rằng Hoàng đế để tang Hoàng hậu một năm, là phải lễ.
Trẫm ở trong cung để tang một năm, còn từ Hoàng tử xuống bàn định phép để tang có thứ bậc.
Hoàng hậu chỉ có một đứa con trai duy nhất chính là An Duệ Hoàng thái tử nhưng chẳng may mất sớm, thì đáng lý con trưởng của Thái tử tức là Hoàng tôn Đán phải là người đứng đầu chịu tang và giữ việc thờ tự, các quan đa số đều đồng tình với việc đó.
Tuy nhiên ý vua muốn truyền ngôi cho Hoàng tử thứ là Hoàng tử Đảm mà không phải là Hoàng tôn Đán, nên muốn giao việc này cho Đảm làm, mới truyền thánh chỉ lần hai, dụ rằng:
Hoàng tử Đảm là con của Hoàng hậu, còn có khế khoán ở kia, nên sai làm chủ việc thờ cúng: Việc lớn của nước không thể nhất khái câu nệ lễ đích tôn thừa trọng của nhà mọi người.
Quan Tiền quân là Nguyễn Văn Thành cho là lời xưng hô trong văn khấn khó nói thành lời.
Vua Gia Long bảo rằng: "Con phụng mệnh cha để tế mẹ, danh chính ngôn thuận, có gì là không được."
Từ sự việc đó dẫn đến nhiều hệ lụy về sau: Nguyễn Văn Thành bị Vua Gia Long nghi ngờ không trung với mình, ý đồ lật đổ mình, ông cho người đi điều tra Nguyễn Văn Thành.
Ngày Mậu Tuất, tháng , vua ban tên thụy cho bà là Giản Cung Tề Hiến Đức Chính Thuận Nguyên Hoàng hậu (簡恭齊孝翼正順元皇后), bấy giờ đều gọi bà là Thuận Nguyên Hoàng hậu (順元皇后).
Sách văn rằng.
Trị bên trong nhờ ở người nội tướng, nên Kinh Thi mở đầu là thiên gây nên nền phong hóa; có đức lớn thì nhận danh hiệu lớn nên Kinh Lễ trọng về điểm tôn xưng lúc tống chung.
Lâu nhớ đức hay nêu rõ hiệu tốt.
Đại hành Hoàng hậu Tống thị, con nhà danh giá kính giữ lời dạy, tự trời phối hợp cùng trẫm sửa mình, xếp dặt việc nhà, sấm gió đương lúc gian truân phong trần hợp sức giúp đỡ.
Trời biển gian hiểm cố gắng giúp ta, quê ngư̖i lạnh lùng, kính hầu mẫu hậu, sớm khuya không trễ, răn bảo cùng nhau, nghĩ cùng trẫm báo phục mối thù cho miếu xã; nghĩ cùng trẫm cứu vớt nỗi khổ cho nhân dân.
Cho nên trẫm lấy lại được cõi bờ dẹp yên được trong nước, nghĩ đến Hậu lấy hiếu để phụng thờ tổ tiên, lấy kính để tiếp đãi người dưới, nhân đến phi tần, yêu cả con cháu, ra ơn cả thân hiền, để tâm đến cả làng xóm.
Việc đưa đám Thụy lăng, xót thương hết lòng.
Trước sau vẫn một tâm đức, trong ngoài theo về người thân.
Tuổi thọ chưa đầy sáu chục, xe tiên đã vội xa vời.
Nhớ đến người giúp giỏi, cử hành điển chương thường.
Bèn xin mệnh lệnh ở tôn miếu, sai Khâm sai chưởng Hữu quân giám Thần sách quân, Khiêm quận công là Phạm Văn Nhân làm chánh sứ.
Lễ bộ thượng thư, Hưng nhượng hầu là Phạm Đăng Hưng làm phó sứ, bưng sách vàng, ấn vàng tấn phong tên thụy là: Giản Cung Tề Hiếu Đức Chính Thuận Nguyên Hoàng hậu.
Mong nhận lấy tên hiệu long trọng, để tỏ lâu đời.
Than ôi! Ghi về việc, nêu về công lễ vẫn nên thế, sống thì vinh, chết thì thương, Hậu nên xét cho.
Khi bà mất, Quốc vương nước Chân Lạp là Nặc Ông Chân cũng xin chịu tang, thành thần đem việc tâu lên.
Vua khiến để tâm tang ngày thôi.
Nặc Ông Chân bèn sai sứ đến dâng hương.
Nguyệt Hoa nghe tin xong cũng không thấy có gì đặc biệt, nàng nghĩ thầm trong đầu: Xem như là an ủi bà lần cuối, nhưng người cũng đã mất tiếc thương được gì, khi bà còn sống có ai nghĩ đến bà ở một mình trong tẩm cung rộng lớn cùng lạnh lẽo, Hoàng hậu người ở bên dưới có phải đã gặp được con trai của mình rồi không, nếu phải vậy ta xin chúc mừng người, khổ cực nhiều rồi người cũng nên nghỉ ngơi.
Nàng nhìn bầu trời đêm đen thăm thẳm không biết kết cục của mình sẽ ra sao.
Ba tháng sau, Nguyệt Hoa mang thai hơn bảy tháng vẫn chưa biết Vua Gia Long sẽ đặt lăng tẩm Hoàng hậu ở nơi nào, nàng cầm túi thơm bà cho không khỏi thở dài.
Mang thai chín tháng Nguyệt Hoa cuối cùng cũng hạ sinh được một đứa con gái, Phúc Đảm vui mừng đặt tên Hòa Tĩnh, ban thưởng hạ nhân trong phủ ba tháng tiền, vì còn trong tang kỳ hắn cũng không dám làm lễ mừng đầy tháng cho con gái, đơn giản làm vài món cúng cho qua chuyện.
Cảm thấy có lỗi với con gái Phúc Đảm luôn ban thưởng nhiều thứ quý giá cho Hòa Tĩnh, tiền chu cấp hằng tháng cũng tăng lên gấp đôi, đều này khiến cho Ngô Thị không khỏi ghen tị, thầm oán hận Hòa Tĩnh, nhưng nàng không phát hiện bản thân Hòa Tĩnh chỉ mới vài tháng tuổi không đáng để nàng đi ghen tị.