Vào hôm sau Maru hỏi liệu tôi có muốn đến bờ sông nữa không, nhưng tôi nhã nhặn từ chối.
K-không phải vì tôi bị bắt nạt đâu nha?!
Là do tôi có vài thứ cần làm…mà mấy bé gái 8 tuổi có chút đáng sợ thật.
Híc, bé chỉ là một vị tiểu thư mỏng manh thôi mà.
Sau khi tiễn hai ông anh, tôi bước vào nhà kho bên cạnh. Khi mở cửa ra,[note36655] anh hai Jirou ngồi trong đó và đang tuốt lúa đã thu hoạch bằng một tảng đá…
Ông anh tôi thực sự đang tuốt lúa bằng một tảng đá. Đặt những bông lúa trên một tảng đá, tay thì cầm một tảng đá khác còn lớn hơn, anh ta đang bào cho gạo rơi ra.
Lần đầu thấy cảnh tượng này là khi được mẹ cõng trên lưng. Tôi đã bị sốc.
Gì thế này, thời kì đồ đá à!? Tôi đã nghĩ thế đó.
Chỉ cần nhìn cũng đoán được rằng nơi đây không có chút đồ điện tử nào cả (như là trụ điện…) nhưng ít nhất cũng phải có máy tuốt lúa nghìn răng[note36649] hay gì chứ.
Hẳn đây là lí do lượng lúa thu hoạch trước vẫn chưa được gặt xong.
Cái làng này bị gì vậy. Cứ như thể họ đã vứt bỏ toàn bộ sự tiện nghi từ nền văn minh vậy…
Khi nghĩ thế, tôi ngó ngang dọc trong làng và nghĩ “Thứ này được tạo ra bằng cách nào vậy?”
Ví dụ rõ ràng nhất là cái bể nước này. Mọi người gọi nó là ‘Đá giữ nước’. Một cái bể hình vuông, rộng 1m và được đẽo sâu vào đá để chứa nước mưa phục vụ trong sinh hoạt.
Ngạc nhiên thay là thứ này không làm từ bê tông mà được đẽo sâu vào một loại đá cứng như bazan.
Nhớ lại lời của mấy cô bé kia, lũ tự gọi mình là ‘Pháp sư’ đã tạo ra cái bể này.
Lần này, hãy hỏi cho rõ từ mấy tên ‘Pháp sư’ đó. (pupupu). Hỏi về điều chưa rõ là đặc quyền của trẻ em mà!
Nhưng trước khi lũ ‘Pháp sư’ đến, tôi có việc cần làm.
Tôi nói với Jirow đang tuốt lúa hăng say: “Em xin một ít rơm được chứ? Và em ngồi đây được không?”
Lúc đấy, Jirow bàng hoàng nhìn tôi và gật đầu.
Jirou không nói nhiều cho lắm. Dù sống chung, tôi hiếm khi nghe thấy giọng anh. Anh ta như kiểu người trầm tính vậy. Ngoại hình trông cũng thường, chỉ được mỗi quả tóc vàng.
Được cho phép, tôi cầm lấy một vài bó rơm và ngồi xuống chỗ có thể ngồi được. Mục tiêu là làm được thứ gì giúp bắt cá.
Nếu không lầm thì có một loại bẫy trông giống chiếc giỏ gì đó có để hở một lỗ nhỏ ở dưới sông, rồi cá sẽ bơi vào từ lỗ đó, và do ở bên kia lỗ có cấu trúc chỉa ra khiến cho lũ cá nhỏ không thể thoát ra ngoài được.[note36650] Làm một thứ như thế nghe có vẻ dễ.
Dù dễ dàng mường tượng ra thành quả, tôi chưa bao giờ làm với rơm nên trước tiên hãy thử làm một đôi dép.
Trước đây, tôi đã từng đan dép vải khi còn học tiểu học. Lần đó là với vải, nhưng với rơm chắc cũng tương tự.
Khi quen với việc đan rơm, tôi sẽ làm bẫy cá.
Thử và thất bại để rồi cạn sức vì cái bụng rỗng, mất tận mười ngày để làm ra một cái bẫy cá nhỏ và một cái giỏ đựng rau rừng cùng chiếc mũ rơm.
Một đứa trẻ một tuổi dùng cạn sức biết bao nhiêu lần rồi lăn ra ngủ không là vấn đề to tát gì cho lắm. Tôi toàn ngủ là chính mà. Phải ngủ thì mới lớn được. Nên ngủ hoàn toàn là việc của tôi!
Với thế, tôi nhờ Maru đẫn ra bờ sông thêm lần nữa. Cùng bộ đôi dép rơm và mũ rơm MỚI!
Mũ làm từ rơm lúa gạo cứng hơn nhiều so với mũ làm rơm từ lúa mì nên có chút ngứa ngáy và khó chịu[note36652]. Có lẽ là thất bại rồi.
Mọi người trong nhà đều hỏi xem bẫy cá là thứ gì. Họ phản ứng như thế đấy, họ còn cảm thấy sốc trước cái mũ và đôi dép kia, thậm chí cha còn bảo tôi làm thêm vài đôi nữa. Khi cần chúng, họ đều mua từ những thương nhân bán hàng rong cả. Có rơm ngay dưới chân kia mà, thật phí phạm đi mất! Họ thường dùng rơm để gia cố nhà cửa (vì nó được làm từ rơm) đặt rơm lên mái nhà như một tấm đệm và đem phần còn lại đi đốt. Nếu con ma Mottainai[note36653] đến thì đó không phải là việc của bé đâu nha!
Hầu hết lũ trẻ đều đã ở ven sông khi bọn tôi, ‘Bộ ba anh em của sự kết thúc’ đến. Chúng rôm rả lên khi thấy mũ và đôi dép của tôi. Đôi dép của tôi nhận được mấy lời ganh tị như “Ah, hay thế” nhưng cái mũ thì không. Mà tôi cũng phải thừa nhận rằng cái mũ này chẳng ngầu tí nào. Nó chả làm được gì, thậm chí còn gây ngứa cơ. Hình dạng của nó tương tự như mũ Kasajizou vậy[note36654].
Tuy nhiên, để giữ gìn làn da trắng thì không được phơi nắng đâu nhé! Con gái thì phải biết tìm mọi cách để làm đẹp, Ryou-chan tui là như thế đấy!
Sau khi tận hưởng mấy lời bàn tán về đôi dép rơm và cái mũ, tôi đặt bẫy cá xuống sông.
Tôi đã thức cả đêm để làm ra cái bẫy cá nhỏ này. Đặt một vài viên đá vào và thả nó xuống sông.
Ngày mai khi quay lại, chúng sẽ tràn đầy mấy con cá nhỏ… có lẽ vậy.
“Nghe nè Maru, em muốn đi đến ngọn núi!”
Tôi kêu ông anh tốt bụng của mình khi đạt được bước đầu trong việc bắt cá.
Shuu đang chơi trò gì đó như rượt bắt cùng mấy đứa nhóc khác.
“Ngọn núi? Sao em lại muốn đến đó?”
“Em muốn kiếm thứ gì ăn được trên núi. Bỏ chúng vào cái giỏ mới này nè!”
Tôi cố nhìn với đôi mắt phấn khởi và xếch lên hết mức có thể. Mà có lẽ ông anh Maru tốt bụng cũng sẽ đi cùng dù không làm vậy. Tôi đã nghĩ vậy đấy.
Cơ mà tôi lại bị từ chối!
“Trên núi nguy hiểm lắm, trẻ con không lên đấy một mình được đâu. Có ma thú đó.”
Đó là những gì ông anh tôi nói.
Gì cơ, ma thú!? Sao lại có chất Fantasy lẫn vào thế? Giống với đám Pháp sư, có lẽ chúng chỉ là lũ chó hoang hay gấu thôi, phải chứ? Lại đi nói mấy thứ như ‘ma thú’. Puripuri[note36657]
Mà để cho trẻ con một mình đi đến mấy nơi có gấu hay chó hoang thì nguy hiểm thật. Tôi muốn nói ‘Chỉ đến gần quanh núi thôi mà’ nhưng chắc phải từ bỏ.
Ngoài ra, quanh bờ sông này cũng có mấy loại cỏ đại ăn được. Tôi sẽ kiên nhẫn vào lúc này.
“Vậy, anh đi nhặt vài loại cỏ dại ăn được ở ven sông được không ạ?”
“Được thôi… nhưng có loại cỏ dại nào như thế ở đây à? Em biết sao?”
“… trước đây, khi làm dép rơm, Jirou đã chỉ cho em.”
Yeah, khi một đứa trẻ một tuổi bảo với bạn rằng ‘thứ này ăn được còn thứ này thì không’ thì thật đáng sợ nhỉ? Cách đó quá dễ bị nghi ngờ!
Khi mọi thứ rối tung lên thì chỉ cần sử dụng cái tên của thằng nhóc lầm lì kia. Tha thứ cho em nha, Jirou.
Cứ thế, Maru thốt lên câu ‘Jirou biết nhiều về cỏ dại vậy sao’, ngưng tranh cãi và bọn tôi đi hái một vài loại cỏ dại.
Bé yêu ông anh tốt bụng này ghê!
Có một vài loại cỏ dại ăn được ở ven sông.
Bồ công anh, cải xoong, ngải cứu Nhật, fleabane[note36659] và rau khúc tẻ.
Tôi lựa rau dựa trên thông tin từ quyển sách tranh đã đọc ở kiếp trước, cơ mà tôi chưa từng ăn mấy loại rau trong chỗ kia ngoài cải xoong và ngải cứu Nhật.
Dù biết rằng có thể ăn được bồ công anh, nhưng tôi không nghĩ rằng mình thực sự sẽ ăn chúng.
Nhưng tôi của hiện tại thì lại khác. Tôi sẽ ăn bất cứ thứ gì miễn là nó lấp đầy bụng – tôi đang trong tình trạng đó đấy.
Dù chỉ mới hái được một lúc nhưng cái giỏ nhỏ nhắn đã đầy mất tiêu, nên chúng tôi đành đánh một giấc ngủ trưa rồi cùng nhau về nhà.
Ở nhà, mẹ làm món cháo đặc chỉ với chút gạo khô còn tôi bảo bà bỏ vào trong đó một chút cỏ.
Tôi cũng đã thoát khỏi cái cuộc sống bú sữa rồi. Ý tôi là, chẳng có chút sữa nào chảy ra cả. Vì vậy giờ cần thức ăn cho trẻ em. Hay nói đúng hơn, mọi người trong nhà đều cần thức ăn cho trẻ em…
Mẹ ngay từ đầu đã làm cái biểu cảm kiểu ‘Thứ này ăn được không? Có an toàn không vậy?’, nhưng khi tôi mập mờ nói rằng những dân làng khác cũng ăn, bà ngoan ngoãn bỏ chỗ cỏ dại vào nồi.
Bữa tối hôm đó là cháo đặc[note36656] cùng súp nấu với cỏ dại, có một hương vị của dưỡng chất lan toả khắp ngóc ngách cơ thể.
Tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi những thành viên khác trong nhà đều ăn với một vẻ mặt hài lòng.Cuối cùng thì từ mai ta sẽ được ăn cá! …có lẽ vậy