Bản thảo của Adso được chia thành bảy ngày, mỗi ngày lại được chia thành nhiều giai đoạn tương ứng với các giờ kinh lễ. Các tiểu tựa, viết dưới dạng ngôi thứ ba, có lẽ do Valet thêm vào. Nhưng do các tiểu tựa này sẽ giúp quý độc giả dễ định hướng theo dõi câu chuyện và do kỹ thuật hành văn này cũng không xa lạ lắm đối với nền văn học địa phương thời bấy giờ, tôi thấy không cần phải loại bỏ chúng.
Cách Adso liên hệ với các giờ kinh lễ khiến tôi hơi hoang mang, vì các giờ kinh thay đổi theo từng địa phương, từng mùa; hơn thế nữa, hoàn toàn có khả năng là trong thế kỷ XIV, các luật lệ của dòng thánh Benedict đã không được triệt để tuân hành.
Tuy nhiên, tôi tin rằng quý độc giả có thể tin vào thời gian biểu dưới đây, xem nó như một bản hướng dẫn. Thời gian biểu này, một phần được suy diễn ra từ bản thảo, một phần dựa theo sự so sánh giữa Luật gốc và sự miêu tả đời tu hành trong sách “ Thời gian biểu của dòng Benedict ” của Edouard Schneider, xuất bản tại Paris năm :
KINH SỚM: khoảng từ giờ đến giờ sáng.
KINH NGỢI KHEN: khoảng từ giờ đến giờ sáng, chấm dứt vào lúc bình minh.
KINH ĐẦU: khoảng giờ , trước rạng đông một chút.
KINH XẾ SÁNG: khoảng giờ.
KINH TRƯA: giữa trưa.
KINH XẾ TRƯA: khoảng giữa và giờ chiều.
KINH CHIỀU: khoảng giờ , lúc hoàng hôn, luật dòng quy định phải dùng bữa trước khi trời tối.
KINH TỐI: khoảng giờ, trước giờ (các tu sĩ đi ngủ)
Sự tính toán này dựa trên thực tế rằng ở phía Bắc nước Ý, vào khoảng cuối tháng , mặt trời mọc vào lúc giờ rưỡi và lặn vào khoảng giờ chiều