Hai bên kình địch ở phía nam và bắc Quan Độ. Về đến đại bản doanh ở Quan Độ, Tháo được tin Lưu Bị đến Nhữ Nam hợp quân cùng Lưu Tích, đầu mục quân Khăn vàng, cùng bắt tay với họ, tình hình Dự Châu trở nên nguy cấp.
Mạnh Đức cử Tào Nhân đem hai ngàn quân khinh kỵ binh đến Nhữ Nam diệt Lưu Bị. Nếu để lâu ngày Bị sẽ nổi lên ở Đông Sơn, tình hình sẽ càng rắc rối.
Viên Thiệu đang tích cực tăng quân.
Quân Tào có một, quân Thiệu có mười, Tào Mạnh Đức ngồi tính lại sự chính xác của chiến trường Quan Độ trong tương quan đó.
Hoàng Hà về đêm vẫn hát lại bài ca đơn điệu, tiếng nước chảy ầm ì. Những ánh đèn leo lét nơi thành luỹ hai bờ sông Hoàng Hà trông như những dải sao sa.
Mạnh Đức đang ngồi xem sách trước đèn, lấy trí tuệ của người xưa xem xét lại sách lược dùng binh của mình.
"Hai bên đánh nhau, phải dùng chính binh để đối địch, dùng kỳ binh giành thắng lợi. Người giỏi xuất kỳ thì biến hoá vô cùng như trời đất, cuồn cuộn như nước sông vô tận, hết rồi lại bắt đầu như mặt trăng mặt trời, qua rồi lại đến như bốn mùa đổi nhau".
Mạnh Đức nghiền ngẫm từng câu từng chữ, thấy mình chọn Quan Độ là chính xác. Nhưng Mạnh Đức lại nhìn chằm chằm vào chữ "kỳ" ở trong sách, vì hiện nay quân Tào người thì ít, lương thực thì thiếu.
Phương đông trời đã hửng sáng, cơn gió sớm mai của mùa hạ thời nhè nhẹ vào lá cờ "soái". Mạnh Đức đã quá mệt mỏi. Cuốn "Tôn tử binh pháp" vừa cũ vừa nát nằm ngay bên chiếc gối của Tháo.
Tiếng chém giết gào thét làm Mạnh Đức tỉnh giấc.
Viên Thiệu dẫn đại quân đến khiêu chiến.
Ba hồi trống vừa dứt. Viên Thiệu đội mũ chỏm vàng, mặc áo giáp vàng, bào gấm đai ngọc, cưỡi ngựa đứng trước trận tiền. Đứng xếp hàng hai bên là Trương Cáp, Cao Lãm, Hàn Mãnh, Thuần Vu Quỳnh và các tướng lĩnh khác. Đội ngũ trông thật uy nghiêm.
Mạnh Đức cử Trương Liêu ra đánh trước tiên. Trương Cáp nhảy ngựa nghênh chiến.
Hứa Chử múa gươm tế ngựa ra đánh giúp Liêu, Cao Lãm cầm giáo ngăn lại.
Mạnh Đức lệnh cho Hạ Hầu Đôn, Tào Hồng dẫn mấy nghìn binh mã xông vào trận địch. Thẩm Phôi thấy quân Tào xông sang, liền cho đất một tiếng pháo hiệu, hai bên hàng vạn cái nỏ đều bắn ra, quân Tào thương vong rất nhiều phải chạy về phía nam. Quân Thiệu thừa thắng xông lên chém giết. Quân Tào đại bại, lui về đóng trại ở phía nam Quan Độ.
Viên Thiệu cũng đưa quân đóng gần Quan Độ. Thẩm Phôi nói:
- Nên sai mười vạn quân giữ ở Quan Độ, đắp nhiều ụ đất ở trước trại Tào, sai quân nhìn xuống mà bắn.
Viên Thiệu nghe theo, sai chọn nhiều trai tráng, đào đất đắp ụ Trong vòng mười ngày, quân Thiệu đắp được hơn mấy chục đồi đất, trên đồi lại dựng chòi cao, rồi quân cung nỏ đứng trên bắn xuống, quân Tào sợ hãi, thương vong rất nhiều.
Mạnh Đức thấy quân tình rối loạn, đầu óc luôn luôn nghĩ đến chữ "kỳ". Như thế nào mới là "xuất kỳ" giành thắng lợi? Mạnh Đức bèn mời các mưu sĩ lại bàn.
Lưu Hoa nói:
- Nên làm xe bắn đá chống lại.
Tháo bảo Hoa vẽ kiểu. Tháo cho người tạo, tập trung những lính có nghề thợ, suốt đêm làm được vài trăm cỗ xe, đặt bên trong tường, chiếu thẳng vào những chòi trên đồi. Đợi lúc quân bên Thiệu sắp bắn, trong trại huy động những xe bắn đá, đá bay lên đánh phá khắp nơi, người không chỗ nấp, quân cung nỏ chết vô số.
Thẩm Phôi lại hiến kế cho Thiệu:
- Ta nên cho quân sĩ đào hầm ngầm, thẳng vào trong trại Tào Tháo.
Quân Tào biết quân Thiệu đang ra sức đào hầm sau những ụ đất liền báo với Mạnh Đức. Mạnh Đức nói:
- Chẳng làm gì nổi ta đâu! Binh pháp nói: địch đào hầm để đánh ta, ta đào hào sâu ngăn lại, thì đường hầm của chúng cũng trở thành vô dụng.
Đêm hôm đó, Tháo sai quân đào một cái hào rất sâu.
Đường ngầm của quân Thiệu đào mất bao nhiêu công sức trở thành vô ích.
° ° °
Thấm thoát đã giữa mùa hạ. Hai quân đánh qua đánh lại, kình địch với nhau đã hơn một trăm ngày. Dự, Duyện vốn là hai châu nghèo khổ. Gần đây đã lập đồn điền, tình hình có được cải thiện đôi chút, nhưng vẫn chưa đủ sức cung ứng hậu cần cho quân lính trong một thời gian dài. Bởi vậy các quận, huyện phía nam sông Hoàng Hà nhao nhao phản đối Tào Mạnh Đức. Còn ở Nhữ Nam, phía tây nam Dự Châu, nhờ có Lưu Bị khích lệ, mọi người lại hết sức ủng hộ
Tào Mạnh Đức chưa bao giờ biết xem thường năng lực Lưu Bị. Hảo hán tai to này đánh đòn tâm lý cũng giỏi, dùng binh cũng khéo. Ai là người có thể đi quấy nhiễu Lưu Bị được bây giờ? Mạnh Đức phải suy tính, chọn lựa, người đó phải trung thành, tránh khỏi chạy luôn sang phía Lưu Bị. Người đó phải biết độc lập tác chiến. Mạnh Đức chọn Tào Nhân và Từ Hoảng cho họ đưa quân đến Nhữ Nam.
Thám mã của Thiệu phát hiện Tào Nhân dẫn quân xuống phía nam, cánh trái quân Tào trở nên trống vắng. Thiệu liền phái Hàn Tuân đem một cánh quân đến lấp chỗ trống, hòng cắt đứt quan hệ giữa quân Quan Trung và đại bản doanh quân Tào ở Quan Độ,Â� bản doanh quân Tào ở Quan Độ, để dễ bề tiến công quân Tào từ phía tây. Nào ngờ Tào Nhân đã nhanh chóng thắng quân Lưu Bị và cũng nhanh chóng cùng với quân Từ Hoảng quay về tiền tuyến. Và ở một khe núi cách Quan Độ về phía tây nam khoảng vài trăm dặm, quân Hàn Tuân gặp quân Tào Nhân. Hàn Tuân không phải đối thủ của Tào Nhân, nên hai bên giao tranh được một lúc thì Hàn Tuân đã thua. Cánh trái của quân Tào được khôi phục ngay. Sách lược của Thiệu trở nên vô ích.
Ngày tháng trôi qua, Mạnh Đức ở Quan Độ quân lực kém dần, lương thảo gần hết, khó khăn chồng chất, nên có ý muốn bỏ Quan Độ về Hứa Xương, nhưng chần chừ chưa quyết, bèn viết thư hỏi Tuân Úc. Tuân Úc trả lời.
"Nay quân nhu dù có khó khăn, cũng chưa đến nỗi nguy khốn như quân Lưu Bang lúc ở Huynh Dương và Thành Cao. Chúng ta khốn đốn thì kẻ địch cũng chẳng dễ chịu gì. Khi xưa Lưu Bang và Hạng Vũ, chẳng ai nhận thua, chẳng ai chịu rút. Khi tình thế đã đến phút chót, ai rút lui người ấy sẽ mất khí thế, sẽ rơi vào chỗ bất lợi. Trước mắt, quân ta có một quân Thiệu có mười, nhưng quân ta bố trí rất hay, phòng ngự lại tốt, khác nào đã tóm được cổ Viên Thiệu, quân Thiệu tiến, thoái đề. Nay là lúc mấu chốt, thế nào cũng có biến, chính là lúc dùng mưu trí, lấy kỳ binh giành thắng lợi, xin chớ bỏ qua".
Mạnh Đức như được động viên, Tuân Úc còn có lòng tin, lẽ nào tổng chỉ huy nơi tiền tuyến lại chịu rút?
Quách Gia nói:
- Nhà bếp chưa kêu, chúng ta vội gì đã làm toáng lên.
Mạnh Đức yên tâm, suy nghĩ về chữ "kỳ" trong "lấy kỳ binh giành thắng lợi". Mạnh Đức nghĩ đến một câu trong binh thư: phép dùng binh là có ngàn cỗ xe nặng, trăm cỗ xe nhẹ, mười vạn bộ áo giáp, lượng thực chuyến xa hàng ngàn dặm. Như vậy kinh phí ở tiền tuyến và hậu phương, tiền chiêu đãi khách... mọi chi phí hàng ngày lên tới hàng ngàn lạng, sau đó đội quân mười vạn mới hoạt động được...
Cuối cùng Mạnh Đức đã hiểu được nghĩa chữ "kỳ".
Mạnh Đức phân tích: Thiệu rải quân trên một tuyến dài, từ bắc Hoàng Hà đến tận Quan Độ và nếu chiến trường Thanh Châu trên tuyến phía đông lại ngưng trệ thì khó khăn chồng chất khó khăn. Quyên Thành nam Hoàng Hà vẫn có Trình Dục trấn giữ, du kích của Vu Cấm, Nhạc Tiến vẫn có mặt ở Diên Tân, nên cánh trái của Thiệu dễ bị tấn công. Công việc hậu cần của Thiệu vẫn do Hàn Tuân chuyển vận từ chiến tuyến phía tây cánh phải đưa đến.
Quách Gia nói:
- Mùa màng vùng Hoa Bắc đã thu hoạch xong, xe lương của Thiệu sẽ lên đường nay mai. Tướng hậu cần là Hàn Tuân vốn có khoẻ nhưng không có khôn, ỷ đông dễ lơ là phòng vệ. Chỉ cần chọn lấy năm đội khinh kỵ đón đánh thì nhất định sẽ phá được hệ thống vận chuyển của Thiệu.
Mạnh Đức hỏi: - Nên sai ai?
Tuân Du suy nghĩ rồi nói:
- Từ Hoảng vốn là chủ tướng đoàn quân Dương Phụng vừa khoẻ và quen thuộc chiến trường phía tây, vừa có trách nhiệm, nhất định sẽ hoàn thành được nhiệm vụ đó.
° ° °
Trong chiến tranh, lương thực rất quan trọng, không phải chỉ riêng Tháo biết điều đó. Khâu hậu cần Thiệu trông cậy vào tướng tâm phúc là Hàn Tuân, đặt kho quân lương ở Ô Sào. Về mặt này, Thiệu hiểu biết chẳng kém gì Tháo.
Nhưng Thiệu không ngờ Tháo đã ra tay trước.
Kỵ binh của Từ Hoảng phát hiện được đoàn chuyển lương của Hà Tuân ở Vũ Dương cách phía tây Quan Độ không xa. Lại có Tào Hồng giúp sức, đội kỵ binh đã tập kích và phá huỷ toàn bộ thiết bị và lương thực quân Thiệu.
Tin tuyền đến đại bản doanh, Thiệu nghĩ: Giặc Tào đáng chết! May mà mình còn có Ô Sào.
Song từ đó Thiệu cũng để ý hơn, sai Thẩm Phôi về phương bắc đốc lương, lại sai tướng thân tín là Thuần Vu Quỳnh đến giữ
Hứa Du nói:
- Nay chủ lực quân Tào đang kình địch với quân ta ở Quan Độ, Tào ít quân, tất phải bỏ ngỏ Hứa Đô. Nếu ta cho quân vòng qua Quan Độ đánh úp Hứa Đô, nghênh đón Thiên tử, Tháo sẽ trở tay không kịp.
Hứa Du tuy mưu trí, nhưng hay nói quá. Lại có thời Hứa Du giao du với Tào Tháo, không ăn ý với Thẩm Phôi, nên Thiệu thường hay nghi ngờ, ít được tin dùng.
Viên Thiệu giận dữ:
- Có phải đó là kế hoãn binh của Tháo không?
Đang nói chuyện, chợt có người ở Nghiệp Quận đến, đem trình thư của Thẩm Phôi nói người nhà Hứa Du phạm pháp. Hứa Du có liên quan. Thiệu càng nghi Hứa Du có ý làm phản, lệnh cho tả hữu đem chém đầu Hứa Du. Mọi người khẩn khoản xin tha, Thiệu nói:
- Ta tha tội chết, từ nay không được giáp mặt ta nữa.
Nghĩ đi nghĩ lại, Hứa Du quyết định chạy sang bên Tào Mạnh Đức.
Thời trẻ Hứa Du và Tào Tháo có đi lại với nhau. Dạo Ký Châu Thứ sử Vương Phàn làm phản, Hứa Du đứng ra xin hộ, nhưng Tháo cự tuyệt. Từ đó hai người xa nhau. Â�Â�Â�Â�Â� Mạnh Đức nghe nói Hứa Du đến hàng, mừng quá không kịp đi giầy, cứ chân không chạy ra đón Hứa Du vào. Tháo nói:
- Tử Viễn về với ta, việc gì của ta mà chẳng
Hai người yên vị, Du hỏi Mạnh Đức:
- Ngài định đối phó quân Thiệu như thế nào? Nay lương thảo còn được bao nhiêu?
Mạnh Đức nói:
- Có thể chi dùng một năm.
Du cười:
- Sợ rằng không được thế.
Mạnh Đức lại nói:
- Độ sáu tháng thôi!
Du lại cười lớn:
- Ngài muốn đánh tan quân Thiệu, sao lại không nói thật với Du này.
Mạnh Đức nghĩ: nay Du đã về với ta, việc gì ta còn phải giấu. Bấy giờ Mạnh Đức mới nói thật:
- Lương ăn chỉ còn đủ tháng này thôi!
Thấy Mạnh Đức thực lòng, Du mừng rỡ nói:
- Tào công độc giữ Quan Độ, ngoài không có viện binh, trong không có lương thực, quả tình là khó khăn. Nay xin cung cấp một tin bí mật: Ô Sào là nơi cất giữ hàng vạn xe lương của Thiệu giao cho một mình Thuần Vu Quỳnh trấn gi
Mạnh Đức hỏi:
- Thuần Vu Quỳnh là ai vậy?
- Quỳnh là người thân tín của Thiệu. Hắn là kẻ vũ phu, chỉ ham uống rượu, không biết phòng bị gì cả. Ngài nên cho một đội khinh kỵ thiện chiến, thừa cơ đốt sạch Ô Sào, chỉ trong ba ngày, quân Thiệu sẽ vỡ.
Hôm sau, Mạnh Đức cho mời mấy vị mưu sĩ đến cùng bàn bạc.
Tuân Du nói:
- Kế thì hay, chỉ sợ Thiệu cho quân mai phục ở Ô Sào tiêu diệt chúng ta vừa ở Ô Sào vừa ở Quan Độ.
Quách Gia nói:
- Để kiểm tra hư thực, tôi có kế đơn giản.
Rồi Quách Gia nói nhỏ với Mạnh Đức câu gì đó.
Tối hôm ấy, Mạnh Đức giữ Hứa Du ở lại uống rượu. Rượu mới được vài tuần, Mạnh Đức cáo mệt xin đi nằm. Bên ngoài Hứa Du vẫn vừa uống vừa nhắm. Khoảng một tiếng sau, Mạnh Đức giả vờ mê ngủ nói mấy tiếng:
- Mai, ngày mai, Ô, Ô Sào...
Chiều hôm sau, Quách Gia vui vẻ, nói:
- Kế hoạch cướp lương hay đấy
Mạnh Đức vẫn chưa hiểu. Quách Gia nói thêm:
- Tôi đã cho người đi xem xét chỗ Viên Thiệu và Vu Quỳnh không thấy có động tĩnh gì!
Mạnh Đức nói:
- Phụng Hiếu ít tuổi mà giỏi giang, lão phu đây xin chịu.
Mục tiêu là Ô Sào! Mạnh Đức chỉ để Tuân Du, Tào Hồng ở lại trấn giữ Quan Độ, còn mình thì dẫn năm nghìn quân tinh nhuệ, cùng các tướng, mỗi người một đội, chia thành nhiều ngả, lệnh cho quân sĩ mỗi người mang một bó cỏ, đội một đội củi, người thì ngậm tăm, ngựa thì buộc mõm, tiến vào Ô Sào. Gặp lính canh thì báo:
- Viên tướng quân sợ quân Tào đến cướp lương, chúng tôi đến chi viện.
Ô Sào là khu quân lương, là đại bản doanh hậu quân Viên Thiệu do Thuần Vu Quỳnh trấn giữ. Vào năm kinh thành biên chế đội ngũ, Quỳnh và Tháo là một trong các tư lệnh quân đoàn, về sau Quỳnh làm tư lệnh hậu cần trong quân Viên Thiệu. Quỳnh cậy khoẻ, lại kiêu ngạo, nên công việc bố phòng có phần lỏng lẻo.
Lúc này, lão tướng Thuần Vu Quỳnh đã ngáp ngắn ngáp dài, tối qua có phần hơi quá chén!
Do quân Tào phân tán thành nhiều nhóm nhỏ, nên khi Quỳnh được binh sĩ gọi dậy mặc giáp ra trận thì quân Tào chưa có là bao. Vì thế Quỳnh không thông báo cho các đơn vị khác mà tự mình dẫn một ít quân ra nghênh chiến. Nhưng quân Tào mỗi lúc một đông, có Tháo chỉ huy, khí thế rất mạnh, Quỳnh vội thu quân về trại, cấp báo với Viên Thiệu tronghi quân Tào đã khép kín vòng vây, vây chặt Ô Sào.
° ° °
Thiệu nhận được tin, liền triệu tập các quan đến thương nghị. Viên Đàm vừa từ Thanh Châu đến chủ trương "vây Ngụy cứu Triệu", Đàm nói:
- Chúng ta đánh thẳng vào đại bản doanh quân Tào, khiến chúng không còn chỗ dựa.
Trương Cáp có vẻ bất đồng:
- Quân Quỳnh mà thua là chúng ta mất trắng, chi bằng đi cứu Ô Sào trước đã.
Quách Đồ nghiêng về phía Viên Đàm, nói:
- Lực lượng của Quỳnh chắc giữ được Ô Sào. Đánh vào Quan Độ mới là dịp may hiếm có.
Trương Cáp phản bác:
- Tháo dám đánh Ô Sào, chắc đại bản doanh phải được bố phòng cẩn mật. Ngộ nhỡ không chiếm được Quan Độ, Thuần Vu Quỳnh cũng thua luôn thì chúng ta trở thành tù binh hết.
Mỗi lần có việc gì thì dưới trướng Viên Thiệu thật là náo nhiệt. Cuối cùng Thiệu quyết định, cử Trương Cáp, Cao Lãm đi đánh Quan Độ, và hơn một ngàn khinh kỵ chi viện cho Vu Quỳnh.
Khi đó, ở Ô Sào đang đánh nhau dữ dộ
Thấy khinh kỵ của Thiệu kịp đến, có mấy vị chủ trương chia nhỏ quân ra để khỏi bị đánh từ hai mặt, Tháo không nghe và phóng ngựa lên tuyến một tuyên bố.
- Quân Thiệu đã ở phía sau, chỉ có xông lên mới sống!
Từ đấy sĩ khí rất hăng, ai nấy xông lên, chiếm được doanh trại của Thuần Vu Quỳnh.
Tháo vung roi ra lệnh "phóng hoả", chẳng mấy chốc khói lửa mù mịt. quân Thiệu kinh hồn thất đảm, giẫm đạp lên nhau mà chết. Thuần Vu Quỳnh cũng bị bắt sống.
"Công thành vi hạ, công tâm vi thượng" , phải làm cho ba quân của Thiệu khiếp nhược, Tháo sai xẻo mũi Vu Quỳnh cùng mười tên lính khác rồi thả cho về.
Tướng Thuần Vu Quỳnh là người trung thành bậc nhất trở về đại bản doanh quân Thiệu.
Viên Thiệu cùng các tướng khác sợ đến phát khiếp cả người.
Mọi việc đã rõ ràng. Viên Thiệu phẩy tay, giận dữ, nhưng bất lực, gọi tả hữu dẫn Thuần Vu Quỳnh ra ngoài.
Mạnh Đức ở Quan Độ. Tuân Du, Tào Hồng phòng thủ đại bản doanh, mấy lần Trương Cáp, Cao Lãm đến phá đều không được.
Không khí trong đại bả thật nạng nề. Hai tay chắp sau lưng, Thiệu đi đi lại lại, hai mắt như nảy lửa.
Quách Đồ sợ bị vạ lây nên nói gièm trước:
- Trương Cáp có ý oán hận, không cố sức đánh, để lỡ quân cơ, thật đáng xử tội.
Viên Thiệu ngập ngừng hồi lâu, sau cùng mới quyết định xử tội. Có người báo ngay tin này đến cho Trương Cáp.
Sau đó có sứ giả đến báo:
- Chúa công cho mời hai vị tướng công về gấp!
Trương Cáp, Cao Lãm nghĩ đến số phận Điền Phong, Thư Thụ. Sau hồi bàn bạc, họ chạy sang phía Tào Tháo..
Mạnh Đức tỏ ra kinh ngạc, không dám ra lệnh để hai người nọ vào trong trại mình.
Quách Gia nói vào:
- Thừa tướng ra lệnh cướp lương ở Ô Sào thì không sợ, sao bây giờ lại sợ hai viên hàng tướng?
Mạnh Đức nói:
- Cảm ơn Viên Thiệu đã nhường cho ta hai viên chiến tướng Hà Bắc là nơi sinh ra nhiều người tài!
Nói đến đây, cả hai người cười vang
° ° °
Viên Thiệu không hiểu được vì sao bảy mươi vạn quân của mình lại không đánh bại được mười vạn quân của Tháo. Không hiểu vì sao kẻ cùng đường mạt lộ như Tháo, chỉ nhờ vào sản nghiệp của ông, cha, nhờ vào số châu báu đào mộ tổ mà có, lại mọc lông mọc cánh nhanh như vậy.
Nghĩ đến bộ mặt bị xẻo mất mũi của tướng sĩ mà sởn tóc gáy; nghĩ đến ngọn lửa ở Ô Sào đã thiêu trụi tất cả những toan tính của mình bấy nay mà chán ngán. Giá như nghe lời Điền Phong, Thư Thụ thì tình cảnh chẳng đến nỗi này! Thiệu hối hận đến rơi nước mắt. Nhan Lương, Văn Sú tất cả bọn họ đã ra đi!
Viên Thiệu nhìn Mạc Liêu bên cạnh, hỏi gay gắt:
- Điền Phong đâu rồi, Thư Thụ đâu rồi?
Bốn bề yên lặng. Tất cả đã sụp đổ. Thiệu xót xa đứng nhìn Viên Đàm, rồi lại đưa mắt nhìn lên thanh bảo kiếm trên tường. Viên Đàm như hiểu tất cả, vội ôm lấy cha mà khóc.
- Cha! Sống ở rừng xanh, lo gì không có củi đốt. Khi xưa, Hạng Vũ đến Giang Đông thì Đông Sơn nổi dậy. Cha là người có khí phách xin đừng học làm Hạng Vũ!
Viên Thiệu sực tỉnh, nghiến răng nghiến lợi:
- Sẽ có ngày ta lấy đầu giặc Tào cúng tế các tướng sĩ của ta. Sẽ có ngày ta ăn tươi nuốt sống lũ phản thần HứDu, Trương Cáp...
Viên Thiệu hạ lệnh:
- Tất cả rút quân.
Trình Dục ở Quyên Thành, Vu Cấm ở Diên Tân thừa cơ đánh chiếm Lê Dương. Liên quân giữa Tào Nhân và Từ Hoảng đánh chiếm Toan Tảo.
- Tào Tháo đến. "Xẻo mũi" đến!
Binh lính vừa la vừa chạy. Đoàn quân hoàn toàn hỗn loạn, mặc cho Quách Đồ vung gươm ngăn cản.
Mạnh Đức biết Viên Thiệu đang động binh, liên sai Tào Hồng; Trương Liêu, Trương Tú đánh phá đại bản doanh ở Quan Độ của Viên Thiệu. Quân Thiệu không còn ai muốn đánh, bỏ chạy tán loạn. Nghe tin đại bản doanh đã mất, Viên Thiệu không kịp mặc giáp đội mũ, chỉ khoác được cái áo đơn, quấn khăn lên ngựa, con trai cả là Viên Đàm dẫn lũ thị vệ đi theo.
Thiệu vội sang sông, bỏ hết cả sổ sách, xa trượng, vàng bạc. Qua đến bờ bên kia Thiệu chỉ còn có tám trăm kỵ mã đi theo.
Quân Thiệu bị chết đến hơn chục vạn người. Nước sông Tế Thuỷ, Quan Độ thuỷ nhuốm đầy những máu. Đâu đâu cũng đầy những xác chết. Thiệu sai Viên Đàm về Diên Tân kiếm thuyền sang sông. Khi Thiệu kịp đến, thuyền mới có khoảng vài ba mươi chiếc. Binh lính tranh nhau xuống thuyền, vô cùng hỗn loạn. Viên Đàm vung gươm ngăn cản. Kẻ mất đầu, người mất tay, mất tai, rơi xuống nước, tiếng gào thét, tiếng khóc nghe thật thảm thương.
Viên Thiệu vượt sông về đ̓Lê Dương.
Mạnh Đức hạ lệnh:
- Giặc cùng đường không cần đuổi!
Cửa Quan Độ nhộn nhịp một thời.
Thư Thụ bị bắt sống. Tháo vốn trước có quen Thụ nên đến thăm. Thụ trông thấy Tháo liền hét tướng lên:
- Thụ không hàng đâu!
Tháo nói:
- Bản Sơ không dùng lời ngươi, nên mới đến nông nổi này. Nay sao còn chấp nê thế? Nếu ta được ngươi sớm, việc thiên hạ còn gì đáng lo!
Thụ ngẩng đầu, nhìn Tháo bằng nửa con mắt. Tháo suy nghĩ một lát rồi lấy tay làm hiệu cho chém đầu.
Thụ đến chết thần sắc không đổi, vẫn nhắc đi nhắc lại câu nói đó. Tháo sai người làm lễ hậu, chôn ở cửa sông Hoàng Hà, tự tay đề vào mộ mấy chữ: "Trung liệt Thư quân chi mộ".