Tôi không còn đi học nữa và bắt đầu lang thang khắp thị trấn, tuy vậy tôi không phải là kẻ vô công rồi nghề, dù thế nào chăng nữa, tôi cũng có năm cộng mấy ngày ngồi trên ghế nhà trường, cũng là phần tử tri thức, những người không biết chữ thường đến nhờ tôi viết thư mà toàn viết không công, chỉ có chú Ba là tốt bụng, mỗi lần nhờ tôi xong đều cho tôi mấy thứ đồ rất hay. Chú ấy cần viết rất nhiều thư, mỗi bức đều cực ngắn, đại loại thế này: "Ông chủ Lý, nếu trong ngày mà ông không đem ngàn tới thì con ông sẽ mất mạng." Hoặc là: "Cô Mai, ngàn mua lại bức ảnh đó là rất rẻ, nếu tôi bán nó cho giới báo chí thì chắc tôi còn kiếm được hơn đấy."
Chú Sáu cũng hay nhờ tôi viết thư, nhơng chú toàn mang đến quyển sổ hát, bên trong dán đầy những lời bài hát cắt trên báo, chú ấy cắt từ đống báo phế liệu cô Ba mua về, cô Ba mỗi lần xót của đều nói với chú: "Một chữ bẻ đôi không biết, cắt mấy thứ ấy làm gì cơ chứ!"
Chú Sáu mang quyển vở đến bảo tôi đọc, nghe đến câu nào tâm đắc, chú lại nói với tôi: "Chính câu này đấy, hay lắm, chép lại cho chú", thế là tôi lại chép ra: "Nếu có kiếp sau, chúng ta dù chết cũng sẽ luôn ở bên nhau." Chú Sáu đem máy tờ giấy này của tôi cho một giáo viên trường dân lập tên là Thúy Hoa.
Năm tôi tuổi thì họ kết hôn, không phải hoàn toàn do công của mấy tờ giấy tôi viết mà nghe nói chú Sáu và thím Hoa vào một đêm thanh vắng đã làm cái chuyện "ăn cơm trước kẻng". Một lần nữa chân lý làm thật hơn nói suống đã được chứng minh rõ ràng.
Có lúc tôi cũng mắc phải sai lầm, năm ấy tôi viết cho chính mình một bức thư tình vào một đêm trăng không sao, rồi đem thả vào cửa sổ nàng Tú nhà cô Tư, mãi chẳng thấy nàng hồi âm, gặp tôi vẫn như không có chuyện gì.