Quy Tự Dao

chương 6: chương 6

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

"Khi ấy là ba năm trước, ước chừng là cuối xuân.

Lúc đó Đường công tử trượt bảng vàng, một người một ngựa tới Bích Vân tự.

Nơi này không thiếu khách thập phương tới dâng hương lễ Phật, còn dạng người nào chưa thấy qua nữa? Khi ấy tăng lữ trong chùa thấy thần sắc hắn ảo não, y phục nhăn nhúm, cũng không ai để ý tới.

Ai ngờ hắn đi thẳng vào hậu viện, nơi này có binh lính canh gác, người bình thường không thể vào, hỏi hắn tới có mục đích gì, hắn trước sau lại chỉ nói muốn gặp Tĩnh Từ sư phụ.

Vừa khéo lúc ấy phu nhân ngủ dậy thấy ồn ào bên ngoài mới ra xem.

Phu nhân trước nay tâm địa Bồ Tát, thấy binh lính thô lỗ muốn đụng đao kiếm liền ngăn cản, lại còn cho nàng vào.

Nhưng chuyện lạ lùng chính là được mời vào nhưng hắn lại không vào, chỉ đứng trân trân nhìn phu nhân, rơi nước mắt rồi không nói không rằng liền rời khỏi."

Nhu Kha càng nghe càng kỳ quái, trong lòng cũng cảm thấy bất an, tiếp tục truy hỏi: "Vậy sau đó hắn đi đâu? Bá mẫu có nói gì không?"

Xuân Hoa vừa từ phòng bếp đi ra đã bị Nhu Kha kéo sang hỏi chuyện, đoán được tám phần là muốn hỏi về Đường Từ, mới chậm rãi kể đầu đuôi.

Nàng uống một ngụm nước, không nghĩ tới Nhu Kha lại gấp gáp như thế, vội nói tiếp: "Phu nhân cũng chỉ cho rằng cậu ấy là một công tử thế gia vì mộ danh mà tới, cũng không để chuyện ấy trong lòng, từng ngày trôi qua ở nơi thanh tịnh này, đã sớm quên.

Cho đến ngày Trung Thu cùng năm ấy, sáng sớm ta đang múc nước rửa mặt, vừa ngẩng lên đã nhìn thấy có bóng đang xách hộp điểm tâm, đứng ở cửa viện.

Chắc đã đứng từ sáng sớm, trên vai áo choàng còn có cánh hoa.

Nhìn khuôn mặt kia dù có chút tiều tụy nhưng cũng không giống như loại người bất khuất, ta liền vào báo với phu nhân.

Phu nhân vừa nghe đã nghĩ tới người mấy tháng trước, đoán rằng hắn là người từ phương xa tới, tư niệm cố hương lại còn trẻ tuổi, không có chỗ giải sầu.

Như thế liền gọi hắn đi vào, cùng nhau tán ngẫu cười nói, vậy mà qua đêm Trung Thu.

Lại nói a, Đường công tử tuy rằng mới tới một lần nhưng lại rất hợp ý phu nhân, xem ra cũng là một người tình nghĩa."

"Mỗi khi tới đều là tới một mình ư? Có kiểm tra kỹ càng hộp điểm tâm hay không?"

Tâm sáng như gương, Xuân Hoa cười trấn an: "Đều tới một mình..." Bỗng ghé sát vào tai Nhu Kha: "Ngoài ra còn có một con hắc mã!"

Có cảm giác lo lắng của mình không được nghiêm túc nhìn nhận, Nhu Kha than một tiếng bất đắc dĩ: "Xuân Hoa cô cô..."

"Ta hiểu tiểu thư lo lắng điều gì." Xuân Hoa cũng buông tiếng thở dài, gương mặt trầm xuống: "Từ nhỏ ta đã ở bên phụng dưỡng phu nhân, dãi nắng dầm mưa, chưa gì chưa từng trải.

Chuyện hiểu lòng người, so với tiểu thư có lẽ không thua ít nhiều, cũng hiểu được nỗi vướng bận trong lòng phu nhân bấy lâu nay là điều gì.

Xin tiểu thư yên tâm, Đường công tử đúng thật là người tâm tư khó dò, nhưng tuyệt đối không phải kẻ xấu, nếu như chỉ chuyện này ta cũng không nhìn ra thì quả là uổng cả một đời nô bộc.

Mà..." Ánh mắt nàng lướt qua binh lính gác cửa: "Mà hẵng còn có vị kia trong kinh thành, sẽ không có ai dám ra tay với phu nhân."

Lời này, phần nhiều là thù hận sâu kín, và rồi cả buồn bã chán nản.

Không xét tới đạo lý trưởng bối luôn phải có sự bao dung nhường nhịn đối với vãn bối, ngay cả đạo lý giới hạn chủ tớ cũng không được phép vượt qua.

Sau cùng Xuân Hoa mỉm cười: "Chuyện này cũng không trách tiểu thư được, nơi này phu nhân trừ tiểu thư ra cũng không còn người nào khác.

Chớ nói tiểu thư, bản thân ta ban đầu cũng kinh ngạc không thôi.

Đã vô số lần dung châm bạc thử độc, nhưng mấy món điểm tâm kia cũng chỉ đơn thuần là mấy món nổi tiếng trong thành mà thôi, không có gì đáng ngại.

Lại chuyện Vương phi qua đời, tiểu thư phải ở trong phủ giữ đạo hiếu, phu nhân mới lệnh cho ta không đường viết thư quấy rầy.

Xem ra, hôm nay cuối cùng cũng gặp rồi."

—-

Trong phòng bếp.

Tiêu Thanh, thị nữ thiếp thân của Nhu Kha, hôm một bó củi khô mang vào phòng bếp, vừa vào đã thấy có người đang ngồi cạnh lò than, thong thả ung dung chuyển củi lửa, phong thái văn nhã như đang luyện chữ vẽ tranh.

"Ôi chao, công tử! Công tử như vậy đến lúc nào lửa mới lớn được đây? Lửa thế này cơm làm sao chin a?" Tiêu Thanh đẩy Đường Từ đi ra, sau đó lanh lẹ bỏ thêm củi vụn, quạt gió cho lửa bùng lên, không lâu sau nồi cơm đã bốc khói nghi ngút.

Đường Từ có chút sững sờ không biết nên làm gì, đã thấy Tiêu Thanh lại chặn ngang: "Nơi bếp núc nhỏ như vậy, đại nam nhân không nên đứng ở đây a công tử! Trong viện không thiếu bàn đá, Quận chúa còn đang ở đó, cả hai người đều là người đọc sách, không chừng lại nói chuyện được đấy!"

Nhìn thị nữ lanh lợi trước mắt, Đường Từ như thể thấy được tiểu nha đầu khi xưa kính sợ mình đến mức mình chỉ Đông nàng sẽ không dám hướng Tây, chỉ Nam sẽ không dám hướng Bắc.

Tiểu nha đầu kia hiện lên trước mắt nàng, nhưng rồi biến mất trong làn khói tản bay.

Thay đổi hết rồi.

Mười ba năm qua đi mà như đã qua cả một đời.

Kéo mình trở lại từ dòng hồi tưởng, Đường Từ phủi vạt áo choàng, hai bàn tay đan lại trong ống tay áo, bước chân ra ngoài, nghĩ thầm nhất định sẽ không tới bàn đá kia.

Nhưng thế sự xưa nay thường không toại lòng người, vừa mới bước được mấy bước đã thấy Nhu Kha từ xa đi tới.

Không thể trốn tránh, vậy chỉ có thể đối mặt.

Phong thái nhàn nhã tự nhiên, mỉm cười lên tiếng trước: "Quận chúa, xem ra rất trùng hợp."

Nhu Kha nhàn nhạt đánh giá người đối diện, cũng thuận miệng: "Hậu viện này bất quá cũng chỉ có ba bốn gian, không lớn cho lắm, làm sao nói được trùng hợp hay không?"

Đường Từ ho nhẹ một tiếng, ngửa đầu nhìn sắc trời: "Nghe nói sau Bích Vân tự có vườn hoa rất đẹp, cứ mỗi mùa xuân bách hoa đều nở cùng một lúc.

Dịp may hiếm có, ta đi qua thăm một chút, vẫn là trăm nghe không bằng một thấy."

Nhu Kha chẳng tỏ làm lạ, đạm nhiên đáp lại: "Được, vậy không bằng ta đi cùng công tử."

Đường Từ muốn rơi nước mắt trong lòng, nhưng vẫn khách sáo hợp lễ: "Có quận chúa bầu bạn, sợ đến hoa cũng kém sắc mấy phần."

Tới sau núi, bách hoa không thấy đâu, nhưng lại có hải đường.

Đường Từ và Nhu Kha, cùng ngắm một loại hoa, nhưng mỗi người tự có bầu tâm sự riêng.

Một người là toan tính đầy mình, lại lo lắng bất an, bước chân chậm rãi.

Một người lại đang cố suy đoán nhân tâm, âm thầm quan sát.

Hồi lâu, Nhu Kha lên tiếng, thanh âm nhẹ nhàng nhu hòa: "Nghe nói quê quán Đường công tử ở Vân Châu, phụ vương ta là người yêu trà, mà trà Phổ nhị Vân Châu trước nay nổi tiếng thiên hạ.

Không biết nhân dịp hạnh ngộ, Đường công tử có thể chuyển lời tới gia quyến, mua chút trà chuyển tới Đế kinh hay không?

Chân mày sâu kín nhíu lại, nhưng chỉ trong chớp mắt đã giãn ra, Đường Từ hào phóng nói: "Chuyện này có khó gì đâu, gia phụ ta hiện tại đều ở trong thành Vân Châu, cũng biết vài chỗ trà ngon.

Đợi ta gửi thư về, muộn nhất là ngày này tháng sau vương gia đã có trà ngon gửi đến tận tay rồi."

"Nếu được như thế, cảm tạ Đường công tử." Nhu Kha không khỏi bất ngờ, trong lòng thậm chí còn kinh ngạc, không ngờ rằng người này lại dễ dãi không có chút phòng bị, bản thân chỉ cần nói dăm ba câu đã khiến hắn kể hết gia thế ra rồi.

Cho nên đột nhiên nàng lại không muốn tìm hiểu sâu thêm nữa, dùng tâm cơ với một người đơn giản, chung quy không phải đạo quân tử.

Mà tâm tư Đường Từ lúc này lại ngũ vị tạp trần.

Một phần là an tâm vì Tĩnh Từ sư phụ, mọt phần là vì tình thế của bản thân lúc này ngoài dự liệu của nàng.

Nàng tiếp tục diễn kịch, dáng vẻ rất tự nhiên, chân thành mà vẫn nho nhã có lễ: "Làm gì có chuyện cảm tạ, kẻ hèn làm việc nhỏ, không đáng nhắc tới.

Hơn nữa phụ thân ta đã ngưỡng mộ đại danh của Dự vương gia, hiện tại có dịp kết giao, ta vui mừng còn chưa đủ."

"Có dịp kết giao?" Nhu Kha cười lạnh trong lòng, hóa ra đây mới là mục đích của người này.

"Bá mẫu của ta không phải là người tầm thường dễ đối phó, nếu như thời gian qua có chuyện gì không phải với Đường công tử, đối đãi chưa thỏa đáng, hiện tại Nhu Kha tạ tội."

Đường Từ nghe thế, dừng bước, quay lại nghiêm túc mà nói: "Lời này của Quận chúa sai rồi, trước nay Tĩnh Từ sư phụ đối với ta đều rất tốt.

Ta và bà ấy bất quá đều là người xa lạ, bà ấy đối xử chu đáo như vậy khiến Đường Từ ta áy náy, sao có thể nói là đắc tội."

Lời nói ra là giả, nhưng từ ngữ khí đến biểu cảm đều tự nhiên không hề có lỗ hổng, thần sắc toát ra buồn bực áy náy.

Lúc này Nhu Kha tạm yên lòng, cười khẽ: "Đường công tử nói phải, là do ta quá lo lắng rồi.

Sắc trời cũng không còn sớm nữa, chúng ta nên quay về thôi."

- --

Phủ Binh bộ Thượng thư.

"Chuyện này bất quá cũng chỉ là do con phỏng đoán, sao có thể coi như là chân tướng được." Thẩm Nhượng vừa nghe, vừa thẳng lưng cúi đầu viết chữ, một thân trường bào, khoác ngoài một tấm áo choàng bằng gấm.

Thẩm Dật nghe như thế, biểu tình trầm xuống hẳn, rầu rĩ không vui: "Nếu đại ca cũng nói giống con, hẳn là phụ thân sẽ không trả lời như vậy nữa chứ?"

Trong lòng Thẩm Nhượng tự biết đứa con út này của hắn là bậc anh tài nhanh nhạy, nay lại đề tên bảng vàng, nhưng đích thứ khác biệt, trước nay hắn vẫn luôn tin tưởng đứa con trưởng kia hơn mấy phần.

Hắn để bút xuống, ngẩng đầu lên, ánh mắt hòa hoãn vài phần: "Khi Đức Tông hoàng đế tại vị đã có một nữ Thượng thư, người này tài giỏi hơn người, tên ghi trong sử sách, nhưng sau chân tướng lộ tẩy đã phải nhận kết cục chém đầu thị chúng, dân gian sau truyền nhau Bình thư thoại, tích kể rằng nàng liều chết cứu cha.

Năm Khang Nhạc thứ Ba dưới đời Hiếu Tông, Lễ bộ Thượng thư trình tấu, ở các kỳ thi nếu chủ sự nhìn thấy nam tử có ngoại hình tú mỹ thì được quyền mời vào phòng cởi áo nghiệm thân.

Thẩm Dật, làm việc lớn không thể chỉ dựa vào cảm tính, nếu con nghi ngờ liền có thể mời chủ sự năm nay tới hỏi, nhưng đừng kết luận quá nhanh."

Thẩm Dật đã sớm có ý này, nhưng chức quan của hắn bé nhỏ không dám tự quyết, giờ được phụ thân cho phép, liền lập tức cho người mời chủ sự tới phủ.

Chủ sự kia tuổi chừng ngũ tuần, dưới cằm nuôi một chòm râu, tên Đinh Vĩnh Xương.

"Thí sinh phải cởi áo nghiệm thân có không ít, không biết nhị công tử hỏi vị nào?"

Thẩm Nhượng ngồi đó, ung dung lắng nghe.

Nhưng biểu tình Thẩm Dật đã tràn đầy gấp gáp: "Đường Từ và Lục Hòa."

Một vị là Thám hoa lang Hoàng thượng đích thân phong, một vị là Bảng nhãn danh chính ngôn thuận, cả hai đều không phải là nhân vật nhỏ.

Sắc mặt Đinh Vĩnh Xương khẽ biến, sợ hãi nói: "Đường đại nhân và Lục đại nhân chắc chắn là nam tử, không có nửa phần giả dối!"

"Thật không?" Thẩm Dật nhướn mày, phỏng chừng giận dữ.

Đinh Vĩnh Xương rụt vai, sắc mặt e sợ, "Nhị công tử, tuyệt đối là sự thật!"

Thẩm Dật hừ lạnh một tiếng, ánh mắt lấp lóe tia tàn nhẫn: "Này, ông nhận hối lộ rồi chứ gì?"

Thẩm Nhượng lúc này mới phản ứng, hắn khẽ đập bàn, không giận mà uy: "Thẩm Dật! Đinh chủ sự đã nói như thế, con còn không biết phép tắc trái phải! Đường Từ và Lục Hòa hai người này, vi phụ cũng đã nhìn qua, không có chỗ nào không ổn."

"Nhưng mà...!phụ thân, con quan sát hai người bọn họ vẫn cảm thấy như có gì đó không ổn! Nếu như thật sự là nữ tử, vào triều làm quan không biết là vì ý đồ gì..."

Thẩm Nhượng nhìn nhi tử mình chằm chằm, khiến cho hắn chột dạ cúi đầu, mới nói: "Như con nói, vậy Phan An, Tống Ngọc thì thế nào? Nam tử sinh ra có khuôn mặt tú mỹ là sai sao? Tuổi con cũng không còn nhỏ, thê tử đang mang thai mà cứ hai ba ngày xuất phủ một lần, hiện tại vào Hàn Lâm Viện là nơi tốt để tu dưỡng học tập, vậy mà lòng dạ lại càng hẹp hòi rồi?"

Được Thẩm Nhượng đưa mắt, Đinh Vĩnh Xương vội cáo lui đi về, không can dự thêm nữa.

Cho đến khi khuất khỏi con đường, hắn quay đầu nhìn lại không thấy bóng dáng phủ Binh bộ Thượng Thư đâu nữa mới dám dựa tường thở dốc, trên trán phủ kín mồ hôi, hai chân run rẩy không ngừng.

Tối đến, Bích Vân tự không cho người ngoài ở lại.

Sau khi dùng xong cơm chiều, Đường Từ và Nhu Kha đều nói lời cáo từ với Tĩnh Từ sư phụ.

Cùng đi ra tới trước cửa chùa, Đường Từ đang muốn dắt ngựa đi lên, Nhu Kha đã tiến tới gần, ôn tồn mở lời: "Tối nay trăng lên cao, đường ngoại thành sơn dã ghập ghềnh không dễ đi, Đường công tử vẫn là nên ngồi kiệu về thành thì hơn."

Nhìn con đường ngoằn nghèo bị phủ bởi sương mù phía xa, lại nhìn nữ tử khí thế không tầm thường trước mặt, Đường Từ vẫn là chắp quyền từ chối: "Như vậy e rằng không thỏa đáng.

Ta với quận chúa bất quá là bèo nước gặp nhau, quận chúa danh giá như vậy, vẫn nên giữ khoảng cách thì hơn."

Nhu Kha khẽ cười, ngữ khí hiền lành đi không ít: "Đường công tử là người đọc sách, lại là thần tử của Hàn Lâm Viện, chẳng lẽ chưa từng nghe nhất kiến như cố sao? Sao có thể để tâm đến thời gian gặp gỡ, câu nệ nam nữ khác biệt?"

Trong bữa ăn, Nhu Kha chưa từng ngừng quan sát, lại thấy Đường Từ người này quan tâm chân thành đến bá mẫu, sau khi ăn xong còn biết xoa vai đấm lưng, một bộ dáng hiếu thuận hiểu lễ nghĩa, mà bá mẫu cũng vui vẻ.

Điều này thật sự là khiến cho nàng buông bỏ cảnh giác đối với Đường Từ, thực sự có hảo ý muốn kết giao.

"Có điều..." Đường Từ vẫn còn muốn khéo léo từ chối.

"Tiêu Thanh, ngươi vào chùa mời người ra trông giữ dùm hắc mã này qua đếm, thuê người dắt nó về thành ngay sáng mai, hiện tại chúng ta tiễn Đường công tử về." Nhu Kha đã quyết đoán định đoạt thay cho Đường Từ mất rồi.

Đường Từ đành bất đắc dĩ mà lên xe, vừa bước chân lên thang đầu óc đột nhiên chuếnh choáng, chỉ trách khi nãy uống có chút nhiều, hiện tại còn khiến Nhu Kha phải đỡ.

Thùng xe rộng rãi thoải mái, mỗi người ngồi một đầu ghế, khoảng cách khá xa.

Người đánh xe là một tay lão luyện, đường khó đi mà vẫn vững vàng không rung lắc, khiến cho không khí quá mức yên tĩnh, càng thêm khó xử.

"Quận chúa...!tay người bị thương rồi?" Đường Từ rốt cuộc không nhịn được mà hỏi.

Tiêu Thanh vừa nghe đã vội nhào tới cầm bàn tay chủ nhân lên lật qua lật lại kiểm tra.

Nhu Kha có chút khó hiểu, nhưng vẫn nhẹ nhàng hỏi lại, "Chưa hề bị thương, sao công tử lại hỏi như vậy?

"Vậy tốt...!Ta để ý thấy quận chúa từ khi lên xe vẫn luôn nhìn chằm chằm tay mình, ta thất lễ rồi."

Nhu Kha hiểu ra, quay đầu sang bên, khẽ cười.

Ngay sau đó liền quay lại nhìn Đường Từ, lại nhìn xuống bàn tay mình, "Ta chỉ đỡ công tử lên xe mà thôi, khi ấy thất lễ, nhưng bây giờ nghĩ lại không ngờ được tay của nam tử cũng thon gầy mếm mại như thế đấy?"

Đụng phải ánh mắt kỳ quái tò mò của Tiêu Thanh bắn về phía mình, nội tâm Đường Từ càng bất an, đành nói: "Người mà, đâu phải ai cũng giống ai.

Nam tử nhà binh cơ thể tự nhiên sẽ khang kiện cường tráng, nhưng ta từ nhỏ đã bầu bạn với sách vở, ăn mặc không lo, đương nhiên có chút yếu ớt."

—- Hết chương —-.

Truyện Chữ Hay