Lần này, ta không gọi Tiểu Lộ Tử, mà tự một mình tới Tô phủ, gõ cửa sau Tô gia.
Đèn thư phòng Tô Quân dường như luôn là ngọn đèn tắt sau cùng ở đế đô, thật giống như ngọn nến kia đang đốt cháy từng chút từng chút sinh mệnh, khi trời vừa sáng liền biến thành những giọt nến.
Chàng hình như đã sớm đoán ra là ta sẽ đến, ngồi dưới đèn chờ đã lâu, ánh nến ấm áp khiến sắc mặt chàng nhìn qua cũng không tái nhợt như vậy.
Khi ta vào nhà, chàng đang khều hoa đèn, "ba" một tiếng, ánh nến trong nháy mắt sáng thêm một chút.
Chàng đứng dậy từ sau bàn, lướt qua bàn tới đứng trước mặt ta, hành lễ.
“Thực ra bệ hạ không cần đích thân tới.” Chàng nói.
Bình sứ bị ta nắm chặt trong lòng bàn tay, sớm đã ấm lên. Ta chìa tay ra, đặt bình thuốc vào trong lòng bàn tay chàng.
“Nhưng khanh lại biết, ta nhất định sẽ đích thân tới.” Ta nhìn con ngươi hiền hậu của chàng, nhẹ giọng nói.
Chàng nhận lấy bình thuốc, thản nhiên mỉm cười: “Bệ hạ là tới để tiễn vi thần thôi."
Ngực ta chấn động, quay mặt sang chỗ khác cố giấu sự hỗn loạn của bản thân, thấp giọng nói hai chữ : “Xin lỗi.”
Chàng xoay người, đến bên cạnh bàn trà, khẽ chạm tay lên ấm trà, nói: “Trà lạnh rồi, người chờ một lát, thần pha cho người một ấm trà nóng.”
Chàng nói xong liền ra khỏi cửa, ta ngồi trên ghế chờ chàng, đưa mắt nhìn bốn phía, ánh mắt cuối cùng dừng lại trên bức bình phong.
Đó là một bức tuế hàn tam hữu đồ, là bút tích của một danh họa triều trước, năm Tô Quân đến tuổi nhược quán được Quốc sư tặng cho, vốn là món quà chàng cực kỳ quý trọng, trên mặt lại lấm chấm nhiều nét mực, giữa các nét mực lại khúc khuỷu nối lại với nhau, điểm thêm mấy cánh hoa hồng nhạt, giữa mùa đông khắc nghiệt, đột nhiên lại xuất hiện một cành hoa đào, thêm ba phần xuân sắc.
Tuế hàn tam hữu: Tuế hàn là cái lạnh của năm, ý nói mùa đông. Tuế hàn tam hữu là ba người bạn chịu lạnh của mùa đông: đó là ba cây: tùng, trúc, mai. Tuế hàn tam hữu đồ là tranh vẽ tùng, trúc, mai.
Nét mực kia vốn là do ta không cẩn thận vẩy lên.
Khi đó chàng đang dạy ta luyện chữ, ta cầm chiếc bút lông dính đầy mực nước, hăng hái múa bút, lại vô ý vẩy mực nước tung tóe ra ngoài, bắn lên cả bình phong. Chân tay ta luống cuống, che trước bình phong không dám để Tô Quân phát hiện ra, chắc là vẻ lúng túng quá rõ ràng, che giấu lại vụng về, khiến chàng liếc mắt một cái là nhìn thấy sơ hở, chàng kéo ta ra, nhìn nét mực trên bình phong nhíu mày, ta nuốt nuốt nước miếng ngẩng đầu nhìn cạnh mặt chàng, lí nhí nói: “Ta đền cho huynh một bức là được rồi …”
Mặc dù nói như vậy, trong lòng ta cũng hiểu, có một số đồ vật không thể dễ dàng bị thay thế.
Chàng thế nhưng cũng không tức giận nhiều, đưa tay xoa xoa phát tâm ta, cúi đầu mỉm cười nói: "Muốn đền tội hả?"
Ta gật gật đầu.
Chàng nói: “Vậy giúp ta một chút.”
Cái gọi là giúp, cũng chẳng qua là ta cầm nghiên mực, nhìn chàng cầm bút bổ cứu, ngòi bút nở hoa, nối nhưng điểm mực phân tán lại, điểm xuyết thành một cành hoa xuân, hoa đào hé mở, dù có sương lạnh, nhưng cũng đã gần xuân ấm.
Khi đó ta nói gì, bản thân cũng đã không nhớ rõ, nhưng Tô Quân nói một câu, lại khiến ta nhớ tới tận giờ.
Chàng nói: “Nếu không phải tin tưởng mùa xuân ấm áp cuối cùng sẽ đến, làm sao qua nổi mùa đông lạnh lẽo.”
Khi chàng nói lời này, đôi mắt đen láy mang theo ý cười hiền hậu. Lúc ấy tuổi còn nhỏ, mù mà mù mờ, lời chàng nói, hầu như ta nghe không hiểu, thứ hiểu rồi, cũng chẳng qua là tự cho là mình đã hiểu.
Chúng ta vốn là hai người khác nhau, ta biết chàng làm gì, nhưng lại không thể hiểu nổi tại sao chàng lại làm như vậy.
Lúc Tô Quân quay lại, ta vẫn đứng trước bình phong, chạm nhẹ lên đóa hoa đào kia.
Chàng rót một chén trà nóng, nói: “Đây là quà tổ phụ tặng thần nhân tuổi nhược quán.”
Ta thu tay về, đến ngồi đối diện với chàng nói: “Ta biết.”
Chàng đưa cho ta một ly trà.
"Vi thần không thể uống rượu, nên lấy trà thay rượu.”
“Không sao.” Hơi nóng truyền qua chén trà khiến năm ngón tay của ta cũng được ấm áp.
Trong không khí thoang thoảng hương trà, chàng nhấp một ngụm, thở dài nói: “Vi thần làm thư đồng cho thiên tử năm rồi.”
Từ khi ta gặp chàng năm tuổi tới bây giờ, đúng đã tròn năm.
“Bệ hạ từ bi đức độ, cần chính yêu dân, đây là cái phúc của vạn dân.”
“Qủa nhân yếu đuối vô năng, lòng dạ hẹp hòi, không độ lượng khoan dung cho kẻ khác, đối xử với người hà khắc, nhìn người không rõ, cố chấp …”
“Bệ hạ!” Tô Quân lớn giọng cắt lời ta, tay ta khẽ run, vài giọt trà rớt ra trên mu bàn tay. Chàng lại nhẹ giọng nói, “Trong lòng bệ hạ khổ sở.”
Ta cúi đầu nhìn hơi nóng nghi ngút trong chén trà, khóe mắt cay cay, im lặng không nói.
“Không ai hoàn hảo, bệ hạ có ưu điểm của mình, không nên mặc cảm.”
“Khanh không cần phải an ủi ta …” Ta đặt chén trà xuống, rũ mi nói, "Ta chẳng qua là chỉ là một vị vua tầm thường vô vi, ngay cả một ả Lưu Lăng cũng có thể đem chúng ta đùa giỡn trong lòng bàn tay.”
“Thời đại của bệ hạ, vừa mới chỉ bắt đầu. Lưu Lăng chẳng qua cậy vào nơi hiểm yếu mà chống lại, bệ hạ phải đành chịu để cô ta kiềm chế, đều là bởi người không thể nhẫn tâm. Không nhẫn tâm, mới có thể quan sát nỗi khổ sở của dân chúng. Sau khi giải quyết được thế lực chư hầu rồi, nền nhân chính của bệ hạ có thể trải khắp bốn biển rồi. Loạn thế bá đạo, thịnh thế vương đạo, một ngày nào đó, dân chúng sẽ hiểu được nỗi khổ tâm của bệ hạ."
(nhân chính: nền chính trị nhân từ)
Ta cười chua xót nói: “Khanh quả thật là đang an ủi ta.”
Tô Quân mỉm cười nói: “Nếu không phải cũng có lòng tin như vậy, Dị Đạo Lâm làm sao có thể phục tùng bệ hạ? Hắn cũng tin tưởng, bệ hạ sẽ là một vị minh quân, được người đời sau kính ngưỡng.”
“Làm minh quân, quá vất vả … Ta vốn không có lương tài mĩ đức như vậy, không bằng các vị phụ thân, cũng không như các khanh…”
“Cao tổ không biết chữ, xuất thân chợ búa, luận văn luận võ đều không bằng Tiêu Hà, Trương Lương, Hàn Tín, lại thành vị vua khai quốc, lòng dân hướng về, đáp lại mệnh trời, thành vương nghiệp ngày nay.” Tô Quân lại rót thêm trà cho ta, “Tối nay bệ hạ có thật nhiều ưu tư.”
“Có thể là … ly biệt sắp tới" Ta cười buồn, “Khanh sắp đi rồi.”
“Trong triều có Dị Đạo Lâm và Bùi Tranh là đã đủ rồi, Dị Đạo Lâm có tấm lòng trung thà chết không khuất phục, là người bệ hạ có thể tín nhiệm trọng dụng, Bùi Tranh đối với bệ hạ tình sâu nghĩa nặng, là người bệ hạ có thể yêu, có thể nương tựa. Vi thần ở lại trong triều cũng không làm được gì nhiều, không bằng du lịch tứ phương, vì bệ hạ tuần tra biên giới, biểu dương quân uy.” Chàng đón lấy ánh mắt ta, mỉm cười mà nói, từng chữ đều chân thành, lại không biết sao lại khiến ngực ta đau nhói.
“Khanh sẽ trở về chứ?" Ta nhẹ giọng hỏi.
“Sẽ.” Chàng khẳng định, “Nếu có một ngày, bệ hạ cần vi thần cống hiến, vi thần chắc chắn sẽ trở về.”
“Chỉ khi ta cần khanh mới có thể trở về sao?”
Chàng cười nhẹ, quay đầu nhìn về phía bình phong, nhẹ giọng nói: "Có lẽ cũng có một ngày, đi mãi đi mãi, vừa khéo một vòng là trở về rồi.”
Đêm hôm đó, những lời chàng nói từng chữ từng chữ ta đều nhớ rõ.
Chàng từng nói, chàng thích một câu thơ của lạt ma Thương Ương Gia Thố -- Thế gian an đắc lưỡng toàn pháp, bất phụ Như Lai bất phụ khanh. (Thế gian sao có cách vẹn cả đôi đường, không phụ Như Lai, chẳng phụ nàng )
Tìm hiểu thêm về Thương Ương Gia Thố ở đây
Nhưng bất đắc dĩ tới cực điểm rồi, lại kết thành một câu khác – Đệ nhất tối hảo bất tương khiếm, như thử tiện khả bất tương niệm. (Tốt nhất không nợ nhau, như thế sẽ không còn nhớ đến nhau nữa.)
Nghĩ cẩn thận ra, ta hình như chưa từng làm điều gì vì chàng, cái gọi là thích, cũng chỉ thành gánh nặng của chàng, đến cuối cùng ta chỉ có thể vì chàng mà làm duy nhất một việc, đó là để chàng ra đi không mang gánh nặng.
Chàng buông tay, ta cũng buông tay.
Ta rủ mí mắt, một giọt nước mắt chảy tràn khỏi mi, ta bối rối nâng tay lau đi, làm bộ chưa từng rơi nước mắt, chàng cũng làm bộ không nhìn thấy, chỉ là chỉ vào bình phong nói: "Bình phong này là quà tổ phụ tặng cho thần tuổi nhược quán, gửi gắm kỳ vọng của tổ phụ với vi thần, là món quà vi thần quý trọng nhất. Sau khi vi thần rời khỏi đế đô, Tô gia ở Bạch Y hạng sẽ để triều đình thu hồi, nhưng bức bình phong này, vi thần muốn giữ lại."
Ta khàn giọng nói: “Đây là đương nhiên.”
“Bệ hạ …” Chàng quay đầu, mỉm cười chăm chú nhìn ta, “Xin bệ hạ rộng lượng tha thứ cho vi thần vượt quá bổn phận. Phụ thân vi thần hy sinh vì nước khi thần còn nhỏ, không lâu xong mẫu thân cũng uất ức qua đời, nhiều năm qua, Tô gia lớn như vậy, chỉ có tổ phụ và vi thần sống nương tựa lẫn nhau, chưa bao giờ có bạn chơi cùng. Từ khi làm thư đồng của bệ hạ, vi thần vẫn coi bệ hạ như muội muội ruột của mình mà yêu thương, ngày mai chia tay rồi, hôm nay vi thần mới dám nói ra tình cảm trong lòng, mong bệ hạ thứ tội.”
“Muội muội …” Ta cắn môi, nghẹn ngào cười nói, “Ta … cũng coi … khanh giống như huynh trưởng vậy …”
Đây là giải thoát cuối cùng ta có thể cho chàng.
Hoán Khanh …
Chàng nhìn ta đầy yêu chiều, đưa tay xoa xoa phát tâm ta, giống như thời thơ ấu.
“Bệ hạ vẫn y như hồi bé vậy, động một chút là khóc nhè ra vẻ đáng thương, tránh khỏi bị tổ phụ và Thừa tướng trách phạt, để Tiểu Lộ Tử thay người chép sách phạt quỳ.”
Ta nắm chặt tay áo chàng, một giọt nước mắt đọng trên cổ tay áo chàng, nói không nên lời, chỉ sợ vừa mở miệng, liền giữ chàng ở lại. Nhưng ta có tư cách gì để giữ chàng lại, ta đã cho Bùi Tranh toàn bộ rồi, từ nay về sau ràng buộc sống chết đều cùng hắn trải qua, tình cảm giống như một con thuyền nhẹ lênh đênh trên biển, một người đã nặng, lại không thể chứa thêm người thứ ba.
Chàng nhẹ giọng nói: “Bệ hạ, trà đã lạnh rồi.”
Người đi rồi, trà cũng nên lạnh.
Ta nắm chặt tay áo chàng, khóc đến ngủ thiếp đi lúc nào không biết, khi tỉnh lại, đã đang ở tẩm cung, Tiểu Lộ Tử vén mành bước vào nói: “Bệ hạ, Tô đại nhân đã rời đi rồi.”
Ta vòng tay ôm đầu gối, nói: "Ta biết rồi."
------------[Nhớ mãi không quên] ---------------
Nghe mọi người nói, tổ tiên Tô gia làm quan lớn trong triều, nhưng từ khi ta có thể nhớ được, phụ thân đã từ quan, tận cho đến khi già đi, cũng không nhận bất cứ chức quan nào. Ông đi du lịch bốn phương, mở đàn thụ nghiệp, người tới nghe ông giảng luôn rất đông.
Phụ thân là một người rất hiền hậu, đối với ai cũng rất nhã nhặn, trong đám người tới nghe giảng thậm chí cũng có vài tiểu thương và sai dịch, phụ thân đối xử bình đẳng với mọi người, chưa từng xem thường ai, người khác không hiểu câu hỏi bèn hỏi lại, ông cũng đáp lại từng câu, chưa từng mất kiên nhẫn.
Ta đi theo phụ thân từ phương Bắc xuống tới phương Nam, ngàn dặm băng giá của Lương quốc, tới mùa xuân ở Mân Việt, phong cảnh rực rỡ, dấu chân chúng ta gần như là trải khắp Thần Châu. (chỉ Trung Quốc)
Phụ thân được người người kính ngưỡng, dân chúng ca tụng ông là học giả uyên thâm bậc nhất đương thời, cũng không ít nữ tử yêu thương nhung nhớ, nhưng ông vẫn luôn luôn thương nhớ người vợ đã khuất, không gần nữ sắc, mối thâm tình này, lại khiến ông có được tiếng thơm và sự ưu ái của càng nhiều nữ tử, chỉ hy vọng nam tử tài năng xuất chúng, hiền hậu kia có thể đem hết tất cả thâm tình mà chuyển tới đặt trên người mình.
Ta chưa từng nhìn thấy mẫu thân, ký ức bắt đầu từ những năm - tuổi, phụ thân nói, mẫu thân bị bệnh nặng, tới chữa bệnh ở một nơi rất xa. Thưở nhỏ ta không hiểu, đến khi trưởng thành mới biết được, mẫu thân đã sớm qua đời. Ta không biết bà là người như thế nào, nhưng nhất định là một nữ tử tốt đẹp mới có thể khiến phụ thân nhớ nhung cả đời, quyết không tái giá.
Đôi lúc nhìn phụ thân lẻ loi đơn bóng, lòng ta cũng rất khó chịu, bà mối cũng vài lần bị đuổi ra khỏi cửa rồi, ta cũng không nhịn nổi mở miệng hỏi ông: "Phụ thân, người thật sự không quên được mẫu thân sao?”
Ông xoa xoa đầu ta, cười nói: “Trẻ con, hỏi vấn đề này làm gì?”
“Vì sao lại không thử một chút chứ?” Ta nói, “Ý con là, tại sao lại không cố gắng thử chung sống với nữ tử khác, mẫu thân dù có tốt, cũng đã qua đời rồi, có lẽ có người khác bầu bạn, phụ thân sẽ quên được mẫu thân.”
“Thật là đứa bé ngốc." Phụ thân bất đắc dĩ thở dài, trong mắt lấp lánh ý cười, “Muốn quên thực sự, vốn không cần cố ý nỗ lực. Mỗi một lần cố gắng, đều chỉ làm ký ức sâu thêm mà thôi. Kỳ thật ta vẫn nhớ rõ nàng, lại đã sớm quên cảm giác kia rồi, không kể là với nàng, hay là với những người khác.”
“Không hiểu ....” Lời ông, so với lời Khổng phu tử còn khó hiểu hơn.
“Trải qua rồi, cũng sẽ hiểu thôi.” Ông mỉm cười nhìn ta, nói, “Cô nương trưởng thành, động xuân tâm rồi sao?”
Ta lúng túng, vội nói: “Không phải!”
Khi đó, ta vừa mới quen một họa sĩ, tính tình chàng cũng giống phụ thân, còn trầm lặng ít lời hơn cả phụ thân, nhưng nét bút của chàng nói cho ta biết, nội tâm chàng là một bức họa tuyệt đẹp.
Ta mười tám tuổi, phụ thân cũng đã qua tuổi .
Năm Sùng Quang thứ , ta thành thân với chàng họa sĩ kia ở Mân Việt, phụ thân hôm đó rất vui, uống hơn hai chén rượu, đó là lần đầu tiên ta thấy ông mặc áo đỏ, ông đã đi khắp chân trời góc bể, hai bên tóc mai đã điểm phong sương, như thanh tùng ngạo tuyết (thông xanh kiêu ngạo trong gió tuyết), lỗi lạc mà sâu sắc.
Phụ thân tặng chúng ta bốn chữ - trăm năm hảo hợp.
Lúc thu bút lại, đáy mặt hiện lên nét mất mát cùng bi thương, chỉ lướt qua trong giây lát.
Ta nghĩ, ông nhất định là nhớ tới mẫu thân.
Lại thêm ba năm nữa, khi đứa con đầu lòng của ta đã tròn tuổi, phụ thân đột nhiên nói muốn về đế đô, chúng ta đã đi khắp nẻo Thần Châu, nhưng vẫn chưa bao giờ tới đế đô. Ta vẫn nhớ rõ năm ấy tuyết rơi rất dày, đường thủy không đi được, tuyết lớn bao phủ núi, chúng ta dừng chân giữa đường, trời đông giá rét, phụ thân rốt cuộc ngã bệnh.
Giữa khung trời tràn ngập sắc trắng, chỉ thấy một chút sắc thông xanh biếc.
Một ngày kia, tinh thần phụ thân tốt lên rất nhiều, đẩy cửa sổ ngắm nhìn chút xanh biếc kia, ta muốn đóng cửa sổ, lại bị ông ngăn lại.
“Phụ thân, người còn bệnh, bên ngoài lạnh giá.”
Ông nói: “Tuyết sẽ tan.”
Ta thở dài nói: “Đúng vậy, lúc tuyết tan mới lạnh đấy!”
“Tuyết tan rồi, mùa xuân mới có thể đến.”
Ta nói: “Đúng rồi, khi mùa xuân đến chúng ta có thể về đế đô.”
Ông mỉm cười gật gật đầu nói: “Mùa xuân ở đế đô rất đẹp, hoa đào, hoa mơ đều nở, cả thành không nơi nào không có hoa bay ..."
Ta thuận theo ông, nói: "Đúng vậy, đến lúc đó chúng ta về thăm nhà cũ Tô gia."
Ông ngắm sắc xanh biếc kia, nói: “Ta đã đồng ý với nàng là sẽ trở về.”
Ta không biết "nàng" trong lời ông là ai.
Ông nói: “Không biết còn có thể trở về được hay không.”
Đêm hôm đó, khi ta gọi phụ thân dậy ăn cơm, ông đang nằm trên bàn, trong tay còn cầm bút vẽ, đã ngừng thở.
Trên tấm giấy trắng kia, mấy giọt máu đỏ sẫm vì ho mà đọng lại, ông vẽ vài nét phác họa, giống như ngày xuân trên đồng bằng, đóa hoa đào rực rỡ đã nở.
Chúng ta cuối cùng cũng về được tới đế đô, mang theo lọ tro cốt của phụ thân.
Nhà cũ của Tô gia đã đổi chủ, chúng ta ở lại trong khách sạn trong thành, một ngày kia, một vị trung niên tự xưng là họ Lộ, muốn gặp chúng ta.
Ông là công công, chúng ta liếc mắt một cái là nhận ra.
Ông nói có gì đó muốn giao cho chúng ta.
Ngoài thành có một tòa biệt viện, là phụ thân lúc sinh thời giữ lại, vài chục năm chưa từng quay về, nhưng có người định kỳ đến quét dọn, tất cả đồ đạc bên trong đều thuộc về phụ thân. Ở nơi đó, chúng ta thấy được thời thơ ấu và niên thiếu của người.
Chúng ta mai táng phụ thân ở một nơi cách biệt viện không xa, khi mùa xuân đến, có hoa đào, hoa mơ tràn ngập núi đồng.
Chiều hôm đó, Lộ công công dẫn theo một người, bà mặc áo choàng, che mặt, ngồi trước mộ phụ thân một hồi lâu, đến khi trời sẩm tối, bà mới rời đi. Trước lúc rời đi, bà hỏi ta, khóc đã khan cả tiếng: “Tên cháu là gì?”
Ta nói: “Phụ thân gọi cháu là Niệm Niệm.”
Ta nghĩ có lẽ ý nghĩa là nhớ mãi không quên (niệm niệm bất vong).
Bà bỗng nở nụ cười, nói: “Chàng chưa từng nói với ta một lời nói thật.” Sau đó lại khóc.
Từ đó về sau, ta cũng không gặp lại bà nữa.
Sau đó, khi cùng phu quân sắp xếp lại di vật của phụ thân, phu quân kinh ngạc phát hiện ra một bức bình phong của danh họa tiền triều, chàng nói gọi là tuế hàn tam hữu, chỉ đáng tiếc là, không hiểu sao lại có thêm một cành hoa đào.
Phu quân khẽ vuốt đóa hoa đào kia nói: “Kỹ thuật vẽ vô cùng tốt, chỉ là miễn cưỡng không hài hòa, nào có hoa đào nở sớm như vậy."
Ta lại cảm thấy vô cùng tốt. “Phụ thân có nói, thông xanh có thể chịu đựng qua mùa đông khắc nghiệt, chỉ để được thấy hoa đào.”
Phu quân gật gật đầu nói: “Vẽ thật đẹp … Đây nhất định là nhạc phụ vì người yêu dấu mà vẽ nên.”
Ta bỗng dưng nhớ tới bức tuyệt bút của phụ thân.
Ta nói: “Nhất định là vì mẫu thân thiếp mà vẽ.”
Nhưng tận đến không lâu trước đây ta mới biết được, ta chẳng qua là một đứa trẻ bị bỏ rơi được ông nhặt về, ta không có mẫu thân.
Vậy người ông nhớ mãi không quên kia, là ai.
Cửu u hoàng tuyền, bên bờ kia có thể có hoa đào rực rỡ …