Có nhiều bạn có lẽ sẽ không thích chương này, do nó hoàn toàn là lịch sử, đọc xong sẽ rất nản. Nên mọi người cố gắng đọc hết chương để hiểu về bối cảnh nhé, tại lục địa này là một lục địa không có thực. Mà không thích thì thôi, trực tiếp bỏ qua, nhưng cá nhân vẫn khuyến khích đọc lướt để hiểu một số đặc điểm cơ bản nhé!
Dã sử có ghi lại, tính từ năm Thiên Đô thứ nhất - năm đầu tiên mà đại lục địa được thống nhất thành một quốc gia, cũng là năm mà Đế An tướng quân, vị tướng quân vĩ đại có công lập quốc cùng với vua Huyền Tông mất đi thì đến năm , Bùi Á là sử gia của Thiên Đô bấy giờ đệ đơn từ chức, tập hợp các môn khách của mình và những nhà thiên văn khác lại, làm ra tấm bản đồ địa lục địa đầu tiên. Tấm bản đồ được coi là đạt tới độ chính xác tương đối, mang kết cấu hoàn chỉnh, thể hiện rõ ràng các con sông cũng như dãy núi lớn, cao nguyên, bình nguyên và thung lũng. Việc bản đồ đại lục ra đời đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình phát triển quân sự của lục địa.
Năm cho đến năm , chỉ trong vòng ba năm, cả đại lục rộng lớn mà vua Huyền Tông đã gầy dựng thành quốc gia thống nhất đã bị phân hóa thành năm quốc gia lớn cùng vô số tiểu quốc chư hầu. Vụ binh biến Đô Thành bí ẩn trong lịch sử Thiên Đô bất ngờ ập đến, kéo theo đó là sự phân ly của Hỏa Ái Tộc. Những bộ tộc cùng nguồn gốc Hỏa Ái tập trung tại một vùng rộng lớn ở phía tây nam địa lục, tạo thành Đế Hỏa Quốc. Họ tạo ra một quốc gia với thể chế riêng, có bộ luật riêng với những chính sách phát triển không hề đi theo lối mòn của đại lục.
Không bao lâu sau sự kiện lịch sử đó, những vùng đất khác nhau, có kinh tế riêng, tập quán riêng và có hành khiển cai quản dưới quyền hoàng đế Thiên Đô điều hành, do chịu ảnh hưởng từ Đế Hỏa mà cũng dần dần phân tách. Như một điều tất yếu của lịch sử, loạn chiến nảy sinh anh hùng. Một vài người, mà đa phần là các hành khiển đó đã đứng lên tập hợp nghĩa quân, thống nhất các vùng thành các quốc gia riêng biệt.
Đại lục tính đến cuối năm đã bị tách thành các quốc gia lớn nhỏ khác nhau, mà trong đó phải kể đến năm quốc gia lớn. Lớn nhất trong số đó là hai cường quốc: Đế Hỏa và Bắc Phong. Hai quốc gia này tiếp giáp nhau, chiếm gần nửa diện tích của cả lãnh thổ lục địa. Cạnh Bắc Phong là Đông Hải Quốc, còn ở cạnh Đế Hỏa là Nam Vương, bốn quốc gia cùng các quốc gia nhỏ khác tạo thành một vòng lớn bao bọc lấy Cổ Hi Quốc. Năm quốc gia cùng phát triển, nhưng mỗi quốc gia lại đi theo chiều hướng riêng nhất định, đều nắm giữ thế mạnh riêng. Đặc biệt chính là sự vươn lên mạnh mẽ của Đế Hỏa Quốc và Bắc Phong Quốc. Trong vòng bốn trăm năm, hai đế quốc này đã vượt xa ba nước còn lại. Tuy vẫn là các nước cùng phát triển, thế nhưng theo thời gian, chỉ còn hai đế quốc cạnh tranh nhau với nhau về quân sự nhằm nắm lấy đại lục.
Những năm bảy mươi của thế kỉ XV, hai đế quốc là Bắc Phong và Đế Hỏa chính thức được công nhận là hai đại cường quốc. Xét theo ý nghĩa chính trị, hai nước này có quyền nhận đồ cống phẩm, có quyền can thiệp vào một số vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị của đại lục địa nói chung và các quốc gia khác nói riêng. Nhờ lợi thế sẵn có, cả hai nước cùng bành trướng lãnh thổ, phát triển thêm quy mô kinh tế, cố gắng nắm giữ mạch nguồn kinh tế của đại lục địa. Cùng song song phát triển, cũng là song song kìm hãm nhau, tránh cho sự bánh trướng của bên còn vượt quá mức cho phép. Mà thế mạnh của ba nước còn lại cũng ghìm giữ hai đế quốc kia, tránh cho chiến tranh đẫm máu xảy ra.
Thế kỉ XVI, mặc cho cam kết của cả năm nước lớn cùng hơn hai mươi nước nhỏ khác, Đế Hỏa chính thức châm ngòi chiến tranh bằng việc tiến đánh Bắc Phong. Nhân lúc Bắc Phong bỏ quên đi biên cương trọng yếu, Đế Hỏa, bằng nhiều những phương pháp khác nhau, dụ dỗ có, mua chuộc có, xâm lấn có, đã nắm trọn toàn bộ biên cương giáp ranh Bắc Phong, vây nước này vào thế bị động. Vua Bắc Phong là Lưu Khắc bấy giờ lâm trọng bệnh, ủy thác cho con trai là Lưu Khiêm thực hiện kế sách hòa hoãn. Lưu Khiêm thấy binh lực địch ở Bắc Phong không nhiều, lại chủ quan vì mới lấy được thủ cấp của Trương Oánh - đại tướng Đế Hỏa nên khi vua cha vừa mất đã lập tức phát động chiến tranh. Không ngoài sự lo lắng của Lưu Khắc, chỉ vài năm sau đó, Bắc Phong đã chính thức trở thành năm đạo của Đế Hỏa. Hoàng tộc nhà Lưu gần như diệt vong, số còn lại lưu lạc khắp nơi cũng đang bị Đế Hỏa treo thưởng, truy tìm ráo riết.
_Trích Đại Sử kí Tây Ái Nhĩ của Sử gia Tô Khắc Nghiêm_
Dã sử là ký ức lịch sử được lưu truyền trong dân gian. Từ điển Tiếng Việt , định nghĩa dã sử là: "Lịch sử ghi chép những chuyện lưu truyền trong dân gian, do tư nhân viết, phân biệt với chính sử". Nội dung có liên quan đến các nhân vật và sự kiện lịch sử.
Hành khiển: đứng đầu các đạo, một nước thì được chia thành các đạo, dưới đạo là trấn, dưới trấn là lộ,...