Phượng Hồng Vô Tâm - Tiếng Chuông Gió

chương 30: chương 30

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Chap :

Buổi tối, ăn uống no nê, cả đám ngồi quây quần quanh đống lửa trại, tôi bắc một cái chạc hai bên, xiên que tre nướng cá, cứ ba đứa ăn chung một con, rí rách cả tối. Mở màn, Hoàng đàn bài Triệu đóa hồng, tặng ai thì ai cùng biết rồi đấy. Sau đó là thầy chủ nhiệm đàn, hát bài Huyền thoại mẹ. Đến tôi, mới võ vẽ tập đàn có tháng, cũng đệm bài Pround of you cho con An hát. Giọng hát trong vắt, thuần khiết lại vang lên, cả lớp đồng loạt im lặng nghe nó hát. Nhưng nó hát cả lớp nghe mà sao tôi cứ cảm giác mơ hồ rằng bài hát đó dành cho tôi. Có lẽ tôi đã ngộ nhận quá chăng, hay sự thực là như thế?

Hát hò chán chê, hết đứa này đến đưa kia hát ngêu ngao, mà thảm họa nhất là anh cốt đột, giọng ca Chaien khủng bố cả lớp, đàn thì hay mà sao hát thì như con trâu già rống. Ngồi một lúc, củi cháy gần hết, tôi với thằng Tùng đi kéo về hai khúc cây to, tha hồ đốt, vẩy thêm vài thìa dầu ăn vào, lửa lại cháy bùng lên, nổ lách tách. Đứa nào đứa nấy giờ no toàn cá thịt, rửng mỡ nghĩ ra trò kể chuyện ma. Tôi nháy thằng Việt, nó gật đầu hiểu ý.Sau đó, thằng Dũng bắt đầu kể, còn thằng Việt thì len lén nấp ra sau tấm lưng hộ pháp của thằng Dũng, lấy đồ nghề ra hí hoáy đọc đọc, lén quẳng vào lửa trại một lá bùa, tay bắt quyết nhanh gọn, không ai phát hiện cả. Giọng đọc trầm trầm của nó bắt đầu câu chuyện:

- Năm , chiến tranh bom đạn khắp nơi. Làng mình, cách chỗ này độ hai chục cây thôi, nổi tiếng lắm ma nhiều quỷ. Làng có ông Thịnh làm nghề giết mổ lợn, lắm lúc say rượu đánh bừa người nên không ai dám dây vào, ông ý muốn làm gi mặc ông ý. Nhưng sinh nghề tử nghiệp, ông Thịnh giết mạng sinh linh vì tiền thì có ngày bị giết lại. Mấy hôm gần rằm tháng , vào hè oi bức, người làng ra cả ngoài hè với bờ đê hóng mát, bao giờ có kẻng báo động lại chạy về. Nhiều người ngồi ngoài đê thấy ông Thịnh dạo này hay giờ bờ sông nói lảm nhảm một mình, ai lại hỏi han thì bị lão trợn trừng mắt đuổi đi. Hàng xóm xung quanh nhà cũng bảo không biết dạo này nhà lão có chuyện gì mà lợn kêu ụt ịt cả đêm, trong khi nhà ông Thịnh đến tờ mờ sáng mới đưa lợn về mổ, còn đằng này giữa đêm tối om om, trong vườn lại cứ có tiếng sục sạo đào bới, tiếng lợn mẹ gọi con. Có người còn quả quyết thấy con lợn to như con trâu, đen sì sì nằm tựa lưng vào tường nhà ông Thịnh…..!

Nghe đến đấy, bọn con gái bắt đầu sợ, nem nép dần vê phía bọn con trai, mấy đứa ngồi cạnh thầy thì túm chặt lấy cổ tay thầy, thỉnh thoảng lại ngoái ra sau xem có gì không. Nó ngừng ngừng lại chút rồi kể tiếp:

- Chuyện con lợn có hay không, chẳng ai dám bảo giả hay thật. Chỉ thấy ông Thịnh càng ngày càng lạ, rồi cũng đóng cửa lò mổ, không làm ăn gì nữa, đêm đêm, mấy nhà xung quanh nghe trong nhà ông Thịnh vang lên tiếng kêu khóc, van vỉ của ông, nhưng hễ cứ ai chạy sang đến đất nhà ông thì tiếng kêu lại thôi, trong nhà có giọng đàn ông quát ra: "Vào vào ăn trộm à?". Độ chục hôm sau khi ông Thịnh đóng cửa lò mổ, như thường lệ, sáng nào bà vợ ông cũng từ nhà dưới lên gọi chồng ăn sáng. Hôm nay bà mở cửa ra thì hét toáng lên, hàng xóm nghe vậy liền kéo cả sang xem có chuyện gì. Nào ngờ, ông Thịnh đã chết ngồi trên ghế từ bao giờ, bên cạnh là con dao mổ lợn be bét máu. Nhưng mà….cái kinh hãi hơn là…. Bụng ông thịnh bị mở banh lòi cả ruột ra ngoài, còn mặt ông thì đã lóc hết da thịt, phơi lên trên đùi, lộ ra xương hàm, xương gò má trắng bóc, hai mắt trợn ngược nhìn thẳng ra cửa!

Bọn con gái kêu ré lên, có đứa sợ suýt khóc, càng giữ chặt đám con trai hơn nữa. Con An sợ quá nhảy tót vào lòng tôi ngồi, hai tay cầm chặt tay tôi, run run sợ hãi. Tự nhiên lại nhảy gọn vào tự nhiên thế nhỉ, nhưng mà tôi lại thích thế, lắm. Mũi hit hít mùi hương quen thuộc thoảng qua, tay thì giữ chặt lấy bàn tay nhỏ bé của nó như muốn che chở. Thằng Dũng thì kể tiếp:

- Sau đám táng mấy ngày, bà vợ cũng tự nhiên lao đầu xuống giếng chết, xác trương phình lên người ta mới biết, vớt lên. Từ dạo đó, đất nhà ông Thịnh bỏ hoang không ai ở, trẻ con cũng chẳng dám bén mảng vào, đêm đêm, thi thoảng nghe tiếng khóc não nề, ai oán ở bên giếng, một người đàn bà tóc bạc trắng, ngồi trên thành giếng khóc. Có vài người bạo lắm, vào hẳn vườn nhà ông Thịnh, thi gan xem ai ở lâu nhất. Một trong số đó là bác tớ, ông là người ở lại cuối cùng và cũng là người ở lại lâu nhất, nhưng cũng là người chứng kiến điều kinh khủng nhất. Lúc chúng bạn đã sợ bỏ ra cổng hết, bác tớ mới từ từ đi ra ngoài, bỗng nhiên gió thổi lay rặng bạch đàn xào xạc, từ trong góc tường có bóng người ục ịch, đen sì sì bước lại gần chỗ bác đứng, bác sợ quá chạy cắm đầu cắm cổ ra cổng, mấy người bạn vẫn còn chờ ở đó, cả đám kéo nhau về nhà sạch. Bác và ba người bạn nhìn lại khu đất lần cuối, ngay lập tức cả hai há mồm kinh hãi, trên ngọn bạch đàn là một bà tóc trắng tinh, xõa dài xuống tận gốc, đứng trên đó khóc rưng rức, tiếng khóc ai oán vang vọng bốn phía, ở trên bờ tường đá, một người to béo nặng nền đang lắc lư đi trên mép tường thằng về chố mấy người, cười khanh khách ghê rợn.

Nghe nó kể đến đây, cả đám im bặt, bỗng nhiên trong bìa rừng xa xa vọng lại tiếng cười khanh khách vang hòa trong gió, xen lẫn tiếng khóc não nề, ỉ ôi kéo dài, gió thổi càng lúc càng mạng, đống lửa bị thổi tạt bập bùng tưởng tắt. Cả lớp gào ầm lên, kéo nhau trốn sạch vào trong lán, riêng có ba thằng tôi, thằng Minh, thầy chủ nhiệm là vẫn ngồi lại. Con An cứng chân không chạy được, ôm chặt lấy tôi, khóc òa lên sợ hãi:

- Á á á! Hưng ơi! Ma! Ma về đấy. Ông Thịnh ở gần đây nên đến giết mình đấy Hưng ơi! Hức hức hức!

Tôi thấy gió thổi thế cũng hoảng lắm, biết là thằng Việt bày trò nhưng vẫn thấy sợ, lạnh toát sống lưng. Chợt nhận ra tay mình chạm phải cái gì mềm mềm, âm ấm, tôi mới nhìn lại. Con An sợ quá nên giữ rịt lấy tay tôi, ghì vào ngực nó lúc nào không hay. Tôi nóng bừng tai, cố rút tay lại mà không được, mới nói:

- An ơi! Tay!

Nó nín khóc, nhìn xuống, thấy tay tôi thế thì nó giãy ra, đánh bùm bụp vào người tôi xong giận dỗi, chẳng nói chẳng rằng, ngứng nguầy bỏ vào trong lán. Ô hay nhỉ? Thế chẳng lẽ mọi lỗi là do tao à? Mày cũng có phần chứ An, tự nhiên lại giận mình, đúng là đồ con gái.

Con An giận dỗi bỏ vào lán, tôi vội đứng dậy đuổi theo, thằng Việt ngồi sau cười hô hố, kêu:

- Thôi anh với Thiên Bồng nguyên soái về trông xưởng đây, chú cử ở lại mà nghịch nhé, mai các anh lại lên quậy nữa!

Tôi gẩy chân vào mông nó, xua xùy xùy:

- Cút, phắn, xéo, biến! À mà mai mấy giờ mày lên?

- Chắc tầm -h gì đấy, mai bọn tao đến học thể dục xong mới về!

- Ờ. Thế bọn mày lượn đi cho nước nó trong!

Thằng Dũng với thằng Việt chạy xuống chỗ xe chờ, trước khi xuống, bọn nó còn quay lại, mặt nhăn nhở trêu tôi, thằng Việt thì véo vào sườn thằng Dũng, bắt chước giọng tôi:

- Ối giộ ôi, sợ quá cơ!

Con lợn cốt đột cũng hùa theo, nhại giọng eo éo:

- Sợ quá! Sợ quá! Cấu này, sờ này. Ôi đau thía! Hí hí hí!

Mặc kệ bọn nó làm trò, tôi hớt hải chạy vào lán tìm con An. Nhác thấy bóng tôi, nó vùng vằng đứng dậy, bước ra ngoài đi thẳng. Tôi hớt hải đuổi theo, chạy qua cửa, thằng Hoàng ném tôi cái đèn pin, cười bảo:

- Cầm theo này! Mà mày làm gì để chị An hấu chị giận thế?

Tôi chẳng buồn đáp, vội vàng chạy đuổi theo con An. Con này liều thật, đang đêm đen kịt thế này mà cứ phăm phăm bước không cần biết mình đang tiến vào rừng. Tôi gọi:

- An ơi! An! Đứng lại tao nói cái này!

Nó quay lại, trông thấy tôi thì càng đi nhanh, rồi chạy thằng theo con đường đất, không quan tâm đang đi đâu nữa. Tôi cũng chạy nhanh, cố bắt kịp nó. Người gì mà chạy nhanh thế không biết? Đuổi mãi, tôi cũng chạy lên sát nút nó, lúc đó, hai đứa đã chạy tuốt vào gần cái ao của thôn rồi. Bỗng dưng, con An vấp ngã lăn ra. Tôi hốt hoảng chạy tới cạnh nó, hỏi:

- Sao thế? Ngã có đau không? Tự dưng lại chạy vào đây làm cái gì không biết!

Nó cố sức đứng dậy mà không được, hình như bị sái chân rồi, tôi hỏi riết:

- Đưa chân đây tao xem nào! Có đứng dậy nổi đâu mà cứ cố!

Con An, rụt chân lại không cho tôi chạm vào, nó quát:

- Không cần!

Quát mà mặt nhăn nhó cố nén đau, càng nhìn tôi càng thương. Tôi lấy tay túm vào bắp chân nó, kéo ra, soi đèn pin vào chỗ mắt cá chân. Con An cố sức co lại không được, bèn lấy tay cạy tay tôi ra. Tôi cứ nhất quyết không buống, cố căng mắt ra xem vết thương làm sao. Kiểu này là bị trẹo rồi chứ còn sái gì nữa, thế mà còn cứng đầu không chịu ình xem sao. Tôi lấy trong túi áo khoác ra lọ dầu Trường Sơn, xức vào chỗ bị trẹo, con An bị chạm vào chỗ trẹo chân thì kêu ầm lên, thét:

- Đã bảo không cần mà!

Tôi rối rít xin lỗi, năn nỉ đủ kiểu, mãi rồi nó mới nguôi nguôi chút, tự dưng lại khóc òa lên, mếu máo:

- Mày toàn bắt nạt tao thôi!

Tôi dỗ dành:

- Tao xin lỗi rồi mà! Cứ mít ướt thế, lên tao cõng về!

Nó cứ dùng dằng không chịu lên, mãi tới khi tôi dọa "Ban đêm chỗ này có ma đấy, mày không nghe vừa nãy có gì à?", nó mới rúm lại, chịu để tôi cõng về. Tay bám lấy cổ tôi, nó vẫn cứ nấc lên hờn dỗi, vừa cõng nó, tôi phải vừa nhẹ nhàng dỗ dành, hứa dẫn nó đi chơi, nấu ăn cho,… hệt như dỗ trẻ con vậy. Cảm giác cõng một đứa con gái sau lưng thật là đặc biệt, ngượng đỏ cả tai, nhưng vẫn thấy thích. Nhìn thấy hai cổ tay trắng muốt ôm vòng qua cổ mình, níu nhẹ sợ làm mình đau, đầu con An tựa vào vai tôi, thở nhè nhẹ, hơi thở ấm nóng, ngại ngùng phả vào sau gáy tôi. Đường đất ở đó lồi lõm, bấp bênh lắm, ban đêm đi lại càng sợ, ánh đèn yếu ớt chỉ đủ soi một khoảng nhỏ vừa đủ trước mặt. Mỗi bước chân, tôi cố bước thật vững chãi, chỉ sợ mình hụt bước làm xóc, chân con An lại đau. Con An ngồi ngoan ngoãn, lúc sau nó hết nấc, hỏi nhỏ nhỏ:

- Hưng ơi!

Tôi mỉm cười đáp:

- Sao?

Nó lí nhí:

- Mày mệt chưa? Để tao xuống!

Đúng là cứng đầu mà, chân cẳng như thế còn ngại cái gì nữa không biết? Tôi cương quyết:

- Ngồi yên đi, chân mày có đi nổi đâu mà đi! Tao còn khỏe chán!

Nó im im, không nói gì nữa. Tôi cũng im lặng, cõng nó về tận trại lớp. Thấy hai đứa về, cả lớp kéo ùa ra, mấy đứa con gái thì đỡ con An, dìu nó vào trong, mấy đứa khác thì xúm xít hỏi tôi, thầy chủ nhiệm cũng hỏi, thấy tôi ấp úng mãi, nó đỡ lời:

- Lúc nãy nghe truyện ma xong, em sợ quá nên đi lung tung, rồi bị ngã, may có bạn Hưng tìm được em ạ!

Thầy gật đầu, cho hai đứa chạy sang khu lán y tế, gọi bác sĩ sang nắn lại khớp chân cho con An. Công việc cũng đơn giản, nắn xong, dán cao rồi bác sĩ bảo đừng cử động chân nhiều, tránh làm trặc lần nữa. Lớp xôn xao một lúc rồi thôi, ổn định lại. Thằng Hoàng với thằng Tùng vác ra mười mấy tấm nệm mút kiểu ghép hình, ghép lại thành nền lán, quét dọn cẩn thận xong phân dãy trai gái ra ngủ riêng, ở giữa chăng sợi dây dù làm rào chắn. Trước khi ngủ, chúng nó còn rúc rích, lao xao mãi, gần nửa tiếng sau mới yên ắng, chắc cả lớp ngủ hết rồi. Tôi trằn trọc mãi, ngó sang dãy chỗ con An nằm, lờ mờ thấy hình như nó đã ngủ rồi, nằm co tròn người như con cún con. Khẽ mỉm cười, tôi lại ngước mắt nhìn lên trần, vẩn vơ suy nghĩ. Chợt bên cạnh có tiếng thì thào, là thằng Minh:

- Hôm nay làm cái gì mà nó dỗi mày thế?

Tôi cố nén tiếng thở dài, đáp:

- Lúc kể truyện ma đó, nó sợ quá, tao dọa thêm nên nó dỗi, bỏ đi. Tao mới đuổi theo, nó chạy nên ngã sái chân, tao cõng nó về.

Thằng Minh xì dài, kêu:

- Chú khờ vãi đạn ra Hưng ạ! Thôi bố đi ngủ đây, mày nằm tự kỉ tiếp đi con ạ!

Nói đoạn, nó quay lưng vào trong nằm, ngọ nguậy lúc xong ngủ khì, ngáy như kéo bễ. Tôi cố ngủ lại gặp phải tiếng ngáy của nó, bèn trùm cái gối bịt tai lại, nằm thiu thiu lúc xong ngủ luôn.

Sáng hôm sau, tôi dậy từ sớm, rón rén bước qua đám cùng lớp đang nằm ngủ la liệt. Bước ra ngoài cửa lán, tôi đi vòng vòng xung quanh, hít thở không khí trong lành của buổi sớm. Nhác thấy mây cây tre vứt lăn lóc, tôi lựa lấy một cây, phạt bớt đoạn đầu đi cho cầm vừa tay. Trong đầu lẩm nhẩm lại các câu khẩu quyết, động tác của bài Thái Sơn Côn, vừa đọc thầm khẩu quyết Hán Việt, vừa tập lại thế côn. Kết thúc bái tổ, tôi chợt nghe sau lưng có tiếng vỗ tay rào rào, hú ầm ĩ. Hóa ra trong lúc tôi mải mê tập côn, bọn cùng lớp đã dậy từ bao giờ, nghe tiếng rít gió nên chúng nó mới ngó ra xem. Con An ở trong lấp ló nhìn ra, cười toe toét, thấy tôi nhìn, nó lại rụt vào, trốn sau lưng con Phương Anh. Thằng Hoàng chạy ra vỗ vai tôi, kêu:

- Rõ ràng là biết võ nhé, giỏi thế mà cứ giấu nghề. Bao giờ chỉ anh em vài chiêu đê mày!

Tôi cười, bảo:

- Để tý nữa thằng Dũng đến thì nó chỉ cho cặn kẽ. Thằng đấy bẩm sinh để luyện võ rồi, môn nào nó cũng học, tạng người to như mày thì học cầm nã thủ giống nó đi.

Mấy đứa khác cũng xúm vào nài nỉ, nhờ tôi xin hộ cho học thằng Dũng. Tôi gật đầu tất, phen này thằng cốt đột tha hồ mệt. Sáng hôm đó, bọn tôi ăn sáng bánh mì pate, xong rồi đứa nào đứa nấy tản mát qua trại khác chơi hoặc đi dạo quanh quẩn chỗ gần bìa rừng, chẳng có đứa nào dám đi sâu vào trong cả. Bọn con gái có mấy đứa ở lại chơi với con An, một lúc sau thấy con An nói gì đấy, chúng nó đi ra ngoài hết cả, còn gọi với lại: "Có chắc là ở đấy được không, thôi tý bọn tao đem cho cái gì về chơi nhé!", con An vẫy vẫy tay, mỉm cười chào.

Lúc chúng nó đi khuất, tôi nhìn vào thấy con An mặt buồn xo, ngồi tiu nghỉu trong lán, lấy truyện ra đọc. Tôi cũng chẳng buồn đi chơi, mò vào trong, ngồi xuống bên cạnh nó, cười cầu tài. Con An nhìn tôi, ngơ ngác hỏi:

- Mày bị hâm hả Hưng?

Thấy tôi vẫn nhăn nhở, nó phì cười, đập quyển truyện vào mặt tôi, xong trùm cái chăn lên đầu. Tôi xoáy vào đầu nó, để nó kêu oái oái, chui ra ngoài mới thôi. Con An nhìn tôi, đỏ bừng mặt trông đáng yêu lắm, hai má bụ bụ cứ hồng lên. Tôi bẹo má nó, cười:

- Đi chơi không?

- Què thì đi trồng cây chuối mà đi à?

- Tao cõng mày đi!

- Thôi! Mày nhìn cao hơn Tây, gầy hơn Ta, cõng sao nổi!

- Hay mày sợ mày béo quá nên nặng?

Con An tức khí, vênh cái mặt lên, lúc lắc đầu, bướng bỉnh:

- Có mày béo thì có! Tao là người đẹp dáng chuẩn đấy!

Tôi mỉm cười, lầm bầm:

- Ờ An hấu!

Nói bé thế mà nó cũng nghe được, quắc mắt hỏi tôi:

- Con lợn Hưng! Mày bảo sao cơ?

Biết mình nói hớ, tôi ấp úng:

-Ờ…ờ…ừm….thì….thì….!

Nó nghênh cái đầu, ngô nghê cắt nghĩa chữ "An hấu", lúc sau, hình như nó hiểu chữ "hấu" là gì rồi. Mặt con An đỏ lựng, thét lên:

- Á á á! Tao biết rồi. Thằng biến thái, đồ bệnh hoạn, con lợn đồi trụy! Đến cả tao mà mày cũng…!

Xong mặt nó lại mếu mếu mếu, rồi sụt sịt. Tôi hốt hoảng, lấy phong kẹo chocolate trong balo ra dỗ nó:

- Ấy ấy ấy! Đừng có khóc! Tao đùa thôi mà, thôi ăn socola cho ngọt giọng nhé!

Vừa dỗ, tôi vừa bóc sẵn phong kẹo ra, dử dử trước mặt nó. Con An mặt vẫn hờn dỗi, giật lấy thanh chocolate, đưa lên miệng cắn miếng, nuốt hết, nó lại òa lên:

- Tao biết mà! Mày để tao què chân, xong giờ mày không đi đâu mà ở đây trêu tao chứ gì! Mày toàn bắt nạt tao, tao….tao…hít le mày!

Nó giơ ngón tay út với ngón nhẫn ra trước mặt tôi, khóc tu tu. Rồi nó cắn thêm miếng chocolate, xong lại mè nheo một câu, cứ kể tội tôi xong một câu nó lại cắn một miếng, trông ngộ thật, lớp gì mà như em bé, vừa khóc vừa ăn. Tôi mỉm cười, lấy tay vuốt nhẹ hai hàng nước mắt trên má nó, vỗ về:

- Thôi mà! Lỡ lời có tý, làm gì mà giận dai thế. Giận nhiều mau già đấy!

Lúc sau nó mới nín khóc, lấy cái bình nước Đèn đom đóm, vừa sụt sịt vừa ngậm miệng vào ống hút, hút nước mơ tráng miệng. Tôi sấn lại gần hỏi:

- Thế có đi chơi không?

Nó gật gật đầu, mắt vẫn ngấn lệ. Tôi lại gần, bế thốc nó lên, nó còn chưa hết ngỡ ngàng thì tôi đã đặt nó ra ngoài lán rồi. Đặt nó ngồi lên ghế, tôi với tay lấy đôi giày thỏ của nó, giúp nó xỏ vào chân. Đến chân trái bị trẹo thì tôi không dám ấn giầy mạnh, tháo hết hết dây giày ra, ướm chân con An vào rồi mới xâu lại dây giày. Con An ngồi trên, ngượng quá quay mặt nhìn đi chỗ khác, nhưng thỉnh thoảng vẫn liếc qua nhìn lén tôi buộc dây giày cho nó. Đang lúi húi thắt dây giày, tự nhiên sau lưng tôi có tiếng loảng xoảng. Tôi giật mình ngưng tay, nhìn ra sau. Thằng Vĩnh A đá cái xô lăn ra đất, xung quanh nó là mấy thằng đứng lố nhố, nhìn hai đứa tôi chằm chằm. Tôi đứng dậy, hất hàm hỏi:

- Chúng mày muốn gì?

Thằng Vĩnh nhếch mép cười:

- Hôm nay đất lạ,mày không có bọn sân võ đâu. Đéo có chó cậy gần nhà được nữa!

Tôi cười khinh khỉnh, hỏi xoáy:

- Thế hôm trước vẫn chưa thấm đòn hả?

Thằng Vĩnh bị gợi lại nỗi nhục lần nọ, sôi tiết gào lên:

- Chúng mày đâu! Trả thù cho thằng Trung!

Một đám thằng ồ lên, tôi liền giật lùi ra sau tránh bị bao vây, đứng ngay bên cạnh con An để tiện bề bảo vệ nó. Con An nhoài người ra, với lấy cây côn tre sáng nay đưa cho tôi, tay nó thì cầm một đoạn ngắn hơn. Cầm được cây côn trong tay, tôi mừng thầm:

- Phen này thì chúng mày nát thịt với bố!

Hai thằng bên nó lao lên trước, tôi thản nhiên chĩa mũi côn ra, chọc liền bụng mỗi thằng ba phát. Bị thúc mạnh vào bụng, hai thằng thở không ra hơi nữa, tiếng hít thở cố nghe như vừa bị hoạn. Ba thằng khác lao vào, tôi điểm mũi côn vào vai, đùi, cổ tay, ống đồng, thuận chỗ nào là gõ cho phát vào chỗ đó, ba thằng liền rụt lại. Đang hăng máu đánh, tôi tiến lên trước, đánh thế loạn đả, vung côn đập vù vù, cứ chốc lại nghe tiếng tre đập vào da thịt "Cạnh! Cộp!", tiếng kêu ai ái của bọn A. Nhưng vì quá mải mê đánh mà tôi không nhận ra là chúng nó kéo thêm ngày một đông, ít cũng phải gần hai chục thằng. Tôi dần dần bị quây vào giữa, cứ lần lượt chúng nó vào đánh, dính đòn lại rút ra ngoài nghỉ, thằng khác vào thay. Sực nhớ ra còn con An, tôi vội quay đầu lại thì lối đã bị chặn. Đành chừng nửa tiếng thì tôi thấy thấm mệt rõ ràng, hai vai, tay, hông mỏi rã rời mà vẫn cố đánh, lại thêm nãy giờ dính đòn nữa, may mà chỉ là đòn đánh với vào nên lực giảm đi nhiều, tuy vậy mà đau phết, tôi cố nhịn đau trụ lại. Lùi dần về tới chỗ con An, tôi chỉ hi vọng đánh cầm chừng bảo vệ nó được, chờ bọn lớp về. Chợt sau lưng tôi có tiếng con An kêu thét lên, tôi hoảng hồn nhìn ra chỗ nó. Không biết thằng nào giật cây tre trên tay nó để vụt tôi, giằng co thế là con An ngã nhoài ra, đè lên chỗ chân bị trẹo, đau đến mức nó phát khóc.

Trông thấy con An bị xô, tôi sôi máu, gào lên, không còn biết nương tay là gì nữa, gặp thằng nào cũng bổ mạnh côn vào những chỗ hiểm yếu. Thoáng thấy thằng nào để lộ đỉnh đầu hay thái dương, mang tai, ức, hầu là tôi dồn sức bổ vào. Chúng nó sợ quá phải lấy tay che lại chỗ hiểm, bị tôi vụt bầm cả tay, chạy vội ra ngoài kêu giời kêu đất. Trông thấy có một thằng để ức sơ ho, tôi thọc mạnh mũi con vào, thúc liên tiếp hai nhát. Thằng đỏ rú lên, vật ra đất, mặt đỏ gay, máu dồn cả lên mặt, cố hít thở mà không được, giọng nghẹn lại. Bên nó, một thằng hét to:

- Nó giết người rồi!

Đang điên, tôi không còn quan tâm nữa, chỉ thằng mặt thằng đó, quát:

- Cái đm nhà mày! Bố giết cả con cụ tổ nhà mày nữa chứ giết mình mày thôi à?

Thấy tôi cục lên, chửi cả tổ tông nhà nó, nó sửng cồ lên, quát:

- Mày sủa lại lần nữa xem nào?

Tôi vọt lại gần nó, quơ côn vụt lừa một đòn, nó vội đưa tay chụp, nhân thế đó, tôi nắm tay đấm móc một đòn vào thằng hàm thằng đó, giật cây côn lại, vụt quét ngang chân đốn ngã nó ra, gằn giọng:

- Bố sủa này! Mày nghe sướng chưa con?

Bọn A thấy tôi mất kiểm soát, đánh không còn biết nương nữa thì chùn lại, dạt dần ra. Đúng lúc đó, có một người bước lên đồi, đánh tiếng:

- Êu con chó bốn mặt, bố trốn thể dục lên chơi với mày đây!

Là giọng thằng Dũng, thấy nó hớn hở đi lên, tướng lại to con như hộ pháp, bọn A biết là bạn tôi nên ghê dần, một thằng còm kia còn đánh te tua thì không biết thằng biến dị kia còn đến mức nào nữa. Lên đến nơi, thấy tôi đang bị vây, thằng Dũng tắt nụ cười, lao như bay vào vòng trong. Tôi gọi to:

- Dũng! Giết hết bọn này cho tao!

Thằng Dũng thấy áo tôi có vết rách do bị đánh, mặt đỏ phừng phừng, gầm lên:

- Cái đm chúng mày tới số rồi!

Nó túm ngay một thằng gần nhất, vận kình đánh thụp vào ngực thằng đó, thằng đó gục luôn tại chỗ. Bọn kia xanh mắt mèo bỏ chạy cả. Tôi quát:

- ĐM bọn chó đứng im đấy! Chạy bố giết cả nhà mày!

Bọn A nghe răm rắp đựng khực lại, duy có thằng Vĩnh đứng rồi xong lại chạy vọt mất. Thằng Dũng lừ mắt, phóng người chạy chớp nhoáng chặn đầu thằng Vĩnh, thộp tay vào hầu nó, ấn dúi ra sau. Thằng Vĩnh ngã rồi, nó còn kéo lên thêm trên đất một đoạn, thấy thằng Vĩnh còn đang thở phì phò, nó dẫm cho phát vào bụng, thằng Vĩnh đau quá kêu to rồi lịm đi. Bọn lớp nó trông thấy ba thằng bị đánh nằm im thin thít thì tưởng chết rồi, thằng nào thằng nấy mặt tái như gà cắt tiết. Tôi chạy lại phủi bụi đất bám trên người con An, hỏi:

- Đau lắm phải không? Đừng sợ, có tao đây, chúng nó không dám đụng vào mày đâu!

Con An bị đau quá, ôm chân không nói được gì nữa. Nhìn vậy, tôi lại càng cay, cố nén lại hỏi nó:

- Thằng nào vừa đẩy mày?

Nó ngước nhìn ra một thằng đang đứng phía xa. Tôi nhìn về hướng đó, quát:

- Con mẹ thằng ôn kia lại đây bố bảo!

Nó run như cầy sấy, đứng im. Thằng Dũng lại gần nó, chửi:

- Bố mẹ mày ăn phải bả à mà đẻ ra thằng điếc?

Nói đoạn, thằng Dũng xách tai thằng kia, lôi xềnh xệch ra chỗ tôi. Nhìn thấy nó, tôi vả đốp vào đầu, tay chỉ ra chỗ con An, hỏi:

- Nó làm gì mày mà mày xô nó ngã. Mắt thằng cụ mày mụ à mà đéo thấy nó đau chân phải ngồi đấy?

Rồi tôi quét chân quật ngã nó ra, xiên chéo cây côn vào giữa hai ống đồng nó, một chân dầm lên trên cổ chân nó, nghiến răng quát:

- Để bố ày đau chân thử tý nhỉ?

Vừa nói, tôi vừa uốn cây tre lại, cây tre đàn hồi chực bẩy vụn ống đồng thằng kia. Nó kêu không ra tiếng nữa, cố lấy hơi, mắt nhìn tôi van vỉ, vừa khóc vừa xin:

- Em van anh! Em lạy anh! Anh tha cho em, em ngu em chịu, anh tha cho em!

Tôi nhếch mép cười:

- Tha dễ thế!

Nhưng tôi cũng rút cây tre ra, tiện tay giáng một giậm vào mắt cá chân nó, nghe cạch một tiếng, chắc cũng trẹo nốt rồi. Đột nhiên, phía xa xa có tiếng thầy hiệu trưởng, thầy chủ nhiệm gọi tôi:

- Hưng ơi! Bình tĩnh Hưng ơi! Đừng làm bậy em ơi!

Thầy chủ nhiệm chạy lên trước, sau là thầy hiệu trưởng và cô chủ nhiệm lớp A cùng các thầy cô khác. Trông thấy quang cảnh bãi chiến trường, bốn thằng nằm quằn quại trên đất, cơ số bị bầm tay bầm chân, có đứatrúng đòn sưng vù cả hai cổ tay. Thầy Hiệu trưởng nói tôi:

- Em quá nóng nảy! Biết là em tự vệ nhưng làm thế là quá lắm, thân thể con người chứ có phải rác rưởi gì đâu mà em đánh con nhà người ta không thương tiếc thế!

Thầy chủ nhiệm trách tôi mấy câu, xong xin cho tôi với thấy Hiệu trưởng:

- Tuổi trẻ thì nóng nảy thầy ạ! Em Hưng đang tuổi mới lớn, tâm lý bột phát, khó bề kiểm soát hành vi lúc giận dữ. Hơn nữa em cũng vì bảo vệc cho bạn cùng lớp, mong thầy suy xét đến những đóng góp của em Hưng cho nhà trường mà nương nhẹ với em Hưng.

Cố chủ nhiệm lớp A nhìn mấy thằng bên đó, lắc đầu nói:

- Cô quá thất vọng về các em. Học sinh lớp chọn của trường, là người con trai đường đường mà lại đi đánh nhau, lại còn cậy đông hiếp ít, đánh cả bạn nữ! Tất cả về lớp, rồi cô sẽ có hình thức kỉ luật các em, còn hình thức kỉ luật của nhà trường thế nào thì điều đó còn chờ BGH.

Tất cả từ từ giải tán, thấy Hiệu trưởng gọi cán bộ y tế đến lo ấy đứa đang nằm và mấy đứa dính đòn, buổi tham quan vẫn kéo dài đến hôm sau thì kết thúc như lịch. Sau chuyến đi tham quan về, đó là tâm điểm bàn tán của cả trường. Đi đâu người ta cũng nhìn tôi, xì xào bàn tán, có người ủng hộ bảo thằng Hưng làm thế là đúng, có người thì lắc đầu lè lưỡi, bảo thế là không được, ai lại đánh người ta đến mức độ thế. Kết quả là tôi bị treo chức ủy viên, chờ đợi bỏ phiếu lại xem sự tín nhiệm của giáo viên, học sinh và cán bộ công nhân viên nhà trường, sau đó mới xem xét hình thức kỉ luật. Rốt cục tôi vẫn thoát một cách thần kì, tỉ lệ phiếu tín nhiệm là %, hình thức kỉ luật quyết định là hạ hạnh kiểm xuống Trung Bình, cho thời gian tháng để lập công chuộc tội bằng cách đóng góp cho thành tích chung của nhà trường qua cuộc thi học sinh giỏi và đợt thi ngoại khóa cuối năm. Bọn thằng Vĩnh bị đuổi học cả thằng vì tổ chức đánh nhau. Có vài phụ huynh A vì xót con nên dọa đâm đơn kiện, tạo sức ép yêu cầu nhà trường đuổi học tôi. Thầy chủ nhiệm cố sức xin cho tôi giữ lại, thầy Văn cũng xin cho tôi, cô giáo dạy Địa và thầy Sủ cũng xin cho tôi. Nhưng tôi không muốn vì mình mà các thầy cô phải phiền lòng, nửa đêm trước ngày mở hội đồng kỉ luật ngày, tôi gọi điện cho thằng Việt, kể về nỗi băn khoăn của mình. Nó cười vang, đáp:

- Cứ vô tử! Ăn no ngủ kĩ, tao tự khắc có cách ày êm đẹp, cuối năm mày cố lên hạnh kiểm Khá là cầm chắc học sinh Tiên tiến, xoắn cái giề!

Tôi lo lắng lắm nhưng vẫn cố bình tâm, tin rằng thằng Việt sẽ có cách, dù tôi chẳng viết nó dùng cách gì để giúp tôi. Vài ngày sau, mở hội đồng kỉ luật với tôi, phụ huynh của tất cả các nhà đồng loạt rút đơn khiếu nại nhà trường, lúc ra khỏi phòng hội đồng, một phụ huynh giữ tôi lại, nói xoa dịu:

- Thôi cháu ạ! Con dại cái mang, thằng nhà cô sai thì để cô chú về dạy nó. Có gì thì cháu bỏ qua cháu nhé! Cháu cũng….cũng…bảo họ thôi đi…..hai đứa con gái bé nhà cô với cô sợ lắm rồi!

Tôi ngơ ngác không hiểu bà kia nói gì, trong lòng thầm nghĩ:

- Có lẽ nào thằng Việt giở trò gì để giúp mình?

Sau này, thằng Việt còn là quân sư nơi màn che ngàn dặm của tôi, cùng con An ngay bên cạnh, là trợ thủ đắc lực cho tôi trong việc trừ tận gốc mọi rắc rôi xảy đến trong năm lớp đầy biến động của tôi.

Truyện Chữ Hay