Tháng năm , tôi đăng ký tham gia khóa học để thi lấy bằng trung cấp nhà tư vấn tâm lý. Vào một ngày, vừa mới hoàn thành xong tiết “Tâm lý học hành vi”, thì thầy Vương dạy bộ môn theo chúng tôi đi ăn trưa. Khi đó vừa dạy đến “Bệnh tâm thần”, tôi đã kể cho họ nghe việc phát bệnh của “vị hiệu trưởng nào đó”. Sau đó, thầy Vương cũng tường thuật lại một trường hợp bệnh tâm thần mà ông từng gặp phải.
Vào mùa đông năm , một vị chủ thầu đã đến tìm thầy Vương. Ông ta nói là vợ của mình gặp vài chuyện kỳ quái, có thể là có vấn đề về tâm lý, cho nên ông muốn tìm thầy Vương để xin tư vấn một chút.
Vị chủ thầu này trên dưới bốn mươi tuổi, vợ của ông ba mươi ba tuổi. Hai người đều là người cùng quê, nên kết hôn từ rất sớm. Sau khi kết hôn không bao lâu, ông làm chủ thầu theo họ hàng thân thích ra ngoài làm ăn, rất ít khi trở về. Bởi vì ở chung thì ít mà xa cách thì nhiều, giữa hai người cũng không có con. Mấy năm sau, làm chủ thầu cũng khắm khá hơn, có dư tiền bạc, hiển nhiên trong thành phố có người tình nhỏ bé, ông lại càng ít khi về nhà. Đối với người vợ đầu tiên làm nông, chăm sóc cha mẹ già ở quê này, cái danh xưng chủ thầu chẳng có ý nghĩa gì. Mặc dù bản thân ông không có hứng thú gì với bà, nhưng cuối cũng vẫn là người đàn bà đó một tay lo liệu việc nhà. Ông cũng có chút ít hổ thẹn, vì vậy cũng vẫn gửi tiền về cho vợ.
Mùa hè năm , người thân ở quê gọi điện thoại đến, nói rằng vợ của ông bị trúng tà, giống như là bị ma nhập vậy, hoàn toàn thay đổi thành người khác. Người trong nhà có mời đạo sĩ đến làm phép, nhưng không có tác dụng. Sau đó họ còn hỏi một vài bà đồng, nói là bị hồ ly tinh mê hoặc, e rằng không còn sống được bao lâu nữa. Nên họ muốn ông nhanh chóng về quê, gặp mặt vợ ông lần cuối. Bởi vì trao đổi trên điện thoại không nắm được vấn đề, vị chủ thầu bán tín bán nghi, đi một chuyến về quê để xem tình hình rốt cuộc ra sao.
Ngày vị chủ thầu lái xe về nhà, có nguyên một đám người đứng ở đầu thôn đón ông, trong đó có cả vợ ông. Bà đứng cùng với đám người, cười cười nói nói. Nghe nói ông trở về, bà còn vui vẻ làm một bàn đầy đồ ăn. Chỉ có một thứ thay đổi, đó là nhìn bà đã già đi nhiều. Nhưng đa số phụ nữ nông thôn đều như thế, mỗi ngày đều đi làm ruộng,dầm mưa dãi nắng. Thông thường, dáng dấp một người mới ba mươi tuổi mà thoạt nhìn như bốn mươi, năm mươi tuổi. Nhưng vì bình thường rất hay vận động, nên xương cốt, cơ thể của họ tương đối khỏe khoắn. Trong làn da ngăm đen có màu hồng khỏe mạnh.
Ông chủ thầu thấy vợ của mình, cảm thấy bà rất khỏe mạnh, không giống như những lời miêu tả của người nhà trong điện thoại. Ông còn cho rằng vợ ông nhớ ông, người trong nhà nhìn thấy xót xa cho bà nên mới nghĩ ra cách như thế để khiến ông về nhà một chuyến.
Đa phần dân quê nghỉ ngơi rất sớm, mới ba bốn giờ chiều đã ăn cơm chiều. Sau đó làm vài việc cá nhân, rồi lại ăn khoai lang khô, bánh cơm cháy chiên, đồ ăn vặt, cùng nhau xem VCD. Khoảng tám, chín giờ đã lên giường ngủ. Ông chủ thầu ở thành phố đã quen nên đương nhiên sẽ không quen nếp sống ở thôn quê. Vả lại, ông thấy người vợ quê mùa của mình, vừa đen vừa già, lại nghĩ đến cô người tình ở thành phố, không khỏi thấy rờn rợn. Ông không đè nén nổi cảm giác đó, thế là cố ý nằm ỳ ở phòng khách xem TV, chần chừ không chịu về phòng ngủ nghỉ. Chờ đến mười một, mười hai giờ đêm, ông đoán vợ ông đã ngủ say, mới nhẹ bước trở về phòng, nằm trên giường nghịch điện thoại. Đến khi đồng hồ điểm một tiếng, vị chủ thầu thấy mệt, mới bỏ tay xuống nằm ngủ. Ông vừa mới nằm xuống, còn chưa ngủ thì phát hiện vợ ngồi dậy.
Lúc đầu ông chủ thầu tưởng là vợ mình muốn cầu tình yêu từ ông, nên ông giả bộ ngủ. Nhưng một lúc lâu sau, ông nghe thấy tiếng động vợ ông đứng dậy xuống giường. Sau đó có tiếng loạt xoạt tìm kiếm gì đó trên bàn rồi xung quanh, ông có chút hiếu kỳ, mới hé mắt nhìn ngó.
Vừa mới nhìn, xém chút nữa hù chết ông.
Chỉ thấy vợ ông không biết từ chỗ nào tìm được một cây kéo lớn sắc bén, bước từng bước một về phía ông. Mặc dù đêm khuya ở nông thôn tối đen như mực, nhưng có thể nương theo ánh trăng vằng vặc mùa hè ông vẫn thấy được rất rõ nét. Ông trông thấy ánh sáng lạnh phản chiếu từ lưỡi kéo sắc nhọn kia, cùng với đôi mắt lăm lăm sòng sọc của vợ ông.
Ông chủ thầu sợ hãi, thầm nghĩ bản thân đã lấy một bà vợ làm nông ở quê, để chăm sóc cha mẹ già trong nhà. Nhưng ông gần như chưa từng làm hết trách nhiệm của một người chồng, khiến vợ sống như một góa phụ. Hôm nay, bà vợ đại khái là đau khổ thất vọng hoàn toàn, muốn giết chết ông.
Ông chủ thầu hoàn hồn, xoay người muốn né tránh, nhưng vướng phải băng ghế bên cạnh giường ngã sấp xuống đất. Cú ngã này khiến ông hoàn toàn rơi vào hoàn cảnh bất lợi. Ông thấy vợ ông quay đầu nhìn ông, còn tưởng rằng hôm nay bản thân phải nộp mạng dưới lưỡi kéo của vợ rồi. Nhưng mà, vợ ông chỉ nhìn ông một cái, tiếp theo lại quay đầu đến ngồi xuống giường, nhân tiện nắm chiếc chăn mỏng trên giường. Một nhát kéo, lại một nhát kéo xén chiếc chăn. Là bà không đặt ông vào trong mắt, hoặc là bà xem chiếc chăn kia là ông chủ thầu, ổn định lại thong thả cắt từng miếng.
Ông chủ thầu sợ hãi nặng. Ông bò trên mặt đất, tiện tay nắm chiếc ghế gỗ đặt bên cạnh giường làm công cụ tự vệ. Sau đó, ông thử thăm dò, nhẹ nhàng gọi tên vợ, muốn xem có phải bà bị mộng du hay không. Vợ ông nghe ông gọi lớn thì tay dừng lại, ngẩng đầu nhìn ông một cái, nhưng rất nhanh lại vùi đầu tiếp tục xẻn chiếc chăn. Ông cầm băng ghế trong tay, đứng lặng một lát. Lúc này ông mới chạy đến cạnh cửa bật công tắc bóng đèn lên.
Lúc đèn sáng, ông chủ thầu đứng cạnh cửa, lại gọi vợ ông thêm vài lần nữa. Nhưng mỗi lần, vợ ông đều chỉ ngẩng đầu lên liếc ông một cái rồi lại tiếp tục cắt tấm chăn. Loại ánh mắt này rất bình thường, cũng sẽ không làm người ta cảm thấy kinh khủng. Khi vị chủ thầu xác định vợ ông dường như cũng không “nguy hiểm” lắm, thế là đi chầm chậm đến gần, cố gắng đoạt được chiếc kéo trong tay vợ. Nhưng đúng lúc này, vợ ông lại bỗng nhiên tức giận đứng bật dậy, hơn nữa sức lực cực kỳ lớn, cố sức phản khán, xô ông chủ thầu ra thật xa. Sau đó, bà tiếp tục mải miết cắt chăn của bà, dường như đây là sứ mệnh thiêng liêng bậc nhất, bất luận gặp gỡ bất kỳ khó khăn gian khổ nào, bà ấy cũng phải hoàn thành nhiệm vụ.
Ngay sau đó, vị chủ thầu mở rộng cửa gọi người thân tới. Ở nông thôn, họ hàng thân thuộc đều sống rất gần, chỉ cần hô một tiếng, người thân hàng xóm đều chạy ào đến. Ông chủ thầu kêu mấy thanh niên trai trẻ vạm vỡ nỗ lực đoạt chiếc kéo trên tay vợ ông, nhưng căn bản không khống chế được. Sau cùng cũng không có cách nào, chỉ có thể để bà tiếp tục cắt xẻn. Đợi đến khi chiếc chăn bông trên giường bị cắt vụn thành bông với sợi vải, vợ ông cũng đã thấm mệt. Bà đứng dậy trả chiếc kéo về chỗ cũ, rồi lại quay về nằm trên giường. Đến sáng ngày hôm sau, cả nhà hỏi bà có biết đã xảy ra chuyện gì hay không. Bà nhìn vải vụn đầy giường cũng biểu hiện hoảng sợ. Bà bịt miệng nói: “Ôi trời, sao lại thế này!”
Khi xảy ra chuyện như vậy, ông chủ thầu đứng ngây người cả buổi. Trong vòng một tuần lễ, vợ ông phát tác lại hai lần, một lần vào ban đêm, một lần vào buổi chiều. Lần buổi chiều kia, bà ấy còn đang bận việc trong phòng bếp một phút trước, một phút sau bỗng nhiên như bị cái gì đó bám vào người, một đường đi thẳng về phòng của mình, lấy ra cái kéo bắt đầu cắt khăn trải giường. Ngồi cắt hơn một giờ, bà tỉnh táo trở lại. Thời gian ông chủ thầu sống ở thành phố khá dài, nên không quá tin vào suy nghĩ mê tín của người dân quê. Trong mắt ông mà nói, vợ ông không phải bị ma ám quỷ nhập gì đó, mà là thần kinh có vấn đề. Vì vậy, ông đưa bà vào thành phố cầu thầy trị bệnh. Bác sĩ khoa tâm thần cho rằng đây là “bệnh tâm thần”. Bệnh tâm thần là một chứng bệnh thần kinh. Tình hình thần trí những lúc bệnh không phát tác đều hết sức tỉnh táo, trí lực cũng không có bất kỳ vấn đề gì. Thậm chí tính cách của vợ ông chủ thầu vô cùng rộng rãi, khéo ăn khéo nói. Ông chủ thầu lòng dạ cũng không xấu, không muốn đưa vợ đi bệnh viện tâm thần để nhốt với những người điên, cho nên ông mới tìm tới thầy Vương.
Mặc dù bệnh tâm thần là do tâm lý có vấn đề gây ra, nhưng loại tâm bệnh này tồn tại sâu trong tiềm thức của chúng ta. Bản thân người đó căn bản không “ý thức” được vấn đề, cho nên phương pháp tư vấn tâm lý đối với những người mắc chứng bệnh này mà nói trên cơ bản là vô ích. Chỉ có cách thông qua phương pháp thôi miên để làm thức tỉnh tiềm thức mới có chút hiệu quả. Nhưng bản thân thầy Vương cũng không am hiểu thuật thôi miên cho lắm, song thầy cũng cho rằng việc thôi miên cũng có những điều huyền bí. Hiệu quả của thôi miên là rất lớn không thể chối cãi, nhưng tác dụng phụ của nó cũng lớn không kém. Trong những trường hợp bình thường, thầy không quá dựa vào thôi miên.
Vì vậy, thầy Vương buộc lòng phải nói với ông chủ thầu rằng, bệnh tâm thần này thầy không giải quyết được. Nhưng mà thầy có thể khẳng định, vợ ông chủ thầu sở dĩ mắc chứng bệnh này bởi vì ông quanh năm không ở bên cạnh bà, hai người họ lại không có con. Một người phụ nữ trung niên chính trực, tinh lực tràn trề, nếu như tinh lực tích tụ một chỗ quá lâu thì không bệnh cũng sẽ vì nín nhịn mà sinh bệnh. Huống chi, sau khi vợ ông chủ thầu này phát bệnh không làm gì khác, mà chỉ chuyên cần cầm kéo cắt vải. Anh ngẫm lại xem, là vì sao? Kéo có ý nghĩa tượng trưng là “Thiến”. Hay nói cách khác, rất có khả năng trong tiềm thức của vợ ông chủ thầu cho rằng, một ông chồng như vậy chi bằng thiến đi là tốt nhất. Sau khi ông chủ thầu nghe những phân tích của thầy Vương, vẻ mặt xám xịt. Sau đó, ông gật đầu dù nửa hiểu nửa không, đưa vợ về nhà.
Một ngày nào đó sau một năm rưỡi, ông chủ thầu bỗng nhiên tìm đến thầy Vương, đồng thời đưa cho thầy một lá cờ thưởng “Hoa Đà tái thế”. Ông chủ thầu rất cảm kích thầy Vương. Ông nói sau khi nghe thầy Vương phân tích nguyên nhân bệnh tình của vợ ông, ông cảm thấy rất áy náy, bởi vì vợ ông mắc bệnh là do ông tạo thành. Vì vậy, ông về nhà chăm sóc bà mấy tháng, sau đó vợ ông mang thai, rồi sinh con trai. Từ đó về sau, tất cả tâm trí của vợ ông chủ thầu đều dồn hết cho con, chưa từng phát bệnh lại.
Đối với kết thúc hạnh phúc của trường hợp kỳ lạ này, mọi người nghe xong đều thập phần vui mừng. Cùng lúc đó, tôi đang đẩy nhanh tốc độ tìm kiếm người yêu cho bản thân. Vì vậy trường hợp này lại càng khiến tôi cảm thụ sâu sắc… Cùng sinh sôi nẩy nở là ý nghĩa quan trọng nhất cho sự tồn tại của mọi sinh vật trên thế giới này.
Hết chương