Hoạ Mi nhìn dòng nước chảy xiết, nhìn những con thuyền nhỏ chở tre nứa, cát, xi măng…đang chậm chạp trôi trên mặt sông, lòng không khỏi dâng lên một nỗi buồn, hụt hẫng khó có thể diễn tả thành lời.
- Đôi lúc nhìn thấy xung quanh mình bạn bè ai cũng rất vô tư hết chơi, học, ăn, ngủ. Được bố mẹ nuông chiều nâng niu như trứng mỏng đến mức cơm không phải nấu, nhà không phải quét, quần áo chẳng phải giặt bao giờ. Sống không cần phải lo nghĩ tới ngày mai, có ra sao thì cũng đã có bố mẹ lo lắng, chu cấp tiền bạc, cơm áo, không lo bị đói khát…nên họ cũng chẳng hề biết trân trọng những đồng tiền mà bố mẹ kiếm ra.
- Thích gì là mua bằng được, lấy việc học ra để làm điều kiện uy hiếp bố mẹ, thích học thì học, thích chơi thì chơi. Con gái thì học nhiều làm gì tương lai lấy chồng thì theo phận nhà chồng ở nhà nội trợ, nuôi con cho tròn trách nhiệm. Con trai thì học nhiều làm gì tương lai đã có bố mẹ xin ột suất hiếm hoi nhờ ai đó có chức quyền ở công ty nào đó rồi, chạy thêm chút tiền là vào được liền à.
- Học giỏi, tốt nghiệp đại học danh tiếng vẫn thất nghiệp đầy ra kia kìa lại về làm ở công ty vơ vẩn như: may, dán bao bì ni lông,… Bây giờ đi xin việc mà chìa tấm bằng đại học ra thì người ta cũng loại từ vòng gửi xe nhá. Thủ khoa đại học còn phải về nhà bán trà đá vỉa hè nữa là. Nên bây giờ cứ phải ăn chơi, hưởng thụ…trước đã không sau này bận bịu công việc, chồng con thì làm gì còn thời gian nữa.
Hoạ Mi khẽ thở dài đó là những lời chia sẻ của những người bạn trong lớp, thậm chí trong trường nơi Hoạ Mi đang sống và học tập. Theo kinh nghiệm của họ thì thế hệ anh chị tốt nghiệp đại học ra trường từ hai, ba năm nay vẫn còn đang chưa xin được việc làm đúng với chuyên môn đầy ra. Nhân tài nhiều như lá mùa thu, quét mãi không hết còn lâu mới đến lượt chúng mình.
Chưa bao giờ Hoạ Mi lại cảm thấy bi quan về tình hình học tập của đất nước Việt Nam như thế? Trong tâm hồn thế hệ trẻ học nhiều, học giỏi đến thủ khoa cũng còn chẳng xin được việc phải đi bán nước đá vỉa hè vậy thì cần học để làm gi? Năm nào cũng có cả trăm ngàn anh chị sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường nhưng chỉ tiêu chỉ có vài trăm người, thế công sức học hành bao năm của họ đổ xuống sông xuống bể à.
Vậy kết luận, sống ở Việt Nam không cần học nhiều làm gì, nếu thật sự giỏi thì giỏi hẳn săn học bổng ra nước ngoài du học. Chứ học đại học xong về làm ruộng, thất nghiệp như những người tốt nghiệp cấp hai, cấp ba thì nhục như con trùng trục.
Đó là lời chia sẻ rất thực tế của những người bạn tuổi , đang học lớp sống ở Việt Nam chẳng ở hề xa lạ chỉ có bên xứ Hàn hay Trung Quốc đâu. Càng nghĩ càng thấy chán.
- Những vấn đề này tôi cũng đã biết từ lâu, nhưng mà có liên quan gì đến cuộc sống của em. Tương lai em chắc chắn sẽ sang Anh hoặc Mỹ du học chứ đời nào bố mẹ em lại để em theo học đại học ở Việt Nam chứ. – Thanh Tùng ngạc nhiên nhìn vẻ mặt u sầu của Hoạ Mi hỏi.
- Chính vì vậy, nên nhiều khi tôi cảm thấy mình thật lạc lõng, bơ vơ và chơ vơ không biết tương lai sẽ như thế nào? Sống để làm gì? Bản thân mình thật sự cần gì và muốn gì? Mơ ước điều gì? Học hỏi được những gì để giúp ích cho bản thân, gia đình và đem những gì mình biết để cống hiến cho đất nước. Mình có khả năng đặc biệt nào cần phát huy? Ưu điểm, khuyết điểm khi mà luôn được giáo dục toàn diện học đều tất cả các môn, không được ai tư vấn, hướng dẫn. Tôi không biết và cảm thấy cuộc sống thật tẻ nhạt và vô vị làm sao.
Hoạ Mi thật lòng nói ra những gì mình đang cảm thấy mơ hồ, cuộc sống thật buồn làm sao khi mà bản thân mình chẳng biết mình sống để làm gì? Đi học thì để làm gi?
- Những người bạn bằng tuổi tôi hoặc tuổi teen chính hiệu họ không thích học, chỉ thích chơi và chìm đắm trong tiểu thuyết ngôn tình, truyện tranh ảo, những cuốn tiểu thuyết hoang đường, phi lý, phi logic và xa rời thực tế. Game bạo lực, những bộ phim tình cảm ướt át.
- Họ cứ nghĩ rằng chẳng cần học nhiều làm gì, cố gắng làm chi? Tương lai sẽ có hoàng tử bạch mã giống như trong tiểu thuyết và phim ảnh tới cứu vớt họ, cho họ một tình yêu lãng mạn, cảm động và một cuộc sống hạnh phúc đẹp như trong tiểu thuyết hoặc đã có cha mẹ lo lót, dọn đường sẵn cho rồi...
Hoạ Mi nói đến đây giọng trùng xuống, mặc dù nhỏ cũng rất thích đọc tiểu thuyết nhưng chưa bị điên cuồng giống như Quỳnh Chi cứ mở miệng ra là ước gì tao cũng có một tình yêu đẹp hệt như trong tiểu thuyết “Anh sẽ yêu em từ cái nhìn đầu tiên” hoặc “Biệt thự hoàng tử” nhi? Nói xong Hoạ Mi tý té xỉu ngất luôn trên giàn quất…
- Biết làm sao đây khi mà những thói quen, tư tưởng xấu ấy đã ăn sâu vào máu thịt, xương tuỷ của họ. Chúng ta không phải thần tiên không thể nào thay đổi được những suy nghĩ ấy của họ, chúng ta phải sống vì chúng ta, tự chính bản thân mình giúp mình thôi. Chẳng có ai tốt với chúng ta, yêu và hiểu chúng ta hơn chính bản thân chúng ta.
- Hoàng Tử bạch mã ư? Ha ha, không nhắc đến thì thôi nhắc đến lại thấy buồn cười, nếu có thật đã chẳng có nhiều cô nàng bị những gã Sở khanh đẹp trai, xấu xa lừa tình. Tiểu thuyết đúng là tiểu thuyết có khác hoang đường và phi lý nên mới khiến con người ta u mê và lạc lõng đi hết sai lầm này đến sai lầm khác như vậy.
Thanh Tùng cười nhạt, hắn sống ở bên Mỹ nhiều năm chẳng thấy bọn con gái ở đó tôn thờ những cuốn tiểu thuyết ngôn tình hoang đường đến mức dại khờ tin luôn ở ngoài đời thực cũng có giống như ở đây bao giờ.
- Và điều đáng buồn là cũng từ rất nhiều lý do ấy mà con người dần nảy sinh lối sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, luôn lo sợ thất bại nhưng lại thích được ăn ngon, mặc đẹp, giàu có mà không phải làm gì vất vả, đổ mồ hôi sôi nước mắt giống như cha mẹ mình.
- Giá trị nhân cách con người dần mất đi và trở lên vô cảm, lạnh giá, không có tình thương. Họ luôn nghĩ mình cao quý, có tiền tiêu muốn ăn gì thì ăn, muốn mặc gì thì mặc, thích gì được nấy. Nên họ coi thường những nghề: quét rác, nông dân, phụ vữa, dọn vệ sinh…là thấp kém, hèn mọn. Coi thường luôn cả bố mẹ mình nếu làm nghề thấp kém ấy không phải giám đốc, kỹ sư, bác sĩ,…giống bố mẹ bạn bè cùng trang lứa khi nói ra họ sợ rằng bạn bè sẽ nhìn mình bằng ánh mắt khinh bỉ, tự bản thân họ cảm thấy rất xấu hổ nếu có ai đó nhắc đến bố mẹ mình.
Hoạ Mi cười nhạt, cảm thấy đúng là đồng tiền, sự sung sướng, xa hoa đã biến những con người lương thiện dần trở lên xấu xí. Tất cả cũng bởi phương pháp giáo dục rất chi là toàn diện chỉ cần học lý thuyết sách vở, ít khi học giáo dục đạo đức con người từ khi mới sinh ra giống như ở Nhật Bản.
Những con người khoẻ mạnh, được ăn học đầy đủ không phải lo lắng cơm áo gạo tiền, sướng quá hoá rồ. Mỗi khi thất tình thì trở lên ủ dột, chán nản, sống chết vì tình yêu, vì một người không xứng đáng, vì một người không hề yêu mình.
Nào là giết người yêu rồi cùng tự sát, sa đoạ vào con đường tội lỗi, xăm lên tay, đùi nguyên máu tươi post lên Facebook khiến ai cũng rùng mình hoặc tìm đến cái chết hoặc chìm đắm trong đau khổ không lối thoát… Oái oăm thay tiểu thuyết với phim ảnh nhiều lúc toàn thấy hướng người ta đến những cách giải quyết đó mới sợ chứ. Chết đâu phải là hết còn người thân, bạn bè, bố mẹ,…nữa cơ mà
Gặp thất bại trong cuộc sống, việc không được như ý thì trở lên mất hết niềm tin và hi vọng vào cuộc sống, oán trách cuộc đời gục ngã mãi mãi…
Còn những người tàn tật, nghèo khó, bị bệnh hiểm nghèo thì họ lại luôn là người có nhiều ước mơ, lý tưởng sống vươn lên vượt qua định mệnh khắc nghiệt để tìm được niềm vui trong cuộc sống, tàn nhưng không phế, sống có ý nghĩa…
Họ chưa từng nghĩ và lo lắng nếu một ngày nào đó họ không còn cha mẹ nữa thì họ sẽ ngửa tay xin tiền ai được nữa đây. Khi phải đối mặt với những thử thách, khắc nghiệt trong cuộc sống họ sẽ phải làm gì để vượt qua, vươn lên để toả sáng, để khẳng định mình.
Quan trọng hơn là để tồn tại khi mà tiểu thuyết, truyện tranh, phim ảnh, game bạo lực không hề dạy họ những điều đó. Để rồi khi một tương lai tươi sáng đẹp như giấc mơ họ tự vẽ ra bỗng tan vỡ thì họ sẽ phải làm gì đây? Liệu có ai tới cứu vớt họ không khi mà xã hội này tình thương con người là món quà xa xỉ…?
Tuổi teen tầm tuổi trở lên đã phải biết suy nghĩ, biết bản thân mình là ai để không sa ngã vào những chuyện tình cảm khi còn quá trẻ để rồi phải gánh chịu hậu quả, lỡ dở cả cuộc đời. Sống phải có ước mơ, lý tưởng, khát vọng thì tuổi trẻ thanh xuân ấy mới không vô nghĩa, nhạt nhẽo. Nhưng thật đáng tiếc sống trong một xã hội quá ảo, bố mẹ, gia đình quá nuông chiều, bao bọc nên họ mới dần tự đánh mất đi nhiều thứ quý giá mà họ không bao giờ biết.
Sướng hay khổ đều phụ thuộc vào những suy nghĩ, cố gắng, những hành động của họ khi còn ở lứa tuổi non nớt, thơ ngây. Tình yêu tuổi học trò đẹp, lãng mạn, trong sáng là phải cùng giúp nhau vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập, để có thể thực hiện ước mơ, lý tưởng của bản thân.
Chứ không phải là cùng dắt nhau chìm xuống địa ngục không lối thoát, một tương lai tăm tối đang chờ đón. Hay có những hành động điên rồ, hoang đường và thiếu suy nghĩ, không quan tâm đến hậu quả giống như trong tiểu thuyết hoặc phim ảnh.
- Tất cả đều do sự ảnh hưởng của giáo dục ở nhà trường kết hợp sự quản lý của gia đình, cùng những thứ sách vở, phim chuyện mà họ đã đọc và xem nó sẽ dần hình thành nên nhân cách con người, lối sống, suy nghĩ.
Thanh Tùng gật đầu tỏ vẻ đồng tình nhìn Hoạ Mi đang trầm tư một lúc sau mới lên tiếng phá tan không gian tĩnh mịch.
- Hey, anh biết không phụ nữ Việt Nam kiên cường và bất khuất lắm thời chiến tranh họ đã không quản ngại tăng gia sản xuất, nuôi con, vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn tất cả vì để đất nước độc lập, tự do. Đó là những bà mẹ Việt Nam anh hùng mà tôi rất ngưỡng mộ, họ đã hi sinh cả tuổi thanh xuân tươi đẹp, hi sinh ít nhất một đứa con ở ngoài chiến trường cùng với người chồng họ rất yêu. Chấp nhận một cuộc sống cơ cực, đói khổ, cô độc nhưng họ vẫn cố gắng sống và lao động nuốt nước mắt chảy vào trong.
- Tôi yêu mến Đặng Thuỳ Trâm qua cuốn nhật ký “Mãi mãi tuổi ” của chị đã hi sinh khi mới tuổi. Một tinh thần bất khuất, lòng nhiệt huyết sôi trào của tuổi trẻ thanh xuân, tình yêu về con người và cuộc sống. Khát vọng giải phóng đất nước, ước mơ hạnh phúc trong tình yêu.
- Hoặc sự hi sinh của cô gái ở ngã ba Đồng Lộc họ mới chỉ mười chín, đôi mươi nhưng dù phải hi sinh họ cũng quyết hoàn thành nhiệm vụ mặc mưa bom, bão đạn khắc nghiệt.
- Đã giúp tôi nhận ra được một điều, trên thế gian này tình yêu đôi lứa, ham muốn hạnh phúc riêng của bản thân không phải là tất cả mà còn tình thân cha mẹ, anh em, bạn bè, ước mơ, khát vọng hạnh phúc…cũng vô cùng quan trọng. Nếu chỉ vì tình yêu đôi lứa không thành, bị phụ bạc, ngăn cấm mà đau khổ, khóc lóc, mất niềm tin vào cuộc sống không cho người đến sau một cơ hôi hoặc tìm đến cái chết để giải thoát thì thật là ngu ngốc hết thuốc chữa.
Hoạ Mi mỉm cười, nói rất hăng say, đầy hứng thú cứ như tận mắt nhỏ được chứng kiến vậy. Thanh Tùng cũng bị lôi cuốn bởi những câu chuyện lạ lùng, những tư tưởng mới lạ, độc đáo mà Hoạ Mi cảm nhận được nói ra.
- Tại sao cúng ta không cống hiến, không lao động, sáng tạo để giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội khi còn trẻ. Thể hiện tài năng, được mọi người yêu mến, ngưỡng mộ, luôn sống có ước mơ, theo đuổi lý tưởng cao đẹp, khát vọng khẳng định chính mình để dâng cho đời những đoá hoa thơm ngát.
- Mà cứ chìm đắm trong những ảo ảnh của tiền bạc, tình yêu phù phiếm quá đẹp, đẹp đến mức không thật như trong tiểu thuyết. Những cám dỗ trên thế giới internet mà dần tự đánh mất bản thân mình, mình đang sống vì điều gì. Quên luôn cả giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử giữa người với người…
- Tình yêu trong tiểu thuyết là một thứ tình yêu đẹp, hoàn hảo, lãng mạn, cảm động là để cho người ta hướng tới, hi vọng vào những điều tốt đẹp sẽ đến với mình trong tương lai nhờ có tình yêu. Một người bạn đời đáng để mình trân trọng, yêu thương sẽ nắm chặt tay mình cùng vượt qua mọi giông bão, bế tắc trong cuộc sống.
- Hướng đến sự chung thuỷ chỉ yêu một người trong tình yêu, khát vọng hạnh phúc và bình yên khi phải chịu đựng quá nhiều đau khổ, mất mát trong cuộc sống. Nhưng luôn có một người ở bên cạnh để sẻ chia, an ủi, ôm mình vỗ về những lúc mình yếu lòng. Những tình cảm vị tha, cao thượng của cha mẹ, bạn bè, người thân đáng nâng niu và trân trọng, đồng thời là để học tập.
Nhưng người ta khi viết tiểu thuyết nhiều lúc cứ phóng đại quá, xa rời thực tế một cách đáng sợ nhiều khi bản thân họ viết gì, muốn gửi gắm ý nghĩa gì cho độc giả họ cũng chả biết nữa. Còn người đọc thì quên mất luôn bản thân mình cứ mơ mộng, ao ước một tình yêu đẹp, lãng mạn như tiểu thuyết.
Cứ đi tìm kiếm mãi ình một người bạn đời hoàn hảo, giàu có, đẹp trai như nhân vật chính trong tiểu thuyết. Mà bỏ qua người thật lòng yêu thương đang ở bên cạnh mình, bởi vị những người đó còn thiếu quá nhiều tiêu chuẩn và đặc biệt không phải là người trong mộng mà họ ao ước, hi vọng bấy lâu.
Họ tìm kiếm mãi cuối cùng người hoàn hảo phù hợp với những tiêu chuẩn mình đề ra cũng đã xuất hiện. Họ vội vã yêu thương, vội vã trao đi tất cả, tin tưởng tương lai người hoàn hảo đó vẽ ra thông qua lời nói của người đó, yêu đến điên cuồng, như con thiêu thân lao đầu vào lửa chẳng cần biết đúng sai, phải trái, tốt xấu.
Để rồi hoá ra kẻ đó chỉ là kẻ lừa tình, trăng hoa, giả dối, bạo lực…có được mình rồi liền tỏ ra chán ghét, coi thường chẳng chút tiếc thương bỏ rơi luôn. Sau đó họ lại khóc lóc, than thở, oán trách kẻ phụ bạc…