Dù có hạn chế về mặt công nghệ nhưng nòng súng vẫn coi như thành công và có một câu trả lời mĩ mãn. Với việc thổi thép nóng chảy từ dưới lên thì rõ ràng chất lượng của nòng súng nâng lên rõ ràng. Những cuộc bắn tử được diễn ra lien tiếp với số lượng thuốc súng nhét vào càng ngày càng nhiều để kiểm tra độ bền của nòng súng. Kết quả cuối cùng lượng thuốc súng có thể đưa viên đạn chì đi xa gây tầm sát thương trong m được sử dụng làm tiêu chuẩn cho một lần bắn. Nhưng đây chỉ mới là nòng súng cố định lại và nhồi đạn với thuốc nổ sau đó đốt dây cháy chậm để thử nhiệm thôi. Còn xa mới có thể hoàn hảo là một khẩu súng kíp có thể bắn được. Vậy nhưng chứng kiến uy lực và tiếng nổ mạnh, cùng tấm bia bằng gỗ bị đạn chì xuyên thấu thì cả binh sĩ lẫn công tượng đều giật mình kinh hãi thứ vũ khí nguy nhiểm này rồi. Lòng hào hứng để chế ra hoàn chỉnh một khẩu súng như mô tả của Nguyên Hãn đã chiếm sạch tâm trí của công tượng rồi.
Nhưng công việc tưởg chừng như thuận lợi của họ lại bị dừng bước ở hai quá trình. Một đó là chế tạo đạn, ý tưởng chế tạo những viên đạn hoàn chỉnh như hiện đại gồm cả vỏ đạn chứa thuốc nổ và đầu đạn nối liền nhau của Nguyên Hãn cáo chung thất bại hoàn toàn, vỏ đạn bằng đồng quá khó chế tạo và không thể chế tạo hàng loạt, do chi phí cao và tốn nhiều thời gian. Song cái khó ló cái khôn, thợ mộc công tượng vậy mà cho ra ý tưởng vỏ đạn dấy. Tuy rằng hiệu quả bảo quản chất nổ kém hơn nhiều song cũng làm cho quá trình nạp đạn tăng nhanh hơn nhiều so với nhồi đạn và nhồi thuốc nổ một cách phổ thông.
Việc khó khăn thứ hai đó là quá trình điểm hỏa. Căn bản đá lửa và bề mặt cọ sát đá lửa không thể đốt cháy dây cháy chậm từ đạn giấy nối ra. Do đó một phương án khác phải được nghiên cứu thay thế, và bước chế tạo súng bị dừng tại đây mặc dù súng kíp nòng ngắn đã được chế tạo gần như hoàn thành đến % rồi. Ngay cả khóa nòng dành cho việc nạp đạn giấy phía sau cũng đã hoàn chỉnh, nhưng nếu không điểm hỏa được thì khẩu súng này mãi mãi nằm đó mà thôi. Phương án đưa ra là điểm hỏa bằng mồi lửa. Như vậy thì nó lại quay trở về là súng hỏa mai mà không phải là súng kíp. Song không còn cách nào khác vì Nguyên Hãn cũng không biết phải xử lý ra sao, linh hồn Nguyên Anh thế kỉ là một bác sĩ mà không phải là một kĩ sư. Vậy là tất cả các khẩu súng đều phải chế tạo báng súng lại một lần nữa, vì cấu tạo điểm hỏa bằng mồi lửa cấu tạo khác biệt hoàn toàn. Công việc chế tạo súng bị đình trệ lại rồi ít nhất phải chờ ra Giêng vì tết Nguyên Đán đã sắp đến.
Nhưng quân doanh của Nguyên Hãn không hề vì việc chế tạo hỏa mai không như ý muốn mà trở nên ủ ê. Ngược lại đó họ lại đang ăn mừng thắng lợi bước đầu do Công tượng thợ mộc đã lập công lớn. Họ đã thành công chế tạo ra Longbow (cung cánh dài) Đại Việt dựa trên lý niệm của Longbow England.
Nói đến cung tên trên thế giới thì những kẻ hiểu lịch sử không ai là không biết đến đạo quân cung tên hùng mạnh nhất thời trung cổ, và xuyên xuốt cả cận đại là đội cung thủ lừng danh của Nước Anh. Chính đội quân này dã hai lần thảm sát các hiệp sĩ bọc giáp cưỡi ngựa của Nước Pháp trong cuộc chiến trăm năm giữa hai quốc gia này. Lần tây chinh này của Nguyên Hãn có hai mục tiêu lớn, một là ăn cắp quy trình chế tạo chính thức Longbow England, và quy trình chế tạo thuyền buồm viễn dương của người Bồ Đaoc Nha. Nhưng hiện nay dù chưa có công nghệ chế tạo chính thức cung dài của người Anh nhưng Nguyên Anh linh hồn trước đây rất mê đạo quân đến phần là cung thủ này nên đã tìm hiểu khá kĩ về cách thức người Anh chế tạo cung dài của họ.
Kể ra thì việc chế tạo cung của người Anh không hề quá phức tạp một chút nào, còn đơn giản hơn cả loại cung phức hợp mà Nhà Trần cùng Nhà Minh đang sở hữu. Vì cung dai của người anh được chế tạo bởi một thanh gỗ duy nhất bào mỏng mà thành. Trong khi đó một cây cung phức hợp của Châu Á mà nói rõ ở đây là Nhà Minh trung hoa và Nhà Trần Đại việt thật chế tạo quá phức tạp cánh cung được chia làm ba khúc, mỗi khúc lại được cấu tạo khác nhau. Nhưng căn bản chúng gồm Sừng,gỗ, tre được kết dính với nhau, sấy khô sau đó quấn dây từng lớp bao bọc lại. Một chiếc cung như vậy phải chế tác trong thời gian mấy tháng trời mới hoàn thành. Nhưng hiệu quả của chúng quả là không đáng nhắc đến vì tầm xa của loại cung này chỉ tầm m đến m mà thôi. Trong bảng xếp hạng các loại cung tốt nhất thế giới thì nó xếp thứ trong mười loại góp mặt. Nguyên Hãn cũng không hiểu tại sao một nền thủ công nghiệp tiến bộ vượt trội châu âu vào lúc này lại cho ra một sản phẩm tệ hại đến vậy. Có lẽ với suy nghĩ của người Á Đông thì công nghệ càng phức tạp càng cho ra thứ lợi hại thì phải.
Cung thủ của nước Anh đứng thứ hai trên thế giới ở tầm xa, một cung thủ thành thạo của người anh với một vị trí thuận lợi có thể đưa mũi tên đến khoảng cách m còn tầm bắn hiệu quả nhất đó là hoen m. Nguyên Hãn muốn phỏng chế lại loại cung này cho dù chất lượng sẽ không được như nguyên bản của nó. Vì tầm cao của người Anh lúc này là trên m còn của người Việt chỉ quanh quẩn trung bình ở m do vậy cung phỏng chế không thể chế tạo dài đến m như cung người anh được mà chỉ có thể là m mà thôi. Tiếp theo đó thể lực của người Đại Việt không cho phép chế tạo cánh cung quá cứng do đó lực của mũi tên cũng không thể mạnh nư của cung Anh quốc được. Nhưng Nguyên Hãn vẫn quyết tâm chọn chiếc cung và cách tác chiến của đội cung thủ lừng danh này để áp dụng cho một phần binh lính của hắn.
Vì sao có súng mà Nguyên Hãn Vẫn cố gắng phát triển cung tên. Đơn giản một điều tầm xa của súng kíp lúc này kém cung tên quá nhiều, tốc độ bắn lại càng kém xa. Thường thì xạ thủ cực kì thành thục thao tác ở thế kỉ chỉ có thể bắn phút một phát đạn. Nhưng phút thì một cung thủ tốt có thể bắn đến mũi tên rồi, mà có kèm nhèm thì cũng phải bắn được năm mũi. Vậy nên nếu như nhìn về mặt hiệu qur thì có vẻ như Cung thủ chiếm ưu thế.
Song sự thật lại trái ngược hoàn toàn. Nếu trong một cuộc chiến dài hơi giữa hai quốc gia thì Xạ thủ súng kíp lại là người chiếm ưu thế. Đơn giản vì một người nông dân chưa hề qua đào tạo nhưng chỉ cần họ bỏ tay cày mà cầm tay súng thì sau vài tuần đã có thể thành thục xông trận giết người. Cong một cung thủ bách phát bách trúng thì phải luyện tập từ bé, ít nhất phải trên chục năm. Cung thủ trình độ vừa phải cũng phải mất ít nhất năm luyện tập chăm chỉ mới có thể đạt được.
Vẫn biết một đội cung thủ tinh nhuệ như của Anh Quốc có thể làm gỏi một đạo quân súng kíp đông gấp năm lần họ. Song mỗi Cung thủ chết đi là hoàn toàn không có bổ xung, còn mỗi xạ thủ súng kíp chết đi thì ngay lập tức có nhiều nông dân thế vào. Mà ngay cả phụ nữ cũng có thể cầm súng mà chiến đấu.
Do vậy Nguyên Hãn quyết tâm xây dựng một đội cung thủ hùng mạnh thuộc dòng chính của hắn và trở thành át chủ bài trên chiến trường với quân nhà Minh. Còn súng kíp sẽ phổ cập với một số lượng khổng lồ cho những nông dân tham gia kháng chiến tổ kiến thành quân đội. Những người cầm cung của Nguyên Hãn sẽ được xem như tài nguyên quý báu mà bảo vệ, không để họ bị tổn thương. Chính vì lí do này mà hắn quyết phải mô phỏng theo Anh quốc để thành lập một đội cung tên hùng mạnh từ đến vạn người. Ngay từ lúc này bắt đầu xây dựng đội cung tên là hợp lý nhất thời gian, Sau năm nữa khi giặc Tàu xâm lược Đại Việt thì đội cung thủ này đã đủ cứng cáp mà tham chiến rồi. Hi vọng nó sẽ tạo ra sức mạnh huỷ diệt đối với Quân Minh.
Chế tạo Cung dài người Anh công nghệ không khó, chỉ là kiếm loại gỗ hợp lý mà thôi. Người anh dùng cây Thủy Tùng làm chất liệu chủ yếu để tạo cánh cung thì Nguyên Hãn yêu cầu các thợ gỗ cũng tìm Thủy Tùng mà làm. Tuy Thủy tùng của Châu á có khác với Châu âu chút ít về chất gỗ nhưng hắn tin rằng không thể tạo ra sự khác biệt quá lớn. Ban đầu được yêu cầu chế tạo loại cung đơn giản này những người thợ thủ công rất bất ngờ. Họ đã chế tác rất nhiều cung sừng phức hợp rồi do vậy rất nghi nghờ về tính thực dụng của loại cung đơn giản chỉ làm bằng một thanh gỗ duy nhất này thôi.
Nhưng sau khi chế tác theo đún kích cỡ mà Nguyên Hãn đưa ra thì những người thợ thủ công này biết mình đã sai lầm rồi. Chiếc cung nhìn đơn sơ này thực sự quá bá đạo. Do lần đầu tiên chế tạo nên mọi thong số đều là Nguyên Hãn dập khuôn từ trong sách ở thế kỉ đưa ra. Kể cả độ dày của cánh cung, khe để lắp tên, đến vết cắt để buộc dây đều là y nguyên trong sách. Nhưng thân cung chỉ dài m. Thật sự cái cung này vừa thành công vừa thất bại, thành công vì nó đưa mũi tên dài m đi xa đến m song cây cung này trong doanh trại chỉ có Nguyên Hãn mới có khả năng kéo cang hết cỡ. Nó hoàn toàn không phù hợp cho binh sĩ thông thường. Kế đến nữa khi sử dụng thì Nguyên Hãn mới phát hiện ra điều khiển cây cung này khá khó. không thể thi triển cưỡi ngựa bắn cung được. Thảo nào cung Thủ nước Anh có một tên gọi khác đó là "vác cọc đánh nhau". Mỗi cung thủ nước Anh khi tham gia chiến đấu sẽ vách theo một cái cọc trôn xuống đất chĩa ra phía trước phòng thủ, sau đó là đứng yên xạ kích. Vừa chạy vừa bắn hay cưỡi ngựa bắn tên thì họ không có khái niệm này.
Điều này cũng là một nhược điểm khi áp dụng vào Đại việt với địa hình rừng núi phức tạp, khó cho việc bố trí một trận chiến quy mô với địa hình trống trải bằng phẳng. Song súng hỏa mai sẽ khỏa lấp lỗ hổng này cho đội quân tương lai của Nguyên Hãn.
Quá bất ngờ trước sức mạnh kinh khủng của chiếc cung đơn sơ này, các thợ thủ công lao vào nghiên cứu chế tạo theo cách của họ. Các loại độ cong của thân cung được chế tạo ra, độ dày mỏng của cung cũng được thay đổi mà chế ra rất nhiều cung, sau đó họ ghi chép cẩn thận lại tất cả những hiệu ứng khi thay đổi những thong số trên để rồi tìm ra một cây cung hiệu quả nhất đối với binh sĩ người Việt.