Ngược Về Thời Lê Sơ (tái bản)

chương 104: biện giải (1)

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Gia sự đi qua sẽ là chính sự, Nguyên Hãn cũng không nhắc lại chuyện người cô của hắn nữa, nhưng thông qua cuộc đối thoại thì Nguyên Hãn biết rằng hắn lại có thêm mấy phần khả năng thuyết phục hai cha con nhà này.

Lúc này đây Nguyên Hãn đang chắp tay kính cẩn thưa, lúc này hắn nói chuyện với Phi Khanh là địa vị cháu nói chuyện với dượng thế nên lễ phép là cần có.

- Thưa dượng, cháu mời dượng và biểu đệ đến nơi này thật là đường đột, nhưng thật sự là có chuyện quan trọng cháu muốn thưa với cậu.

- Cháu nói đi--

Phi Khanh vẫn điềm đạm mà nói chuyện, cảm giác mà hắn đưa lại cho người đối diện khi trò chuyện dó là Kẻ này có núi sập trước mặt cũng không biến sắc. Nguyên Hãn cũng rất tán thưởng phong thái này, giờ đây Nguyên Hãn đã hiểu rõ cái khí chất của Nguyễn Trãi đã được đề cập trong lịch sử ở đâu ra. Nếu so sánh Nguyễn Trãi lúc này cùng phụ thân của hắn có lẽ cách xa đến mười ngàn tám vạn dặm a.

- Dượng nghĩ sao về chữ "Trung".

Nghe đến câu hỏi của Nguyên Hãn thì lần đầu tiên trong cuộc gặp mặt này Nguyễn Phi Khanh biến sắc, còn Nguyễn Trãi thì mặt mũi tái nhợt không thôi. Vì nói đi nói lại thì Nguyên Hãn là tông thất nhà Trần, là tiền triều dư nghiệt. Khi một người như vậy đặt câu hỏi có chữ "Trung" cho quan viên tiền triều này đang phục vụ cho kẻ họ coi là phản nghịch thì chữ "Trung" này nghe thật chói tai. Nghe như một sự chỉ trích nặng nề cho những quan viên này, mà còn ác liệt hơn khi những người bị đả kích là Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi với tư tưởng thầu nho giáo. Đến lúc này thì cả hai tra con không ai giữ được điềm tĩnh mà bối rối vô cùng. Họ đang nghĩ đến chuyện Nguyên Hãn hôm này đến đây thay mặt ông nội hắn là cụ Trần Nguyên Đán và chi nhánh Trần Nguyên tông thất hỏi tội cha con Nguyễn Trãi. Xong không chờ hai cha con này hết bối rối thì Nguyên Hãn lại tiếp lời.

- Chữ " Trung" trong nho giáo thứ cho cháu không tán thành, thế nên dượng và em không phải nghĩ nhiều. Cháu có một số kiến giải về chữ "Trung" xin được trình bày sao?

- Cháu nói đi, Ta và Ức Trai rửa tai xin lắng nghe..

Nguyên Hãn lại chắp tay làm một lễ nhẹ rồi nói tiếp.

- Chữ " Trung" này là không phải trung thành phục vụ bất kì đối tượng cụ thể nào, không phải trung thành với vua chúa hay quân chủ và chủ công gì đó. Chữ trung quân nên bỏ đi, thay vào đó là trung với dân tộc, người có học thức như cậu như em phải dành những thứ đó để phục vụ, trung thành với lợi ích của dân tộc, để xây dụng cuộc sống ấm êm cho bá tánh mà không phải để trung cho bất kì đối tượng nào. Kể cả kẻ đó là tiền triều Trần gia… Vì không ai trên thế gian này sinh ra là đã làm vua đã làm hoàng đế cả, theo cháu thì mọi người đèu bình đẳng. Vậy ra địa vị trong xã hội là ngang nhau, càng không có kiểu "quân bảo thần tử, thần tất tử"…

Nguyên Hãn nói đến đây thì Nguyễn Phi Khanh mở miệng phản bác vì những thứ Nguyên Hãn nói đi ngược lại toàn bộ những gì mà hệ thống giáo dục đã đào tạo nên nhà nho học này…

- Cháu nói như vậy không hợp lý, Tử có viết….

- Cháu xin lỗi đã cắt ngang lời cậu, xin được nghe chau nói tiếp đã…

Nguyên Hãn dù bất lịch sự cũng nhảy ngang vào mồm Nguyễn Phi Khanh mà nói. Để mấy nhà triết gia theo đường lối họ Khổng này mở miệng thì hắn có nước thua, phải bịt miệng họ lại mà nói thì mới là đạo chiến thắng. Mặc kệ cho Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi cau mày không vừa ý Nguyên Hãn nói tiếp.

- Thứ cho cháu nói thẳng, Khổng tử lúc viết ra đạo Nho thì viết được bao nhiêu trang giấy, Sau khi Tần Thủy Hoàng đốt sách thì còn lại bao nhiêu là chính bản. Những thứ về sau toàn là do các bậc nho gia thêm thêm bớt bớt vào. Đầu tiên ta phải có cách nhìn khách quan về đạo Khổng, thứ tư tưởng ấy được viết cả ngàn năm rồi, thời đại xã hội lúc Xuân Thu Chiến Quốc đâu có thể giống như chúng ta lúc này, bê nguyên vào áp dụng là không được. Thứ hai đó là nguyên bản Khổng tử viết ra đạo của bản thân ông ta cũng khá ngắn gọn, nhưng tại sao bây giờ lại được phát triển đến cả Vạn chữ như vậy. Đơn giản đó là ví những nhà Nho gia phục vụ cho Vương quyền tự suy luận ra theo ý của mình, những suy luận đó nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cảu nhóm sĩ tộc, của hoàng quyền, và của nam nhân. "Đã có hàn môn sĩ tử, hay người phụ nữ nào biên Khổng giáo được người đời công nhận đâu ()". Vậy nên suy ra cái đạo này chỉ để nhằm phục vụ cho một nhóm người rất nhỏ trong xã hội mà tước bỏ đi quyền lợi của % số người là nữ giới, lại tước bỏ quyền lợi của % số người mà Sĩ Tộc gọi là "dân đen" điều này công bình sao".?

Nhấp một hơi Nguyên Hãn tiếp tục.

- Giờ đây quay lại chính câu nói đầu tiên của Khổng gia " Nhân chi sơ tính bản thiện", có thể hiểu là con người khi vừa sinh ra tính cách đều là thiện lương. Nhưng dượng có nghĩ qua nghĩa rộng của câu này không? Nó chính là ám chỉ con người khi mới sinh ra ai chẳng như ai, bình đẳng như nhau, đều là vô tri vô vi. Tai sau lớn lên có người lại thành Vương tướng, có người lại thành nô lệ, hạ nhân. Đây là do điều kiện môi trường làm nên, người sinh nhà tốt thì được học hành thành nho gia, người sinh vương tộc thì lại làm vương, người sinh nông hộ thì lại làm nông, may mắn thì thành hàn môn sĩ tử. Nhưng đây là do môi trường khách quan tạo nên, bản chất khởi điểm ai cũng như ai. Không có cái gì mà dòng máu quý tộc, dòng máu Tông Thất…. vậy nên không có cái gì là giai cấp ở đây. Con người là bình đẳng, vì nếu một anh nông dân được đào tạo tử tế cũng có thể thanhg nho gia. Một vương tông đệ tử cũng thành chuột chạy qua đường khi vương triều thất thế.

- Nói qua đến vậy để chứng minh một điểm Nho giáo Khổng gia cần phải loại bỏ đi rất nhiều những thứ không đáng có, không phù hợp xã hội ngày nay. Tất nhiên không thể hoàn toàn phủ nhận Nho giáo vì một mặt nào đó nó giúp con người hướng thiện với quy chuẩn Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Nó tạo nên những người quân tử và định hướng cách ứng xử với nhau trong xã hội. Nhưng những thú mang tính chất bất bình đẳng, bất công, gò bó tư duy, cần bãi bỏ.

- Ví như trung với vua thì phải bỏ triệt để. Vua anh minh làm lợi cho nước, cho dân tộc thì có chết cũng nên phò tá. Nhưng Vua u mê, triều đình kém cỏi làm hạn nước, hại dân thì cần loại bỏ, nếu trung với lợi này thì chỉ để thế nhân cười cợt mà thôi, không ai ca ngợi cái trung đó cả…. Cuối nhà Trần vua tôi dốt nát u mê, không đáng để trung….

Nguyễn Phi Khanh muốn mở miệng phản bác nhưng không tìm được lý do, hắn bị Nguyên Hãn nói đến u mê luôn rồi. Còn Nguyễn Trãi thì khá hơn, hắn còn trẻ, tính hấp thu cái mới rất mạnh… tên đang đăm chiêu mà suy nghĩ những lời Nguyên Hãn nói…

- Những điều cháu nói không phải không có lý…. Ý của cháu giờ đây ta nên trung với nhà Hồ, không cần xấu hổ trong lòng vì chữ Trung của nho gia đã ăn sâu vào máu của những kẻ đọc sách như chúng ta?

Truyện Chữ Hay