Ngủ Ngon, Paris

chương 34: nếu như cuối cùng mình ở đây, vậy mình sẽ ở chỗ này chờ cậu về. paris có thể có bao xa, cũng chỉ chừng ấy mà th

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Tôi khi ấy, là toàn tâm toàn ý muốn tiến bộ, muốn trở nên tốt hơn, vì lý tưởng vì tương lai, không chỉ là nói vài lời dễ nghe mà thôi.

Nghĩ rằng, chỉ cần là hữu tâm, nơi đâu cũng có thể gặp nhau.

Đến lúc đó, có lẽ tôi cũng có thể gửi bưu thiếp cho hắn, để hắn nhìn thấy bức tường Berlin, cổng Brandenburg, hoặc là lâu đài Neuschwanstein.

—— “Ngủ ngon, Paris”

Sau khi đoản thiên “Ngủ ngon, Paris” đăng trên chuyên mục tạp chí, đã nổi danh một cách thần kỳ.

Thịnh Minh cũng đã nhận được email do độc giả gửi đến.

Trong đó một bức thư dài viết thế này:

“Sau khi đọc văn tự rồi rất cảm động, nó khiến tôi nghĩ đến người đã rời khỏi tôi hai năm trước, hắn xa tại La Mã.

Hai năm trước, giây phút sắp sửa chia tay, tôi và anh có tâm trạng tương tự nhau. Chỉ cảm thấy hắn một đi này, thì sẽ không trở về nữa.

Hắn trời sinh tính tình trầm mặc, nhưng lại lãng mạn. Chúng tôi từng có rất nhiều lần lữ hành. Lần cuối cùng, hắn đưa tôi đi Tây Tân Cổ Độ, nhìn con dốc năm mươi ba bậc của Trấn Giang. Hắn cũng giống như anh vậy, thích văn học. Ở chỗ bến đò, hắn nói, thời xưa Lý Bạch, Mạnh Hạo Nhiên đều ở chỗ này chờ thuyền đi qua. Hắn còn ngâm “Bạc thuyền Qua Châu” của Vương An Thạch khi từ Tây Tân Độ đi thuyền lên phía bắc đã làm: “Kinh khẩu Qua Châu nhất thủy gian, Chung sơn chỉ cách kỉ trùng san. Xuân phong hựu lục Giang Nam ngạn, minh nguyệt hà thời chiếu ngã hoàn?” Nhìn mặt trời lặn chậm rãi chìm vào dòng sông, tôi vô cùng đau lòng.

Hắn đi được khoảng chừng một tháng, tôi nhận được bưu thiếp mà hắn gửi về. Đấu trường La Mã, đền Pantheon, quảng trường Tây Ban Nha, gần ngay trước mắt. Mặt trái của bưu thiếp, là vài dòng thăm hỏi, hắn dùng tiếng Ý nói yêu tôi. Có lúc cũng có thơ từ mà hắn mới viết.

Rốt cục tôi đã lại một lần nhận thức được ý nghĩa của chia xa. Nó không phải là cuộc đời này sẽ không gặp nhau nữa, mà là vì một cuộc tương phùng tốt hơn. Còn tình cảm giữa người với người, có một chút ước vọng như thế mới có thể có được sự mỹ mãn không theo lối mòn. Nếu như là thật tâm, vậy thì bất luận cách nhau bao nhiêu khoảng cách, đều có thể gặp nhau.

Chúc phúc anh.”

Bức thư ấy, Thịnh Minh đọc hai lần, lưu lại trong hộp thư.

Cuối tuần, hắn mở một tấm bản đồ thế giới thật to ở trên sàn nhà, bắt đầu nghiêm túc nghiên cứu.

Châu Tử Bùi không rõ nguyên do, bưng ly cà phê ngồi một bên, hỏi rằng: “Cậu đang làm gì đấy?”

Thịnh Minh nghiêm túc nghiên cứu, im thin thít. Qua không lâu, ngẩng đầu lên hỏi, “Từ đây bay đến Paris, cần bao nhiêu thời gian?”

“Mười hai tiếng đồng hồ là dư rồi.” Chàng trai không cần suy nghĩ.

“Vậy đến Frankfort thì sao?”

“Ừm, ” Châu Tử Bùi buông cái ly xuống bắt đầu suy tư, “Tính ra thì, chắc chừng mười một tiếng.”

“Vậy nếu như từ Frankfort đến Paris thì sao?”

“Chỗ đó à, chỗ đó thì rất gần, cũng có thể không ngồi máy bay. Bởi vì Pháp Đức là giáp giới mà, diện tích lãnh thổ lại nhỏ, cũng cỡ đi du lịch trong nước thôi.”

Thì ra gần như vậy. “Cũng không cần ngồi máy bay?”

“Đức Pháp có đường tàu cao tốc nối liền mà, ngồi cái đó thì có thể đến rất nhiều nơi luôn đó.”

“Thành phố lớn, đều có thể đến sao?” Paris thì sao, cũng đến được sao?

“Đó là đương nhiên a. Vì Frankfort cũng tương đương với đầu mối giao thông trọng điểm của Đức, tựa như Paris vậy, rất nhiều chuyến bay đều đáp ở bển. Từ chỗ đó xuất phát, đi đâu cũng đều rất thuận tiện. Sao rồi, thế nào đột nhiên lại bắt đầu nghiên cứu địa lý rồi?”

Thịnh Minh úp sấp lên tấm bản đồi to đùng, “Không có gì, chỉ tùy ý nhìn xem thôi.”

Hắn nhìn giáp giới hai nước Pháp Đức, đầu ngón tay rà dọc theo biên giới hai nước. Ừm… xem ra khoảng cách Stuttgart với Paris gần hơn chút, Freiburg cũng được, cơ hồ trực tiếp nằm ngay tại nơi giáp giới.

“Được rồi, không xem nữa.” Châu Tử Bùi đi qua, đứng đằng sau kéo Thịnh Minh dậy, “Mùa thu không thể nằm trên đất, nhanh, đứng dậy nào.”

“… Mình vẫn chưa xem xong mà.”

“Vậy ngồi trên sô pha cũng có thể xem thôi.” Châu Tử Bùi lùa Thịnh Minh lên sô pha, rồi nhặt bản đồ thế giới trải trên mặt đất lên, “Học kỳ này đang học địa lý nước Đức à, hay là tình hình tổng quát của Đức? Cần xem mấy cái này?”

“Có học chứ.” Thịnh Minh đón lấy bản đồ, tiếp tục nghiên cứu.

Khoa tiếng Đức triển khai chương trình xuất ngoại giao lưu và bảo lưu nhằm vào sinh viên năm ba năm tư, Thịnh Minh đã sớm nghe ngóng được.

Châu Tử Bùi, trong khoảng thời gian sắp tới, nếu mình được quyết định sẽ xa tận trùng dương, mình nhất định ngồi tàu siêu tốc đi Paris thăm cậu.

Nếu như mình ở Stuttgart, mình đi thăm cậu nếu như mình ở Frankfort, mình đi thăm cậu dù cho ở Berlin nơi phương bắc, ở Hamburg, mình cũng đi thăm cậu.

Nếu như cuối cùng, mình ở đây, vậy mình sẽ ở nơi đây chờ cậu về.

Cậu luôn nói mình giống như nước nguội, có đôi khi càng giống một khúc gỗ. Thực sự thì cũng chẳng phải là chất phác nhạt nhẽo cái gì cũng ko biết, trong lòng vẫn là hiểu được, chỉ là không nói ra mà thôi. Tương lai sẽ thế nào, chúng ta ai cũng không biết.

Nếu như hiện thực đã không cách nào thay đổi, vậy thì đành phải tiếp nhận nó.

Nơi có cậu, hoặc là nơi cách cậu gần nhất mà mình có thể đến được, mình đều muốn đi.

Dường như chỉ cần cậu ở đó, mùa xuân thì chưa bao giờ ra đi vậy.

Một số địa danh nổi tiếng

Tây Tân Cổ Độ (mở xem hình khu này đẹp lung linh, muốn đến quá, nguyên sơ luôn)

Điểm đến hấp dẫn vầy mà không có chút thông tin nào là sao… =.=

Tây Tân Cổ Độ (西津古渡)

Tây Tân Cổ Độ tọa lạc tại chân núi Vân Đài phía tây thành phố Trấn Giang, Trung Quốc. Là một khu phố cổ có nghìn năm lịch sử, khiến người ta phải ca ngợi tán dương. Toàn bộ chiều dài tuy dưới năm trăm mét, nhưng lại có con đường thanh thạch (đá đen) từ thời Đường Tống tới nay, tháp đá Nguyên Minh, lầu các thời vãn Thanh, đều là những kiến trúc phong tình đặc biệt, vài thạch môn (cửa đá) cổ kính được xây cạnh con dốc, trên cửa có những lời đề tự của danh nhân các triều đại rõ ràng có thể thấy được, bến đò nhỏ phía tây vẫn duy trì phong cách của Đường Tống, bước chậm trên con đường cổ kính này, tựa hồ là đang tản bộ trong một tòa bảo tàng lịch sử thiên nhiên, có thể lãnh hội phong cách và diện mạo của cổ thành, thương nghiệp phồn thịnh năm xưa.

Đáng quý chính là, tuy rằng Tây Tân Độ nằm ở khu thành cổ dân cư đông đúc của Trấn Giang, nhưng vì là chân núi Vân Đài, lại có núi Tượng (núi Voi) che khuất, giá trị khai phá kinh tế hiển nhiên không bằng những vùng đất bằng phẳng trống trải, thế là, may mắn tránh thoát quá trình cải tạo và kiến thiết thành cổ trong những năm gần đây. Một nơi có đầy đủ giá trị văn hóa và tham quan như vậy, cũng vẫn chưa bởi vì quá trình dạo chơi của du khách mà bị khai phá quá mức, thậm chí cả vé vào cửa cũng không có, người quản lý cũng ít thấy, hoàn toàn là trạng thái nguyên sinh.

Con dốc năm mươi ba bậc (ngũ thập tam pha)

(nguồn: baidu of China)

Bức Tường Berlin

Tên tiếng Đức: Berliner Mauer, từng được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức gọi là “Tường thành bảo vệ chống phát xít” và bị người dân Cộng Hoà Liên Bang Đức gọi là “Bức tường ô nhục” là một phần của biên giới nội địa nước Đức và đã chia cắt phần Tây Berlin với phần phía đông của thành phố và với lãnh thổ của nước Cộng hòa Dân chủ Đức bao bọc chung quanh Tây Berlin từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm . Bức tường này là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh và của việc chia cắt nước Đức. Khoảng người đã tìm cách vượt qua bức tường để sang Tây Berlin. Số người bị thiệt mạng khi vượt tường nằm trong khoảng từ đến người.

Một phần của bức tường Berlin là di tích nổi tiếng nhất của cuộc chiến tranh lạnh sau chiến tranh thế giới thứ giữa khối Đồng Minh và Liên bang Xô Viết. Được xây dựng vào năm nhằm ngăn cản những người bỏ trốn từ Đông Đức sang Tây Đức. Bức tường Berlin lúc đó được xem như biên giới chia cắt nội địa nước Đức. Trong thời gian tồn tại đến trước năm bức tường này đã chứng kiến rất nhiều nạn nhân đã bị bắn chết khi tìm cách vượt qua nó, sau này người Đức đã làm một khu tưởng niệm để tưởng nhớ các nạn nhân này. Sự sụp đổ của bức tường Berlin cũng đánh dấu thời kỳ chiến tranh lạnh, sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết, thống nhất nước Đức. Sự sụp đổ của Bức Tường Berlin sau hơn năm tồn tại chính xác diễn ra vào đêm ngày tháng năm , rạng sáng ngày . Sự kiện này được người dân Đức chào đón và hiện nay tiến hành như lễ kỷ niệm thống nhất đất nước. Ngày nay phần còn lại của bức tường có thể dễ dàng được tìm thấy tại phía Đông trung tâm thành phố dọc sông Spree trên đường Mühlenstraße gần Oberbaumbrücke.

Cổng Brandenburg

Tên tiếng Đức: Brandenburger Tor, là cổng thành phố trước đây và là một trong những biểu tượng chính của thành phố Berlin, Đức. Cổng này nằm ở giữa Pariser Platz và Platz des . März và là cổng duy nhất còn lại của một loạt cổng cổ ra vào Berlin. Cách cổng Bradenburg một khúc phố về phía bắc là Reichstag nơi Quốc hội Cộng hòa Liên bang Đức nhóm họp. Cổng này là trọng tâm của đại lộ Unter den Linden, con đường trứ danh với hàng cây đoạn lá bạc (Tilia tomentosa) nối liền hoàng cung và cổng Bradenburg. Vua Friedrich Wilhelm II là người ra lệnh xây cổng như một biểu tượng của hòa bình. Người thiết kế là Carl Gotthard Langhans với việc xây cất kéo dài từ năm đến năm mới hoàn thành.

Biểu tượng chính thức của Berlin cũng như của nước Đức. Cổng Brandenburg và tượng thần chiến thắng Quadriga nằm bên trên là cổng duy nhất còn lại của một loạt các cổng thành để đi vào Berlin khi xưa. Chứng kiến nhiều thăng trầm của thành phố, khi bức tường Berlin được dựng lên thì đây chính là nơi qua lại giữa Tây và Đông Berlin. Cổng Brandenburg là một điểm thăm quan văn hóa lịch sự không thể bỏ qua khi tới Berlin. Cạnh cổng Brandenburg là quảng trường Pariser Platz ngày nay là nơi thường xuyên thu hút khách tham quan, chụp hình lưu niệm và cũng là nơi người dân Berlin tụ họp mỗi khi đón chào năm mới hay có một sự kiện nào đó. Bạn có thể đến đây bằng tàu điện ngầm U, ngoài ra các loại xe bị cấm đến khu vực quảng trường và cổng Brandenburg. Từ cổng Brandenburg bạn cũng có thể dễ dang đi bộ tới đại lộ đẹp nhất của Berlin – Unter den Linden và cầu Schlossbrücke. Unter den Linden là đại lộ có những hàng cây đoan (Linden) xanh mát rượi và những hàng ghế dài, tại đây bạn chỉ bắt gặp những người đi bộ hay xe đạp, cảm giác một không thí rất thoải mái và yên bình ngay giữa lòng thành phố.

Lâu đài Neuschwanstein

Là một lâu đài nằm trong địa phận của làng Schwangau gần Füssen trong miền nam nước Đức do Vua Ludwig II của Bayern cho xây dựng. Lâu đài này là lâu đài nổi tiếng nhất trong số các lâu đài của Ludwig II và là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Đức. Lâu đài còn được các doanh nghiệp lữ hành gọi là “Lâu đài trong truyện cổ tích”.Lâu đài được sử dụng làm hình mẫu cho lâu đài nàng công chúa Lọ Lem trong công viên Walt Disney. Ngay gần đấy là Lâu đài Hohenschwangau.

Nếu như cung điện Versailles phô bày trước công chúng Pháp vẻ xa hoa, tráng lệ, hay Buckingham toát lên nét quý tộc lâu đời của Anh, thì lâu đài Neuschwanstein là hiện thân cho lối kiến trúc thần tiên và cách tân lãng mạn của Đức vào thế kỉ . Những tháp canh đỉnh nhọn lớn nhỏ ẩn hiện trong làn sương, vây quanh tòa thành vững chắc. Những chùm đèn xa hoa, lộng lẫy theo phong cách Byzantine có ở khắp mọi nơi. Đặc biệt, khung cảnh nhìn từ những ban công của lâu đài cho ta một cái nhìn toàn cảnh thảo nguyên Schwangau của vùng Bavaria hùng vĩ, bạt ngàn: Hồ Alpsee và Schwansee nằm sóng đôi nhau. Xa xa là dãy núi Tyrolean phân ranh giới giữa Đức và Áo. Giống như vua Ludwig II từng nói: “Quang cảnh này là điều đẹp đẽ nhất mà ta đã tìm thấy ở lâu đài này…”.

Bài trí trong lâu đài: link (phong cách Tân lãng mạn mình khoái nhất)

Xem thêm những điểm nên đến ở Đức

Đấu trường La Mã – Đấu trường Colosseum

Đấu trường La Mã được biết đến đầu tiên dưới cái tên Amphitheatrum Flavium theo tiếng Latinh hoặc Anfiteatro Flavio tiếng Ý, sau này gọi là Colosseum hay Colosseo, là một đấu trường lớn ở thành phố Roma. Công suất chứa lúc mới xây xong là . khán giả. Đấu trường được sử dụng cho các võ sĩ giác đấu thi đấu và trình diễn công chúng. Đấu trường được xây dựng khoảng năm và sau Công Nguyên dưới thời hoàng đế Vespasian. Đây là công trình lớn nhất được xây ở Đế chế La Mã được hoàn thành năm sau Công Nguyên dưới thời Titus, với nhiều chỉnh sửa dưới thời hoàng đế Domitian.

Đấu trường Colosseum ban đầu là một nhà hát ngoài trời, được xây dựng dưới thời vua Titus, sau đó bị Hoàng đế Nero đốt cháy. Đến năm sau CN, đấu trường mới được vua Vespasian cho xây lại bằng đá. Đấu trường được xây dựng như một sân vận động lớn, cao khoảng , m, hình ê-líp, chiều dài m, rộng m, bậc thang ngồi vòng quanh, có sức chứa khoảng . người.

Mặt ngoài đấu trường cao m, mỗi tầng có vòm cửa cuốn.

Toàn bộ công trình khổng lồ ấy được xây cách đây gần . năm, không sắt thép, bê tông, xi măng, chỉ có đá, gạch, vữa và lao động thủ công hoàn toàn nhưng vẫn đứng vững tồn tại đến ngày nay.

Vào bên trong, giữa sân là một bãi nổi cao rộng như một sân đá bóng dùng làm nơi thi đấu, dưới các bậc ngồi là những hầm giam nô lệ, võ sĩ và thú dữ.

Nơi đây đã từng diễn ra những cuộc thi đấu đâm chém đẫm máu giữa các nô lệ với nhau và với thú dữ để mua vui cho các hoàng đế, quý tộc, chủ nô và thị dân La Mã. Có trận đấu lên đến . nô lệ chiến đấu với mấy ngàn thú dữ như hổ, báo, sư tử, voi. Đó là những trận đấu sống còn của các võ sĩ giác đấu thời La Mã

Lịch sử có lưu truyền rằng, người nô lệ anh hùng Spartacus – người được bọn chủ nô La Mã nuôi và huấn luyện để trở thành đấu sĩ, vào năm trước CN đã kêu gọi các nô lệ bị bắt làm đấu sĩ đứng lên khởi nghĩa: “Nếu các bạn tự cho mình là những con vật thì các bạn cứ việc chờ lưỡi dao của bọn đồ tể, còn nếu các bạn coi mình là người thì hãy đứng lên theo tôi… Nếu phải chết thì chúng ta sẽ chết dưới bầu trời tự do, còn hơn là chịu chết trên trường đấu làm trò giải trí cho kẻ thù”.

Tuy nhiên, những trận đấu dã man như thế vẫn đã diễn ra trong mấy trăm năm dưới thời đế chế La Mã. Chỉ đến khi đế chế La Mã sụp đổ vào năm , đấu trường mới bị bỏ hoang phế

Mặc dù ngày nay đấu trường La Mã đã bị tàn phá nặng nề bởi các trận động đất và bàn tay của con người, song nó từ lâu đã trở thành một nơi mang tính biểu tượng của đế chế La Mã huy hoàng và là một trong nhưng minh chứng sinh động về kiến trúc La Mã.

Ngày nay, đấu trường là nơi tham quan du lịch nổi tiếng của Roma nói riêng và đất nước hình chiếc ủng nói chung.

Đền Pantheon

Là một công trình kiến trúc ở Roma, Ý. Chiếm vị trí nổi bật nhất trong pho sử đền đài La Mã và thế giới là đền Pantheon – “Ngôi đền của mọi vị thần” được xây dựng vào năm – dưới triều vua Hadrianus. Hình thức và quy mô ngôi đền vượt lên tất cả các đền đài có trước đó.

Thật hiếm có công trình kiến trúc cổ đại nào còn giữ được khá nguyên vẹn như đền Pantheon ở Roma, thủ đô nước Ý. Đây là một trong những di tích lịch sử và công trình kiến trúc độc đáo thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan.

Quảng trường Tây Ban Nha

Quảng trường Tây Ban Nha được gọi là “trái tim du lịch” của Rome – nơi thu hút nhiều du khách nhất. Đây là điểm hẹn lý tưởng để tỏ tình với người yêu là nơi lý tưởng để hoài niệm, tiếc nuối những mối tình dang dở…

Quảng trường này đẹp nhất là vào mùa xuân khi hàng dài hoa đỗ quyên bừng nở chạy dọc theo từng bước chân lên xuống. Nếu có dịp sang Rome, bạn đừng quên dừng chân ngồi lại trên các bậc cầu thang của quảng trường, lắng nghe tiếng đàn nghệ sỹ và ngắm nhìn các đôi uyên ương.

Quảng trường Tây Ban Nha bao bọc bởi cây cọ và các cửa hiệu thời trang thanh lịch. Tên của quảng trường xuất phát từ sứ quán Tây Ban Nha gần đó thế kỷ . Những bậc tam cấp do người Pháp xây từ - từ quảng trường lên đến nhà thờ Pháp Trinita dei Monti ở đỉnh đồi (nhà thờ Tam vi nhất thể được xây năm với tháp chuông bằng đá) là nơi hẹn hò của những đôi tình nhân và lúc nào cũng đông du khách và người dân địa phương. Vào mùa xuân từ dưới chân lên đến đỉnh các bậc thang phủ đầy hoa azaleas. Dưới chân là đài phun nước Fontana della Barccacia có hình dạng con thuyền cỗ. Ý tưởng thiết kế đài phun nước hình con thuyền do gợi ý từ trận lụt từ con sông Tevere ở Rome, nước rút đi để lại một con thuyền trên bờ. Qua khỏi đài phun nước là một trong những con đường có các cửa hiệu thời trang cao cấp mắc nhất Rome.

(nguồn: tổng hợp)

Vương An Thạch

Chữ Hán: 王安石 Wang Anshi // – //), tự Giới Phủ (介甫), hiệu Bán Sơn Lão Nhân (半山老人 Banshan Laoren), người ở Phủ Châu – Lâm Xuyên (nay là huyện Đông Hương, tỉnh Giang Tây), là một nhà văn nổi tiếng thời nhà Bắc Tống và cũng là nhà kinh tế, chính trị lỗi lạc trong lịch sử Trung Quốc.

Bạc thuyền Qua Châu – Vương An Thạch

泊船瓜洲 – 王安石

京口瓜洲一水間

鐘山只隔幾重山

春風又綠江南岸

明月何時照我還

+ Hán Việt:

Bạc thuyền Qua Châu – Vương An Thạch

Kinh Khẩu, Qua Châu nhất thủy gian,

Chung san chỉ cách kỉ trùng san.

Xuân phong hựu lục Giang Nam ngạn,

Minh nguyệt hà thời chiếu ngã hoàn?

+ Bản dịch của Nam Trân:

Đỗ thuyền bến Qua Châu – Vương An Thạch

Qua Châu, Kinh Khẩu cùng sông,

Cách vài dãy núi, núi Chung cũng gần.

Bờ nam cỏ biếc hơi xuân,

Đường về còn đợi đến tuần trăng nao?

Truyện Chữ Hay