Nếu Có Duyên Sống Lại

chương 34: 34: tranh cát

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Theo như lời Viên Thanh Cử nói, ngành của An Lai là tiếng Trung, cô nhẹ nhàng thở ra, nói vậy ít nhất không cần lo lắng không theo kịp.

Chẳng qua bây giờ mới đầu tháng bảy, vừa được nghỉ hè, còn hai tháng nữa mới đến khai giảng học kì sau.

An Lai không chịu ngồi yên, vòng vo hai ngày, cô tìm được một chức vụ trong cửa hàng mỹ nghệ của trấn, đó là dùng cát màu vẽ tranh trên tấm kính dày.

Trên kính đã có giấy bóng vẽ màu sẵn, chỉ cần phủ cát lên dựa theo màu sắc tương ứng thôi.

Đừng nói là dễ dàng, khi làm vẫn có khó khăn nhất định.

Cát màu là cát sông mịn được lựa chọn kỹ mang đi nhuộm màu, muốn cam đoan hai loại cát màu đứng cạnh nhau mà không bị trộn lẫn cần phải có hàm lượng kỹ thuật thích hợp.

Đồng thời còn phải đảm bảo toàn bộ mặt cát phủ lên lớp giấy bóng được gọn gàng sạch sẽ.

An Lai học việc ở xưởng ba ngày, trong ba ngày này, chẳng những nộp tác phẩm hoàn thành lên không có tiền lương hoàn lại, mà còn phải trả năm trăm đồng làm phí huấn luyện.

Nhưng công việc này tốt ở chỗ là sau khi học xong thì có thể nhận nguyên liệu về nhà làm, không giới hạn thời gian, đương nhiên phải giao phí bảo đảm.

Sau khi có thành phẩm thì số tiền đó sẽ được trả về.

Đối với công việc này của An Lai, Viên Thanh Cử giữ thái độ “tạm để đó”.

Không tán thành cũng không duy trì, nhưng An Lai vẫn tự mình chơi rất vui vẻ.

Tấm kính thứ nhất An Lai nhận về là các bộ mặt biểu cảm trong diễn kịch, so với khi học việc thì phức tạp hơn nhiều, mỗi một màu đều chiếm tỉ lệ rất nhỏ, hơn nữa còn có viền mặt là đường cong.

An Lai không làm gì cả, dùng nguyên một ngày để hoàn thành thứ này.

Đến giữa trưa, chị Dương ở nhà bên cạnh bưng sang một bát lớn đậu hoa non mềm.

Cô vào bếp bỏ chút gia vị rồi giải quyết món đậu hoa, ngay cả cơm trưa cũng không làm.

Chị Dương thấy tranh cát cô đặt trên bàn, cười nói: “Em gái cũng thật khéo tay, chị không biết làm mấy thứ này.”

An Lai nâng bát đậu hoa ăn: “Kỳ thực chỉ cần nhẫn nại là được, em cũng đang rảnh rỗi, mỗi ngày chị bận rộn như vậy nhất định là không có tâm làm cái này.”

“Cũng phải.” Chị Dương nhìn thêm một lát mới ngồi lại vào ghế: “Sao không thấy anh nhà em vậy?”

An Lai mất một hồi mới hiểu được chị ấy đang hỏi Viên Thanh Cử, “Anh ấy đi làm, chiều mới về.”

“Em cũng thật là, sao lại kết hôn sớm vậy chứ.

Tuổi quá nhỏ, sinh con cũng không tốt cho thân thể.”

An Lai cúi xuống, cười cười, hàm hồ nói: “Anh ấy lớn hơn em không ít, trong nhà cũng gấp.”

“Cũng đúng, anh nhà em ít nhất cũng phải lớn hơn em mười tuổi.”

An Lai ngượng ngùng cười cười, xem như ngầm thừa nhận, trong bụng nói là thiếu rồi, anh lớn hơn cô tròn mười một tuổi.

Lát sau chị Dương lại nhiệt tình nói: “Em gái cần gì phải làm việc này, cũng kiếm không được bao nhiêu.

Hiệu may Tang Ký ở trấn trên đang tuyển thợ thêu kìa, bao ăn bao ở, nghe nói lương học việc cũng được hai ngàn, thành phẩm còn được trích phần trăm.

Nếu em có nhà, không ở lại đó thì hẳn là còn cao hơn nữa.”

An Lai cũng động tâm, không phải vì tiền lương mà vì cô cảm thấy việc thêu thùa hẳn là rất thú vị.

Nhưng nghĩ lại thì cô vẫn lắc đầu: “Em không có thời gian, làm cái này là vì nghỉ hè thôi, tháng chín còn phải quay lại trường đi học.”

Biểu cảm trên mặt chị Dương là lạ: “Em gái còn đi học sao?”

“Vâng, học kỳ sau lên năm hai.”

Biểu cảm của chị ta càng quái lạ hơn.

An Lai cũng không để tâm lắm, ngày đó lúc cô biết mình còn đi học, biểu cảm của cô cũng không tốt hơn bao nhiêu.

Cô vào phòng bếp rửa bát, sau đó cô bỏ mấy quả anh đào hôm trước Viên Thanh Cử mang về vào bát rồi đưa lại cho chị Dương.

Chuyện này cứ trôi qua như vậy, An Lai cũng không để trong lòng, chuyên tâm làm tranh cát của cô.

Lúc Viên Thanh Cử về nhà, thấy phòng bếp nồi lạnh bếp lạnh, An Lai còn đang bận rộn dưới đèn bàn.

Anh đi qua tắt đèn, “Được rồi, không vội, không tốt cho mắt.

Thu dọn một chút rồi anh mang em ra ngoài ăn cơm.”

An Lai lấy hoa quả đã rửa sạch cho anh, lấy lòng nói: “Chờ chút nữa được không, em cũng sắp xong rồi.” Cô lại bật đèn bàn lên tiếp tục làm.

Viên Thanh Cử đành phải bất đắc dĩ ngồi bên cạnh xem.

Một giờ sau, rốt cục An Lai cũng kết thúc công việc.

Cô vặn eo bẻ cổ vỗ lưng, Viên Thanh Cử thở dài tự giác đi làm nhân viên mát xa cho cô vợ nhỏ: “Tội gì phải tự làm mệt mình như vậy.”

An Lai dương dương đắc ý đưa cho anh xem tác phẩm của mình: “Thế này em cảm thấy rất phong phú, tốt hơn làm sâu gạo ngốc ở nhà cả ngày nhiều.”

Viên Thanh Cử nhìn cô nửa ngày, lầu bầu: “Phụ nữ đúng là quái đản, để anh nuôi có gì không tốt, còn là chuyện bao nhiêu người tha thiết nữa kìa.”

“Anh nói cái gì?”

Viên Thanh Cử chuyển đến trước người, kéo cô đứng lên: “Anh đang nói em không đói bụng sao, anh đói đến mức ngay cả đấm bóp cho em cũng không còn sức rồi.”

“Vậy mình đi nhanh đi.” An Lai hưng trí bừng bừng thu dọn tấm kính, chuẩn bị mang đến xưởng tính tiền.

May mà bên kia mười giờ đêm mới đóng cửa.

Viên Thanh Cử đứng ngoài cửa hàng chờ cô, cô cầm tấm kính dày vào tính tiền, nhận được tám mươi đồng phí thủ công.

Cô vô cùng thỏa mãn nhận thêm một tấm khác đi ra ngoài.

Viên Thanh Cử nhận bọc đồ trong tay cô, mang cô qua chỗ chợ đêm.

An Lai rất hưng phấn, đưa cho anh xem tám mươi đồng: “Này, đây là tiền em kiếm được hôm nay.”

Viên Thanh Cử vô cùng bất đắc dĩ xoa xoa tóc cô: “Ừ, em thật lợi hại.”

Một lát sau anh nhấc tấm kính lên: “Lai Lai, em có biết thứ này thành phẩm rồi bán được bao nhiêu không?”

“Hẳn là nhiều hơn tám mươi đồng.”

Viên Thanh Cử lắc đầu: “Anh nhìn thấy trên quầy có một bộ giống hệt bộ em vừa làm, niêm yết giá ba trăm tám mươi đồng.”

An Lai hít sâu một hơi: “Nhà tư bản vạn ác.” Nhưng cô lại lạnh nhạt nói: “Giai cấp công nhân như em không cách nào so sánh được.”

“Nhưng em vốn là phu nhân của nhà tư bản vạn ác này mà.”

“Đúng nha!”

“Vậy vì sao em còn muốn đi làm giai cấp công nhân nữa?” Viên Thanh Cử định thuyết phục cô bỏ việc.

An Lai nghiêng đầu: “Có lẽ chính là quái đản vừa rồi anh nói đó.”

“Vậy ngừng vẻ quái đản của em lại đi, cô gái.”

“Sao có thể bỏ dở nửa chừng được, em đã đóng năm trăm đồng học phí rồi.

Ít nhất cũng phải kiếm lại số tiền này về chứ.”

“…” Viên Thanh Cử sâu sắc cảm thấy thương lượng với vợ mình còn mệt hơn trên bàn đàm phán nữa.

Anh vô cùng sáng suốt chọn im lặng.

Buổi tối bọn họ không đi quá xa, chỉ ăn cháo ninh ở chợ đêm.

Một bát cháo trắng với mấy đĩa dưa cải mà hai người ăn không ngừng được.

Sau khi ăn xong, lúc Viên Thanh Cử thanh toán, An Lai tới gần nhìn giá.

Cô vuốt vuốt tám mươi đồng trong túi, oán thầm, đầu năm nay chỉ uống chút cháo loãng mà cũng hơn hai trăm đồng, cô bận rộn suốt cả ngày mà ngay cả một bữa cháo cũng không đủ trả.

Trên đường trở về, Viên Thanh Cử thấy cô rầu rĩ không vui thì hỏi: “Sao vậy? Hay là no quá rồi.” Anh đưa tay sờ sờ bụng cô.

An Lai hất tay anh ra, lại kéo tay anh dựa vào vai anh thở dài: “Cũng may anh là nhà tư bản vạn ác, bằng không em ngay cả cháo loãng cũng uống không nổi rồi.”

Viên Thanh Cử buồn cười xoa xoa tóc cô: “Yên tâm, nhà tư bản sẽ tận lực phát uy bản chất tà ác, ép giá trị thặng dư, cam đoan mỗi ngày em đều có thịt ăn.”

() Giá trị thặng dư là khái niệm trong kinh tế chính trị, được Karl Marx nghiên cứu và đưa ra số công thức tính toán.

Nó được sử dụng để khẳng định lao động thặng dư của công nhân bị các nhà tư bản lấy đi, là nền tảng cho sự tích lũy tư bản.

(wiki).

Truyện Chữ Hay