Năm Mùa Yêu Thương

chương 4

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Ga-tô kem caramel

Là bánh ga-tô hay là bánh kem caramel đây nhỉ? Cả hai, và dù trông có vẻ như rất khó làm vì một lớp là hỗn hợp lỏng, lớp kia là hỗn hợp bột nhẹ, nhưng chỉ cần vận dụng một chút kiến thức cơ bản về vật lý thôi là chiếc bánh ga-tô kem caramel sẽ mang lại cho cả người vào bếp lẫn người thưởng thức một cảm giác rất mới lạ.

- Kem caramel: công thức kem caramel

- Ga-tô: / công thức ga-tô cơ bản

Cho khuôn tròn đườngính khoảng - cm, cao - cm

Thao tác giống bài Kem caramel: Thắng đường thành caramel, đổ xuống đáy khuôn, để nguội. Chuẩn bị hỗn hợp kem trứng, đổ lên trên lớp caramel. Chuẩn bị khay nướng cách thủy.

Làm nóng lò ở nhiệt độ °C trước khoảng phút.

Làm bột ga-tô cơ bản. Từ từ đổ hỗn hợp bột lên trên lớp kem trứng. Bởi vì nhẹ hơn hỗn hợp kem trứng nên lớp bột ga-tô sẽ nổi lên trên bề mặt.

Đặt khuôn bánh vào khay nướng cách thủy. Nướng - phút đến khi bánh chín vàng.

Để bánh nguội, cho cả khuôn bánh vào ngăn mát tủ lạnh vài giờ.

Dùng dao nhỏ lách quanh thành khuôn cho bánh rời khỏi khuôn. Úp bánh ra đĩa. Dùng lạnh.

Bố vắng nhà

Thỉnh thoáng bố đi công tác, ít ngày thôi nhưng cũng đủ để không khí trong nhà có chút thay đổi. Trước khi bố rời khỏi nhà, bao giờ mẹ cũng chuẩn bị một ít bánh trái mang đi đường. Chẳng phải vì sợ không có thứ ăn, mà e bố sẽ nhớ vị bánh nhà mình. Có những loại bánh đặc biệt hay được làm trước khi bố đi công tác và thế nào cũng có cả bánh mỳ lẫn bánh quy. Những mẻ bánh đó bao giờ cũng được “nếm” ngay sau khi ra khỏi lò nướng và vài chiếc trong số đó sẽ được bớt lại để phần các con ăn ở nhà.

Tối ba mẹ con ôm nhau ngủ. Bố vắng nhà có nghĩa là mấy mẹ con tối đến được ngủ chung, suốt một đêm chứ không phải chỉ một lúc đâu. Những lúc này mới thấy... hình như lâu rồi bố không đi công tác thì phải. Chín giờ tắt đèn tối om, ba mẹ con kể chuyện và ngủ. Rất vui và rất ngoan.

Sáng đánh thức con dậy khó quá, dễ phải thơm đến mấy chục cái mà vẫn còn ư ư... “Con biết tại sao bố ngủ rất ngoan không cần ai phải nhắc nhở rồi!” “Tại sao nhỉ???” “Bố ngủ ngoan vì bố được ngủ cạnh mẹ. Con nằm cạnh mẹ ngủ rất nhanh và thích!” Mẹ tủm tỉm cười...

, các con mỗi sáng đi học đều sẽ hỏi: “Chiều nay mẹ hay bố đón con?” Nếu câu trả lời là “Mẹ” thì chúng sẽ nhảy lên vui sướng. Nếu câu trả lời là “Bố” thì chúng sẽ lập tức hò reo “A, sắp có quà!”...

Buổi sáng bố vắng nhà, thời gian như trôi chậm lại. Mẹ vo gạo để đặt nồi cơm. Con bưng chậu nước vo gạo ra sân. Trời mới mưa xong, cây còn đủ nước. Mẹ bảo “Nước gạo với cây cũng như sữa với các con, rất tốt!”. Có lần nghe trộm thấy con vừa tưới cây vừa thì thầm “Ngon không? Ngon không?”. Những cây lớn rồi bị dội nước lá còn rung rung gật gù. Những cây non sợ phát khiếp mỗi lần được chị tưới. Ào một cái từ trên cao, các em rạp xuống. Khỏe thì sống sót được, yếu quá thì bật rễ hay gãy đôi, mẹ đành ngậm ngùi... Cây dưa chuột đã ra quả, hái được mấy đợt rồi. Cây cà chua đỏ và vàng cũng đang ra hoa. Nhờ công sức tưới tắm và nhổ cỏ của các con cả.

Đến giờ đi học, hai mẹ con lên đường. Trước khi vào lớp phải chạy vào công viên một tí. Sau cơn mưa trời lại nắng ráo. Bên kia có bụi ngải cứu, rất nhiều bọ dừa, mấy đứa trẻ xúm vào ngó nghiêng chỉ trỏ, thích chí cười vang. Con nhờ mẹ bắt một con mang về bỏ hộp đựng sâu bọ ở nhà. Đường về một tay mẹ cầm bọ dừa, tay kia lái xe. Bố mà biết được thể nào cũng mắng.

Ngày bố về.

Dù chỉ có mấy ngày thôi, nhưng việc bố đi công tác trở về như là một sự kiện lớn của cả nhà. Các con mải hí hoáy với giấy, hoa, “băng rôn khẩu hiệu” trong khi mẹ chuẩn bị bữa trưa, có món cả nhà thích. Và cả đĩa bánh rán, món các con thích, để phần bố, hôm nay mang ra nướng lại cho giòn.

“A! Bố về!” Cả nhà mình lại đông đủ, thật là vui.

Những ngày bố không có nhà, ăn gì cũng phải để dành, cất vào ngăn đông lạnh chờ bố về...

Bánh rán (Bánh cam)

Bánh rán hay bánh cam là tên gọi của một món quà dân dã, quen thuộc với nhiều người. Những chiếc bánh mang hồn quê được làm từ nguyên liệu cơ bản là bột gạo và đỗ xanh sẽ chạm tới nhiều ký ức tuổi thơ.

VỎ

- g bột gạo nếp

- g bột gạo tẻ

- ml nước

- g đường

- củ khoai tây khoảng - g loại bở, luộc chín, bóc vỏ nghiền mịn

- ml dầu ăn

- Một chút muối

NHÂN

- g đỗ xanh đã bỏ vỏ

- g dừa nạo

- Đường

- Một nhúm muối

LĂN BÁNH

- g vừng hạt

Vỏ

Nước đun hơi nóng già, cho đường và muối vào khuấy tan. Cho bột vào dùng đũa trộn đều, cho khoai nghiền và dầu ăn. Nhồi bột thật kỹ bằng tay. Để bột nghỉ khoảng - giờ. Tranh thủ lúc này để chuẩn bị nhân.

Nhân đỗ xanh

Đỗ xanh ngâm vài giờ cho nở, hấp chín, giã mịn. Xào nhân: cho khoảng thìa nước vào chảo, cho đường (nhiều ít tùy khẩu vị) vào nấu chảy hết rồi uối, đỗ xanh đã giã vào xào. Cho tiếp dừa vào xào đến khi ráo tay. Chia thành từng viên nhỏ.

Nặn bánh

Chia bột vỏ thành từng phần, dàn mỏng, đặt nhân vào giữa, gói kín lại. Lưu ý không để lỗ hổng giữa vỏ và nhân, bánh sẽ vỡ khi chiên. Lăn bánh lên vừng đã rang chín.

Chiên bánh

Chiên trong chảo sôi. Khi thả bánh, lập tức tắt bếp, dùng đũa trở đều cho bánh nổi. Khi bánh đã nổi, bật bếp trở lại, để lửa trung bình, liên tục trở bánh. Chiên đến khi có màu vàng rơm. Yêu cầu: bánh nở gần gấp đôi, rỗng ruột, vỏ mỏng, giòn.

Nếu muốn thay đổi hương vị bánh, có thể thêm thịt gấc tươi vào bột vỏ. Chúng mình sẽ có đĩa bánh rán vị gấc.

Bánh rán bọc đường/ mật

Loại bánh mang nhiều phong vị Việt Nam với lớp đường mật, sau này có thêm đường kính, làm áo ngoài. Bánh rán mật và bánh rán đường là một món quà xưa mà nhiếu người thường “hoài niệm”. Vỏ bánh có phần cứng hơn do chứa thành phần bột tẻ nhiều hơn so với bánh rán vừng. Phía ngoài không lăn qua vừng, cũng không tròn vo như bánh rán vừng mà hơi dẹt.

VỎ

- g bột gạo nếp

- g bột gạo tẻ

- ml nước

- g đường

- củ khoai tây - g luộc chín, bóc vỏ, nghiền mịn

- ml dầu ăn

- Một nhúm muối

NHÂN

- g đỏ xanh đã bỏ vò

- g dừa nạo

- Đường

- Một nhúm muối

LỚP ĐƯỜNG/ MẬT PHÍA NGOÀI

Dùng trong công thức dưới đây hoặc mỗi phần dùng phân nửa công thức để làm cả hai loại bánh.

MẬT: g mật đông bánh (hoặc đường thẻ dùng trong nhân bánh trôi)

ĐƯỜNG: g đường, ml nước

. Giống cách làm bánh rán vừng từ bước () đến (), khác một chút ở phần nặn bánh: ấn bánh hơi dẹt.

. Chiên bánh trong chảo ngập dầu, dùng lửa trung bình - nhỏ. Vớt ra để ráo dầu ăn.

Làm bánh rán mật

Nấu mật: Dùng dao cắt mật thành miếng nhỏ. Cho mật và một chút nước vào một chiếc bát chịu nhiệt lò vi ba. Đậy kín bát bằng màng ni-lông bọc thực phẩm, cho vào lò vi ba quay phút. Lấy ra khuấy đều, lặp lại cho đến khi mật tan chảy hết. Hoặc cũng có thể đặt lên bếp đun chảy, lưu ý không để mật bị “khê”, cháy.

Cho bánh vào mật đã chảy, đảo ật bám đều phía ngoài.

Làm bánh rán đường

Nấu đường: Cho đường và nước lên bếp nấu sôi, vừa nấu vừa dùng đũa khuấy mạnh. Khi đường sôi, tiếp tục khuấy cho đến khi đường trở nên sánh hơn, khoảng - phút. Tắt bếp, tiếp tục khuấy nhanh tay, đường sẽ dần kết tinh và có màu trắng đục.

Cho bánh vào đảo nhanh tay trước khi đường khô. Gắp bánh ra đĩa, để ráo đường.

Bánh mỳ sữa

Bánh mỳ sữa là một loại bánh mỳ mềm thích hợp trong bữa sáng hoặc dùng kèm trong bữa chính. Từ công thức này, có thể làm thành bánh mỳ nhân ngọt hay mặn tùy nhu cầu.

- ml sữa tươi không đường

- trứng, đánh tan

- g đường

- g muối

- g bột mỳ dai (bột mỳ số )

- g men nở instant dry yeast

- g bơ để mềm

Cho khoảng – chiếc bánh nhỏ nặng - g. Có thể chia đôi công thức

Trong một chiếc tô lớn, trộn đều bột mỳ, đường, muối.

Sử dụng sữa ấm có nhiệt độ khoảng °C. Rắc men lên sữa, khuấy đều. Cho trứng đã đánh tan vào hỗn hợp sữa/ men.

Đổ () vào (), dùng đũa khuấy cho bột và trứng sữa hòa vào nhau. Cho bơ, tiếp tục khuấy. Trút bột ra bàn, nhồi cho đến khi mặt bột mịn. Có thể thêm chút bột nếu cảm thấy hỗn hợp bột hơi ướt và dính tay. Nguyên tắc chung cho bánh mỳ mềm: bột ướt bánh sẽ mềm, bột càng khô bánh càng cứng. Vo tròn khối bột, đặt trở lại lò. Đậy kín bằng khăn ẩm hoặc màng ni-lông bọc thực phẩm. Để bột ở nơi ấm áp (nhiệt độ khoảng - °C), ủ lần trong khoảng phút hoặc đến khi bột nở gấp đôi.

Đổ bột ra khỏi tô, dùng tay đấm nhẹ cho xẹp bọt khí. Chia bột thành từng phần nhỏ. Sau khi chia, để bột nghỉ khoảng - phút trước khi nặn bánh. Để tạo hình bánh tròn, ấn dẹt miếng bột, gấp các mép bột vào trong, túm lại và vê tròn.

Nếu nướng bánh bằng khuôn, chuẩn bị khuôn đã quét một lớp bơ. Sau khi nặn từng chiếc bánh, xếp vào khuôn, cách nhau khoảng cm để chừa chỗ cho bột nở. Lưu ý chỉ xếp bột bằng / chiều cao của khuôn. Nếu làm từng chiếc bánh rời, sau khi tạo hình bánh, đặt lên khay nướng đã lót giấy nến hoặc baking mat.

Phủ lên mặt bánh một chiếc khăn ẩm hoặc màng ni-lông bọc thực phẩm. Ủ lần khoảng phút hoặc đến khi bột nở thêm khoảng %.

Sau khi ủ lần được khoảng phút, chuẩn bị làm nóng lò nướng ở nhiệt độ °C. Khi bột đã nở đủ, xịt nước lên mặt bột hoặc dùng chổi quét một lớp bơ chảy trước khi đưa bánh vào rãnh giữa của lò để nướng.

Nướng bánh - phút tuỳ kích cỡ bánh. Sau phút, nếu mặt bánh đã vàng, có thể giảm nhiệt độ xuống còn °C hoặc dùng miếng giấy nhôm bọc thực phẩm đậy lên bề mặt bánh để tránh làm cháy bề mặt trong khi bánh chưa được chín hẳn.

Sau khi bánh chín, lấy bánh ra khỏi khuôn, đặt trên giá có rãnh làm nguội. Không gói kín bánh mỳ khi còn nóng, bánh sẽ hấp hơỉ nước.

Với bánh mỳ sữa, có thể làm nhân kem trứng và tạo những hình ngộ nghĩnh theo sở thích của các con.

Nhân kem trứng

- g bột mỳ đa dụng

- g đường

- ml sữa tươi không đường

- lòng đỏ trứng

- g bơ

- Một nhúm muối nhỏ

Bánh mì sữa rất hợp với các chuyến tham quan, dã ngoại, picnic hay đi công tác. Đi mang theo những chiếc bánh đi xa, có thể làm vào từng khuôn giấy nhỏ.

Trộn lẫn bột mỳ, muối và đường. Nấu sôi sữa tươi. Đổ từ từ sữa vào hỗn hợp bột mỳ, vừa đổ vừa khuấy đều cho bột khỏi vón cục. Cho lòng đỏ trứng, đánh tan đều.

Cho hỗn hợp vào lò chịu nhiệt lò vi ba, đặt công suất W, thời gian khoảng phút giây. Lấy ra khuấy đều. Tiếp tục đặt thêm phút giây nữa. Lấy ra cho bơ, trộn đều.

Cách cho nhân vào bánh

Sau khi bột đã được chia phần và nghỉ - phút, cán mỏng miếng bột và cho nhân kem trứng vào giữa, gói lại, dính các mép bột cho chặt, đặt lên khay, ủ lần và nướng theo như hướng dẫn ở trang trước.

Với các con, ngoài việc món ăn vừa miệng, nếu có hình thức đáng yêu thì sẽ càng tạo nhiều hứng thú hơn. Tạo hình bột bánh mỳ cũng tương tự như chơi đất nặn. Chú thỏ có đôi tai dài, gấu thì tai tròn, còn nhân vật hoạt hình Totoro có cái bụng thật là to. Sau khi bánh chín, có thể dùng sô-cô-la nấu chảy để vẽ chi tiết mắt, mũi và các nét biểu cảm trên khuôn mặt. Hình bên lề cách tạo hình bông hồng nhỏ.

Truyện Chữ Hay