Theo quan điểm phép biện chứng duy vật, hai mặt của một vấn đề vừa đối lập lại vừa thống nhất với nhau. Ví dụ hiếu thuận và vi nghịch, có lợi và có hại, trước tiên là chúng đối lập nhau, nhưng trong những điều kiện nhất định, hiếu thuận sẽ dẫn đến vi nghịch, có lợi sẽ biến thành có hại. Là một người mưu trí thì trước hết phải xem xét kỹ khả năng chuyển hóa thành mặt đối lập của một sự vật, khi cần thiết phải không do dự vứt bỏ "tiểu hiếu" , "tiểu lợi" thông qua những hành động "vi nghịch" nhỏ, có hại nhỏ để đạt được kết quả là những cái "đại hiếu" , "đại lợi", đó chính là mưu trí "tư đại hiếu bất ngôn tiểu hiếu, đồ đại lợi cảm khí tiểu lợi".
Những chuyện xấu xa trong cung đình triều Đường không ngừng diễn ra nên người ta thường gọi là "Đường điểu quy". Trong các cuộc chiến tranh giành chính quyền đó luôn có liên quan đến đàn bà. Trên thực tế thì những người đàn bà dám nghĩ dám làm trong cung đình nhà Đường đều là những người tài giỏi. Nếu như họ thật sự có khả năng làm chính trị thì đều giống như sự nghiệp rất rầm rộ của Võ Tắc Thiên. Song dưới áp lực mạnh mẽ của tư tưởng phong kiến, những người phụ nữ tài ba ấy đa phần chỉ có đường chết. Điều đáng nói ở đây là Đường Huyền Tông Lý Long Cơ đã dùng mưu kế với con gái Võ Tắc Thiên là Thái Bình công chúa.
Năm sau Công nguyên, Vi hoàng hậu cùng con gái là An Lạc công chúa, thượng quan Uyển Nhi và những kẻ đồng đảng đã hạ độc Đường Trung Tông, lập con trai của Trung Tông là Lý Trọng Mậu làm hoàng đế, Vi hoàng hậu cũng bắt chước cách Võ Tắc Thiên lâm triều. Con trai Lý Đán - em trai Đường Trung Tông là Lý Long Cơ cùng cô là Thái Bình công chúa đã thừa cơ khởi sự, thanh toán nhóm người Vi Thị. Dưới sự chủ trì của Thái Bình công chúa, phụ vương Lý Long Cơ lên ngôi hoàng đế. Lý Long Cơ vì có công nên cũng vượt qua anh cả và anh hai của mình, được lập làm hoàng thái tử, và đến năm sau Công nguyên thì được kế vị ngai vàng.
Trong cuộc chính biến này phải nói là công lao của Thái Bình công chúa cũng chẳng kém cháu mình Lý Long Cơ là bao nhiêu, nhưng bà cũng chỉ có cơ hội được tham gia bàn luận chuyện triều chính ở đằng sau mà thôi. Trước khi Lý Long Cơ đăng cơ bà cũng bị buộc dời đến Bồ Châu để đề phòng sự can dự vào việc triều chính. Thái Bình công chúa lúc đó đã tuổi, bà cũng đã tìm đủ cách mà không thoát được, chỉ có thể sống trong sự sung túc đó mà lôi kéo những kẻ đồng đảng, tìm cách đưa chúng vào những vị trí quan trọng trong triều để chuẩn bị cho cuộc cách mạng thứ hai.
Đây là nói từ góc độ của Thái Bình công chúa còn nếu theo cách nghĩ của Đường Huyền Tông thì ông ta đã dựa vào công lao để giành lấy xã tắc lại là "dương mưu" thiên kinh đại nghĩa, tiêu diệt thực lực của Thái Bình công chúa cũng là điều tất yếu để phòng cái họa "gà gáy gở, chó lê trôn". Do đó khi thấy Thái Bình công chúa có hành vi "phản nghịch" thì đương nhiên là sẽ không nghe, không tin bà nữa. Nhưng có một điều mà ông ta không thể không lo lắng là: Thái Bình công chúa là em gái ruột duy nhất của phụ thân ông ta, việc có những hành vi vượt quá giới hạn với công chúa đương nhiên sẽ trái ý của thái thượng hoàng và có thể trở thành hành vi "bất hiếu" trong quan niệm đạo đức phong kiến, do đó ông ta không thể có những hành động kiên quyết.
Thế là Vương Cư nhân cơ hội này đi cầu kiến Lý Long Cơ lúc này chưa làm hoàng đế. Vương Cư cố ý chậm bước ở Đông cung, thăm dò xung quanh. Thị vệ Đông Cung thấy vậy lớn tiếng quát. "Điện hạ đang ở đây sao dám như vậy!". Vương Cư nói. "Làm gì có điện hạ nào, chỉ có Thái Bình công chúa mà thôi!". Thái tử vội vàng đến cầu xin dạy bảo. Vương Cư nói: "Ngày đó Vi Thị giết chồng đoạt quyền, lòng người không phục nên thái tử mới được ủng hộ, việc trừ họa không khó. Nhưng nay Thái Bình công chúa ỷ thế có công lại xảo trá đa kế, các đại thần trong triều đa số là tử sĩ của bà ta, lại thêm có quan hệ anh em ruột hoàng thượng, nếu không quyết đoán sẽ khó tránh được đại họa".
Thái tử nói: "Người nói chí phải. Chỉ tiếc rằng hoàng thượng có mỗi người em gái, nếu có điều gì xảy ra thì sẽ phạm vào đạo hiếu nghĩa nên ta không dám hành động tùy tiện".
Vương Cư lại nói. "Tiểu hiếu không đáng bàn, điện hạ nên nghĩ đến đại hiếu. Yên tông miếu, định xã tắc mới là đại hiếu. Thử nghĩ xem công chúa vì mưu lợi riêng đã lôi kéo đồng đảng, muốn phế điện hạ, một khi xảy ra biến chẳng phải là còn mệt hơn việc tông miếu xã tắc sao? Tông miếu xã tắc không yên, thì cho dù điện hạ muốn tận hiếu sợ rằng cũng khó mà làm được".
Thế là Lý Long Cơ quyết định dùng những hành động kiên quyết để trừ bỏ Thái Bình công chúa. Không ngờ công chúa lại nhanh nhạy hơn người, sớm nhìn ra tâm ý của Lý Long Cơ, nên đã nói trước với Đường Duệ Tông rằng Lý Long Cơ đại nghịch bất đạo, có ý vô cớ mưu sát cô ruột của mình. Lý Long Cơ sợ làm trái ý chỉ của phụ thân nên đành phải đổ tội cho thuộc hạ đồng thời nghiêm khắc xử phạt để giữ "hiếu danh".
Sau này, khi Đường Duệ Tông càng ngày càng trao nhiều quyền lực cho Lý Long Cơ, Thái Bình công chúa cũng dự cảm được sự nguy hiểm của mình nên đã nhanh chóng hành động, thậm chí còn muốn hạ độc Lý Long Cơ.
Vương Cư nói với Lý Long Cơ rằng "Cái hoạ đã đến gần không thể chần chừ được nữa!". Lý Long Cơ đáp rằng: "Ta cũng rất muốn vậy nhưng chỉ sợ làm chấn động thượng hoàng, trái với đạo hiếu" . Vương Cư lại nói: "Thiên tử lấy việc giữ yên bốn bể làm hiếu chứ không thể quanh quẩn nơi góc nhỏ được, chẳng may kẻ gian đắc chí thì lúc đó hiếu ở đâu?!".
Vì thế Lý Long Cơ đã sai lính đi tiêu diệt Thái Bình công chúa cùng bè lũ vây cánh. Thái thượng hoàng biết tin chỉ thở dài nhưng lại ra cáo lệnh ngay lập tức: "Từ nay trở đi việc triều chính, quân đội sẽ do Lý Long Cơ đảm trách. Ta chỉ muốn ở trong điện để dưỡng tuổi trời".
Lý Long Cơ tiêu diệt được phe phái Thái Bình công chúa, mở rộng con đường để xây dựng một chế độ khai nguyên phồn vinh thịnh vượng, những người đương thời cũng không ai nghi ngờ việc ông ta là người con hiếu thuận dũng cảm có công cao cả.
Mưu trí giành lấy danh dự đạo đức thể hiện trong cạnh tranh kinh tế là sự mưu trí đạt được lợi ích kinh tế. Muốn có tiếng tăm phải "tư đại hiếu bất ngôn tiểu hiếu" , muốn có lợi ích thì cần kiên quyết dùng kế "đồ đại lợi cảm khí tiểu lợi".
Một năm nọ, Sở thủy lợi thành phố Hiroshima, Nhật Bản dự định vẽ một sơ đồ có thể điều khiển bằng máy tính điện tử về vị trí van, loại đường ống, hẹn giờ... của đường dây điện, đường dẫn khí ga, đường ống nước ngầm trong thành phố. Bộ thủy lợi dự toán giá là triệu yên Nhật. Lúc đó có tất cả là công ty tham gia đấu thầu với giá lần rượt là triệu; , triệu; ngàn; ngàn và ngàn yên Nhật.
Báo giá cuối cùng của công ty Fujitor chuyên sản xuất máy tính cỡ lớn lại chỉ có yên Nhật mang tính tượng trưng, đã dựa vào ưu thế tuyệt đối của việc miễn phí gần như hoàn toàn để buộc các công ty khác rút lui và được trúng thầu.
Tại sao công ty đổ lại làm như vậy? Sản xuất cho người ta một sản phẩm trị giá triệu yên mà chỉ thu yên thù lao? Không nên nghĩ rằng Fujitor là kẻ ngốc không nghĩ đến cái lợi. Họ đang vận dụng mưu kế cao siêu "đồ đại lợi cảm khí tiểu lợi" bỏ qua cái lợi nhỏ triệu đó để kiếm cái lợi gấp mấy chục thậm chí hàng trăm lần.
Thì ra Bộ xây dựng của Nhật Bản đã ra thông báo rằng thành phố lớn trong đó có Tokyo phải vẽ được sơ đồ có thể dùng máy tính điện tử điều khiển về đường ống lắp đặt dưới mặt đất Hiroshima chẳng qua chỉ là thành phố đầu tiên thực thi mà thôi.
Nếu Fujitor trúng thầu ở Hiroshima và vẽ thành công thì cũng có khả năng tất thắng trong cuộc cạnh tranh đấu thầu cho thành phố còn lại. Điều quan trọng hơn nữa là kế hoạch cuối cùng của chính phủ Nhật Bản là căn cứ vào bản sơ đồ được vẽ ra đó để thiết kế và lắp đặt máy tính điện tử. Công ty này bỏ qua khoản tiền triệu yên đó nên đã dễ dàng trúng thầu và giành được quyền thiết kế sơ đồ, vì thế cũng có thể thiết kế bản đồ phù hợp với đặc điểm máy tính của mình và cũng đồng nghĩa với việc bài xích các sản phẩm phần cứng, phần mềm máy tính không mang nhãn hiệu Fujitor, còn mình thì trở thành nhà sản xuất máy tính duy nhất cho thành phố lớn sử dụng sơ đồ đó để điều khiển đường ống ngầm.
Thử nghĩ xem liệu với một tiềm lực thị trường, một khoản lợi nhuận lớn như vậy thì cái tổn thất triệu yên đó có thể so sánh được không?