Biện Kinh Đô Thành Đại Tống.
Lúc này khung cảnh đang lộn tùng phèo, từ thường dân đên thế gia người giàu, từ thợ thủ công cho đến kẻ chợ bán buôn.
Từ binh linh cho đến tướng quân hay hoàng đế lòng người bàng hoàng lo lắng tâm lý hoang mang.
Tin tức Hà Bắc không thể dấu diếm.
Chỉ trong ba mươi bảy ngày, lần lượt Tế Nam, Đức Châu, Duy Phường, Hành Thủy, Liễu Thành, Thương Châu, Thiên Tân rơi vào tay quân Liêu Đông.
Chỉ một tháng, chỉ có một tháng bảy ngày thời gian?
Một tháng thời gian có thể chiếm đóng đến ¾ lãnh thổ Hà Bắc rộng lớn?
Tất nhiên trước đó quân Liêu đã kiểm soát phần lớn các thành nhỏ, vùng ngoại ô ở Hà Bắc, nhưng những tòa thành lớn họ chưa công phá nổi một thành.
Nhưng tại sao thế sự lại biến đổi nhanh chóng như vậy?
Dân cư Biện Kinh luôn không có cảm giác chiến tranh cho dù cả trăm năm biên giới Đại Tống- Đại Liêu không yên chiến hỏa.
Với người dân đô thành Biện Kinh thì biên giới là một cái khái niệm gì đó rất xa, không hề liên quan đến cược sống ở Đế Đô.
Phải chăng nếu như biên giới có chiến sự chỉ có Hoàng Đế, đám lão quan viên, quân tướng ở Biện Kinh có lẽ bàn bạc một chút.
Thêm vào đám sĩ tử rảnh rỗi không việc làm, luôn đào bới các tin tức biên thùy để ngồi ăn khoai lang nói chuyện thế giới.
Những người dân thường không thể nào quan tâm đến biên thùy tình hình như vậy.
Nhưng lúc này mọi thứ đã thay đổi.
Biên thùy từ xa ngàn dặm phương bắc đã biến thành bên kia bờ Hoàng Hà cách Biện Kinh không đến dặm.
Hai trăm dặm có thể xa có thể gần, cỡ như đi bộ phải mất ba ngày, người thường cũng đi được.
Đường xá từ Biện Kinh đến An Dương rất tốt.
Đi xe trâu thì mất hai ngày, còn nếu cưỡi ngựa thì trong ngày cũng có thể tới nơi.
Chưa bao giờ khái niệm biên thùy lại gần với người dân Biện Kinh như vậy.
Thi thoảng lại có tin tức của người này người kia nhìn thấy bóng du kỵ phương bắc ẩn hiện bên bờ Bắc Sông Hoàng Hà.
Thật ra người Biện Kinh quá sợ hãi, quá kinh hoàng mà nhìn lầm, Bờ Bắc Hoàng Hà vẫn thuộc quyền kiểm soát của Đại Tống, nơi đây Quách Quỳ đã lập phòng tuyến nhiều dặp dài phòng ngự quân Liêu Đông tấn công.
Lại nói Hoàng Hà thời này không quá rộng như thời hiện đại nhiều lần khai thông nạo vét.
Phù sa bồi lấp Hoàng Hà mỗi năm đều phải tổ chức dân phu tại nhiều chỗ khúc quanh khơi dòng.
Đông Minh tiểu thành phía đông cách gần hai trăm dặm Khai Phong Phủ chính là một chỗ khúc quanh như vậy.
Lòng sông ở đây hẹp, bãi bồi cao có thể vượt sông nếu nước thấp.
Nhưng chính nó cũng là một cái nghẹn cổ chai khiến Quách Quỳ có thể bố trí trọng binh, xây phòng tuyến, đóng cọc lòng sông, chăng xích sắt cản chiến hạm Liêu Đông nếu Ngô Khảo Tước muốn theo đường thủy tấn công Biện Kinh.
Bố trí phòng tuyến của quân Tống cực chi tiết, mỗi vùng đất thuận lợi xây công sự bố phòng đều được bọn hắn kĩ lưỡng dùng sức mạnh số đông mà biến thành tường đồng vách sắt.
Cho nên người dân nhìn thấy bóng du kỵ bên kia sông chỉ là quân Tống du kỵ đang đi tuần mà thôi.
Tuy có Quách Quỳ danh tướng hết sức cố gắng xây dựng phòng tuyến nhưng trong triều Đại Tống không một ai yên tâm.
Lúc này trong triều Đại Tống đang xảy ra tranh cãi kịch liệt.
Quách Quỳ đã báo về, Biện Kinh phải rời đi càng nhanh càng tốt vì quân Liêu Đông hoàn toàn có thể cho phá đê nhấn chìm Biện Kinh bất kỳ lúc nào.
Đến lúc đó muốn chạy cũng không thoát.
Quách Quỳ không nói chuyện dật gân dọa người.
Nếu là trước đây muốn phá đê nhấn Biện Kinh phải vượt sông với số lượng lớn sau đó đào móc bờ nam đê Hoàng Hà.
Nhưng vấn đề đó cực khó tiến hành vì mấy chục đại quân Quách Quỳ chặn đánh quân Liêu Đông ở bờ bắc, muốn số lượng lớn nhân mã dưới mắt Quách Quỳ vượt sông rất khó.
Nhưng tình thế đã thay đổi.
Thuốc nổ mạnh ra đời đã thay đổi tất cả.
Chuyện Ngô Khảo Ký nổ tung tường thành Ung Châu vẫn còn nhãn tiền trước mắt.
Quân Tống cũng có thuốc nổ và Quách Quỳ hoàn toàn hiểu rõ uy lực của nó.
Chỉ cần một nhóm nhỏ thám tử Liêu Đông dựa vào thuyền nhỏ vượt sông, mang theo thuốc nổ đủ phá tung một đoạn đê Hoàng Hà, kể từ đó nước sông như hồng thủy sẽ mở rộng tổn thương của Đê mà phá hủy hoàn toàn Đê Hoàng Hà nhấn chìm Biện Kinh.
Cho nên lời nói của Quách Quỳ không phải vô căn cứ.
Rời Đô?
Không phải nói rời là có thể rời, nhất là lúc chưa thực sự rơi vào đường cùng, con người vẫn luôn có những hi vọng mang tích thần tích để bấu víu.
Đại Tống triều đình chia làm hai phe đối chọi dữ dội.
Phe miền Bắc quân viên xuất thân và phe Miền Nam quan viên xuất thân.
Đồi rời Kinh Đô đồng nghĩa di rời cán cân quyền lực của một quốc gia.
Đặt Kinh đô ở đâu không phải chỉ vì nơi đó địa linh nhân kiệt mà quan trọng hơn là liên quan đến chính trị xã hội.
Trung quốc các triều đại đã quá nhiều lần Đổi Kinh đô, Đại Việt sau này cũng không thua kém.
Vì sao?
Mỗi triều đại đều có một tập đoàn quyền lực quan viên nòng cốt cấu thành lên, và tập đoàn quan viên đó xuất thân dù nhiều hay ít đều là xung quanh Đế Đô.
Không tin cứ nhìn kĩ các thể chế chính trị từ cổ xưa đến hiện đại đều vậy, khó thay đổi.
Cho nên tập đoàn quyền lực ở Trịnh Châu gĩ nhiên không muốn rời đô về Nam.
Họ có thể chuyển nhà chuyển cửa thậm chí chuyển cả mộ tổ về phương nam nhưng không thể nào đấu lại với tập đoàn quyền lực bản địa phương Nam khi mà Kinh đô Đại Tống chuyển rời về đó.
Tất nhiên tập đoàn quyền lực cac tỉnh phương Nam sẽ hi vọng đế đô rời về vùng đất của họ cho nên ra sức ủng hộ lập trường này.
Hai bên đều tung ra lý lẽ cao siêu nhất để biện giải cho ý kiến của mình.
Trịnh Châu, Sơn Đông, Tây An tập đoàn quyền lực cho rằng bỏ biện kinh tức là bỏ đi tông miếu xã tắc, để mặc cho giặc cướp trà đạp, như vậy thể diện triều đình không còn.
Một người đến tôn nghiêm còn không giữ được thì còn có thể đứng dậy phản đòn? Một triều đình không còn tôn nghiêm liệu còn có thể chống giặc ngoại xâm?
Khoan nói vấn đề tôn nghiêm, chỉ cần bỏ chạy lòng dân sẽ bàng hoàng, còn binh sĩ nào, còn dân chúng nào còn tinh thần cự địch.
Mất Hà Bắc rồi để mất Trịnh Châu, sau đó là mất Sơn Đông, An Huy… vậy đến lúc đó chạy mãi à, chạy đi đâu? Hay là chạy ra biển làm bạn với hải ngư?
Chỉ có thể phấn chiến ở lại đến cùng quyết tâm kháng địch, chỉ có như vậy mới có một tia hi vọng tồn vong, chạy một lần có thể chạy nhiều lần, từ xưa đến nay đất Hứa Xương Trung Nguyên luôn là phát tích đế vương, chưa có đế vương nào từ Tây Thục hay Nam địa phát tích, chạy về Nam là không có đường quay lại.
Phe này vì lợi ích của bản thân mà bày ra nhiều lý lẽ, nhưng bọn họ là nói thật, lịch sử đã chứng minh, ở phương Bắc Trung Hoa chưa từng có thế lực nào định đô ở phương Nam mà dành được thiên hạ, chưa từng có.
Mà lịch sử không lâu sau này cũng vậy, Đại Tống hay còn gọi là Bắc Tống sau khi rời đô về Kiến Nghiệp Nam Kinh thì cả đời chỉ chui rúc ở phương Nam cho đến khi tiêu vong, bọn họ không thể nào quay về được cố thổ Bắc Tống trước đó.
Tập đoàn thế lực phương Nam bao gồm An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây các thế lực lại cho rằng, vua ở đâu Đế Đô ở đó, không cần quá băn khoăn vấn đề này.
Thế giặc mạnh , an nguy thiên tử là trên hết.
Đám phương bắc người các ngươi vì lợi ích bản thân mà ép Thiên Tử vào chỗ nguy hiểm ấy là bất trung, bất nghĩa, bất hiếu.
Rời đô về Nam chỉ là tạm thời, cùng cố lại sức mạnh quân sự, củng cố lại phòng tuyến chiến tranh, khôi phục kinh tế sau đó phản công mới là thượng sách.
Tránh mũi nhọn quân địch thế lớn, đánh tiêu hao, đánh cho quân địch mệt mỏi mới là thượng sách.
Liêu Đông có bao người? cùng lắm chưa đến hai triệu.
Đại Tống có bao nhiêu con dân, là hơn bốn mươi triệu, cứ ba người Đại Tống môm một tên Liêu Đông binh mà đâm, cho dù hi sinh sáu triệu người Đại Tống cũng từ từ đâm chết hết người Liêu Đông có phải không? Cần gì gấp gáp mạo hiểm nhất thời đặt Thiên tử vào chỗ nguy cơ.
Triệu Húc bị kẹt giữa hai bên, nhưng còn có một nhóm trung gian không ngả phe nào ý tưởng đó chính là nghị hòa bàn điều kiện, tóm lại chấp nhận nhún nhường một chút làm cho Liêu Đông ngừng chiến hỏa.
Nhưng nhóm này cũng nghĩ nên rời Đế Đô vì bọn họ không có cách nào phá giải phương án phá đê của người Liêu Đông.
Cho dù nghị hòa rồi nhưng Liêu Đông ắt lấy đây làm thắt cổ chai bắt chẹt Đại Tống liên hồi, chỉ có thể rời Đế Đô mới la thượng sách.
Nhưng ba tháng để rời Đế Đô quá gấp rất nhiều chuyện không thể giải quyết xong.
Cho nên cần hòa đàm trước tiên, sau đó rời Đô tránh bị uy hiếp, còn chuyện phản công cũng từ từ tính.
Lúc này rời đô gấp tất nhiên sẽ sinh loạn, lúc đó triều đình mất khống chê các thế lực địa phương, Đại Tống trở thành cục diện năm bè bảy mảng càng khiến cho quân Liêu Đông dễ thừa cơ hội mà vào.
Phe nào cũng có lý, Triệu Húc đau đầu, hắn những ngày qua đã đau đầu về chuyện nghị hòa rơi đô hay không nhùng nhằng không quyết.
Hễ họp nghị là quan viên cãi nhau tán loạn, thằng nào cũng có lý không biết nghe thằng nào.
Đúng lúc này thì Vương An Thạch cùng Tư Mã Quang đồng loạt cáo ốm đóng chặt cửa không ra.
Quan gia Triệu Húc tức đến gần như phát điên.
“ Loảng xoảng….”
“ Binh bang..”
Vỡ nát, tan tành… mảnh vụn khắp nơi.
Triệu Húc đang điên cuồng đập vỡ đồ sứ tinh mĩ trong ngự thư phòng để phát tiết tâm lý của mình.
“ Đây là ái tướng của trẫm, đây là tinh binh của trẫm.
Một đám phản phúc một đám đáng chết vạn lần vạn lần”
“ Nhạc Tín Bằng… Thái Nguyên quân, các ngươi đồ đáng chết… trẫm thề chu di cửu tộc các ngươi”
Triệu Húc không thể không nổi điên với Nhạc Tín Bằng cùng quân Thái Nguyên vì bọn họ là lí do chính khiến quân Liêu Đông thu phục quá nhanh chóng các thành trì.
Ngô Khảo Tước tiếp nhận rất nhanh, rất hảo sảng sự đầu hàng của Nhạc Tín Bằng và quân Thái Nguyên.
Những tinh binh Thái Nguyên bị đồ sát hôm nào đều được lập sách và coi đó là một sự hi sinh tương tự quân Liêu Đông hi sinh.
Ngay trong ngày Liêu Đông Vương soạn thư tín dặm gấp gửi đến Đại Liêu Gia Luật Tấn.
Nội dung ngắn gọn.
“ Thả người”
Kèm theo một bản danh sách dài dằng dặc tên tuổi cùng quê quán những người cần thả.
Cảm giác đây như Sếp đang sai nhân viên lao công vậy.
Quá phách lối.
Hành động thực tế của Liêu Đông Vương chinh phục tất cả binh sĩ Thái Nguyên đã đầu hàng, càng là chinh phục Nhạc Tín Bằng, Nhạc Hòa, Chu Kỳ các tướng.
Thậm chí chuyến đi gặp Đại Liêu Gia Luật Tân thì Chu Kỳ còn được cử làm phó sứ, Liêu Đông Vương muốn cho đám binh sĩ Thái Nguyên thấy hắn không hứa xuông mà vợ con, người nhà đám binh sĩ này sẽ rất sớm được đưa đến Hà Bắc.
Ba vạn quân Tế Nam có năm ngàm tinh bộ binh Thái Nguyên cộng thêm một ngàn năm trăm tinh kỵ binh Thái Nguyên.
Đáng tiếc trải qua có mấy lần va chạm hai ngàn tinh bộ binh tử trận, năm trăm thương nặng nhẹ, chỉ còn lại hai ngàn năm trăm người có thể đi theo Liêu Đông Vương.
Đám tinh kỵ Thái Nguyên chỉ là tinh kỵ của người Tống, thực chất nếu đặt vào Liêu Đông chỉ được xếp vào thường kỵ, vốn một ngàn năm trăm người nhưng lúc Chu Kỳ dẫn quân ra thành tập kích máy bắn đá của quân Liêu Đông đã bị chém mất ba trăm.
Quân sô Thái Nguyên không nhiều nhưng tinh thần siêu cấp phấn chấn, đơn giản thôi bọn họ sau đêm bị tàn sát đã sợ vỡ mật vũ khí của Liêu Đông.
Nhưng nếu đứng chung hàng ngũ thì lá gan của họ bành trướng thêm mất lần.
Dễ đoán mà.
Hai vạn năm ngàn hàng binh người gốc Hà Bắc đúng là giải giáp quy điền,
Nhưng nghe theo Nhạc Tín Bằng tiến cử Ngô Khảo Tích giữ lại năm ngàn người từ nhóm này, đều là chọn lọc mà thành.
Tiếp theo Thành Tế Nam lục đục có người vào ở.
Binh sĩ thì là quân Hà Bắc của Lưu Hữu Lượng trú đóng hai vạn phòng thủ Nghi Lâm đánh lén, tất nhiên Tế Ninh bá Lưu Hữu Lượng đánh đấm cái con khỉ gì, hắn không làm tướng thủ thành, thủ thành tướng là Hô Cốt Luật Mã con trai thứ hai của Hô Cốt Bối Đa lão nhân.
Phó thủ thành Tế Nam là Nhạc Hòa con trai Nhạc Tín Bằng.
Nghi ngờ không dùng dùng không nghi ngờ.
Nhạc Hòa tuy không được lam chủ tướng Tế Nam nhưng cũng là quyền cao chức trọng, lại còn được Ngô Khảo Tước căn dặn phụ tá đắc lực Hô Cốt Luật Mã thủ thành.
Đồng thời Ngô Khảo Tước đe dọa Hô Cốt Luật Mã đừng có mà không biết điều, cái gì ngu thì học hỏi phó tướng, đừng lên mặt chủ tướng làm ẩu hỏng chuyện của em rể.
Hỏng rồi gia tộc Hô Cốt thảm đấy.
Chính xác thì người thủ thành là Nhạc Hòa, Hô Cốt Luật Mã là chủ tướng mang tính chất giám sát mà thôi.
Công thành Thiên Tân rất dễ, Nhạc Tín Bằng giả làm bại tướng chạy về Thiên Tân nửa đêm mở thành, quân Thái Nguyên trong Thiên tân có hai ngàn cộng thêm quân Thái Nguyên của Nhạc Tín Bằng mang đến tổng lên đến sáu ngàn có thể áp chế hẳn tám ngàn địa phương quân ở Thiên Tân chư đừng nói chỉ là chiếm và mở hai cái cổng thành.
Một ngày đêm bắt Thiên Tân.
Đức Châu không khác bao nhiêu, chỉ là đây chỉ là thành nhỏ nếu Nhạc Tín Bằng giả thua chạy về e không thật.
Một nhóm Thái Nguyên quân nhỏ thực hiện lần này chiến dịch, giả là bại quân từ Tế Nam trốn, thân phận nhanh chóng được Thái Nguyên người trong thành Đức Châu chứng thực.
Vào thành Đức Châu lại chiêu bài cũ Thái Nguyên quân liên hệ với nhau nhưng lần này đám khốn không mở của thành mà là binh biến chém luôn chỉ huy Đức Châu cướp thành.
Cứ như vậy các cứ điểm nhỏ lẻ thiếu thông tin ở Hà Bắc Bị nhổ.
Chỉ là Bắc Bính cùng Thạch Gia Trang khá tỉnh, thám tử của hai thành này đã ngửi thấy mùi cho nên nội bất xuất ngoại bất nhập chính sách ban bố.
Thái Nguyên quân không thể vào thành.
Ngược lại quân trong thành xuất thân Sơn Tây đều bị nhốt đứng cả lại rồi.
Bắc Bình , Thạch Gia Trang chính là hai thành trì cuối cùng ở Hà Bắc còn đứng vững lúc này.
Chỉ mất một tháng bảy ngày, % diện tích Hà Bắc rơi vào tay Liêu Đông Vương.
Điểm chết người là những lần công thành chiếm đất này không có nhiều máu tanh gì cả, cho nên rất nhiều người Hà Bắc quy phụ dưới Liêu Đông Vương, vì vậy Ngô Khảo Tước hắn không thiếu bộ binh canh giữ thành trì thu được.
Đến đây cái gọi là ba tháng tranh thủ của Quách Quỳ chỉ hơn một tháng đã thành hình như vậy.
Thử hỏi Triệu Húc có không hận Nhạc Tín Bằng cho được?
Đúng lúc Triệu Húc vẫn đang đập phá đồ đạc thì tên tổng quan thái giám thân tín nhất của vị hoang đế Đại Tống này như bị ma đuổi mà điên cuồng lao đến bên cửa ngự thư phòng mà dập đầu.
“ Quan gia không xong rồi, chuyện lớn không xong…”
“ Quan gia xin hãy dừng tay nghe nô tỳ bẩm báo….
Chuyện lớn không xong”
“ Cút, đừng làm phiền Trẫm” tiếng Triệu Húc điên cuồng quát lớn vang lên.
“ Quan gia mau mau mau mau….
Trịnh gia diệt tộc rồi….” Tên Tổng quản Thái Giám vẫn điên cuồng dập đầu la lớn.
Tiếng đập phá đột nhiên dừng lại đôi chút.
“ Cái nào Trịnh gia?”
“ Quan gia ơi….
Là Huỳnh Dương Trịnh gia….” Tổng quản thái giám thở hổn hển như nghẹn lời mà nói..